Phía sau vụ CSVN đập phá Thánh Giá trên núi thờ ở giáo xứ Đồng Chiêm, Hà Nội
• Nguyễn An-Tôn
Trong vụ này, đă có nhiều giáo dân Sài-G̣n phẫn nộ trong câm nín. Họ khóc theo những giáo dân quấn trên đầu chiếc khăn tang trắng, ôm mặt ngồi khóc, nh́n quân dữ hung bạo đập phá thánh giá trên Núi Thờ, nơi an nghỉ của các đồng nhi và của những người nghèo trong những năm 1945-1946.
Đây không phải là lần đầu, người Cộng sản Việt Nam, từ ngày nổi lên dưới cái tên Vệt Minh, đă coi người Công giáo Việt Nam như những kẻ thù. Trong rất nhiều trường hợp, người CSVN ra tay sát hại giáo dân và linh mục một cách man rợ, chúng tôi xin ghi lại ở đây hai sự kiện, một đối với giáo viên và các em học tṛ, và một nữa là với một linh mục.
Trong cuộc di cư năm 1954-1955, Bác sĩ Thomas Dooley được gửi sang Hải Pḥng để giúp đỡ người tị nạn trong trại tạm trú. Theo lời ông kể, bây giờ vấn đề khâu nối những đàn ông bị cắt xẻo, đàn bà bị cắt vú, cả đến trẻ em bị chặt đốt ngón tay?, đối với tôi đă quá quen. Nhưng càng ngày tôi càng xác tín điều này: là đem những cực h́nh dă man người di cư phải chịu so với ḷng tin hải hà của họ đối với Thiên Chúa thật chả thấm vào đâu.
Một đêm nọ có người cấp bách mời tôi đến một làng gần bức màn tre (Biên giới ngăn khu vực Quốc gia và khu vực Cộng sản), sau quăng chừng 15 cây số tôi xuống xe và đi về một túp lều tranh? trước mặt mập mờ, dưới ánh dầu lạc tôi nh́n nhận có đôi vợ chồng và nhiều trẻ đang cầu nguyện. Về sau tôi mới nhận rơ một người đang nằm trên cáng tre, bệnh nhân đang rên rỉ và đôi môi trong trầm lặng thầm thĩ lời kinh. Tôi lật chiếc mền bẩn trên ḿnh bệnh nhân, cả một khối thịt đen thui từ vai đến chân hiện rơ dưới mắt tôi. Da bụng đă căng và phồng, to như quả bóng. Tôi tiêm một mũi thuốc Mooc-phin và t́m cách rút mủ nơi vết thương, bà già ngồi bên cạnh cho tôi hay đó là em bà, một vị linh mục coi một họ nhỏ bấy giờ đă sa tay Cộng sản.
Chúng cho ngài biết, ngài chỉ làm lễ được vào 6 giờ sáng, đúng lúc mà dân làng phải tụ họp để nghe giải thích về đời sống mới. Nhưng ngài cứ làm lễ kín vào nửa đêm nên Cộng sản điên người nhất quyết phen này phải trừng phạt. Chúng treo ngược ngài lên sườn nhà thờ, hai tay gần chấm đất, chúng lấy gậy đánh và đánh cách riêng vào chỗ hiểm. Ngài chẳng nhớ chịu h́nh phạt đó bao lâu, sáng mai mấy anh em giúp lễ c̣n thấy ngài vẫn bị treo lủng lẳng như thế măi, các em xúm nhau cắt giây cho ngài, đoạn các em ghép vội các bè tre đem ngài dấu tạm cạnh bờ sông, chiều tối đến các em vội lôi xuống và kéo bè đến nhà chị của ngài trong lănh vực c̣n tự do.
Thế mà ngài không chết, thật kỳ lạ. Ngài c̣n giữ chức Tuyên úy cho trại chúng tôi một thời gian khá lâu nữa.
Sau đây là trường hợp một giáo viên và 7 em học tṛ. Bác sĩ Thomas Dooley kể tiếp: Tôi c̣n được chứng kiến một cảnh thương tâm khi 7 em và một thanh niên t́m đến bệnh viện chúng tôi. Anh thanh niên mặt mày hốc hác, gần như bất tỉnh, mấy em đă ngất ngư, nửa sống nửa chết. Hai tay đầy mủ và đang bị chiếc đũa dài cắm vào lỗ tai ḷi ra cao quá đầu hai trẻ trong bọn. Đây là câu chuyện: Anh thanh niên là ông giáo, Cộng sản vào lớp bắt gặp thầy tṛ đang xướng kinh Lạy Cha. Chúng ra hiệu bảo cả lớp đọc lại và hài hước nhấn ở câu: Cho chúng con hằng ngày dùng đủ. Đoạn chúng hỏi trẻ: - Ai cho các em gạo? Chúa à? hay Chính phủ nhân dân? - Chúa làm ǵ có mà cho. Chính phủ nhân dân cho chúng em.
Dạy xong bài học ấy chúng dẫn cả thầy lẫn tṛ ra sân để giở thủ đoạn khác: Chúng nắm chặt tay và ṿ đầu mấy em bé đoạn anh chỉ huy trưởng b́nh thản lấy đũa thọc sâu vào tai mấy em bé, đâm thủng lá nhĩ và lỗ tai vị giáo viên. Một đứa cầm ḱm kéo lưỡi giáo viên dài ra c̣n đứa kia lấy dao cắt đứt. Không biết thế nào mà 5 em rút đũa ra được, c̣n hai em kia tôi phải nhờ một mũi Mooc-phin mới được.
Tôi không chữa ǵ cho lỗ tai các em được nhiều hơn là làm cho lỗ tai bớt hôi. C̣n vết thương của thầy giáo khá nặng. Thầy mất nhiều máu cần phải sang máu mà tôi đâu c̣n đủ dụng cụ. Nhưng tôi cũng khâu lại được đôi phần, c̣n bao nhiêu tôi đặt cả hy vọng vào linh dược của pé-ni-xi-lin và bàn tay ân ái của Thiên Chúa.
Cả 7 người đều khỏi chết, ông giáo rồi đây sẽ không bao giờ cầu nguyện lớn tiếng. Bảy em học sinh suốt đời chỉ nghe lời Chúa phán tự đáy ḷng.
(Dẫn từ: Việt Nam Giáo Sử, quyển II (1933-1960) của Lm Phan Phát Huồn C.SS.R, Cứu Thế Tùng Thư, Sài-G̣n 1962, tr. 47-48).
Đấy là chưa kể đến xứ đạo Phú Ninh quằn quại trong những ngày Cộng sản tấn công năm 1949, đến Ba Làng và Quỳnh Lưu đẫm máu v́ quyết tâm đi t́m tự do, thà chết chứ không thể sống dưới chế độ Cộng sản, mà CS thẳng tay chĩa súng bắn thẳng vào họ, năm 1956.
Ôn lại chuyện cũ để nh́n rơ hiện tại, cái thời mà CSVN đă là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, thành viên của ASEAN và một số tổ chức quốc tế khác. Đây là lúc CSVN nói rằng, Ra biển lớn. Nhưng trí th́ vẫn chưa được khai hóa (Chữ của Cụ Phan Bội Châu), vẫn không ra khỏi cái thời đấu tố và giết địa chủ, cái thời người nào bị xếp vào danh sách địa chủ, nếu đi ra đường gặp con nít cũng phải chào và xưng con với nó. Cho nên, thỏa hiệp hay là ḥa giải - ḥa hợp với Cộng sản, chỉ là một con đường tự cứu ḿnh trong một giai đoạn thôi. Mặt khác, con đường này là một tṛ giả trá của Cộng sản khi chúng chưa nắm trọn cái tâm, cái trí, cái ḷng của cá nhân, tập thể và của một cộng đoàn, như tôn giáo.
Giáo hội Công giáo tại Việt Nam là nạn nhân trường kỳ cho trường hợp này. Ngoài chính sách này ra, Cộng sản c̣n thực hiện chính sách thuần hóa và ngu dân, qua giáo dục, và bằng nhiều cách, từ khi cướp chính quyền đến nay không thay đổi. Bây giờ đang ngó ra biển lớn mà c̣n đem áp dụng ngay với các bậc trí thức đă dày công với chế độ, th́ tất nhiên, Nhà nước CS này đang tự trói ḿnh đợi cái ngày bị ném xuống biển lớn.
Xin nêu ra một trường hợp mới nhất, Nhà nước CS VN thách đố một tập thể trí thức, qua Quyết định 97/2009/QĐ-TTg ngày 24-7-2009 của ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ, mục đích cấm cá nhân và tổ chức phản biện Chính phủ, hạn chế việc nghiên cứu của Viện IDS. Cho nên, để phản đối Quyết định 97, tập thể Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), Gs Hoàng Tụy là Chủ tịch Hội đồng Viện, đă tự giải thể IDS. Nhà văn Nguyên Ngọc, cựu Đại tá quân đội CS, nguyên Tổng biên tập báo Văn Nghệ, bị mất chức v́ đă đăng loạt bài Cái đêm hôm ấy? đêm ǵ? của Phùng Gia Lộc trên các số báo 3-4-5 năm 1988, ông c̣n là một thành viên của Viện IDS. Ông trả lời phỏng vấn của trang mạng bauxitevietnam.info hôm 22/10/2009 về QĐ 97, gọi đó là một gông cùm khoa học và trí tuệ, là phản tiến bộ, phản khoa học, phản dân chủ, và chẳng khác nào thể hiện chính sách ngu dân.
Đă trễ mất rồi, thưa nhà văn. Chính sách ngu dân ĐCSVN đă triệt để thực hiện từ nhiều thập niên đến nay, chứ không phải qua QĐ 97. Chỉ có điều, cái quyết định 97 này nó liên quan trực tiếp đến tập thể trí thức các ông, nên các ông mới ngộ, c̣n dân chúng b́nh thường như chúng tôi (miền Bắc từ 1945; miền Nam từ 1975) th́ đă là những nạn nhân của chính sách cản đường học tập và phát triển tri thức, thăng tiến xă hội. Nói chung, người dân Việt Nam là nạn nhân của chính sách ngu dân này.
Lên tiếng về những vụ Việt Nam vi phạm nhân quyền, đầu tháng 12 năm 2009 vừa qua, Human Rights Watch nhận xét về giai cấp cai trị của Việt Nam hiện nay như sau: Việt Nam biến các ràng buộc nhân quyền thành tṛ chế diễu. Họ c̣n tự chế diễu ḿnh, đeo mặt lạ (mặt lạ là một mảnh giấy tương đối dày người ta vẽ lên đó một cái mặt không phải là cái mặt của người mang nó, mà là cái mặt của một diễn viên hài, có lúc cười toe toét, có khi miệng méo xệch, mắt hiếc; cũng có khi cái mặt đó vẽ một con khỉ hay con thú nào khác v.v...).
Trường hợp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Vatican yết kiến Đức Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI, không biết hai ông này đeo cái mặt nạ nào trên đây? Chỉ biết, ngày 25. 01 năm 2007, ông T.T Dũng sang Vatican hội kiến với Đức Bê-nê-đic-tô XVI và Quốc Vụ Khanh Ṭa thánh, th́ 4 ngày sau khi ông Dũng trở về, đă liền xảy ra vụ chính quyền địa phương ở Ninh B́nh, huyện Nho Quan xă Thượng Ḥa, đêm ngày 29-01-2007 mang một số khoảng 10 người lên Núi G̣, nơi giáo dân xứ Đồng Đinh, Giáo phận Phát Diệm, đặt tượng Đức Mẹ Sầu Bi (c̣n gọi là tượng PIETA), đập phá tan tành. Được biết, trước năm 1945, giáo dân trong xứ Đồng Đinh đă dựng thánh giá gỗ trên núi G̣. Đến năm 1957 mới dựng thánh giá lớn bằng bê tông cốt thép.
Ngày 05-11-2006, Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Giám mục Phát Diệm, đă tặng cho giáo xứ Đồng Đinh pho tượng Đức Mẹ Sầu Bi. Giáo dân rước tượng về đặt tại chân thánh giá trên núi G̣. Từ ngày 06-11-2006 đến ngày 29-01-2007, chính quyền địa phương đă làm việc với đại diện giáo dân giáo xứ Đồng Đinh khoảng hơn 15 lần, có sự hiện diện của công an và MTTQ tỉnh Ninh B́nh. Có lần, ông chủ tịch xă tuyên bố ngay tại buổi họp: Nếu không hạ tượng th́ kể cả cụt tay tôi cũng lấy xà beng chọc nát tượng.
Điều này cho thấy những buổi họp không phải là để đối thoại, hay trao đổi nghiêm túc, tôn trọng nhau, mà là căng thẳng và phức tạp như một bài viết đầy đủ về sự kiện này của tác giả Đinh Thái B́nh trên trang VietCatholic vào những ngày sau đó.
C̣n Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, ngày 11-12-2009 đă có cuộc hội kiến riêng với Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI tại Điện Vatican trong 40 phút, dài hơn dự kiến 20 phút. Điều này làm các nhà quan sát nhận định rằng Ṭa Thánh và Việt Nam đă đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng mà hai bên cùng quan tâm. (Báo Công giáo và Dân tộc số 1737-1738 từ 18.12 đến 24.12.2009, tr.34 cột 1).
Tại cuộc gặp gỡ này, ông Nguyễn Minh Triết khẳng định: Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trên tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy quan hệ với Ṭa thánh trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, góp phần tích cực cho ḥa b́nh, hợp tác và phát triển trên thế giới. (Bdt, tr.35 cột 2)
Tuy nhiên, chẳng nói th́ dư luận đều thấy một thực tế là chưa đầy một tháng sau khi Nguyễn Minh Triết phát biểu những lời trên đây trong cuộc hội kiến với Đức Giáo Hoàng đương kim tại Vatican, th́ lúc 2 giờ sáng ngày 6 tháng 1 năm 2010, các lực lượng vũ trang chính quyền vào khoảng 600 cho đến 1.000 người gồm dân quân tự vệ, công an, và cảnh sát cơ động với súng ống, chó nghiệp vụ, dùi cui, lựu đạn cay đă phong tỏa các giáo xứ Nghĩa Ải, Tụy Hiền, Đồng Chiêm, chặn lại tất cả các lối đi và khu vực Núi Thờ. Họ bắt đầu triệt hạ và đập phá Thánh Giá bằng bê tông trên núi này. Trước hành động phạm thánh như vậy, giáo dân Đồng Chiêm đă kêu gọi họ ngừng ngay những hành vi xúc phạm đó. Thế nhưng giáo dân đă bị cảnh sát ném lựu đạn cay và một số đă bị đánh đập tàn nhẫn trong đó có hai người bị thương nặng hiện đang c̣n phải nằm bệnh viện để điều trị. (Theo: Thông báo của Văn Pḥng Ṭa TGM Hà Nội về vụ việc Thánh Giá trên Núi Thờ của giáo xứ Đồng Chiêm, Lm Gioan Lê Trọng Cung, Chánh Văn Pḥng, kư ngày 7.1.2010, tại Hà Nội.)
Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy quan hệ với Ṭa thánh, nhưng nguyên do nào CSVN lại không thể tạo ra được những thuận lợi, chứng tỏ một sự thiện chí, tích cực thật sự để tiến đến việc thiết lập ngoại giao với Ṭa thánh Vatican?! Phía sau hai chuyến đi Rôma hội kiến với Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 25.1.2007 và của Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết ngày 11-12-2009 là ǵ? Tại sao sau khi cả hai ông trở về, th́ chẳng bao lâu, chính quyền địa phương giở tṛ hung bạo, đập phá các biểu tượng thánh thiêng, như Đức Mẹ Sầu Bi ở Núi G̣, giáo xứ Đồng Đinh, giáo phận Phát Diệm; nay lại đập phá Thánh Giá và đánh đập trọng thương những giáo dân áo vải chất phác ở giáo xứ Đồng Chiêm, giáo phận Hà Nội.?
Vậy, phía sau của hai vụ trên đây là ǵ?
Phần đông cho rằng đó là hành động của phe bảo thủ, nhằm phá phe cởi mở muốn có một chính sách ngoại giao độc lập. Cũng có thể. Tuy nhiên, v́ quá quen thuộc với tṛ tháu cáy của CS, nên chúng tôi nghĩ rằng riêng với Giáo hội Công giáo, Đảng CSVN hiện nay thi hành một chính sách ngoại giao phối hợp giữa hai phe bảo thủ và cởi mở trong nội bộ. Dù là bảo thủ, nhưng việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Ṭa thánh Vatican, nhóm này cũng không thể phủ nhận những điểm có lợi cho ḿnh. Họ phải thấy được vai tṛ quan trọng của Vatican đối với các quốc gia phát triển. Nhưng v́ óc vô thần và trục vật đă trói buộc họ, nên họ khai thác những biểu tượng tôn giáo nằm bên ngoài giáo đường để đập phá, nhằm thu nhỏ không gian tinh thần vào một nơi, như nhà thờ. Họ cho rằng, dù có thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican, th́ chính sách của Đảng CSVN cũng không thay đổi. Họ chứng minh bằng những hành động đập phá các biểu tượng của ḷng tôn kính đối với người Công giáo.
C̣n phe cởi mở th́ vẫn chưa sẵn sàng, chưa dứt khoát với tâm lư cũ, nên chưa hội đủ một thế lực mạnh để thiết lập một chế độ mới như Tổng bí thư Mikhail Gorbachev đă làm ở Nga thời kỳ 1990.
C̣n lư do riêng? Chúng tôi chỉ tạm thời đưa ra nhận xét của ḿnh về vụ Thánh giá ở giáo xứ Đồng Chiêm bị đập nát và mấy giáo dân bị đánh trọng thương.
Trong cuộc hội kiến riêng với Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI dài 40 phút, hơn dự kiến nửa thời gian này, có thể Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đă thẳng thắn nêu vấn đề về Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt với Đức Giáo Hoàng, như đ̣i hỏi của chính quyền Hà Nội trước đây, sau khi xảy ra hai vụ Ṭa Khâm sứ và giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội. Theo đó, họ yêu cầu Hội đồng Giám mục Việt Nam thuyên chuyển Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đi nơi khác. Nhưng ngày đó HĐGMVN đă tỏ thái độ là không có lư do nào để làm việc ấy.
Rồi trong dịp khai mạc Năm Thánh tổ chức tại Sở Kiện vào ngày lễ Kính Trọng thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, 24-11-2009, trong số các Hồng y sang tham dự lễ khai mạc, có Đức Hồng y R. Etchegaray, nhân vật thứ tư trong Giáo triều Vatican, chiều ngày 22-11-2009, đă đồng tế với Đức TGM Ngô Quang Kiệt tại Hà Nội. Trong dịp này, Đức Hồng y đă trịnh trọng nói với Đức cha Ngô Quang Kiệt: Chiếc gậy này là của Đức TGM, tôi không muốn mang về. Việc này hiển nhiên gây khó chịu cho CSVN. Bây giờ, đích thân Chủ tịch Nước sang Ṭa thánh, một lần nữa vấn đề này không phải là không có thể được ông Triết đặt ra trước mặt Đức Giáo Hoàng đương kim. Ông Triết trở về chưa được một tháng th́ xảy ra vụ Thánh Giá ở giáo xứ Đồng Chiêm bị đập nát. Phải chăng đây là một hành động để bày tỏ một thái độ không hài ḷng của CSVN đối với Ṭa thánh Vatican về trường hợp Đức TGM Ngô Quang Kiệt?
Cho nên, việc đập phá Thánh Giá là nhắm vào chính Đức cha Kiệt, xem phản ứng của ngài như thế nào. Nếu ngài không cẩn trọng, sơ suất một tí là tạo cái cớ để chính quyền CS bắt giam ngài, bỏ tù ngài như Đức TGM Nguyễn Văn Thuận. Cái lư do ngày đó CS đưa ra để bỏ tù Đức cha Thuận chỉ có một tí, là việc ngài vào Sài G̣n trong khi chưa có giấy di chuyển nơi cư trú là Nha Trang do Chính quyền tại đây cấp. C̣n cái lư do ngài là cháu của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm chỉ phụ thuộc, không phải lư do chính đáng. Điều này do nhóm linh mục và một ít giáo dân cấp tiến bày ra thôi.
Chẳng những một ḿnh Đức TGM Hà Nội mà toàn thể các linh mục thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội đă bày tỏ thái độ. Sau đây xin trích dẫn bản Thông báo của Văn Pḥng Ṭa TGM Hà Nội về vụ việc Thánh Giá trên Núi Thờ của giáo xứ Đồng Chiêm, do Linh mục Gioan Lê Trọng Cung, Chánh Văn pḥng kư ngày 07 tháng 01 năm 2010: "Chúng tôi vô cùng đau buồn, v́ xúc phạm đến Thánh Giá là xúc phạm đến Chúa Ki-tô. Đó là một sự phạm thánh! Xúc phạm đến Thánh Giá là xúc phạm đến biểu tượng thánh thiêng nhất của đức tin Ki-tô giáo và Giáo hội. Đánh đập tàn nhẫn những người dân vô tội và vô phương tự vệ là một hành động dă man vô nhân đạo xúc phạm trầm trọng đến phẩm giá con người. Đây là hành vi thô bạo đáng bị lên án!"
C̣n dưới đây là phản ứng của toàn thể Linh mục trong Tổng Giáo phận Hà Nội về sự kiện uất nghẹn ở giáo xứ Đồng Chiêm. Ở phần cuối Thông báo của Ṭa TGM Hà Nội trên đây, có cho biết là Ngay chiều ngày 6 tháng 1, sau buổi tĩnh tâm, các cha quản hạt và các linh mục Tổng Giáo Phận Hà Nội đă về Đồng Chiêm để thăm hỏi cha xứ và giáo dân, an ủi các nạn nhân bị hành hung và dâng lễ cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm. Linh mục Giuse Phạm Minh Triệu giảng trong thánh lễ này. Xin trích: Lạy Chúa! Mầu nhiệm cuộc tử nạn của con Chúa không chỉ xảy ra cách đây hơn 2000 năm. Nhưng ngày hôm nay, tại giáo xứ Đồng Chiêm, những người con của Chúa, những người tín hữu của Chúa và chính Chúa đang bị người ta chà đạp, bị người ta đập phá, bị người ta chống đối? chỉ có một điều ngạc nhiên rằng, cái lưỡi của nhà nước này, mới Lễ Giáng Sinh vừa qua vào Ṭa Giám Mục, và các nhà thờ bắt chân, bắt tay, tặng lẵng hoa chúc mừng, Mừng Chúa Giáng Sinh. Và rồi mấy hôm sau chưa được hơn mười ngày người ta vác búa đến, lực lượng quân đội, cảnh sát, chó nghiệp vụ đến, rồi mà [?] kích tượng Thánh Giá xuống. Coi như là một sự sỉ nhục vào chính bản thân ḿnh. Chẳng khác nào ngửa mặt lên trời nhổ nước bọt?
Đức tin của chúng ta không phải là tin vào cây thập giá bằng gỗ và bằng sắt. Nhưng, Đức Tin của chúng ta tin vào cây thập giá mà Con Thiên Chúa đă dùng để Chết và Sống Lại để cứu độ chúng ta. Và cây Thánh Giá của chúng ta là cây Thánh Giá được ghi dấu ấn ngày chúng ta lănh nhận Bí Tích Rửa Tội. Chúng ta vẫn chú ư đến cây Thánh Giá đó mới là điều quan trọng. Và làm cho cây Thánh Giá đó sinh hoa kết trái; làm cho cây Thánh Giá trong cuộc đời của chúng ta trở thành ch́a khóa, trở thành lá cờ chiến thắng, và trở thành con tàu vượt qua biển cả.
Đó mới là điều mà Giáo Hội muốn ta hướng tới. Chứ không phải là cây Thánh Giá bằng gỗ, bằng xi măng mà quyền lực bóng tối ngờ nghệch bị lừa. Bởi v́ chúng chỉ tin rằng sự sống của chúng là đời này, và hơi thở của chúng là tiền bạc.
"Tại sao không đi ra biên giới phương Bắc mà đ̣i hải đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc mở các tour du lịch, lấn chiếm; rồi? các ngư dân của chúng ta đang bị đánh dập. Tại sao lại đi đàn áp tôn giáo từ Thái Hà, ṭa Khâm Sứ, rồi xứ Loan Lư, rồi Tam Ṭa? Không chỉ Công Giáo rồi c̣n chùa Bát Nhă nữa. Ngày hôm nay đến lượt giáo xứ Đồng Chiêm chúng ta"
Nếu không phải là một chính quyền th́ là một tà quyền, mới làm những điều đó. Bởi v́ một chính quyền không bao giờ làm điều thất đức đó. Và không bao giờ làm điều lén lút đó vào đêm tối. Chỉ có lực lượng của ma quỉ, trộm cắp và phường cú vọ th́ mới làm những chuyện đó vào đêm tối. C̣n con cái của ánh sáng chúng ta làm việc giữa ban ngày để mọi người nh́n thấy việc lành của chúng ta mà ngợi khen Thiên Chúa. ..
Chúng tôi nghĩ rằng giữa lúc Nhà nước CSVN đang trút hận thù lên Giáo hội Công giáo Việt Nam, th́ những lời trong Thông báo của Ṭa TGM Hà Nội cũng như trong bài giảng lễ tại nhà thờ giáo xứ Đồng Chiêm ngay buổi chiều ngày Thánh Giá trên Núi Thờ bị đập phá, là một cách trả lời cho CSVN rơ rệt nhất, nếu đó là một trận đ̣n để nhắm vào Đức cha Ngô Quang Kiệt, xem phản ứng của ngài thế nào, đồng thời đó cũng là một thái độ biểu dương tinh thần bất khuất và dũng cảm của giáo dân, của hàng trăm linh mục, của Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, TGM Tổng Giáo phận Hà Nội.
Từ xưa cho đến nay, bạo lực có thể thắng người hiền lương trong một giai đoạn nào đó, nhưng lịch sử Đông và Tây luôn chứng minh người công chính sau cùng sẽ chiến thắng vinh quang. Đảng CSVN không phải là một trường hợp ngoại lệ.