PHẢI CHĂNG HOA KỲ ĐĂ ĐỔI CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO
Gần đây, Tổng thống Obama bán 6,4 tỷ $ vơ khí cho Đài Loan, và có thể sẽ tiếp Đức Đạt lai Lạt ma, có một số người cho rằng Hoa Kỳ đă thay đổi chiến lược ngoại giao, đặc biệt là đối với vùng châu Á Thái b́nh dương, trong đó có Trung Cộng và Việt Nam.
Vậy đâu là chiến lược ngoai giao cận đại của Hoa Kỳ?
Chúng ta hăy xét sơ qua về lịch sử của nó, cùng một số hành động tiêu biểu của hai đảng Cộng ḥa và Dân chủ, đảng thay nhau cầm quyền, riêng đối với vùng Châu Á Thái b́nh dương và 2 nước vừa kể.
I ) Ba trường phái chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ.
Mặc dầu tổng sản lượng quốc gia Hoa kỳ với gần 15 000 tỷ $, chỉ c̣n chiếm 1/4 tổng sản lượng quốc tế, đi từ 1/2, xuống 1/3, rồi 1/4; nhưng không ai chối căi rằng Hoa Kỳ ngày hôm nay vẫn c̣n là đệ nhất cường quốc trong nhiều lănh vực.
Được như vậy, không phải chỉ v́ đất rộng, người đông, không phải chỉ v́ nhờ ở mô h́nh tổ chức xă hội dân chủ, tự do và kinh tế thị trường, giúp cho dân tộc Hoa Kỳ, dù là đến từ nhiều chủng tộc khác nhau, có cơ hội phát triển và cạnh tranh, v́ dân chủ là mảnh đất mầu mỡ không những cho kinh tế phát triển, mà chính cho cả con người ; và kinh tế thị trường khiến cho họ cạnh tranh trong luật lệ để phát triển ; mà c̣n là nhờ ở một nền giáo dục tốt, đă đào tạo ra một giai tầng sĩ phu, trí thức tốt. Không những họ đă giúp chính quyền đắc lực, mà nhiều khi họ c̣n là đối lực, bắt buộc chính quyền phải sửa sai. V́ vậy, ở Hoa Kỳ, không phải chỉ có 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, mà c̣n có quyền thứ tư. Đó là quyền báo chí, phương tiện hữu hiệu để giai tầng sĩ phu trí thức bày tỏ quan niệm, khi th́ ủng hộ chính quyền, khi th́ chỉ trích, nếu cần.
Giai tầng này đă trở thành những trường phái chính trị, nhất là về chiến lược ngoại giao. Họ đă đưa ra những chiến lược ngoại giao, mà người ta có cảm tưởng, những vị tổng thống hay ngoại trưởng, chỉ là những người thi hành.
Thật vậy, về chiến lược ngoại giao, nhất là gần đây, vào những năm của thập niên 80, 90, khi mà đế quốc cộng sản Liên Sô sắp sụp đổ, người ta thấy có 3 trường phái về chiến lược ngoại giao Hoa Kỳ, đứng đầu bởi những nhà trí thức tên tuổi.
1) Trường phái lạc quan hay trường phái can thiệp:
Có một số trí thức, chính khách cho rằng mô h́nh tổ chức xă hội dân chủ, tự do và kinh tế thị trường của Hoa kỳ là một trong những mô h́nh hợp thời hiện đại và tốt nhất. V́ vậy nên quảng bá ra ngoại quốc để nó được áp dụng nhiều nơi trên thế giới.
Tiêu biểu của trường phái này hiện nay là ông Francis Fukuyama, người Mỹ gốc Nhật, được coi là một trong những trí thức trẻ, xuất sắc của Hoa kỳ vào những năm 80 và 90. Ông làm việc cho Rand Corporation, một cơ quan nghiên cứu về chính trị, kinh tế và chiến lược nổi tiếng của Hoa Kỳ. Ông đă từng là Cố vấn ngoại giao của Tổng thống Ronald Reagan và Bộ Ngoại giao.. Trong một bài báo nổi tiếng trên tờ Quyền Lợi quốc gia (The National Interest) xuất bản vào năm 1989, lúc mà chế độ độc tài cộng sản đang trên đà sụp đổ, ông đề nghị mô h́nh tổ chức xă hội dân chủ, tự do và kinh tế thị trường phải được coi là mô h́nh tổ chức nhân xă cuối cùng của nhân loại ; v́ nó đă chiến thắng độc tài phát xít và đang thắng độc tài cộng sản. Sau này ông cho xuất bản quyển sách mang tựa đề Sự Kết thúc lịch sử và con người cuối cùng, bản dịch tiếng Pháp « La Fin de l’histoire et le dernier Homme, do nhà xuất bản Flammarion, năm 1992.
Sự kết thúc lịch sử đây không phải là sự kết thúc những hoạt động của con người, mà là sự kết thúc tiến tŕnh mô thức tổ chức xă hội ; v́ mô thức tổ chức xă hội dân chủ, tự do và kinh tế thị trường là mô h́nh cuối cùng của triến tŕnh này. Theo ông triến tŕnh mô thức tổ chức xă hội đă biến chuyển từ cái thô sơ đến cái phức tạp và độc tài, qua h́nh thức tổ chức gia tộc, rồi bộ lạc, đến quân chủ phong kiến, rồi quân chủ độc tài phát xít và độc tài cộng sản. Những mô h́nh tổ chức trên hoặc là quá thô sơ như gia tộc, bộ lạc, không theo kịp đà tiến bộ của con người, hay quá tập trung, độc đoán độc tài, như chế độ quân chủ phong kiến, chế độ phát xít hay cộng sản, làm thui chột ư kiến phát minh, sáng tạo của con người. Chỉ có chế độ dân chủ, tự do và kinh tế thị trường mới đáp ứng được nhu cầu tiến bộ và giúp con người phát triển về mọi mặt. Đó chính là mô h́nh tổ chức xă hội cuối cùng và cũng đồng thời là kết thúc tiến tŕnh lịch sử tổ chức xă hội.
Và con người sống dưới chế độ tự do, dân chủ và kinh tế thị trường là con người cuối cùng vậy.
Trong phần kết luận, theo Fukuyama, th́ thế kỷ 20 vừa qua không phải chỉ có những biến cố lịch sử bi quan như việc xuất hiện 2 trận đại chiến và sự xuất hiện 2 chế độ độc tài, độc tài cộng sản và độc tài phát xít ; cùng sự sử dụng kết quả khoa học để chế tạo những vũ khí giết người hàng loạt, tàn hại không những con người mà cả môi sinh, môi trường ; mà thế kỷ 20 vừa qua cũng có những biến cố lịch sử lạc quan. Đó là sự chiến thắng của tư tưởng tự do, dân chủ, kinh tế thị trường trên tư tưởng độc tài và kinh tế tập trung. Những chế độ độc tài, bề ngoài có vẻ vững chăi hàng muôn thuở, nhưng sụp đổ một sớm một chiều. Tại sao vậy, v́ người dân sống dưới những chế độ này, ước vọng thầm kín của họ vẫn là được sống dưới chế độ tự do, dân chủ, bằng bất cứ giá nào họ cũng t́m cách có được những nguồn thông tin trung thực từ bên ngoài, từ người khác, khác hẳn với nguồn thông tin một chiều, bưng bít sự thật, cho ăn bánh vẽ của độc tài. Tự do, dân chủ vô t́nh đă biến thành những sợi dây vô h́nh nối kết những con người, những dân tộc, những nền văn hóa, văn minh khác nhau trên thế giới để chống lại độc tài.
Tư tưởng tự do kinh tế, kinh tế thị trường, cũng theo Fukuyama, đă lan tràn khắp nơi, đă thành công trong việc mang lại phồn thịnh chưa từng có cho nhân loại. Sự phồn thịnh này không những có lợi cho những quốc gia đă phát triển, mà c̣n có lợi cho những quốc gia đang phát triển và sẽ phát triển.
Tất cả những quốc gia muốn phát triển kinh tế đều có khuynh hướng giống nhau. Đó là phải thay thế h́nh thức tổ chức xă hội cổ điển, độc tài, đầy mâu thuẫn, bằng một h́nh thức tổ chức xă hội mới, dân chủ, tự do, và kinh tế thị trường ; v́ chỉ có tự do, dân chủ mới giúp dân có thể trao đổi tư tưởng, mới đi đến tiến bộ và phát minh sáng kiến ; v́ chỉ có kinh tế thị trường, tôn trọng quyền tư hữu mới là động lực giúp dân làm việc và cạnh tranh.
Và như vậy, những quốc gia muốn phát triển phải bắt buộc có một nền giáo dục tốt và đại chúng có thể cung cấp những chuyên viên và thợ thuyền giỏi.
Giáo dục càng cao, càng phát triển, th́ càng giúp không những quốc gia đó, mà có thể nói cả thế giới càng đi đến chỗ tự do, dân chủ, công bằng và toàn cầu hóa.
2) Trường phái bi quan hay cô lập
Để trả lời quan niệm lịch sử lạc quan của Francis Fukuyama, Samuel Huntington, giáo sư đại học Harvard, Giám đốc Viện Nghiên cứu chiến lược của đại học này, trong một bài báo vào mùa hè năm 1994, đă đưa ra quan niệm lịch sử bi quan. Quan niệm này được ông khai triển trong quyển sách mang tựa đề Sự tranh chấp giữa những nền văn minh và sự tái lập trật tự thế giới (The Clash of the Civilaztions and the Remaking of world Order - nhà xuất bản Simon & Scuster - 1996).
Samuel Huntington bác bỏ hoàn toàn quan niệm lạc quan về t́nh h́nh thế giới sau chiến tranh lạnh. Ông dựa trên 2 nhận xét :
a) Thế giới khô cứng của chiến tranh lạnh với những cơ cấu địa lư, chính trị, chiến lược dựa trên ư thức hệ và vũ khí hạt nhân, nay được thay thế bằng một thế giới bất định và nguy hiểm, đáng bi quan ; v́ hiện tượng ṭan cầu hóa kinh tế, hiện tượng di dân, v́ những đ̣i hỏi quyền tự quyết của những dân tộc, v́ những đ̣i hỏi đặc thù về tôn giáo, văn hóa và văn minh.
b) Sự phát triển kinh tế mau lẹ của một số quốc gia, nhưng không dựa trên những căn bản vững chắc, cộng thêm với sự bành trướng tinh thần tôn giáo cực đoan của đạo Hồi.
Đó là những yếu tố đưa đến những cái nh́n bi quan về thế giới của Huntington.
Từ nhận xét trên, ông đưa ra 4 mệnh đề :
1) Tiến tŕnh lịch sử thế giới, sau những tranh chấp có tính cách quôc gia vào thế kỷ thứ 19 và tranh chấp ư thức hệ vào thế kỷ 20, sẽ đi đến những tranh chấp giữa những nền văn minh vào thế kỷ 21.
2) Theo Huntington, có 8 nền văn minh trên thế giới : 1) Văn minh tây phương (civilisation occidentale), 2) Văn minh Khổng giáo (civilisation confucéenne), 3) Văn minh Nhật (civilisation japonaise), 4) Văn minh Hồi giáo (civilisation islamique), 5) Văn minh Ấn độ giáo (civilisation hidouiste), 6) Văn minh Slave Chính thống giáo (civilisation slavêorthodoxe, 7) Văn minh châu Mỹ-Latin (Civilisation Latino - américaine), 8) Văn minh Đen (civilisation noire).
3) Những văn minh này là những khối mâu thuẫn to lớn, mâu thuẫn nội tại do những khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và văn hóa, ngoại tại do những ḱnh chống giữa những văn minh với nhau.
4) Sự lớn mạnh của kinh tế Á châu và tinh thần tôn giáo cực đoan của đạo Hồi là mối đe dọa lớn đối với nền văn minh Tây phương.
Từ 4 mệnh đề trên, Huntington đưa ra kết luận bằng cách đề nghị khối Tây phương phải thực tế hơn, không thể ảo tưởng mơ ứơc đến một trật tự ṭan cầu mới, mà phải tăng cường hợp tác nội bộ, trên b́nh diện kinh tế cũng như trên b́nh diện chính trị chiến lược, để đối đầu với 2 trục văn minh Khổng giáo và Hồi giáo, mà theo Huntington, sớm muộn sẽ sát lại gần nhau. Một cách cụ thể hơn : Âu châu, kể cả Đông Âu, phải hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ, để đương đầu với những sự hiện đại hóa của những nền văn minh khác, đặc biệt là Khổng giáo và Hồi giáo.
3) Trường phái chiến lược ngoại giao thực tiễn
Trường phái thực tiễn được tiêu biểu bởi Henry Kissinger, gốc Do Thái- Đức, gia đ́nh sang lập nghiệp ở Hoa Kỳ năm 1938. Ông là giáo sư về sử và chính trị tại đại học Harvard. Luận án tiến sỹ của ông về đường lối chiến lược ngoại giao của Âu châu vào thế kỷ thứ 19, ngay sau cuộc Cách mạng Pháp 1789, Âu châu được b́nh ổn trong ṿng 1 thế kỷ là nhờ đường lối ngoại giao dựa trên tinh thần thực tiễn, trên sự quân b́nh lực lương giữa những cường quốc và sự khôn khéo ngoại giao của những người lănh đạo các cường quốc này, đạc biệt là đế quốc anh và đế quốc Áo – Hung, qua những nhân vật Metternich và Catlereagh, ngọai trưởng Áo Hung và ngoại trưởng Anh, dựa trên tinh thần ḥa hợp giữa những cường quốc. Ông viết nhiều trong tờ báo Ngoại giao (Diplomacy). Theo ông: «Những nhà trí thức phân tách vận hành trật tự thế giới; những nhà quốc khách thực hiện những sự vận hành đó. Có một sự khác biệt to lớn giữa viễn tượng giữa một nhà nghiên cứu và một quốc khách. Nhà nghiên cứu có thể chọn vấn đề mà họ muốn nghiên cứu. Trong khi nhà quốc khách không có quyền lựa chọn. Nhà nghiên cứu có thể làm chủ thời gian để đi đến kết luận rơ ràng ; trong khi nhà quốc khách lúc nào cũng phải chạy đua với thời gian. Nhà nghiên cứu không bị nguy hiểm: kết luận công tŕnh nghiên cứu của ḿnh nếu sai, th́ có thể làm lại kết luận khác. Nhà quốc khách chỉ có quyền có một câu trả lới. Những lầm lẫn của quốc khách không thể lấy lại được.»
Khác với cái nh́n trừu tượng của Fukuyama và Huntington, Kissinger nhấn mạnh đến vai tṛ lănh đạo của những nhà quốc khách trong việc vận hành bang giao quốc tế. Thay v́ nhấn mạnh đến mục tiêu tinh thần và hệ thống giá trị văn hóa, văn minh như Fukuyama và Huntington, Kissinger nhấn mạnh đến quyền lợi thực tế giữa những cường quốc, thế quân bằng địa lư chiến lược giữa những siêu cường.
Mới thoạt nh́n, th́ thấy 3 trường phái ngoại giao trên ḱnh chống lẫn nhau ; nhưng thực tế không phải vậy, mà chúng c̣n bổ túc cho nhau.
Cái nh́n lạc quan không phải là sai, v́ sau chiến tranh lạnh, quả thực thế giới đi vào dân chủ toàn cầu. Những quốc gia nào chấp nhận mô h́nh tổ chức xă hội dân chủ tự do và kinh tế thị trường đă phát triển vượt bực, điển h́nh là Nam Hàn, Đài Loan, Tân gia ba v.v… Tuy nhiên cái nh́n lạc quan cũng nên bị hạn chế bởi cái nh́n bi quan. Đó là thế giới đang bị đe dọa bởi tinh thần tôn giáo cực đoan, được thể hiện qua một nhóm người chủ trương khủng bố. Cái nh́n bi quan không phải đă được chứng minh qua những cuộc khủng bố, mà c̣n được chứng minh qua 2 cuộc khủng hỏang kinh tế Đông Nam Á năm 1997 và cuộc khủng hỏang kinh tế toàn cầu hiện nay.
Thêm vào đó cái nh́n thực tế thực tiễn đă tu bổ 2 cái nh́n trên.
I I ) Một vài hành động tiêu biêu về ngoại giao của 2 đảng lớn ở Hoa Kỳ.
Một số người nghĩ rằng Tổng thống Bush bố, rồi Bush con, thuộc đảng Cộng Ḥa, gửi quân sang Irak, rồi A phú hăn, lại nghĩ rằng đảng này là đảng chủ trương can thiệp ra nước ngoài. Thực ra không phải ḥan ṭan như vậy. Nếu chúng ta nh́n vào lịch sử cận đại, ít nhất là một thế kỷ nay, nếu chúng ta lấy mốc điểm thời gian là Đệ Nhất Thế Chiến, th́ chính đảng Dân chủ với Tổng thống W. Wilson đă gửi quân ra nước ngoài, can thiệp vào đại chiến. Cũng như vào thời kỳ Đại chiến thứ Nh́, chính F. Roosevelt đă can thiệp vào đại chiến. Đấy là chưa nói đến chính Truman, đảng Dân chủ, gửi quân sang Hàn quốc, và Kennedy, cũng đảng Dân chủ, gửi cố vấn sang Việt Nam và người gửi quân nhiều, đó là Tổng thống Jhonson, cũng đảng Dân chủ. Chính 2 Tổng thống của đảng Cộng ḥa, ông Eisenhower và ông Nixon lại chủ trương rút quân khỏi Hàn quốc và Việt Nam.
Bởi lẽ đó, không phải hễ là tổng thống cộng ḥa là chủ trương can thiệp ra ngoài, và nhất là trong thời gian chiến tranh lạnh là chống cộng sản hơn tổng thống dân chủ. Chúng ta phải xét tùy từng tổng thống và tùy từng ḥan cảnh chính trị quốc nội và quốc ngoại. Có những ông tổng thống chủ trương chính sách cô lập vào nhiệm kỳ đầu, dồn nỗ lực vào giải quyết những khó khăn kinh tế, xă hội quốc nội ; nhưng sau nhiệm kỳ 2 lại chủ trương can thiệp ra nước ngoài. Đó là trường hợp của Tổng thống Bill Clinton. Người ta c̣n nhớ nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Bush cha đă có việc gửi quân sang đánh Irak ; nhưng sau đó ông ra tái tranh cử đă bị thất bại nhiệm kỳ 2, bởi Bill Clinton. Ông này trong cuộc tranh cử, đă nhấn mạnh đến sự kiện đó là những khó khăn của Hoa Kỳ không đến từ nước ngoài mà đến ngay trong trong nước Mỹ ; v́ lúc đó có sự khó khăn kinh tế và có những cuộc biểu t́nh bất măn của cộng đồng da đen ở nhiều nơi ; và ông đă thắng cử. Tuy nhiên trong nhiệm kỳ đầu, ông đă có thể giải quyết vấn đề khó khă nội bộ, nhiệm kỳ 2, ông đă gửi quân ra can thiệp ở nước ngoài như ở Bosnie, Âu châu.
I I I ) Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, dù là Dân chủ hay Cộng Ḥa, đều có tính cách tiếp nối, liên tục: Bằng chứng là chính sách Be bờ được cả 2 đảng áp dụng trong ṿng nửa thế kỷ.
Thực ra, chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ, không phải chỉ được định ra bởi tổng thống, mà nhiều khi được định ra bởi Hội đồng An Ninh quốc gia, bao gồm nhiều viện nghiên cứu, viện đại học, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, kinh tế, chính trị, chiến lược ; và bởi Ủy ban Ngoại giao của Thượng nghị viện. Và theo tinh thần của bản Hiến Pháp, th́ chính Thượng Nghị viện có quyền quyết định trong việc bỏ phiếu ngân sách ngoại giao của Tổng thống. Nếu Tổng thống không có ngân sách, th́ làm sao mà thi hành ngoại giao.
Một bằng chứng điển h́nh là suốt trong ṿng nửa thế kỷ, từ cuối thế chiến thứ 2 đến khi bức tường Bá linh sụp đổ năm 1989, chiến lược ngoại giao của Hoa kỳ được chỉ đạo bằng Chiến lược Be Bờ ( containment policy), do Paul Nitzé và Georges Kennan, một người là Cố vấn An ninh cho Tổng thống Truman, người kia là Chuyên viên về vấn đề cộng sản của Bộ Ngoại giao. Chiến lược Be bờ đă được gói ghém trong chỉ thị mang số 68 của Hội Đồng an ninh quốc gia, được tất cả những nhà chính khách và ngoại giao coi như kim chỉ nam cho chiến lược ngoại giao, được soạn ra theo tinh thần của quyển truyện nổi tiếng của nhà văn hào Anh Georges Orwells ; theo đó, trong một trại súc vật nọ, có đủ mọi con vật, nào là heo, chó, ḅ, gà, chim, ngựa v.v…, đặc biệt có con heo già, vừa già, vừa dơ, vừa lười biếng, hay ngủ trưa, mà người đọc liên tưởng đến K. Marx. Con heo này một hôm ngủ trưa nằm mơ đến một thiên đàng xúc vật, trong đó mọi xúc vật đều sống sung sướng, ăn uống đầy đủ, được nghe tiếng nhạc như tiếng hát ru con của mẹ, thế rồi con heo già bừng mắt dậy, thấy cuộc sống cực khổ hiện tại, làm nó tự đặt câu hỏi : «Tại sao?» Và nó đă t́m ra câu trả lời: «Tại súc vật bị bóc lột bởi con người.» Con người không có tài cán ǵ, nó không biết đẻ trứng như con gà, không biết kéo xe như con ngựa, chưa lạnh th́ nó đă rét, chưa nóng th́ nó đă nực. Thế mà nó lại sung sướng, chẳng qua v́ nó bóc lột súc vật, con heo già tự nhủ thầm như vậy.
Và con heo già hô hào những con vật khác trong trại qui tụ lại để thuyết giảng, rồi hô hào làm cách mạng. Cách mạng súc vật đă xẩy ra. Ông chủ Jones, con người, đă chống lại ; nhưng bị thua v́ sức mạnh của súc vật. Tuy nhiên, lúc đầu súc vật c̣n hỉ hả, công bằng, v́ vựa thóc của ông chủ con người để lại đầy đủ, nhưng sau càng ngày càng bị cạn, v́ súc vật không biết làm kinh tế sản xuất, chỉ ăn vào vựa thóc để lại. Sau đó, không c̣n công bằng nữa, thức ăn chỉ giành cho giới lănh đạo và những kẻ tay sai, như những lũ chó con. Súc vật trở nên cắn quái nhau. Cách mạng súc vật sụp đổ.
Từ ư đó, ông Paul Nitzé làm ra Chính sách Be bờ, cho rằng đối với những chế độ cộng sản, lúc đầu phải be bờ, không thể đương đầu với «Sức mạnh súc vật» . Phải chờ đợi. Chờ đợi những chế độ cộng sản cắn quái lẫn nhau, lúc đó mới tấn công.
Nhà văn hào Georges Orwells c̣n viết quyển sách mang tựa đề 1984, nói về chủ nghĩa độc tài cộng sản đă đến chỗ độc tài tuyệt đỉnh, v́ nó đă biết rút tỉa những bài học độc tài quá khứ và biết dùng khoa học để tăng cường cho độc tài, như dùng trực thăng để nḥm vào cửa sổ những gia đ́nh để can thiệp vào đời sống tư nhân của mọi người. Ông tiên đoán, mặc dầu độc tài như vậy, chế độ cộng sản sẽ sụp vào năm 1984, bắt đầu bằng Đông Âu. Ông viết quyển sách này vào những năm 40, với những lời tiên đoán cách khỏang 40, 50 năm trước, kết quả là cộng sản sụp đổ vào năm 1989, cách nhau 5 năm. Cũng không xa lắm.
Người ta có thể nói suốt trong ṿng nửa thế kỷ, mặc dầu trải qua nhiều vị tổng thống, từ dân chủ tới cộng ḥa, nhiều ngoại trưởng, nhưng gần như vị nào cũng theo Chính Sách Be bờ. Chính v́ vậy, mà khi bức tường Bá Linh sụp đổ, lúc đó Paul Nitzé đang làm Trưởng phái đoàn thương thuyết tài giảm binh bị của Hoa Kỳ với Liên sô ở Genève, trải qua 9 tổng thống vừa dân chủ, vừa cộng hoà, đă tuyên bố: «Chúng ta đă chiến thắng Chiến tranh Lạnh.», rồi ông xin từ chức Trưởng phái đoàn.
IV ) Hiện nay hành động của Obama có tính cách tiếp nối chính sách ngoại giao của G. Bush hơn là đoạn tuyệt
Có người cho rằng chính sách ngoại giao của Obama là đoạn tuyệt với chính sách của G. Bush. Cũng không phải thế. Trang sử Trung Đông vào nhiệm kỳ 2 của Bush là như đă khép lại, hướng về châu Á Thái b́nh dương. Chính v́ vậy mà có việc rút quân khỏi Irak như Obama chủ trương hiện nay.
Ngay cả về vấn đề châu Á Thái b́nh dương, trong thời G. Bush, ông đă t́m cách bao vây Trung Cộng ở mặt phía bắc và phía đông bằng cách kư những hiệp ước thân thiện với Ấn độ, Pakistan, Nam Hàn, Đài loan, Nam dương. Nay đến lượt Obama khép ṿng đai này bằng cách thân thiện với những nước Đông Nam Á, có tính cách tiếp nối, hơn là đoạn tuyệt. V́ vậy chúng ta không ngạc nhiên khi ông Obama và bà Hilary Clinton thường viếng thăm những nước này.
Tuy nhiên, chúng ta những người Việt Nam, cộng sản cũng như chống cộng đừng nên có những suy diễn quá xa, cho rằng như vậy là Hoa kỳ cần đến Việt Nam, có cái nh́n tự kỷ trung tâm cho rằng Việt Nam là cái rún của vũ trụ, không những «là rừng vàng, bể bạc, là bao lơn nh́n ra Thái b́nh dương». Thực ra th́ về tài nguyên quốc gia, nước chúng ta rất trung b́nh, nhiều khi dưới trung b́nh, có nhiều loại mỏ, nhưng khai thác cũng rất khó khăn, ngay cả mỏ dầu ở dưới biển, kỹ thuật khai thác phải cao và tốn kém ; ngay cả về canh nông, diện tích canh tác tính theo đầu người, nước chúng ta c̣n thua cả Thái lan và ngay cả Trung Cộng. Về địa lư chiến lược, những nước ở gần eo biển Malacca, cửa ngơ vận chuyển 60% hàng hải quốc tế, quan trọng hơn Việt nam nhiều.
Về chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, chúng ta những người chống cộng sản, cũng như những người cộng sản, nên cẩn thận. Không phải họ gửi một vài chiếc tàu tới Việt Nam với những vị hạm trưởng người Mỹ gốc Việt mà chúng ta vội suy đoán ra rằng họ đă giúp những người chống cộng. Đối với những người cộng sản muốn thân tây phương, đừng nghĩ rằng Hoa Kỳ tiếp một vài người bộ trưởng Việt Nam mà đă suy diễn ra rằng Hoa Kỳ cần Việt Nam để bao vây Trung Cộng. Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ lúc nào cũng có thời điểm, thời gian giữ một vai tṛ quan trọng, đúng theo câu : « The right man, at the right time, in the right place « ( Người đúng, vào chỗ đúng và đúng thời điểm). Thêm vào đó nh́n vào quá khứ để rút tỉa kinh nghiệm, qua 2 trận thế chiến, Đệ Nhất và Đệ Nhị, Hoa kỳ luôn luôn đợi cho tới phút cuối mới vào để thủ lợi.
Nếu quả thật có chiến tranh trong tương lai giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, th́ Hoa Kỳ sẽ xúi dục tay em của ḿnh khai chiến với Trung Cộng trước, rồi mới nhảy vào sau. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là như vậy th́ Hoa Kỳ cần đến cộng sản Việt Nam, tách cộng sản Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung cộng. Nếu cộng sản Việt Nam khôn ngoan làm việc này, th́ Hoa Kỳ hoan hô và ủng hộ. Nhưng nếu không th́ Hoa Kỳ có đối sách, dùng Cộng sản Việt Nam như « một con chó dữ », để dọa nạt 9 nước Đông Nam Á c̣n lại, để có thể mau kư kết những hiệp ước thân thiện quân sự. Việc mà Hoa Kỳ đă làm đối với Bắc Hàn. Bắc Hàn chỉ là một « con chó dử « đối với Trung Cộng và đối với cả Hoa Kỳ. Trung cộng dùng Bắc Hàn để chứng tỏ ḿnh là một đại cường quốc, có một nước tay em dữ dằn, nếu các nước chung quanh không phải, th́ ta sẽ xúi nó cắn. Hoa Kỳ dùng Bắc Hàn cũng để dọa những nước Bắc Á và Đông Á, để có thể mau kư những hiệp ước thân thiện và bán vơ khí cho những nước này.
Đối với Việt Nam, trường hợp thứ nh́ có khả thế dễ xẩy ra, v́ khó mà Cộng sảnViệt Nam tách rời khỏiTrung Cộng, thêm vào đó Hoa Kỳ không tin tưởng ǵ Cộng sản Việt nam, ngay cả đối với những người có khuynh hướng muốn đi với Tây phương, v́ Cộng sản Việt nam là phường « Ăn cháo, đái bát », tiếng mà ngay cả Đặng tiểu B́nh, người đă trực tiếp giúp Cộng sản Việt Nam trước kia, đă dùng. Hoa Kỳ cần những nước như Thái Lan, Miến Điện, Nam dương, Mă lai, và tin tưởng những nước này hơn Việt Nam.
Ngay cả giả thuyết Hoa Kỳ phải đương đầu quân sự trong tương lai với Trung cộng, th́ đây cũng chỉ là một trong những « scénarios « ( trường hợp) của chiến lược toàn diện của Hoa Kỳ đối với vùng Châu Á Thái B́nh dương.
Người ta thường nghĩ rằng Hoa Kỳ là người hành xử có tính cách quân sự và cao bồi. Thực tế không phải vậy. Hiến pháp Hoa Kỳ đă đặt nặng chính trị trên quân sự, tổng thống c̣n là tổng tư lệnh tối cao của quân đội.
Về chiến lược lâu dài, Hoa Kỳ hành xử rất là chính trị và rất « thâm hiểm », tiếng mà ông de Gaulle đă dùng để chỉ những chính khách Hoa Kỳ.
Họ chính trị và thâm hiểm ở chỗ đă áp dụng tài t́nh câu nói của Tôn Tử :
«Phàm cách dùng binh, lành nước là hạng trên, vỡ nước là hạng kém… Không đánh mà khuất phục được quân người, ấy là người giỏi trong những người giỏi.»
Nếu chúng ta suy ngẫm chiến thắng của người Hoa Kỳ ở Liên sô, ở Đông Âu, mặc dầu nó không có tiếng vang mạnh mẽ ; nhưng nó đă khuất phục được quân địch, mà không làm tan quân địch ; nó đă lấy được thành địch mà không làm bể thành địch ; chiếm được nước địch, nhưng không làm vỡ nước địch. Quả là chiến thắng của người gỉỏi trong những người giỏi. Sau chiến thắng, người Hoa Kỳ cũng rất kín đáo, không có đánh trống khuya chiêng, kiểu cộng sản Việt Nam, « Ta là đỉnh cao trí tuệ của loài người tiến bộ « , « Ta đă đánh thắng đế quốc Mỹ sừng sỏ nhất », trên thực tế cộng sản Việt Nam chỉ là « Một thằng con nít bị xúi ăn cứt gà « , bị xúi dục bởi 2 đế quốc Nga, Tàu, mà không hay, lại nghĩ rằng ḿnh tài giỏi nhất.
Chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ, ít nhất là gần 1 thế kỷ nay, nếu tính từ Đệ Nhất Thế Chiến, có mục đích là làm thế nào để đưa ḿnh lên hàng đệ nhất cường quốc, rồi t́m cách để duy tŕ địa vị này. Những đế quốc muốn thách thức vai tṛ này, như đế quốc Anh, Pháp, Nga sô, đều bị đánh bại bằng cách này hay cách khác. Nay chỉ c̣n đế quốc Trung Cộng c̣n có ư đồ thách thức Hoa Kỳ.
Tất nhiên, Hoa Kỳ muốn khuất phục Trung Cộng. Tuy nhiên chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ cũng có nhiều khả thế, trường hợp ( scénarios), từ trường hợp tốt nhất đến xấu nhất, từ thượng sách tới hạ sách.Thượng sách, đó là chiến thắng chính trị, như trường hợp đă xẩy ra với Nga và Đông Âu qua chiến thắng chính trị; trung sách là dùng đến áp lực kinh tế ; hạ sách mới đến quân sự.
Bởi lẽ đó chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ luôn luôn có 2 chiến thuật đi song hành hay kế tiếp nhau : chiến thuật cà rốt và chiến thuật cái gậy.
Đừng thấy củ cà rốt mà vội mừng. Đừng thấy cái gậy mà đă hoảng sợ, dù là bạn hay là thù của Hoa Kỳ.
Đối với Việt Nam, Hoa Kỳ thừa hiểu là nếu Trung Cộng thay đổi, th́ Việt Nam cũng phải thay đổi. V́ vậy trọng tâm của họ vẫn là Trung Cộng.
Khi kư Hiệp ước b́nh thường hóa kinh tế và thương mại giữa Việt nam và Hoa Kỳ, vào năm 1995, Tổng thống Bill Clinton có tuyên bố : » Những Hiệp ước b́nh thường hóa kinh tế và thương mại giữa Hoa Kỳ và các nước Đông Âu đă giúp dân tộc các nước này t́m thấy được mô h́nh tổ chức xă hội tự do, dân chủ và kinh tế thị trường, tôi hy vọng rằng Hiệp ước b́nh thường hóa kinh tế và thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng giúp dân tộc Việt Nam t́m thấy được mô h́nh xă hội tự do, dân chủ và kinh tế thị trường như các dân tộc Đông Âu. »
Hy vọng rằng với Tổng thống dân chủ Obama, chính sách làm thế nào để các dân tộc c̣n sống dưới chế độ độc tài như Việt Nam, Trung Cộng, Bắc Hàn, Miến Điện cũng sẽ sớm t́m thấy được mô h́nh tổ chức xă hội dân chủ, tự do và kinh tế thị trường.
Nói như vậy, không có nghĩa là dân Việt thúc thủ ngồi chờ, mà phải can đảm đứng lên đấu tranh, v́ « Hăy tự giúp ḿnh, rồi Thượng Đế sẽ giúp ḿnh sau. »
Paris ngày 04/02/2 010
Chu chi Nam
____________________________________________________
Xin xem thêm : Chiến lược ngọai giao Hoa Kỳ, trên http://perso.orange.fr/chuchinam/