Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Phải Chăng Con Sư Tử Trung Cộng Đă Tỉnh Giấc

PHẢI CHĂNG CON SƯ TỬ TRUNG CỘNG ĐĂ TỈNH GIẤC

 

   Qua sự việc Trung cộng hiện nay là một trong những quốc gia xuất cảng lớn, là quốc gia đứng thứ ba trên thế giới, tính theo tổng sản lượng quốc gia, nhiều người cho rằng Trung Cộng hiện nay đang là con sư tử đă  tỉnh giấc.

Có phải thế không ?

   Trung cộng ngày nay hay là Tàu ngày xưa đă là một con sư tử

Không ai chối căi rằng dân tộc Tàu là một dân tộc lớn, một con sư tử, đă làm ra nhiều phát minh sáng kiến, thay đổi bộ mặt văn minh của thế giới, với những phát minh như địa bàn, thuốc súng, kỹ thuật làm giấy và kỹ thuật in ấn v..v….

   Chính v́ lẽ đó mà  nhiều người đă nhận xét, như Napoléon cho rằng «  Nước Tàu là một con sư tử đang ngủ. Nếu nó thức dậy, th́ thế giới sẽ rung chuyển «.  Gần đây vào đầu thập niên 70, nhà báo, nhà b́nh luận Pháp Alain Peyrefitte, có viết quyển sách Khi nước Tàu tỉnh giấc.. ( Quand la Chine s’éveillera…), đă là một quyển sách bán chạy nhất ở Pháp lúc bấy giờ.

   Thật vậy,  phát minh như kỹ thuật in đă có từ thời nhà Tống ( 960 –1279 ) rồi sau mới được bắt chước, nhập cảng sang Âu châu và Gutenberg ( 1400 – 1468) đă sáng chế ra máy in giúp cho Âu châu in sách, truyền bá đạo, đức tin, sự hiểu biết rộng răi. Vào năm 1450, cuốn Thánh kinh đă được in lần đầu tiên bằng máy in của Gutenberg. Điều đau đớn cho nước Tàu, đó là những phát minh, sáng kiến này không đước áp dụng rỗng răi, giúp cho dân, cho nước, mà chỉ bị hạn chế trong triều đ́nh, hay trong một số nhóm người nhỏ. Hơn thế nữa, chính những phát minh sáng kiến như địa bàn, thuốc súng, lại bị người tây phương dùng nó, t́m đến nước Tàu, dùng thuốc súng phát minh bởi người Tàu để xâu xé nước Tàu vào giữa thế kỷ thứ 19. 

   Không ai chối căi rằng thời kỳ huy hoàng nhất của lịch sử nước Tàu, đó là thời kỳ Xuân thu  ( 722 – 481 trước Tây Lịch) và thời Chiến quốc ( 481- 256 TTL), với những sự xuất hiện của Lăo tử ( 470-490 t TL), Khổng tử ( 555-479 TTL), của Bách Gia chư tử, Hàn phi Tử, Tôn tử v..v…

   Tại sao vậy ??

   Ở đây tôi không thể đi vào chi tiết của lịch sử nước Tàu ; nhưng đại để, từ lịch sử truyền thuyết đời Tam Hoàng là Toại Nhân, Phục Hi, Thần Nông và Ngũ Đế là Hoàng Đế, Xuyến Cốc, Đế Cốc, Nghiêu, Thuấn, theo đó Hữu Sào bày cho dân biết kết lá cây, cành cây trên đại thụ để làm nhà ở ; Thoại Nhân dạy dân lấy lửa nấu chín đồ ăn ; Phục Hi dạy cho dân phép cưới vợ gă chồng, nuôi súc vậy để sai khiến, làm lưới để săn thú và đánh cá, vẽ bát quái để chỉ cái lẽ âm dương, sinh hóa của vạn vật, chế nhạc khí ; Thần Nông chế ra cày bừa, dạy cho dân cày ruộng, lập ra chợ để dân trao đổi hóa vật, lại nếm các thứ cây cỏ, để t́m vị thuốc cho dân trị bệnh. Thần Nông chính là ông tổ của nghề nông, nghề thương và nghề thuốc.

   Nếu người ta tin ở giả thuyết cho rằng lịch sử con người và các dân tộc cho tới ngày hôm nay, tùy theo tŕnh độ phát triển,  đă hay sẽ trải qua 5 nền văn minh : 1) Văn minh trẩy hái, con người hái trái cây và săn bắn súc vật ở quanh hang hốc của ḿnh để sống ; 2) Văn minh du mục, v́ cây trái và súc vật trở nên khan hiếm, con người phải đi xa để kiếm ăn, con người bước sang nền văn minh du mục ; 3) Nhưng dù đi xa để kiếm ăn, cây trái và súc vật cũng không c̣n nhiều, con người phải trồng trọt và nuôi súc vật ; nó bước sang nền văn minh định cư, nông nghiệp ; 4) Với nền văn minh này, con người đă có thể thỏa măn những nhu cầu thiết yếu ; và một khi những nhu cầu thiết yếu đă được thỏa măn, con người nghĩ đến nhu cầu xa xỉ. Bởi lẽ đó con người trao đổi, như khi nó có thể dệt vải để mặc, nhưng nó muốn mặc lụa, th́ nó trao đổi với người dệt lụa ; nó có thể trồng lúa ḿ để ăn ; nhưng nó thích ăn lúa mạch, th́ nó trao đổi với người trồng lúa mạch. Con người bước sang nền văn minh thứ tư, đó là văn minh thương mại ; 5) Trong thời kỳ văn minh này, ngoài những phát minh trước đó, con người c̣n phát minh ra máy hơi nước, máy nổ, điện, téléphone, máy điện toán. Với téléphone, máy điện toán, con người không cần đi xa để trao đổi, nó bước sang nền văn minh hiện nay là văn minh tri thức, điện toán. Là văn minh điện toán, v́ con người có thể dùng téléphone và máy điện toán để trao đổi, không cần đi xa ; là tri thức, v́ lao động, một trong 3 yếu tố chính của sản xuất kinh tế ( Lao động, đất đai và vốn), chủ yếu là lao động trí óc, chứ không c̣n là lao động cơ bắp, như ở thời kỳ 3 văn minh đầu, nhất là văn minh định cư nông nghiệp. Sự giầu có của một quốc gia không c̣n chủ yếu tính theo nước đó có  dân số đông với nhiều sức mạnh bắp thịt chân tay, hay nhiều đồng ruộng, hầm mỏ hay không ; mà tính theo nước đó có nhiều đội ngũ cán bộ với nhiều phát minh sáng kiến hay không. Bởi lẽ đó mô h́nh tổ chức xă hội tương xứng với 2 nền văn minh sau là dân chủ, tự do và kinh tế thị trường ; v́ chỉ sống dưới chế độ dân chủ, tự do, con người mới có thể trao đổi dễ dàng tư tưởng của ḿnh, mới có thể phát minh, sáng kiến.

   Trở về với lịch sử nước Tàu, nếu chúng ta kể cả huyền sử, th́ nước Tàu bước vào thời văn minh định cư nông nghiệp với thời Thần Nông vào năm 3 220 trước Tây lịch. Nhưng nước Tàu thực sự bước vào mô h́nh tổ chức xă hội quân chủ phong kiến, cha truyền con nối với đời nhà Chu, khi Chu công Đán, thay v́ lên nối ngôi anh là là Chu Vơ Vương, như những thời trước đó , anh em cùng cha cùng mẹ nối ngôi nhau, cho tới hết mới tới con, hay là truyền hiền, mà lại truyền cho con trưởng. Nhà Chu ( 1122 – 256 TTL) với mô h́nh tổ chức xă hội quân chủ, lúc đầu là quân chủ phong kiến tản quyền cho tới hết thời Xuân Thu, Chiến quốc, sau đó th́ bước sang thời kỳ quân chủ tập quyền với nhà Tần ( 221 – 206 TTL), rồi nhà Hán ( 202 TTL tới Đông Hán 220 sau TL), cho tới măi ngày hôm nay với chế độ cộng sản, dù rằng trong thời gian dài cả hơn 5 000, nếu kể từ thời Thần nông ; hơn 3 000 năm nếu kể  từ thời nhà Chu, với bao triều đại, một cách đại lược là từ Tần qua Hán, từ Đường qua Tống, từ Nguyên qua Minh tới Thanh và cộng sản ngày hôm nay.

   Nếu nh́n thật giản tiện lịch sử nước Tàu, mặc dầu nó đă trải qua nhiều triều đại, nhưng nó chỉ gồm 2 thời kỳ : 1) Thời kỳ văn minh trẩy hái và du mục là thời kỳ trước Thần nông ; 2) Thời kỳ văn minh định cư nông nghiệp bắt đầu từ Thần nông ; nhưng nước Tàu bắt đầu chế độ chính trị xă hội quân chủ phong kiến, cha truyền con nối với thời nhà Chu, lúc đầu là quân chủ phong kiến tản quyền, sau đó là quân chủ tập quyền càng ngày càng trở nên độc đoán, độc tài và tàn ác, từ thời Tần Thủy hoàng cho tới ngày hôm nay với chế độ cộng sản.

   Đây là một trong những lư do chính làm cho văn minh Tàu, mặc dầu đến rất sớm, nhưng khựng lại, hay nói một cách khác là con sư tử Tàu ngủ, là v́ chế độ quân chủ Tàu quá ác ôn, côn đồ với tội tru di cửu tộc, tam tộc, với chế độ hoạn quan, bó chân phụ nữ, một hành động vô cùng phản nhân quyền, đă làm cho đầu óc phát minh sáng kiến của dân tộc Tàu bị khựng lại.

 

     Tại sao thời Xuân thu - Chiến quốc lại là thời huy hoàng nhất.

Chế độ quân chủ phong kiến là một chế độ chính trị độc tài, theo đó vua là con Trời, thay Trời để trị dân, tất cả quyền hành nằm trong tay vua, tất cả của cải, đất đai, từ ngọn cỏ, gốc cây, con người, đều là thuộc về nhà vua. Triều đ́nh là cơ quan quyền lực có nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh của vua. Phong kiến là phong hầu và kiến ấp có nghĩa là vua phong chức tước cho anh em, con cháu của ḿnh, cấp đất cho họ để họ khai thác. Chính v́ vậy mà từ từ những đất đai của những lănh chúa, hầu tước càng ngày càng nhiều và càng lớn mạnh, lấn áp luôn cả chính quyền trung ương. V́ vậy mà chính quyền quân chủ phong kiến tản quyền nhà Chu càng ngày càng yếu đi, bước sang thời Xuân thu, rồi Chiến Quốc.

   Xuân thu v́ lúc đầu, các lănh chúa, công, hầu c̣n tương đối tôn trọng vua nhà Chu. Nhưng sau đó th́ những lănh chúa, công hầu không những không tôn trọng nhà Chu, mà c̣n đánh lẫn nhau, bước sang thời Chiến quốc .

   Như trên đă nói thời Xuân thu-Chiến quốc là thời đại huy hoàng nhất của lịch sử nước Tàu với nhiều tư tưởng, phát minh sáng kiến nhất. Tại sao vậy ? V́ đây là thời tương đối tự do, dân chủ nhất của Tàu từ trước cho tới nay, người dân, nhất là giai tầng sĩ phu, trí thức tương đối được tự do phát biểu ư kiến của ḿnh, nếu ở sứ ḿnh bị chính quyền trù dập, th́ có thể bỏ sang sứ khác. Thí dụ cụ thể là vào thời này Khổng Tử đă chu du nhiều nước để du thuyết và quảng bá học thuyết cuả ḿnh. Thêm vào đó, những ông vua, những triều đ́nh, v́ muốn cho nước ḿnh lớn mạnh để cạnh tranh với nước khác, đă t́m cách chiêu dụ nhân tài. Điển h́nh là vua Tần mục Công của sứ Tần đă bỏ ra 6 bộ da dê để mua Bách lư Hề, một trong những người tể tướng giỏi của nước Tần, làm cho nước Tần lớn mạnh. Thêm vào đó những nhà quí tộc như B́nh Nguyên quân, Tín lăng quân v..v… đua nhau mở quán xá nuôi khách, một h́nh thức trại tỵ nạn ngày hôm nay, nhưng hơn ở chỗ là khuyến khích những khách luận bàn, trao đổi tư tưởng. Chính Lữ bất Vi, một trong những tể tướng quan trọng của nhà Tần, mà theo truyền thuyết, th́ là cha ruột của Tần thủy Hoàng, cũng đă bắt chước, mở nhà khách với 3 000 người. Ông c̣n khuyến khích, trao trách nhiệm cho họ làm ra quyển Lữ thị Xuân thu, một h́nh thức như quyển bách khoa tự điển sau này, với 20 000 chữ.

   Giới sĩ phu trí thức, nếu bị trù dập ở nước này, th́ có thể chạy sang nước khác lánh nạn, hay t́m cách báo thù, như trường hợp của Ngũ tử Tư, cha, anh bị vua Sở giết, sau đó chạy trốn sang nước Ngô, làm quan đến tể tướng nước này, trải 2 đời vua và đă mang quân về đánh nước Sở để trả thù.

   Chính ở thời Xuân thu-Chiến quốc, chế độ quân chủ phong kiến tản quyền bị phá hoại, nên thương nghiệp, rồi công nghiệp mới phát triển, mấy thành như Lạc Dương, Lâm tri, Thọ xuân v..v… trở nên phồn thịnh nhờ buôn bán. Nước Tề lúc đầu thời Xuân thu của Tề hoàn Công với Quản di Ngô làm tể tướng đă biết buôn bán, khai mỏ, đúc tiền, nhờ vậy mà đă trở thành bá thiên hạ. Nước Tấn của Tấn văn Công, nước Việt nghe lời Phạm Lăi, biết phát triển thương nghiệp, mà trở nên giầu có, bá chủ. Thí dụ điển h́nh nhất là nước Tần của Lữ bất Vi, đại diện cho giai tầng thương nghiệp đang lên, không những buôn bán hàng hóa như muối, tơ lụa, mà buôn bán cả con nhà quí tộc để đưa về làm vua, như truyền thuyết nói. Lữ bất Vi đă có công rất lớn trong việc làm cho nước Tần lớn mạnh sau này.

   Người ta có thể nói thời Xuân thu-Chiến quốc là thời mà nước Tàu tập tễnh bước vào thời văn minh thương mại với mô h́nh tổ chức nhân xă tương đối tự do, dân chủ với học thuyết của Mạnh tử ( 372-289 TTL), ít tập quyền và kinh tế thị trường với sự trao đổi hàng hoá giữa các nước với nhau. Nhưng những khuynh hướng đó hoàn toàn bị dập tắt, để nhường lại cho chế độ quân chủ tập quyền, nếu không muốn nói là cực quyền với Tần thủy Hoàng, nhà Tần (221-206 TTL), rồi sau đó được tăng cường với nhà Hán ( 206 TTL – 220 STL), nhất là với vua Hán Vũ đế ( 140-87 TTL), vua thứ 6 đời nhà Hán.

   Chính Hán Vũ đế đă làm cho chế độ quân chủ trở nên cực quyền, đối với không những người dân, mà ngay cả đối với quí tộc, một người quí tộc, làm tướng, cầm quân mà thua, th́ không cần hỏi lư do, là bị tru di tam tộc.  Chính Hán Vũ đế cùng với Đổng trọng Thư đă biến giai tầng sĩ phu trí thức trở thành những người công chức, công cụ phục vụ triều đ́nh, từ bỏ cái học thực dụng, trọng cái học từ chương, với đầu óc «  Trên đội, dưới đạp « , làm cho giai tầng sĩ phu trí thức tách rời dân, xa ĺa thực tế. T́nh trạng này kéo dài cho tới ngày hôm nay, với chế độ cộng sản.  Những người có đầu óc thực tiễn như Vương dương Minh, thời nhà Minh ( 1368-1644) có đầu óc thực tế, thực tiễn với triết lư  «  Tri Hành đồng nhất « , th́ bị trù dập. Sau triết lư này được chấp nhận bởi người Nhật. Đây cũng là một trong những lư do chính khiến nước Nhật có thể canh tân mau lẹ và ngày hôm nay trở thành cường quốc kinh tế thứ nh́ trên thế giới. 

   Con sư tử Tàu vẫn c̣n ngủ là v́ vậy, dân Tàu vẫn bị ḱm hăm bởi chế độ quân chủ cực quyền quá lâu, tất cả những ư chí tiến thủ, phát minh sáng kiến đều bị dập tắt,v́ chế độ cộng sản ngày hôm nay cũng chỉ là chế độ quân chủ cực quyền trá h́nh và c̣n tồi tệ hơn chế độ quân chủ thời xưa.

   Chừng nào nước Tàu c̣n chưa dân chủ hóa chế độ, con sư tử Tàu c̣n chưa thức tỉnh. Chừng nào nước Tàu chỉ có cải cách kinh tế, mà không cải cách chính trị, th́ nước Tàu vẫn chỉ là “anh chàng đi một chân, có ngày sẽ bị té”, thành ngữ mà chính Đặng tiểu B́nh dùng, mặc dầu sau đó lại chủ trương đàn áp phong trào dân chủ Thiên an môn 1989. Ngay dù chúng ta dùng cái nh́n lịch sử duy vật biện chứng của Marx để xét vấn đề, theo đó xă hội chia ra làm 2 tầng, hạ tầng gồm sức sản xuất, được coi như chất chứa ( le contenu ); và thể chế chính trị, được coi như b́nh chứa ( le contenant ). Nếu chất chứa phát triển, mà b́nh chứa không thay đổi, th́ có ngày chất chứa sẽ làm nổ tung b́nh chứa và t́m một h́nh thức b́nh chứa khác ( 1 ).

   Nếu nước Tàu không thay đổi chế độ, th́ nước Tàu có thể bị tự nổ tung từ trong ḷng chế độ ( l’implosion) chia thành 7 mảnh dựa trên 5 sắc tộc chính cộng thêm Hồng Kông, Đài loan, như ông Lư đăng Huy, cựu Tổng thống Đài Loan, và những nhà dân chủ hiện nay ở Tàu chủ trương, để sau đó kết hợp lại thành một quốc gia liên bang, đi theo một đường lối phát triển hài ḥa hơn, không dựa trên tính cách áp bức ngay đối với chính dân tộc ḿnh, đối với các sắc tộc hợp thành dân tộc ḿnh, về chính trị quốc nội ; c̣n về chính trị đối ngoại th́ dựa trên quan điểm đối tác ( Partenariat), đối với những nước láng giềng, chứ không theo quan niệm chủ tớ, nước lớn ép nước nhỏ như hiện nay.

   Chính v́ vậy, những ai, những quốc gia nào tin tưởng rằng con sư tử Tàu đă thức dậy, và đă là chỗ tựa lâu bền, những người này đều lầm. Những con người đó chỉ là những cây  tầm gửi, leo bám vào cây lớn Tàu, mà không biết rằng cây lớn này đang mục rữa từ bên trong, theo như lời cựu Thủ tướng Trung cộng, Chu dung Cơ, nói: “ Nước Tàu là một anh khổng lồ, chân bằng đất sét”. Anh khổng lồ này, cây đại thụ này, có ngày sẽ té nhào, chổng kềnh, đầu tiên sẽ nghiến nát những cây tầm gửi bám quanh thân.

                                Paris ngày 04/08/2009

                                    Chu chi Nam

(1)              Xin xem them những bài về cách mạng và lư thuyết của Marx, trên : http://perso.orange.fr/chuchinam/


<< trở về đầu trang >>
 free counters