Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Phê b́nh tác phẩm hay đả kích tác giả?

Phê b́nh tác phẩm hay đả kích tác giả? (I)


Đỗ Văn Minh

Đọc một số bài viết về Hồi kư của một thằng hèn
Có một hiện tượng nghịch lư liên quan đến Tô Hải và “Hồi Kư của một thằng hèn”. Hải ngoại nổi tiếng là “thành đồng chống cộng”. Hồi kư của Tô Hải, một tác phẩm tố giác chế độ Cộng sản mạnh mẽ đến như thế, như một ngọn roi quất thẳng vào thành tŕ vô sản, đáng lư ra phải được đón nhận nồng nhiệt th́ trái lại, đă bị một số nguời mệnh danh chống cộng to tiếng nhất đả kích thậm tệ.
Có điều lạ lùng nữa là mấy ông chống đối này hầu như đă hướng mũi dùi toàn lực công kích vào người, tức là Tô Hải, nhằm vào hai chữ “thằng hèn”, và chỉ đề cập rất ít đến tác phẩm, có nói tới hầu như cũng với tính cách chung chung. Như thế, giả như Tô Hải đừng dùng hai chữ “thằng hèn” mà chỉ đặt nhan đề sách là “Hồi kư Tô Hải” chẳng hạn, hay một cái tên nào khác th́ tôi nghĩ tác giả các bài chống đối này sẽ không có phản ứng, hay nếu lên tiếng th́ có khi c̣n cao giọng ca tụng hơn ai hết. Thái độ của mấy ông chống đối này cũng không phải là khó hiểu.

Thằng (nào) “hèn”?

Thứ nhất, gắn cho ḿnh hai chữ “thằng hèn”, Tô Hải đă ngầm có ư cao ngạo, v́ phải có ḷng tự tin lắm mới tự nhận ḿnh là hạng người mà xă hội vẫn có ḷng khinh miệt, trường hợp này có thể cho là Tô Hải đă chơi “ngông”. Anh đă “ngông” th́ tôi phải triệt, mấy ông chống đối hậm hực tức tối mà nghĩ như vậy!
Thứ hai, Tô Hải suốt đời sống trong ḷng chế độ, lại từng là một đảng viên, một cán bộ, nay ông “hồi chánh” viết sách chống chế độ, tất nhiên sách của ông phải chứa đựng nhiều sự thực, tiết lộ nhiều điều mà chỉ người trong cuộc mới biết, mới hiểu nội vụ tỏ tường. Như vậy là Tô Hải chống cộng thực sự trong vùng đất địch, viết sách xỉ vả Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản ngay tại Sài G̣n, có thể gọi ông là loại Chống Cộng “xịn”. C̣n các ông chống đối, cũng tự xưng là chống cộng, nhưng chỉ chống cộng qua kiểu “đánh vơ mồm” ở hải ngoại, nơi hậu phương, an toàn tuyệt đối, hẳn là loại Chống Cộng “rổm” rơ ràng c̣n ǵ! Chống cộng “rổm” thấy chống cộng “xịn” th́ ghen tức; Ghen tức th́ phải t́m cách nói xấu, bôi bẩn, có ǵ lạ đâu!
Trường hợp thứ ba th́ có người đă nói hộ tôi rồi. Đó là Người Quan Sát (NQS) với bài “Chiến dịch bôi nhọ của Cộng sản” đă đăng trên “TroiNam.net” tháng 6, 2009. Tôi vốn không ưa chuyện “chụp nón cối” lên đầu người khác, thủ đoạn thường được dùng nơi hải ngoại, nhưng cũng có những ngoại lệ, và đây là một trường hợp có nhiều tính cách khả tín.
 



Tới đây, tôi xin nói thẳng đến mấy ông chống đối Tô Hải và “Hồi Kư của một thằng hèn” cùng bài viết của các ông ấy. Tôi sẽ đề cập đến 3 vị có bài mà tôi đă được đọc. Trước hết, là hai ông Duyên Lăng Hà Tiến Nhất và ông Đỗ Văn Phúc.
Bài viết của Duyên Lăng Hà Tiến Nhất có cái tên là “Bức chân dung tự họa”. Ngay ở ḍng đầu, chưa chi ông đă gọi những nhà văn, nhà thơ, nhà báo, … tham dự buổi ra mắt tác phẩm của Tô Hải là “Ông B́nh Vôi”, “Nhà Tu Hú”, “Nhà Dơi”, “Nhà Chuột”. Chưa thấy ông cắt nghĩa tại sao lại gọi là như vậy, lại có lối so sánh như thế? Tiếp câu sau, ông viết, “Thú thực, tôi chưa đọc hồi kư của ông Tô Hải nên không dám lạm bàn rộng răi”. Tôi nghĩ rằng ông đă “thú dối” chứ không phải “thú thực”, bởi v́ nếu không đọc th́ sao ngay bên dưới ông lại kể ra dài ḍng được những điều Tô Hải đă “chính ông viết ra”, “ông thú nhận”, “ông c̣n nói”,… Chưa đọc th́ làm sao biết Tô Hải viết những ǵ để vô cớ gọi các người đến tham dự buổi ra mắt sách bằng những từ ngữ đầy tính cách miệt thị. Nói rằng “không dám lạm bàn rộng răi”, vậy mà họ Hà lại để ra cả trang để nói hết chuyện này đến chuyện kia về tác giả hồi kư. Đó là cung cách của một tên ăn gian, nói dối, và đó mới là thằng hèn đích thực.

 

Tô Hải đă nhận ḿnh là hèn và đă giải thích tại sao lại hèn và hèn lâu đến như vậy. Rồi ông lại cắt nghĩa:

Viết hồi kư xong từ năm 2000, nhưng chưa dám cho ra mắt, trước hết là v́ vẫn c̣n “sợ”, sau nữa là v́ thấy vẫn chưa dám nói lên hết để vạch trần những sự thực dưới chế độ Cộng sản cho nên ông phải viết đi, viết lại, viết thêm cho đầy đủ.

Như thế mà Hà Tiến Nhất cứ đem cái chữ “hèn” ra để kết tội, hỏi c̣n ǵ vô lư cho bằng? Bây giờ tôi giả dụ có một tên trước kia đă hành nghề móc túi ở chợ, có nghĩa là ăn cắp, chỉ v́ quá nghèo đói, không có miếng ăn. Nhưng sau tên đó đă hoàn lương và viết một cuốn sách có tên “Hồi kư của một thằng ăn cắp” trong đó hắn đă vạch trần những mánh khóe, những cách thức móc túi như thế nào. Hồi kư này được nhiều người đón đọc, v́ nhờ nó mà người đi chợ đă biết để tránh nạn bị móc túi được phần nào. Hồi kư của một thằng ăn cắp có ích lắm chứ! Vậy giả dụ người ta cứ bảo Hà Tiến Nhất là tên ăn cắp này, rồi nếu có ai cứ tiếp tục sa sả mắng Hà Tiến Nhất là tên ăn cắp th́ ông Hà Tiến Nhất nghĩ sao?
Thôi, xin tạm ngưng chuyện ông họ Hà với “bức chân dung ông Hà tự hoạ ông Hà” để chuyển sang nhân vật thứ hai là ông Đỗ Văn Phúc.
Ông Đỗ Văn Phúc viết một bài có tên là “Nhạc sĩ Tô Hải, Hèn hay Không Hèn?” Khác với ông Hà Tiến Nhất, ông Phúc có đọc Hồi kư Tô Hải. Đọc và có vài ư kiến, nhưng không phải ư kiến về những ǵ Tô Hải viết trong hồi kư mà về cá nhân Tô Hải.
Ông viết: “Ông gia nhập đảng Cộng sản rất sớm, và từ đó đến nay đă hơn 60 năm ông đă liên tục phục vụ đắc lực chế độ như một đặc công văn nghệ … cho đến năm 65 tuổi mới chịu về hưu”. Ông Phúc v́ nôn nóng muốn “hạ” Tô Hải nên đă viết mà thiếu suy nghĩ. Ông tố cáo Tô Hải đă hơn 60 năm liên tục phục vụ đắc lực chế độ. Rồi ông cho biết ngay là Tô Hải 65 tuổi mới chịu về hưu, có nghĩa là về dưỡng ǵa, là thôi không c̣n phục vụ nữa. Vậy ra Tô Hải đă phục vụ ngay từ lúc ông mới có 5 tuổi, cộng thêm 60 năm liên tục phục vụ, tức là về hưu năm 65 tuổi! Trong mục đích gây cho tội của Tô Hải nặng hơn, ông Đỗ Văn Phúc đă lư luận một cách thiếu thông minh như thế đó!
Thêm nữa, ông Phúc có hiểu thế nào là đặc công không? Thời c̣n chiến tranh Việt Nam, Việt Cộng có những đơn vị gọi là đặc công, những đơn vị từ một vài người cho tới một vài chục người có nhiệm vụ vào vùng do VNCH kiểm soát để đặt ḿn khủng bố phá hoại, đột nhập vào các căn cứ quân sự đánh lén, đánh trộm, rồi mau chóng rút đi. Tô Hải suốt đời sống trong vùng Cộng sản kiểm soát, nếu là đặc công th́ để tự phá hoại chế độ sao? Chính quyền Việt Nam hiện nay chắc chắn có những đặc công văn nghệ chúng gửi ra hải ngoại đễ mai phục t́m cơ hội gây chia rẽ trong cộng đồng. Đó mới là đặc công. Gán cho Tô Hải hai chữ “Đặc công”, Đỗ Văn Phúc đă chứng tỏ sự dốt nát của ḿnh, của hạng người “Dốt hay nói chữ”.
Ớ một đoạn sau, Đỗ Văn Phúc tố giác tiếp một cách rất vu vơ, “Rồi chính Tô Hải đă từng viết ra nhiều bản nhạc ca tụng tên đồ tể Hồ Chí Minh”. Nếu ông Phúc có thể nêu ra tên vài bản nhạc ca tụng này, cho biết lấy ở đâu ra, và làm sao mà biết là do Tô Hải sáng tác th́ mới chứng tỏ điều ông nói là có giá trị, Nói một cách chung chung như thế này th́ ai chả nói được và chỉ những ai thiếu đầu óc suy nghĩ mới tin theo được. Sự tố giác thiếu lương thiện này có được kể là “hèn” không?
Tôi chỉ nêu ra vài trường hợp để chứng tỏ bài viết của Đỗ Văn Phúc có giá trị như thế nào, và do đó những chi tiết khác ông nói trong bài có tin được không?
Tuy nhiên, ở cuối bài, ông đă công nhận rằng:

“Hồi kư của một Thằng Hèn có thể được coi là một chứng cớ xác thực để buộc tội một chế độ dă man, đểu cáng. Mọi người Việt Nam đều cần đọc để hiểu thêm về những phương cách trấn áp con người của cộng sản. Nhưng hăy xin trả lại cái danh xưng ‘thằng hèn’ mà tác giả đă tự nhận.”

Ông Đỗ Văn Phúc ít nhất cũng có được một nhận xét xác đáng. Nhưng rồi đọc câu cuối th́ lại thấy ông nói ǵ mà lạ vậy! Muốn Tô Hải phải “trả lại cái danh xưng “thằng hèn” th́ ông chỉ việc chứng minh là Tô Hải đă không hèn là xong ngay. Mà trả lại danh xưng “thằng hèn’ cho ai? Chắc là cho ông Đỗ Văn Phúc chứ c̣n ǵ! Đỗ Văn Phúc quả đă có dị ứng nặng với hai chữ “thằng hèn” của Tô Hải mà tôi đă có dịp nói tới ở phần dầu bài viết này. Bỏ đi hai chữ này, biết đâu Tô Hải lại chẳng được Đỗ văn Phúc tung hô lên tận trời xanh!
 



Sở dĩ tôi nói cùng một lúc về hai ông Hà Tiến Nhất và Đỗ Văn Phúc là v́ ở cuối cả hai bài, hai ông đều nhắc đến chuyện “Đập Mả Bố” mà có người đă kể ra và được hai ông tin theo rồi lặp lại trong bài viết một cách chi tiết với những nhận xét theo khuynh hướng cho là có thực. Trong khi ông Hà Tiến Nhất cho biết nguồn tin “Đập Mả Bố” là do “đọc trên báo chí” th́ Đỗ Văn Phúc nói rơ hơn là từ bài của ông Thiết Trượng đăng trên Đặc San Ức Trai, phát hành tại California mùa xuân 2009, trang 254-255. Để hiểu rơ cội nguồn, tôi đă t́m đọc bài của ông Thiết Trượng. Câu chuyện, theo lời kể trong bài của Thiết Trượng, tóm lược như sau:

“Sau 30 tháng 4 năm 1975, Tô Hải được ‘điều’ vào Nam. Người nhà dẫn Tô Hải ra mộ viếng cha. Đọc trên mộ bia thấy hàng chữ nội dung ‘Hiền tề Trung Tướng LQT lập mộ’, Tô Hải la hét to tiếng và ra lệnh đàn em đập nát bia mộ có tên người em rể là một ‘tướng ngụy’ … sau đó hội đồng gia tộc trong họ đă họp lại và nhất quyết khai trừ khỏi họ hàng ‘thằng con mất dạy’.”

Ông Thiết Trượng cũng chỉ nghe chuyện này do một người bạn thuật lại, mà ông tạm gọi tên là “Thằng Thời (xin dấu tên thật). Thằng Thời này cho biết thêm “trong họ tao là vai anh của nó (Tô Hải).”
Mặt khác, trong một bức thư trần t́nh, bà Tô Ánh Tuyết, em gái ông Tô Hải, đă kể rằng:

“Năm 1971, khi thân phụ tôi qua đời được an táng tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, chính thân mẫu tôi là người xây mộ cho cha tôi. Sau năm 75, nghĩa trang MĐC đă bị bọn Cộng sản giải tỏa. Mẹ tôi phải gửi tiền về nhờ mấy đứa cháu c̣n kẹt lại lo việc bốc mộ đem thiêu, tạm gửi vào chùa rồi sau đó ít lâu chuyển nắm tro tàn qua Mỹ cho chúng tôi hương khói.”

Như vậy, khi t́m hiểu sự thật trong vụ “Đập Mả Bố” của các ông từ Thiết Trượng cho đến Hà Tiến Nhất, Đỗ Văn Phúc, v́ mộ phần, gồm cả tấm mộ bia, là những vật chứng nay không c̣n nữa, cho nên chỉ c̣n có thể dùng lư luận để biện giải cùng dựa vào nhân chứng.
Trước hết, về mộ bia có hàng chữ “Hiền tế Trung Tướng Lâm Quang Thi lập mộ.” Năm 1971, ông Lâm Quang Thi c̣n là Thiếu Tướng. Không lẽ ông Lâm Quang Thi khi lập bia mộ đă tiếm cấp bậc, tự cho ḿnh lên cấp Trung Tướng sao? Nội chi tiết này cho thấy bia này là bia thật hay chỉ là tấm bia giả, do bạn ông Thiết Trượng là “Thằng Thời” chế tạo ra cho màn kịch “Đập Mả Bố” cũng do chính ông Thiết Trượng đạo diễn. Đúng là dấu đầu ḷi đuôi!
Theo phong tục Việt Nam th́ con trai có bổn phận phụng dưỡng cha mẹ, con rể thường được coi là người ngoài. Song thân Tô Hải, ngoài Tô Hải, c̣n có 3 con trai ở miền Nam. Khi thân phụ Tô Hải qua đời, một người con là Tô Tiến Phát đang công tác, không phải tại Đà Nẵng, Nha Trang, hay Biên Hoà, Cần Thơ, mà măi tận bên Hoa Kỳ. Tuy chưa hết nhiệm kỳ, anh Phát đă phải cố gắng xin về Việt Nam để chịu tang cùng gia đ́nh. Như thế đủ thấy cái t́nh gia tộc nặng như thế nào, cái gia phong được tôn trọng ra sao. Hơn nữa, các con trai, người là giáo sư trung học, người là sỹ quan cấp tá, không thiếu thốn túng kém ǵ mà phải nhờ đến con rể lo việc tang ma, mộ phần.
Truy đến tận gốc th́ nhân chứng duy nhất trong vụ “Đập Mả Bố” này chỉ có một người, được ông Thiết Trượng dấu tên và ông chỉ tạm gọi là “Thằng Thời”. Và v́ thế cũng chỉ ông Thiết Trượng mới biết bộ mặt thật và tung tích nhân chứng này với vài chi tiết được kể ra như “Thằng Thời” tự nhận có họ và là vai trên của Tô Hải, đă chứng kiến vụ “Đập Mả Bố”, và c̣n cho biết là hội đồng gia tộc đă họp và khai trừ Tô Hải ra khỏi ḍng họ.
Chuyện này, nếu muốn đưa ra ánh sáng, rất dễ! Chỉ cần Thiết Trượng tiết lộ nhân vật “Thằng Thời” là ai cùng tên tuổi, gốc tích,… Đem nhân vật “Thằng Thời” này ra đối chất với các em Tô Hải hiện c̣n sống ở Hoa Kỳ (3 em gái và em trai út) th́ biết đây có phải là ông anh họ hàng thực không và biết là hội đồng gia tộc đă khai trừ Tô Hải mà “Thằng Thời” kể ra đó là hội đồng nào và gồm những ai?

Thằng “Thời”

Tôi có thể nói thẳng ngay rằng nếu Thiết Trượng không dám ‘bạch hóa’ cái tên “Thằng Thời” th́ nhân vật này chỉ là một “bóng ma” do chính Thiết Trượng chế tạo ra để bịa chuyện phỉ báng, bôi nhọ Tô Hải mà thôi. Phải chăng “Thằng Thời” cũng chính là tên Thiết Trượng? C̣n hai ông Hà Tiến Nhất và Đỗ Văn Phúc không lẽ cũng thiếu sáng suốt đến nỗi nhắm mắt viết theo Thiết Trượng mà không cần kiểm chứng về lai lịch của nhân chứng? Bây giờ giả dụ nếu có tờ báo loan tin rằng một anh xin dấu tên thật và tạm gọi là “Kèo”. Anh này tự xưng là anh họ Duyên Lăng Hà Tiến Nhất, trước kia ở Sài G̣n đă từng thấy Hà Tiến Nhất nhiều lần hành nghề ở khu Ngă Ba Chú Ía. Vậy ông Duyên Lăng Hà Tiến Nhất nghĩ sao, có đ̣i tờ báo phải cho biết tên “Kèo” thực sự là ai không? C̣n ông Đỗ Văn Phúc th́ cũng giả như có người tạm gọi tên là “Cột” đă tố cáo rằng thời gian trong trại cải tạo, Đỗ Văn Phúc là một cây ăng-ten đă tận t́nh theo dơi lời nói và hành động của anh em trong pḥng để báo cáo lên quản giáo, cán bộ an ninh khiến cho nhiều bạn bè đồng tù bị hành hạ tàn tệ. Ông Đỗ Văn Phúc có đ̣i phải được biết lư lịch của cái tên “Cột” đó để đối chất không?
Ông Hà Tiến Nhất c̣n có lối suy luận khác thường. Ông viết: “Không biết Tô Hải có đập mả bố thiệt không. Kẻ nói có người nói không, biết tin ai. Nếu ông không chứng minh được kẻ nói có là nói láo th́ cái chân dung “thằng hèn” mà ông tự vẽ e rằng sẽ biến thành “thằng cuội” mất. Thực là ngược đời! Trong vụ “đập mả bố”, Tô Hải là người bị tố cáo. Người khởi đầu đứng ra tố cáo có bổn phận phải đưa ra bằng chứng cụ thể, có thể tin được, không phải là cái nhân vật “ma” là “thằng Thời” mà lai lịch, tên họ bị dấu kín, do đó không có giá trị ǵ. Chừng nào ông Hà Tiến Nhất đưa ra được nhân chứng khả tín th́ Tô Hải mới cần phải phản biện. Đúng là phường dốt nát, không hiểu ǵ về phương thức tranh luận!
Tóm lại các ông Thiết trượng, Hà Tiến Nhất, Đỗ Văn Phúc, trong khi đua nhau “Đập Mả Bố”, đă để lộ chân tướng của những kẻ mà bà Tô Ánh Tuyết, em gái nhạc sĩ Tô Hải, đă lên án là “bất nhân, thất đức”. Như thế cũng chưa đủ, c̣n phải gọi đó là những kẻ không những vô liêm sỉ mà c̣n “ngu” nữa. Vô liêm sỉ v́ đă dựng đứng câu chuyện để xúc phạm đến danh dự người khác, và “ngu” là v́ đă chế tạo ra những điều vu vơ, ấu trĩ, mà người đọc có chút suy nghĩ cũng thấy là bịa đặt cho một mục đích vu cáo hèn hạ.
 



Nhân vật thứ ba trong nhóm “tam nhân bang” hùa nhau “đánh” Tô Hải là một nhân vật có nhiều lai lịch hơn hai ông Hà Tiến Nhất và Đỗ Văn Phúc. Ông này, khi sang Mỹ viết văn, thường xưng là “Công Tử Hà Đông”. Ông Công Tử này vào Nam trước năm 1954. Vào những năm giữa thập niên 1950, ông viết phóng sự bằng một lối văn nham nhở, chuyên về pḥng trà và tiệm nhảy, nghĩa là rất thành thạo về các cô ca sĩ và ca-ve. Ông c̣n viết phóng tác từ các truyện ngoại quốc, rồi khi Mỹ sang th́ trở thành nhân viên sở Mỹ. Tháng 4, 1975, tuy làm cho Mỹ nhưng chạy đôn chạy đáo vẫn không t́m được cách đi, ông đành ở lại. Sau 1975 mấy năm, ông bị bỏ tù v́ cái tội chuyển bài viết ra ngoại quốc, nhưng cũng nhờ vậy mà năm 1994, ông được sang Mỹ trong danh sách “tù nhân chính trị” và ông coi đó như là một “thành tích chống cộng” rực rỡ. Ông viết lách trở lại, vẫn cái lối văn nham nhở và c̣n dơ dáy thêm nữa, như trong bài viết về Tô Hải và “Hồi kư của một thằng Hèn” có nhan đề là “Thằng Hèn Hà Nội” ngày 20 và 24 tháng 6, 2009.
Vẫn nhằm vào đối tượng là tác giả Tô Hải theo cái công thức dựa trên hai chữ “thằng hèn”, nhưng ông Công Tử cũng đưa ra được mấy nhận xét về cuốn hồi kư. Và ông Công Tử đă nhận xét ra sao?
 Trong hồi kư trang 203, Tô Hải viết: “Nhưng tôi chủ trương ‘nằm im chờ thời cơ thoát hiểm’ nên theo gương Phù Sai nuốt hết những thứ khó ngửi, khó nghe ấy cho xong chuyện”. Công Tử phê là “Tác giả viết sai sử Tàu: Câu Tiễn nếm phân, không phải Phù Sai nếm phân”. Đúng lắm! Nhưng từ đó, ông lại tán rộng ra để chê bai Tô Hải là “hăng say hơn trong việc ca tụng chế độ. Dù giả vờ hăng say cũng là hăng say, người giả vờ hăng say c̣n hèn hơn người hăng say v́ sai lầm, v́ không biết mà hăng say”. Rơ là lư luận của anh dốt hay nói lư! Vậy tôi cũng có thể nói, đặc công văn nghệ Việt Cộng giả vờ chống cộng để trà trộn vào hàng ngũ quốc gia cũng là người chống cộng thực sự hay sao? Phải có lư do nào đó người ta mới phải ‘giả vờ’ chứ! Tô Hải đă phải ‘giả vờ’ hăng say làm những bài ca tuyên truyền, ca tụng chế độ để được sống mà viết cho nên bây giờ mới có quyển hồi kư chống cộng này. Tô Hải đă ở tuổi trên 80, ông có nhớ lầm chuyện sử cách nay hàng ngàn năm cũng là điều thường. Ông Công Tử nhỏ hơn Tô Hải năm bảy tuổi, chuyện sờ sờ ngay trước mắt mà ông cũng nhớ sai mới là chuyện lạ. Trong bài, ông viết:

“Ông (Tô Hải) gặp và lấy bà vợ thứ hai ở Sà́ G̣n, bà này trẻ hơn ông 2 con giáp, tức kém ông 24 tuổi”.

Tất nhiên là ông lấy tin này từ trong sách của Tô Hải. Nhưng trong Hồi kư, chính Tô Hải cho biết bà vợ sau của ông nhỏ hơn ông 29 tuổi “…dám lấy một người hơn cô 2 con giáp + 5 làm chồng” (trang 497). 29 tuổi viết là 24! Vậy ông Công Tử hăy sờ lên gáy ḿnh mà xem trước khi lên giọng chê bai người khác là viết sai, nhớ lầm.
Để “hạ” Nhạc sĩ Tô Hải, ông Công Tử đă “đội” Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện lên đến trời xanh:

“Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện hơn tất cả những Thi Sĩ Chửi Cộng trên Thế Giới. Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện là Thi Sĩ Duy Nhất kể từ ngày Loài Người Mắc Nạn Cộng sản và Loài Người có Những Thi Sĩ làm Thơ Kết Tội Bọn Cộng: Sống trong ḱm kẹp Cộng sản mà dám đưa Thơ Ḿnh Chửi Cộng ra ngoại quốc dù biết làm việc ấy ông có thể bị bọn Cộng giết chết, bỏ tù đến chết”.

Tả Nguyễn Chí Thiện khí phách đến như thế, bất khuất đến như thế, vậy mà ngay trong đoạn sau, ông lại lập tức xuống giọng, đổi hướng để chê là:

“Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, có lẽ v́ sợ bị người Việt quên ông nên ông hay xuất hiện ké trong đám nọ vụ kia ở Cali, ông tham dự ké và ông phát biểu ké vài câu không ra làm sao cả”.

Nguyên do tất cả chỉ v́ Nguyễn Chí Thiện lại ‘dám’ tham dự buổi ra mắt “Hồi kư của một Thằng Hèn” của Tô Hải. Nguyễn Chí Thiện gặp một người đồng điệu, cũng chống cộng mạnh mẽ như ḿnh, th́ lên tiếng phát biểu cổ động để tiếng nói chống Cộng được lan truyền rộng răi, có ǵ mà ông Công Tử phải cay cú để thốt ra những lời hằn học mai mỉa. Vừa “tôn” người ta là “Thi sĩ duy nhất” rồi ngay sau đó lại “mỉa” là “Phát biểu ké không ra làm sao cả”, hạng “Công Tử” nào mà có cái thái độ trở cờ, lật mặt nhanh như vậy?

(C̣n tiếp)


<< trở về đầu trang >>
 free counters