|
Bài của Trần Hồng Tâm
(Thư ngỏ gởi Ngài giảng viên Đại học Cần Thơ, Nguyễn Trọng B́nh)
Ảnh mang tính minh họa, nguồn On the net |
Chào Ngài, để khỏi mất th́ giờ của Ngài, tôi xin được vào thẳng câu chuyện. Tôi là một công dân, không sống bằng nghề văn chương hay nghệ thuật, có đọc được bài: “Một lần nghiêm túc và thẳng thắn vơi ông Trần Mạnh Hảo”, trên http://trannhuong.com nên tôi muốn gởi đến Ngài những suy nghĩ của ḿnh về bài viết này.
Thưa Ngài, theo thiển ư của tôi th́ nhà thơ Trần Mạnh Hảo là người am tường về văn chương chữ nghĩa, nên ông Hảo viết phê b́nh là giúp cho những bạn đọc ít hiểu biết như tôi ngộ ra những cái hay cái chưa hay trong nền văn học nước nhà, chớ ông Hảo không có ư định dùng cán bút làm đ̣n xoay cho nền văn chương của một quốc gia. Nếu Ngài có ư truy cứu trách nhiệm cho ai đă làm cho nền văn học nước nhà chậm tiến, th́ mong Ngài nên đào bới ở một hành lang khác. Một ḿnh Hảo, trói gà không chặt, làm sao đủ sức đội đá vá trời.
Ngài phê phán rằng những bài phê b́nh văn học của ông Hảo đă bộc lộ ra “một lỗ hổng chết người đó là tính hệ thống, tính khái quát vấn đề” Theo thiển ư của tôi, những bài viết gần đây của ông Hảo, là những bài báo, vạch trần những nạn chia xôi chia thủ, xung quanh những giải thưởng văn học đầy tai tiếng. Những bài này không phải là những công tŕnh nghiên cứu mang tính từ chương, kinh điển, nên Ngài đ̣i hỏi ở một bài báo phải có “tính này, tính nọ” là quá khắt khe đến mức hơi lố bịch.
Đọc văn xuôi ông Hảo, tôi thấy nhiều nhận định sắc sảo, được thể hiện ra chính xác như những định nghĩa toán học. Thảng hoặc, tôi gặp đâu đó hương vị của Thánh Kinh, của triết học, lại có khi nghe thấy giọng điệu chua ngoa, trào lộng rất Bắc kỳ. Tuy vậy, tôi vẫn tuyệt đối tôn trọng ư kiến của Ngài. Tôi tin rằng Ngài sẽ là người có đủ tài vẹn đức để vá “cái lỗ chết người” này lại, để mang lại sự chuyển biến đáng kể cho nền văn học nước ta.
Ngài mang ông Hảo ra so sánh với Trần Đăng Khoa và Phạm Xuân Nguyên. Cách so sánh này làm tôi nghĩ đến công việc của một tay lái lợn: ngắm nghía, sờ mó, nghe ngóng, khen bên này chê bên kia, để mặc cả, để d́m giá. Nếu tôi là Trần Đăng Khoa, hay Phạm Xuân Nguyên, mặc dù được khen, nhưng vẫn thấy xấu hổ, v́ lời khen quá thô lỗ, sống sượng. Giống như một tay có máu dê, mới gặp cô gái lần đầu đă khen “vú em to lắm” ngay giữa chốn đông người.
Hơn nữa, thưa Ngài, văn chương cũng giống đời người “sống gởi thác về”. Những cái Ngài cho là đúng, là hay bữa này, chắc ǵ đă đúng đă hay ở ngày mai. Nh́n lại những tác giả bị thoá mạ, bị bỏ rơi như những mớ giẻ rách, thậm chí bị tù tội trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm th́ Ngài hiểu điều này.
Thưa Ngài, dựa vào đâu mà Ngài biết được ông Hảo “nghiện và “thích thú”, “đắm ch́m” trong ánh hào quang của những lời tung hô trên cái mạng internet” Tôi e rằng Ngài đă mắc cái tật “suy bụng ta ra bụng người”. Tôi nghe người ta đồn rằng ngay từ khi ở tuổi 15, 16 học lớp 9, lớp 10, ông Hảo đă lừng lững là một học sinh giỏi của tỉnh Nam Định, thường giật giải trong các kỳ thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc thời đó. Ông Hảo nổi tiếng là một học sinh hiếu học, bớt phần gạo mỗi ngày, bán đi lấy tiền mua dầu đốt đèn đọc sách. Các thày giáo thường đưa tên ông Hảo ra làm tấm gương cho những lớp sau. Ông Hảo cự tuyệt ư định của cha mẹ muốn đưa ông vào chủng viện học để ra làm linh mục. Ông xung phong đi bộ đội. Ông lăn lộn trong chiến trường khói lửa. Ông xuất hiện thường xuyên trên mọi văn đàn lớn nước nhà. Nhiều người yêu thích thơ ông. Vài comments trên mạng, ăn nhằm ǵ so với những thành tựu mà ông đă gặt hái được bằng mồ hôi, nước mắt, và trí tuệ của ḿnh.
Lẽ nào Ngài lại đặt điều cho người ta như vậy.
Trong bài viết Ngài viện dẫn ư kiến của giáo sư Cao Huy Thuần rằng: “Ai đánh thức, không cho người khác ngủ, người ấy là trí thức, bất kể họ là ai”, rồi Ngài tỏ ra rất tâm đắc với định nghĩa này. Nhưng với hiểu biết của tôi th́ ai không cho người khác ngủ là người mất lịch sự. Không tôn trọng giấc ngủ của người khác là kẻ thô lỗ. Nói vậy, nhưng tôi không có ư bác lại ư kiến của Ngài, mà tôi chỉ muốn gởi đến Ngài một thông điệp đă cũ mèm, trẻ con cũng biết là: Không thể bắt người khác phải thích những điều ḿnh thích. Ngài khoái những em chân dài, th́ Ngài cũng để cho người khác yêu mấy cô chân ngắn. Ông Hảo có “phang”, “chê”, hay “nhổ toẹt” có sao đâu, Ngài không thích giọng văn này, nhưng nhiều người khác thích. Hơn nữa, đó cũng là một cách góp giọng, góp điệu làm cho nền văn học nước nhà thêm phong phú, thêm màu sắc. Chẳng lẽ ai cũng phải viết theo kiểu “một là, hai là”, “thứ nhất, thứ nh́” đạo mạo cứ y như nghị quyết. Thứ văn này giành cho những bạn đọc là Đảng viên, c̣n thập loại chúng sinh như tụi tôi làm sao tiêu hóa nổi những món sơn hào hải vị cao sang ấy.
Nghe nói Ngài làm nghề dạy học, nên có lẽ Ngài mắc bịnh nghề nghiệp. Ngài luôn đè người ta ra để Ngài dạy bảo. Nào là “phải nghiêm khắc với chính ḿnh”, phải “nh́n lại ḿnh”, phải“nghiêm túc và thẳng thắn”, “ông Hảo phải biết…” Của đáng tội, đọc Ngài, tôi thấy Ngài chưa đủ bản lĩnh và tài năng để xách dép chữ nghĩa cho ông Hảo. Ngài có thể múa ŕu trước mặt mấy em học tṛ Cần Thơ, nhưng làm sao Ngài có thể giảng dạy chữ nghĩa với những bậc thầy. Nói thiệt với Ngài, nếu Ngài bớt giảng dạy, bớt lên lớp, bớt khuyên răn, th́ tôi cũng có thể phải ḷng văn chương của Ngài.
Xuân Sách vẽ chân dung Trần Mạnh Hảo bằng thơ:
Ôi, thằng Trần Mạnh Hảo
Đi phỏng vấn Chí Phèo
Hắn chết từ tám hoánh
Đời mày vẫn gieo neo
C̣n cái lăo Bá Kiến
Đục bản in thơ mày
Bao giờ mày say rượu
Bao giờ mày ra tay?
Ngài thể hiện rằng Ngài rất “băn khoan, khó nghĩ” tại sao Xuân Sách “lại huỵch tẹt ra thế này”, “có dụng ư nghệ thuật ǵ ở đây chăng?” Rồi Ngài “chú ư đến hai câu: Bao giờ th́ say rượu/Bao giờ th́ ra tay”, và thế là sau bao năm nghiền nghẫm, kể từ ngày bài thơ trên đươc công bố, đêm qua Ngài đă khám phá ra: “ông Hảo trước lúc muốn làm việc ǵ đó để tăng thêm dũng khí, cũng phải nhờ cậy đến rượu”, “th́ ra ông Trần Mạnh Hảo cũng hay say sưa và máu me lắm nên nhà thơ Xuân Sách mới vẽ chân dung ông Hảo vậy chăng”
C̣n tôi, người đang viết cho Ngài, kiến thức văn học ở tŕnh độ lớp 10/10 của miền Bắc trước đây. Điểm trung b́nh của môn văn được ghi trong học bạ thường là 5 hoặc 6/10. Khi đọc bài thơ này lần đầu tôi đă nhận ra một bi kịch đến với ông Hảo, và đặt ra bao nhiêu những câu hỏi, mà không t́m thấy câu trả lời.
Chí Phèo đă “chết từ tám hoánh”, mà sao Bá Kiến vẫn c̣n sống đến ngày nay? Cứ giả thiết rằng, sau cú đâm chí mạng của Chí Phèo, Bá Kiến đă được các bác sỹ phẫu thuật cấp cứu kịp thời, v́ lăo có tiền. Nhưng đến Cải Cách Ruộng Đất th́ Đảng ta hóa vàng cho lăo tận gốc rễ rồi. Tại sao lăo c̣n sống? Ai là người đă làm Bá Kiến phục sinh?
Bá Kiến không những c̣n sống, mà sống nhởn nhơ, phây phây, ăn trên ngồi chốc, ngang ngược làm càn, dám “đục bản in thơ mày”. Sao Bá Kiến không đục bản in thơ Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, hay Hữu Thỉnh, mà lại chỉ đục riêng bản in thơ Trần Mạnh Hảo? Đằng sau Bá Kiến c̣n ai, mà dám cả gan làm cho đời Hảo “gieo neo”? Hội Nhà Văn là chốn của những tao nhân mặc khách, mà sao Bá Kiến chui vô được? Ai kết nạp cho lăo? Lẽ nào Đảng lại để cho Bá Kiến nhởn nhơ gây tội ác như vậy? Sao Đảng không tiêu diệt Bá Kiến? Để ḿnh Hảo, đơn phương độc mă mượn rượu “ra tay”?
Thưa Giảng viên Đại học, h́nh như Ngài không phục Chí Phèo, c̣n tôi th́ ngược lại. Tôi coi Chí Phèo là một anh hùng, dám đâm Bá Kiến trực diện mà chẳng cần phải phục kích, đánh lén, hay giấu mặt. Tôi thương hắn lắm. Hắn khố rách áo ôm. Hắn thân tàn ma dại, một thân một ḿnh mà dám đương đầu với Bá Kiến, vừa giàu có, vừa quyền lực, lại đa mưu túc kế. Nhưng Chí vẫn nói lên khát vọng của ḿnh bằng nhát dao định mệnh.
Thưa Ngài, trong câu thơ “Bao giờ mày say rượu”, tôi không nghĩ rằng Xuân Sách ám chỉ những bữa nhậu “say sưa và máu me”, như ngài phán. Xuân Sách ngụ ư một cuộc say khác, một cơn say hàm chứa một ư tưởng cao cả và ư nghĩa, nằm bên ngoài nghĩa đen của nó. Mà thôi, tranh luận làm ǵ cho nhọc ḷng. Ngài hiểu bài thơ thế nào là quyền của Ngài. Nhưng nó đă buộc tôi phải nghi ngờ về khả năng cảm thụ văn học của Ngài. Câu, chữ, bố cục và cả ư tưởng được thể hiện trong bài của Ngài cũng đă làm tôi nghi ngờ về độ tin cậy với những ai đă đưa ngài lên bục giảng bậc Đại học.
Thưa Ngài, bài Ngài viết lúc đầu được đăng trên blog của nhà văn Trần Nhương, để rộng đường dư luận, ông Hảo đă yêu cầu Đàn Chim Việt đăng lại. Bài viết của Ngài không hề bị biên tập. Tên Ngài vẫn được giữ nguyên. Nếu tôi là Ngài, th́ tôi sẽ cảm ơn ông Hảo và Đàn Chim Việt đă tái bản tác phẩm cho Ngài, và Ngài cũng nên tự hào v́ mỗi bài viết của Ngài vừa xuất xưởng đă được các báo giành nhau đăng tải. Vậy mà sao Ngài lại nặng lời với ông Hảo là “ăn cắp”, là “lá mặt lá trái”. Thứ ngôn ngữ này tôi chỉ nghe thấy trên bến phà Bắc Cần Thơ, mỗi khi có dịp xuống Sóc Trăng ăn bánh bía.
Thưa Ngài, theo tôi được biết th́ tờ báo mạng Đàn Chim Việt, thấm nhuần những giá trị nhân bản của Âu Châu và Bắc Mỹ. Họ tuyệt đối tôn trọng quyền tự do diễn đạt của mỗi cá nhân. Ngài có thể tham gia, mà không hề có một sự phân biệt đối xử nào. Tất nhiên dưới bài viết là những lời b́nh chú của bạn đọc cũng được tôn trọng. Ngài có quyền thích hoặc không thích những comments này, nhưng ngài không có quyền gọi bạn đọc là những “cóc nhái”, “ễnh ương”, “côn trùng”. Đại tá Gaddafi gọi những người nổi dậy là “bầy chuột”, bị dân chúng phẫn nộ. Bây giờ ngài gọi bạn đọc là “cóc nhái, ễnh ương, côn trùng”, không biết bạn đọc có nên phẫn nộ không. Vậy mà tôi cứ tưởng Giảng viên văn chương là những người hơn ai hết cẩn trọng trong cách dùng từ, khiêm tốn trong giao tiếp, mô phạm trong viết lách. Ngài đă có lần vén miệng lên để dạy bảo ông Hảo rằng “Có muốn khen chê ǵ cũng phải có nghệ thuật… cho nó đẹp”. Vậy sao ngài lại chơi không đẹp với bạn đọc.
Để kết thúc bài này, tôi kể Ngài nghe câu chuyện nhỏ. Một nhà văn nọ, sống ở thành phố Hồ Chí Minh, đă tự nguyện nhận ḿnh là “con chó của Đảng”. Rồi ông ta cũng tự nhận nhiệm vụ “mỗi khi thấy người lạ, là tôi cứ sủa ầm lên để Đảng cảnh giác”. Chờ măi, tôi cũng chẳng thấy ông ta sủa tiếng nào to cả. Bữa nay tôi đọc Ngài, nào là “lỗ hổng chết người”, nào là “một đại họa, một thảm họa đối với văn hóa xă hội”, nào là “một ca hi hữu.. cần được lư giải”. Thành thực tôi nghe tiếng sủa của Ngài to hơn vị nhà văn kia nhiều.
Nhân đây tôi cũng muốn nhắn với Ngài. Tôi chưa gặp mặt ông Hảo lần nào. Tôi không có bất cứ một mối quan hệ ǵ với ông Hảo. Tôi viết bài này chỉ với một mục đích được giăi bày những suy nghĩ của ḿnh cùng Ngài và những bạn đọc thân yêu khác.
Kính chào Ngài,
Trần Hồng Tâm
<<trở về đầu trang>>