Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

VẤT VẢ HỌC TIẾNG MẸ ĐẺ
(MÜHSAM DIE MUTTERSPRACHE GELERNT)

I. Lời giới thiệu và ước mong của người dịch:

Nguyên văn bằng tiếng Đức là bài viết của Kư Giả Christine Scharrenbroch, được đăng trên ''Frankfurter Allgemeine Zeitung'' là Nhật Báo rất nổi tiếng ở Đức. Bài viết nầy ''xuất hiện'' trước khi rất nhiều tờ báo Đức đă nhiều lần ca ngợi sinh viên, học sinh Việt Nam là thành phần giỏi nhất ở xứ nầy và trước khi ông Philipp Rösler, gốc Việt, 38 tuổi, lên làm Phó Thủ Tướng Đức và Chủ Tịch Đảng Tự Do Dân Chủ (FDP) với số phiếu được bầu là 95%.

Theo thiển ư của tôi, bài viết rất hữu ích cho Cộng Đồng người Việt ở Hải Ngoại, nhất là cho thế hệ thứ hai của thuyền nhân hay tuổi trẻ tha Hương. Cho nên tôi mạo muội dịch bài viết sang tiếng Mẹ, xin kính tặng Đồng Bào trong và ngoài Nước.

Trong cuốn sách học làm người với tựa đề ''Tâm Hồn Cao Thượng: Les Grands Coeurs'' (Những Tấm Ḷng Cao Cả) của De Amicis, có câu: ''Giữ vững tiếng Mẹ là nắm trong tay ch́a khóa mở được tất cả cánh cửa của ngục tù.'' Ước ǵ thế hệ trẻ Việt Nam ở Hải Ngoại noi gương sinh viên, học sinh Nhật: Dù sinh ra ở xứ người, họ vẫn trao đổi với nhau bằng tiếng Mẹ Đẻ.

 

Nay kính,

Phan văn Phước

 

II. Bản dịch:

Vất Vả Học Tiếng Mẹ Đẻ

Năm 1980, khi ông Châu Phước quyết định trốn khỏi Việt Nam với cả gia đ́nh, vợ ông đă bụng mang, dạ chửa nhiều tháng. Nhờ khéo quan hệ móc nối, ông lấy được chỗ trên ghe cho vợ và sáu đứa con. Cả 62 người bị ''nêm như mắm'' trong đó. Họ phải chống chọi với bao hiểm nguy, mới ra khơi được như vô số dân miền Nam Việt Nam ĺa xa Quê Hương khi Cộng Sản lên nắm quyền. Chiếc thuyền lênh đênh hai ngày, hai đêm trên Nam Hải (1). Sau đó, các thuyền nhân được Tàu Cap Anamur của Đức cứu vớt.

Gia đ́nh nầy được đưa đến Indonesia. Họ dự tính định cư bên bà chị của người cha ở Cannada, nhưng bất thành: Danh sách chờ đợi dài tḥng! Hai tháng sau, họ được Đức tiếp nhận là người tỵ nạn theo số lượng ấn định. Tất cả 12 ngàn thuyền nhân được Cộng Ḥa Liên Bang Đức cho phép lưu trú vô thời hạn. Suy nghĩ của họ lúc bấy giờ là ''Ở đây lạnh quá!'' Đúng vậy, tuyết vẫn nằm đó đây khi họ nhập trại Bergkamen. Họ đến được một thời gian ngắn th́ cậu con trai út mở mắt chào đời. Cha mẹ đặt tên cho cậu là Tự Do.

Bây giờ, Tự Do đă được 16 tuổi, sống với cha mẹ và sáu anh chị em ở Willich Schiefbahn, một địa điểm nằm giữa Mönchengladbach và Düsseldorf. Người cha cho biết: ''Hàng xóm đỡ đần chúng tôi nhiều lắm. Mọi người đều tử tế với chúng tôi.'' Hai vợ chồng và người con lớn mở tiệm may. Nhờ thu nhập khá, họ mua được ngôi nhà nhỏ ở Willich. Cách sắp đặt đồ đạc trong nhà không thể hiện tí ǵ về gốc gác của gia đ́nh. Chiếc tràng kỷ sặc sỡ, một bức tường chế thành tủ bằng gỗ sồi, một cái bàn kẻ ô vuông, chỉ có bốn tấm sơn mài bằng xà cừ là lưu niệm phong cảnh ruộng đồng Việt Nam và phu khuân vác.

Tự Do đang học lớp Mười ''Hauptschule'' ở Willich Schiefbahn, để tóc quăn theo mốt mới, đeo kính và mặc quần jeans, áo pull như các bạn đồng lứa. Cậu là hội viên Câu Lạc Bộ Nhu Đạo ở Willich. Thứ sáu nào cậu cũng đi Krefeld dợt bóng chuyền. Tự Do nói tiếng Đức thạo hơn tiếng Việt. Cậu chỉ nói tiếng Việt với cha mẹ. Anh chị em trong nhà trao đổi với nhau phần nhiều bằng tiếng Đức. Bạn bè của Tự Do là người Đức và người nước khác. Cậu chỉ quen rất ít người Việt. Tự Do cảm thấy ḿnh là Dân Đức, cũng như người anh lớn hơn cậu ba tuổi tên Hoa (2) sinh ở Việt Nam. Kỷ niệm về Việt Nam đă phai mờ trong tâm trí Hoa. Hoa bảo: ''Tôi chẳng có mảy may h́nh ảnh nào về Quê Hương.''

Nhiều bạn đến Đức khi c̣n nhỏ hay sinh ra tại đây đều như hai anh em nầy. Khác với cha mẹ, họ học sinh ngữ nhanh và dễ dàng ở các trường học Đức. Nhiều bạn đă lên Đại Học. Các gia đ́nh người Việt rất coi trọng học vấn. Từ ngày tỵ nạn, phần đông vẫn chưa về Việt Nam. Các bạn khác không có cha mẹ cũng quên luôn tiếng Việt. Nhưng, qua tuổi thành niên, nhiều bạn có ư thức về NGUỒN GỐC của ḿnh nên đă bắt đầu cắt nghĩa cho nhau về VĂN HÓA VIỆT NAM. Bước khó khăn đầu tiên vẫn là học tiếng Việt. Đây là trở ngại lớn nhất ''Thanh âm tiếng Việt lạ lùng và tức cười, tôi nghe cũng giống như người Đức nghe vậy.'' Đó là lời phát biểu của Ha Hao Duc, 31 tuổi, sinh viên Sinh Vật Học ở Düsseldorf, hiện đang làm luận án Tiến Sĩ tại Bệnh Viện của Đại Học trong thành phố này. Năm 1970, làng Ḥa B́nh ở Tỉnh Oberhausen đă đưa chàng trai bị bại liệt này sang Đức điều trị. V́ chiến tranh, cậu không trở về với gia đ́nh, mà ở lại làng Ḥa B́nh cho đến sinh nhật thứ 18.

Duc nói: ''Thuở ấy, tôi hoàn toàn mất gốc, không nói được tiếng Việt nữa.'' Do ṭ ṃ, Duc ráng sức tự học và kiên tŕ trau dồi tiếng Việt. Năm 1983, cậu tốt nghiệp Đại Học vào tuổi 25, rồi trở về thành phố HCM (SAIGON cũ) để thăm gia đ́nh lần đầu tiên. Cả nhà đều ngỡ là cậu đă ''khuất núi''. Ha Hao Duc nói: ''Thật vô cùng cảm động!'' Cậu xem bốn tuần về thăm nhà là ''cuộc thử nghiệm bản thân để coi ta đây, đại để về mặt thể lư, có kham nổi cái xứ nầy không!'' Cậu chẳng pḥng bệnh sốt rét ǵ cả. Trong hành lư, chỉ có vỏn vẹn một loại thuốc chống tiêu chảy. Cậu chọn tháng 4 là thời điểm nóng nhất và cậu đă qua được cuộc ''thử lửa''. Từ đó, cậu vẫn nuôi hoài băo có ngày ḿnh sẽ hồi hương.

Ha Hao Duc nói về cuộc sống giữa hai nền Văn Hóa như sau: ''Chúng tôi có thể hội nhập hoàn toàn vào thế giới người Đức, tuy nhiên, vẫn trung thành với Quê Hương của ḿnh.'' Đang cộng tác ở Viện Nghiên Cứu với một số Khoa Học Gia Toàn Cầu, mà chỉ sau ba, bốn tuần lễ, cậu đă bị thu hút bởi nhu cầu cấp bách là phải liên kết với người Đồng Hương và phải nói tiếng Việt. Cậu chấp nhận việc đi lại xa xôi để thực hiện bằng được những cuộc gặp gỡ như thế v́ các gia đ́nh người Việt ở phân tán khắp nơi. Ha Hao Duc nói: ''Ngay ở ngôi làng xa xôi, hẻo lánh nhất vẫn có người Việt.'' Tại các Tiểu Bang cũ, không có những khu vực như ở Cộng Ḥa Dân Chủ Đức (DDR) dành cho anh chị em miền Bắc sang hợp tác lao động. Duc cho biết ''C̣n người Việt ở Đông Đức th́ dân vượt biên hầu như không hề tiếp xúc. Họ lớn lên trong Chế Độ Cộng Sản nên nhận thức về Văn Hóa hoàn toàn khác.'' Cậu bảo: ''Ngại tiếp xúc lắm!'' Bạn Phước cũng cho biết bạn thấy hổ thẹn về những người Đồng Hương bán thuốc lá lậu ở Bá-Linh. Bạn sợ người Đức không biết đó chỉ là một số ''mánh mung''. V́ thế mà dân Đức lại có ấn tượng xấu về tất cả người Việt.

Hằng  năm, v́ xa xôi cách trở, các bạn trẻ Việt Nam chỉ có cơ hội làm quen với những người đồng quan điểm tại vài buổi họp mặt do Ủy Ban Cap Anamur, Hội Việt-Đức và các Cộng Đoàn Tôn Giáo tổ chức. Để, sau này, họ có thể gặp gỡ nhau dễ dàng hơn, đầu năm này, Duc cùng bảy bạn khác đă thành lập được Liên Đoàn Thuyền Nhân là nơi gặp gỡ, trao đổi Văn Hóa của bạn trẻ Việt Nam, Trụ Sở đặt tại Wurzburg. Liên Đoàn cho phát hành một Tạp Chí và tổ chức những cuộc du ngoạn, nhưng vẫn mong muốn giúp thế hệ thứ hai của người vượt biên đào sâu thêm kiến thức và nhận thức của ḿnh. Nếu như Liên Đoàn có chiều hướng phát triển tốt đẹp, Duc hy vọng sẽ liên kết được với các Tổ Chức khác nhắm giúp thành viên cộng tác vào những dự án phát triển tại Việt Nam. Cậu cũng muốn ''đưa tin'' về việc các bạn trẻ Việt Nam sẽ hợp tác tại Quê Nhà theo hệ thống đào tạo này. Việc hợp tác có thể ngắn hạn hoặc cũng có thể dài khi họ về ở hẳn bên Việt Nam.

Duc phát biểu: ''Chúng tôi phải mở rộng tầm nhận thức mới và trẻ trung v́ chúng tôi không thể sống như thế hệ ông bà già. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không muốn chối bỏ Văn Hóa của ḿnh...'' Bạn Do Dang, nhân viên Sở Thông Tin ở Dortmund, cho biết: ''Người Việt lớn tuổi thường không rành tiếng Đức nên co cụm sống với nhau, thường làm nghề may hay nhà hàng. Ngược lại, con cái họ hội nhập nhiều hơn vào Cộng Đồng người Đức và được đào tạo đàng hoàng.''

Càng hội nhập bao nhiêu, họ càng luưnh quưnh giữa hai nền Văn Hóa bấy nhiêu: ''Cùng một lúc, tôi rút ra được điều hay của tiếng Đức lẫn tiếng Việt.'' Đó là phương châm của bạn Lê Thị Quyên, 21 tuổi, Chủ Tịch Liên Đoàn. Từ Rehau, nơi gia đ́nh sinh sống, cô chuyển về học Khóa Quản Lư Kinh Tế ở Wurzburg. Nhận thức rơ vấn đề, Lê thị Quyên quyết tâm sống theo Truyền Thống Việt Nam. Việc chọn người yêu cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn ấy. Học xong rồi, mới lặng lẽ tính chuyện ''nh́n quanh, nh́n quất''. Một khi đă quyết định ''y...ê...u'' ai đó th́ quyết định ấy phải vững bền. Có bạn trai keo sơn, gắn bó trước khi ra trường đâu phải là chuyện thường t́nh. Lang quân trọn đời theo ước mơ của Quyên là người Việt. Một mặt, đó là nguyện vọng của cha mẹ; mặt khác, do người Đức khó hiểu được tâm lư của nàng. Dù rằng người Việt rất dễ thích nghi, linh động, uyển chuyển, họ vẫn c̣n giữ được đặc tính của ḿnh. Theo cô, chất lăng mạn và lư tưởng cao đẹp là các nét nổi bật nơi người Đồng Hương. Cuối tuần, cô sinh viên này thường về nhà cha mẹ, trở lại thích nghi với tôn ti, đẳng cấp trong gia đ́nh là điều mà phép tắc, lễ nghĩa đối với người nhà lớn tuổi hơn ḿnh đ̣i hỏi. Bấy giờ, cô không c̣n được gọi là Quyên nữa, mà là chị (em) Sáu.

 

Ghi chú:

1.Tôi không dùng chữ ''Biển Nam Hải'', mà ''Nam Hải'' bởi v́ ''hải'' có nghĩa là ''biển''.

2. Tên của người Việt trong bài được ghi theo mẫu tự của Đức. Cho nên, tôi không đoán được tên Việt của họ.


<<trở về đầu trang>>
free counters