Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Những hệ lụy nguy hiểm cho Việt Nam
sau chuyến đi Trung Quốc của Nguyễn Phú Trọng!

Cô lập VN với quốc tế để nắm thượng phong trong đàm phán về biển Đông
Chỉ hai ngày sau chuyến thăm Trung quốc lần đầu của Nguyễn Phú Trọng trong tư cách là tân Tổng bí thư ĐCSVN (từ 11-15.10.2011) nhà cầm quyền Bắc kinh đă hô lớn trước dư luận thế giới:
"Tuyên bố chung Trung-Việt" có ư nghĩa chỉ đạo quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lâu dài, lành mạnh và ổn định. Trung Quốc và Việt Nam thông qua đàm phán giải quyết tranh chấp trên biển giữa hai nước không liên can ǵ với bên thứ ba."[1]
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đă nhấn mạnh như trên để phản bác các đ̣i hỏi của Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba cũng như Tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino là các tranh chấp ở biển Đông là vấn đề chung của các nước trong khu vực và quốc tế, cho nên phải được giải quyết đa phương.[2]
Chỉ ba ngày sau phát biểu của Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung quốc, Phát ngôn viên bộ Ngoại giao nhà cầm quyền CSVN Lương Thanh Nghị đă nh́n nhận quan điểm trên đây của Bắc kinh, nghĩa là những vấn đề tranh chấp trên biển Đông liên quan tới VN và Trung quốc th́ chỉ đàm phán song phương giữa Bắc kinh và Hà nội.[3] Nhưng không cho biết rơ trong các tranh chấp trên biển Đông vấn đề nào chỉ liên hệ trực tiếp tới hai nước VN-Trung quốc. Có nghĩa là bỏ ngỏ để cho Bắc kinh định nghĩa và quyết định!
Khi bộ Ngoại giao Trung quốc nhấn mạnh "Tuyên bố chung Trung-Việt" và "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa." mang tính cách "chỉ đạo" là lập lại sách lược tuyên truyền rất quen thuộc của Bắc kinh, lấy danh nghĩa những thoả thuận của lănh đạo hai nước –nhưng thực t́nh là sự áp chế của Bắc kinh- để bịt miệng nhân dân VN, đồng thời cấm cản dư luận quốc tế! [4]
Nói thẳng ra, nhà cầm quyền Bắc kinh đă dùng "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển" vừa được Bắc kinh và Hà nội kí trong chuyến thăm Trung quốc của Nguyễn Phú Trọng làm lá chắn ngăn cản quốc tế và các nước trong khu vực t́m cách giải quyết hoà b́nh và công bằng theo luật quốc tế cho những tranh chấp trên biển Đông. Do đó với việc ép Hà nội phải kí "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển" Bắc kinh đă thành công trong mục tiêu ngoại giao là CHIA RẼ VN với các nước trong Asean, Nhật … và CÔ LẬP VN với cộng đồng quốc tế, nhất là Mĩ và EU. Trên cơ sở đàm phán song phương nhưng hầu như độc quyền này, Bắc kinh sẽ thương thuyết ở thế mạnh để ép VN trong các cuộc đàm phán về Hoàng sa, Trường sa và toàn bộ biển Đông.
Sở dĩ Bắc kinh đă đứng ở vị thế lấn át như hiện nay, v́ do các chính sách sai lầm và thái độ bạc nhược của những người cầm đầu CSVN. Nên chỉ trong hai thập niên qua từ khi b́nh thường hóa quan hệ giữa hai nước vào năm 1991 họ đang đẩy VN lệ thuộc Trung quốc trong nhiều mặt, từ ư thức hệ, kinh tế tới thương mại. Từ nắm được cái đầu tiến tới kiểm soát được dạ dầy của VN!
Như vậy có thể kết luận rằng, về mặt sách lược đối ngoại trong tranh chấp biển Đông, "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển" trong chuyến đi Trung quốc của Nguyễn Phú Trọng là một THOẢ HIỆP VÔ NGUYÊN TẮC, CHỦ QUYỀN CỦA VN KHÔNG ĐƯỢC TÔN TRỌNG và DANH DỰ TỔ QUỐC BỊ CHÀ ĐẠP! Đây rơ ràng là một bước thụt lùi, đúng ra phải nói là một sự đầu hàng của nhóm cầm đầu CSVN với Bắc kinh trong tranh chấp về biển Đông.
Thế vô cùng bất lợi và nguy hiểm này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do tư duy sai lầm và thái độ ươn hèn của nhóm cầm đầu CSVN từ ít nhất hai thập niên trở lại đây. Chỉ cần dẫn chứng thời sự về tư duy và thái độ của Nguyễn Phú Trọng, người có quyền lực lớn nhất hiện nay, trong vấn đề này trong các năm gần đây. Mặc dầu hơn một năm trước khi c̣n là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đă t́m cách tŕ hoăn và cố t́nh coi nhẹ tranh chấp về biển Đông khi ông tuyên bố "t́nh h́nh biển Đông không có ǵ mới"[5] để cấm Quốc hội không được phép thảo luận. Nhưng suốt trong thời gian qua Nguyễn Phú Trọng đă phải bịt mắt, che tai và ngậm miệng trước những hành động ngang ngược của hải quân Trung quốc vào đầu năm nay trên biển Đông [6] và rồi nay lại phải kí "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển" rất lợi cho Bắc kinh. Các sự kiện này minh chứng rằng, những nhân nhượng và cúi đầu của Nguyễn Phú Trọng không được Bắc kinh trọng mà lại càng lấn tới!

Ai ra lệnh và ai thi hành? Hay nhượng bộ đế quốc, đàn áp nhân dân!
Chỉ 4 ngày sau khi Nguyễn Phú Trọng từ Trung quốc trở về, chính ông đă đọc diễn văn quan trọng trước cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Lí luận Trung ương khoá mới, ra lệnh cho uỷ viên Bộ chính trị Đinh Thế Huynh, người đứng đầu cơ quan này –có mặt trong phái đoàn đi Trung quốc của Nguyễn Phú Trọng – bắt "trí thức XHCN" phải nặn óc t́m ra những "đột phá về lí luận" nhằm "kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ."[7] Rồi ba ngày sau Nguyễn Phú Trọng đă thân hành tới Học viện Chính trị Quốc pḥng, nơi đào tạo sĩ quan cao cấp của chế độ độc tài toàn trị, để trao Huân chương Sao vàng (cao nhất) cho học viện này. Trong toàn bộ diễn văn trước tướng lănh và sĩ quan cao cấp không có đoạn nào hay câu nào Nguyễn Phú Trọng thông báo cho tướng lănh và bộ đội biết rơ t́nh h́nh căng thẳng trên biển Đông hiện nay và mối đe doạ mất các hải đảo và biển Đông do nước nào gây ra và giải pháp đối phó của VN phải như thế nào. Trái lại, Nguyễn Phú Trọng lại cố t́nh t́m cách định hướng dư luận đi sai hoàn toàn, cho rằng t́nh h́nh nguy hiểm hiện nay là do "các thế lực thù địch", "diễn biến hoà b́nh", và "tự diễn biến" [8] ngay trong thành phần đảng viên. Các cụm từ này được nhóm cầm đầu toàn trị ám chỉ Mĩ, EU, các cộng đồng VN ở nước ngoài đang hỗ trợ tích cực các giới trí thức và thanh niên trong nước đang cùng với các đảng viên CS tiến bộ và c̣n biết tự trọng đang đứng lên vận động chuyển đổi VN từ độc tài toàn trị sang dân chủ đa nguyên bằng phương pháp phi bạo lực. Trước mặt các tướng lănh và sĩ quan Nguyễn Phú Trọng đă đổi trắng thành đen, kết án người yêu nước thành phản động:
"Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược "diễn biến ḥa b́nh", ḥng làm chuyển biến về chính trị tư tưởng, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", kích động, chia rẽ, đ̣i phi chính trị hóa quân đội, hạ thấp vai tṛ, uy tín lănh đạo của Đảng đối với đất nước, quân đội; xóa bỏ mục tiêu, lư tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa xă hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đă lựa chọn. T́nh h́nh đó đ̣i hỏi chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác, không ngừng chăm lo, củng cố, tăng cường sức mạnh quốc pḥng, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xă hội và bảo vệ Tổ quốc xă hội chủ nghĩa. "[9]
Các lời xuyên tạc và chụp mũ trên đây của Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn phản ảnh quan điểm của Thông báo chung VN-Trung quốc: "không để các thế lực thù địch phá hoại quan hệ hai Đảng, hai nước."[10]
Chỉ ba ngày sau khi cùng Nguyễn Phú Trọng từ Trung quốc trở về, uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư trung ương và Trưởng ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh đă ra lệnh cho 4 cơ quan truyền thông hàng đầu của chế độ là Tổng biên tập báo Nhân dân cùng với ba Tổng giám đốc Thông tấn xă VN, đài Truyền h́nh và đài Phát thanh VN phải "kư kết một chương tŕnh phối hợp công tác" chặt chẽ với nhau hơn trong việc "định hướng thông tin" đối với xă hội. Nghĩa là bắt các nhà báo, biên tập viên các đài phải uốn cong ng̣i bút, cong lưỡi nói tốt về lănh đạo, đồng thời bịt mắt, bịt miệng nhân dân và thoá mạ trí thức và thanh niên yêu nước. Tuy từ trước tới nay các cơ quan trực thuộc Trung ương và Chính phủ vẫn làm việc chung với nhau, nhưng họ cho biết, đây là "lần đầu tiên" 4 cơ quan hàng đầu về tuyên truyền kí kết chung để "xây dựng một ḍng thông tin chính thống đủ mạnh, góp phần tạo nên sự đồng thuận cao trong xă hội." với mục tiêu "để định hướng dư luận xă hội".[11] Thế vẫn chưa đủ, ba ngày hôm sau Uỷ viên Bộ chính trị, bộ trưởng Công an Trung tướng Trần Đại Quang và Tổng giám đốc Thông tấn xă VN Nguyễn Đức Lợi đă kí kết liên tịch để hợp tác t́nh báo và thông tin tuyên truyền.[12]
Như vậy câu hỏi được đưa ra ở đây là, tại sao họ đang phải hung hăng ra tay răn đe bộ đội, đảng viên và nhân dân ngay sau khi từ Trung quốc trở về? Nếu hiểu cách tính toán, tổ chức và chọn lựa thời điểm ra tay của những người cầm đầu chế độ toàn trị th́ các hoạt động trên đây không phải t́nh cờ chỉ ít ngày sau khi từ Bắc kinh trở về. Quan trọng nữa là chính bản thân Nguyễn Phú Trọng, với tư cách Tổng bí thư và Bí thư Quân uỷ Trung ương và những người cầm đầu ngành tư tưởng và công an Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang đă có những hoạt động tập trung trong lănh vực quốc pḥng, an ninh và tuyên truyền nhằm kiểm soát khắt khao hơn nữa cả Đảng, Chính phủ, quân đội và nhân dân trong lănh vực tư tưởng và tuyên truyền.
Họ đă tiên liệu các phản ứng chống đối ở trong nhân dân, trong đảng, trong bộ đội và chính quyền đối với những chính sách nhượng bộ vô nguyên tắc và gắn chặt VN hơn nữa với Trung quốc từ chuyến thăm Trung quốc của Nguyễn Phú Trọng. Cho nên họ phải t́m cách ra tay ngăn chặn kịp thời các bất măn trong Đảng, quân đội và nhân dân. Đó là gia tăng kiểm soát tư tưởng và báo chí và tăng cường áp chế, đe doạ các thành phần chống đối trong đảng và ngoài xă hội để t́m cách bóp chẹt từ trong trứng nước các tư tưởng chống đối sự ươn hèn trước Bắc kinh của phái đoàn Nguyễn Phú Trọng. Tóm lại, v́ nhượng bộ đế quốc nên họ phải ra tay đàn áp nhân dân, có như vậy th́ họ mới mong giữ được quyền hành tiếp tục!
Nếu theo dơi công việc chuẩn bị cho chuyến đi Trung quốc của Nguyễn Phú Trọng đă được ba phái đoàn VN là: Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn (tháng 6), Thứ trưởng Quốc pḥng tướng Nguyễn Chí Vịnh (tháng 8) và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Tướng Ngô Xuân Lịch (tháng 9) cùng với hai phái đoàn Trung quốc Uỷ viên Bộ chính trị và Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Tướng Quách Bá Hùng (tháng 4) và nhân vật cao nhất Phụ trách Ngoại giao và Giám đốc Văn pḥng An ninh quốc gia Đới Bỉnh Quốc (tháng 9)[13] và kết quả cuộc hội đàm của Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào ngày 11.10 xuyên qua Thông báo chung và 6 văn kiện đă kí kết th́ sẽ thấy rất rơ ràng, Bắc kinh đứng vị thế ra lệnh c̣n Hà nội chỉ là người thi hành.
Việc này người ta có thể nhận thấy ngay trong cuộc "hội đàm hẹp" giữa hai phái đoàn ngay sau khi Nguyễn Phú Trọng tới Bắc kinh vài giờ.[14] Đài Bắc kinh đă tường thuật câu nói của Hồ Cẩm Đào với Nguyễn Phú Trọng:
"Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chỉ rơ, trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết, không nên áp dụng hành động làm phức tạp hoá và mở rộng tranh chấp, xử lư những vấn đề xuất hiện bằng thái độ b́nh tĩnh và mang tính xây dựng, không để những vấn đề liên quan ảnh hưởng tới quan hệ hai Đảng và hai Nhà nước Trung Quốc-Việt Nam cũng như hoà b́nh và ổn định của Nam Hải…" [15]
Yêu sách trên của Hồ Cẩm Đào đă được thể hiện rơ trong Thông báo chung ngày 15.10:
"Trước khi giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển, hai bên cùng giữ ǵn ḥa b́nh, ổn định trên Biển Đông, giữ thái độ b́nh tĩnh và kiềm chế, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không để các thế lực thù địch phá hoại quan hệ hai Đảng, hai nước, xử lư các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để ảnh hưởng tới quan hệ hai Đảng, hai nước và ḥa b́nh, ổn định ở Biển Đông." [16]
Thử hỏi trong thời gian qua bên nào đang gây bất ổn và phá hoại hoà b́nh trên biển Đông với các hành động rất ngang ngược, như cho các tầu hải quân Trung quốc xâm lấn hải phận VN, tiếp tục đàn áp ngư dân VN, cấm các công ti ấn, Mĩ, Anh khai thác dầu khí ở thềm lục địa VN? Thậm chí giữa lúc kí Thoả thuận về Biển Đông, hải quân Trung quốc lại vừa thiết lập một trạm quân y trên đảo Đá Chữ thập đỏ (tên Trung quốc: Vĩnh Thử -Yongshu Ree), thuộc quần đảo Trường Sa, cho tới 1988 c̣n thuộc VN.[17] Rơ ràng những hành động xâm lấn và thách đố ngang ngược trên là những tính toán chủ động của Bắc kinh. Nhưng nay họ lại đóng vai cha mẹ khuyên Hà nội là không "làm phức tạp hoá" và "mở rộng thêm tranh chấp"!
Cướp đảo, chiếm biển và giết ngư dân lân bang, nhưng Hồ Cẩm Đào vẫn khuyên bảo Nguyễn Phú Trọng là phải giữ "thái độ xây dựng" theo "phương châm 16 chữ vàng và bốn tốt" và c̣n ra lệnh cho Nguyễn Phú Trọng phải thực hiện đ̣i hỏi của Bắc kinh là "không để các thế lực thù địch phá hoại quan hệ hai Đảng, hai nước". Nghĩa là, không cho VN liên kết với các nước khác, cô lập VN với quốc tế, đồng thời bắt Hà nội phải cấm báo chí, bịt miệng dân và đàn áp các cuộc biểu t́nh yêu nước của thanh niên và trí thức VN! Trong khi đó báo chí của ĐCS Trung quốc vẫn công khai đe doạ VN, như tờ Hoàn cầu thời báo –bản tiếng Anh của tờ Nhân dân, cơ quan trung ương ĐCS Trung quốc- mới đây ngày 25.10 đă viết bài sẽ dùng cả quân sự trong tranh chấp biển Đông.[18]
Trước thái độ hống hách và trịch thượng như vậy của Hồ Cẩm Đào th́ Nguyễn Phú Trọng đă trả lời như thế nào trong cuộc họp của hai phái đoàn? Đài Bắc kinh cho biết, trong cuộc họp này Nguyễn Phú Trọng đă đối đáp với Hồ Cẩm Đào:
"Tổng Bí thư Nguyên Phú Trọng bày tỏ Việt Nam sẵn sàng cùng với Trung Quốc nghiêm chỉnh thực hiện tốt Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản về vến đề trên biển, kiên tŕ hiệp thương hữu nghị và đàm phán, xử lư và giải quyết ổn thoả, không để cho vấn đề liên quan ảnh hưởng tới quan hệ hai Đảng và hai Nhà nước, ảnh hưởng đến t́nh cảm của nhân dân hai nước cũng như hoà b́nh, ổn định tên biển. " [19]
Không những thế, ngay sau khi từ Bắc kinh trở về Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang đă thực hiện một loạt hành động nhằm bịt miệng nhân dân, các đảng viên và bộ đội, như đă tŕnh bày ở trên. Như vậy thật hết sức rơ ràng: Ở đây ai ra lệnh và ai thi hành!


Các thoả thuận của Nguyễn Phú Trọng với Hồ Cẩm Đào
Ngay sau các cuộc hội đàm và hội kiến ngắn giữa hai phái đoàn. Tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc kinh chiều 11.10 Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào đă chứng kiến lễ kí kết 6 văn kiện giữa hai bên nhằm thúc đẩy "hợp tác chiến lực toàn diện" giữa hai ĐCS và hai nước với nhau. Quan trọng hàng đầu và được dư luận VN và quốc tế chú ư nhất là "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa." mà những hệ lụy khốc hại của nó là làm vị thế đàm phán của VN càng yếu thế hơn và đồng thời vai tṛ và uy tín của VN trong khu vực và quốc tế đang suy giảm, như đă tŕnh bày ở phần đầu. Ngoài ra, 5 văn kiện kí kết khác cũng có những tác dụng và hậu quả rất nguy hiểm cho quyền lợi trước mắt và lâu dài cho VN. Trong đó đáng kể nhất là:
"- Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2011-2015.
- Quy hoạch phát triển 5 năm về hợp tác kinh tế, thương mại giai đoạn 2012-2016 giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa.
- Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Giáo dục nước CHND Trung Hoa giai đoạn 2011-2015;"[20]
Trong điểm 4 của Thông báo chung ngày 15.10 ghi rơ những lănh vực hợp tác giữa hai Đảng: Gặp gỡ các cấp cao, hội thảo lí luận, đào tạo cán bộ Đảng và chính quyền, họp định ḱ của các Ban đối ngoại và Ban Tuyên giáo. Trong lănh vực quốc pḥng: tăng cường hợp tác quân đội hai nước, thăm viếng cấp cao quân đội, lập đường giây nóng giữa hai bộ quốc pḥng, tiếp tục Hội nghị chiến lược cấp thứ trưởng, tuần tra chung trong Vịnh bắc bộ, đào tạo và giao lưu sĩ quan trẻ…
Việc tăng cường hợp tác giữa hai đảng và hai quân đội đă được Nguyễn Phú Trọng cho thực hiện ngay trước và trong chuyến đi Bắc kinh. Cuối Tháng 8 Nguyễn Chí Vịnh đă sang Bắc kinh họp "Đối thoại chiến lược quốc pḥng an ninh Việt-Trung", thề với Bắc kinh: "Những tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc, rơ ràng cần giải quyết hai nước với nhau." và "kiên quyết xử lư vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn." [21] Giữa tháng 9 Tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đă đưa một đoàn hùng hậu gồm 9 tướng sang thăm các đơn vị quân đội Trung quốc trong nhiều ngày [22] và cũng thề với Bắc kinh "Việt Nam không có ư định quốc tế hóa các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Vấn đề tranh chấp giữa hai nước th́ do hai nước giải quyết." [23] Và nhờ các lời thề này nên cuối cùng Bắc kinh mới để Nguyễn Phú Trọng cầm đầu một phái đoàn hùng hậu nhất sang thăm vào giữa tháng 10 kí "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển" theo đúng những ǵ mà Nguyễn Chí Vịnh và Ngô Xuân Lịch đă thoả thuận với Bắc kinh.
Trong lănh vực kinh tế, thương mại hai bên đă kí "Quy hoạch phát triển 5 năm về hợp tác kinh tế, thương mại giai đoạn 2012-2016 giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa." Qua đó cho thấy mức độ kiểm soát dạ dầy VN của Bắc kinh đang gia tăng tới mức nguy hiểm. Bắc kinh biết rơ t́nh h́nh kinh tế, tài chính của VN đang gặp khó khăn lớn nhất trong 20 năm qua, như chính Nguyễn Tấn Dũng đă phải nh́n nhận trong ḱ họp thứ hai của Quốc hội đang diễn ra hiện nay.[24] Bắc kinh cũng biết rơ mức lạm phát phi mă cao nhất Á châu của VN đang lên tới trên 20%, nợ công của VN đang gia tăng khủng khiếp, mức dự trữ ngoại tê rất thấp, trong khi ấy mức nhập siêu từ Trung quốc ngày càng gia tăng chóng mặt. Cuối năm qua mức này đă lên tới gần 13 tỉ USD.[25]
Giữa khi đó hàng hoá của Trung quốc ngày càng tràn ngập VN, đứng đầu các nước buôn bán với VN. Đại sứ Trung quốc mới ở VN Khổng Huyễn Hựu vừa cho biết, mức giao thương trong năm 2010 đă lên tới gần 31 tỉ USD, chỉ mới sáu tháng đầu năm nay đă đạt 18,6 tỉ USD (tăng 40,9% so với cùng ḱ năm trước).[26] Trong khi ấy các xí nghiệp Trung quốc đă trúng thầu tới 90% các công tŕnh hạ tầng ở VN. Số công nhân Trung quốc làm việc lậu ở VN ngày càng gia tăng. Ngay cả trong cuộc họp về kinh tế thương mại trong chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng cũng cho thấy vị thế rất yếu của Hà nội. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khi họp với bộ trưởng Thương mại Trung quốc Trần Đức Minh đă không dám đưa ra đ̣i hỏi cải thiện cán câm mậu dịch giữa hai nước như trước đây![27] Nói tóm lại, Bắc kinh đang kiểm soát dạ dầy VN, cho nên họ mới có thể ra lệnh cho nhóm cầm đầu CSVN.

Đ̣n dương đông kích tây và cái dù "tập thể lănh đạo" của Nguyễn Phú Trọng
Chung quanh chuyến đi Trung quốc c̣n có một số sự kiện đáng để ư từ thành phần phái đoàn tới các đ̣n dương đông kích tây quen thuộc của Nguyễn Phú Trọng. Chuyến thăm Ấn độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trùng với sự có mặt của Nguyễn Phú Trọng ở Bắc kinh khiến cho dư luận bảo là, Hà nội muốn chọc giận Bắc kinh! Nhưng nếu lưu ư một số động thái của Bắc kinh cũng trong thời gian này th́ lại có cái nh́n thực tế hơn.
Giữa khi ông Sang thăm Tân đề li để liên kết quân sự và kinh tế với Ấn th́ Bắc kinh cho biết, Hải quân Trung Quốc vừa thiết lập một trạm quân y gần đảo Đá Chữ thập đỏ thuộc quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử ), gần nơi xảy ra cuộc hải chiến năm 1988, trong đó gần 70 chiến sĩ hải quân VN bị Trung Quốc bắn thiệt mạng.[28] Chính lúc Nguyễn Phú Trọng đặt chân tới Bắc kinh th́ Bắc kinh cho biết, đă kí kết với Kampuchia để khai thác dầu khí ở ngoài khơi Kampuchia ngay sát đảo Phú quốc của VN và Trung quốc trở thành nước viện trợ quân sự lớn nhất của Kampuchia.[29] Ngoài ra cũng vào lúc đó Bắc kinh c̣n cho biết, đă thoả thuận với Lào mở rộng chương tŕnh phát thanh bằng tiếng Lào của đài Phát thanh Quốc tế Trung quốc từ 2 giờ lên 6,5 giờ mỗi ngày và c̣n thiết lập cả trụ sở đài này ngay tại Vạn tượng ( –đài này không đặt trủ sở ở VN). [30] Như vậy là hai sân sau của Hà nội đă bị Bắc kinh chiếm xong, hay chiếm phần chính rồi! Một sự kiện đáng chú ư khác nữa là, giữa khi Nguyễn Phú Trọng đặt chân tới Bắc kinh th́ Trung quốc đang "họp kín" với Mĩ. Chính Thông tấn xă VN và Đài Bắc kinh cho biết, ngày 11.10 tại Bắc kinh Thứ trưởng Ngoại giao Trung quốc Thôi Thiên Khảo và Trợ lí bộ Ngoại giao Mĩ Kurt Campbell đang họp kín lần thứ hai về "công việc châu Á-Thái b́nh dương".[31] Như thế th́ ai đang chọc giận ai, ai tháu cáy ai? Hai đảng anh em lại đánh đ̣n cân năo với nhau, mặc dầu vẫn nói oang oang với bên ngoài là hai bên quyết v́ "sự nghiệp chủ nghĩa xă hội", "tin cậy lẫn nhau" và "tôn trọng lẫn nhau"! [32]
Ông Trọng đă tŕnh diện tại Bắc kinh một phái đoàn hùng hậu nhất từ trước tới nay[33], gồm 4 uỷ viên Bộ chính trị –kể cả Nguyễn Phú Trọng- và 11 uỷ viên Trung ương đảng. Đại diện cho Đảng và Chính phủ được cân bằng nhau, trong đó không chỉ Trưởng ban đối ngoại Trung ương Hoàng B́nh Quân mà c̣n có cả Bộ trưởng Ngoại giao Phạm B́nh Minh. Trong phái đoàn c̣n có cả Bộ trưởng Quốc pḥng Phùng Quanh Thanh. Thoạt nh́n cứ tưởng với thành phần hùng hậu cả bá quan văn vơ như thế là Nguyễn Phú Trọng muốn hù nhóm cầm đầu Bắc kinh là ta có hậu thuẫn của toàn đảng, toàn quân và chính phủ để Bắc kinh đừng quá chèn ép. Nhưng khi nh́n vào kết quả qua các văn kiện và Thông báo chung đă được kí kết th́ sự thực đi ngược lại. Chính Bắc kinh đă thắng thế. V́ ngay tại Hội nghị Trung ương 3 ngay trước khi Nguyễn Phú Trọng đi Bắc kinh, vấn đề tranh chấp với Trung quốc trên biển Đông đă không được bàn tới.[34] Cho nên từ Thông báo chung tới 6 văn kiện đă được kí kết cho thấy, Hồ Cầm Đào đă đạt được phần chính mục tiêu và yêu sách đối với Nguyễn Phú Trọng, như đă tŕnh bày ở phần trên.
Chính v́ thế, phái đoàn hùng hậu đi Bắc kinh lần này không thể đánh giá là cách doạ nạt Bắc kinh, mà phải thấy đây là cách nhằm đối phó với dư luận trong Đảng và trong nhân dân, một đ̣n dương đông kích tây, một thủ đoạn rất nham hiểm của Nguyễn Phú Trọng. Dùng một đoàn rất hùng hậu đi Bắc kinh là trước hết Nguyễn Phú Trọng muốn nhắn cho dư luận trong nước, nhất là các giới chống sự cúi đầu của Nguyễn Phú Trọng với Bắc kinh, là ta đang có hậu thuẫn của toàn đảng, toàn quân, toàn chính phủ. Tức là các quyết định của phái đoàn CSVN tại Bắc kinh là quyết định tập thể của Đảng và Chính phủ chứ không phải hành động riêng của Nguyễn Phú Trọng. Ngoài ra, nếu tinh ư th́ sẽ thấy thêm thủ đoạn của Nguyễn Phú Trọng lôi cho được Ngô Văn Dụ, tân Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tham dự phái đoàn đi Bắc kinh. Mặc dù với với chức vụ này ông Dụ không có trọng trách và thẩm quyền trực tiếp ǵ trong chính sách đối ngoại cả. Nhưng trong các cuộc họp của Bộ chính trị và Trung ương đảng sau này, với chức vụ Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, ông Dụ có thể làm chứng và bào chữa cho Nguyễn Phú Trọng là các thoả thuận với Bắc kinh không vi phạm các nguyên tắc Điều lệ của Đảng. Nhờ vậy vị thế của Nguyễn Phú Trọng trong Đảng được bảo vệ. Đây là đ̣n t́m cách khoá miệng những nhân vật ở trong Trung ương không ưa Nguyễn Phú Trọng.
Như vậy có thể thấy là, các văn kiện kí kết và thái độ khép nép của Nguyễn Phú Trọng trước Hồ Cẩm Đào tại Bắc kinh đă cho thấy, phái đoàn hùng hậu của Nguyễn Phú Trọng không phải là đề hù doạ Bắc kinh. Việc này Nguyễn Phú Trọng thừa biết trước khi sang Bắc kinh, v́ nội dung các văn kiện sẽ được kí kết khi tới Bắc kinh đă được các cấp dưới của hai bên đàm phán xong từ trước. Nhưng dùng phái đoàn hùng hậu đi Bắc kinh thâm ư của Nguyễn Phú Trọng muốn hù doạ nhân dân trong nước, đồng thời muốn khoá miệng những nhân vật chống Nguyễn Phú Trọng ở trung ương!
* * *
Nếu theo dơi cách tính toán gian xảo và sự trọng bề ngoài theo lối đóng kịch của Nguyễn Phú Trọng trong những năm gần đây th́ lại càng thấy cách tŕnh diễn "lănh đạo tập thể" và "dân chủ thực chứ không dân chủ h́nh thức" trong chuyến đi Bắc kinh cho thấy con người thực của người cầm đầu chế độ độc tài toàn trị ở VN hiện nay. Dùng cái dù "lănh đạo tập thể" để thực hiện ư đồ riêng, đồng thời để trốn tránh trách nhiệm cá nhân. Nhượng bộ các yêu sách của Bắc kinh và ngoan ngoăn tuân lệnh của Hồ Cẩm Đào, nhưng vẫn cố t́nh tŕnh diễn đó là quyết định của tập thể!
Thế vẫn chưa đủ, ngay sau khi về nước Nguyễn Phú Trọng lại nhân danh "lănh đạo tập thể" ra hàng loạt các biện pháp độc tài phản động để khoá miệng báo chí không được chỉ trích những nhượng bộ vô nguyên tắc với Bắc kinh, đồng thời tăng cường đe doạ và khủng bố nhân dân - đi đầu là thanh niên, trí thức và các đảng viên tiến bộ- không được tổ chức biểu t́nh chống các hành động xâm lấn ngang ngược của phương Bắc.


Như vậy, dù có sử dụng mánh lới dương đông kích tây hay thủ đoạn che dù "lănh đạo tập thể", nhưng Nguyễn Phú Trọng không thể che đậy được sự thực là, càng nhượng bộ và càng cúi đầu th́ nhóm cầm đầu Bắc kinh sẽ càng ngang ngược lấn tới. Mục tiêu và sách lược của đế quốc cũ và mới là bao vây, chia rẽ đối thủ để thôn tính. Chuyến đi Bắc kinh vừa qua của Nguyễn Phú Trọng đă mở rộng đường cho ư đồ đen tối của Bắc kinh đối với VN, cụ thể là trên biển Đông !


Âu Dương Thệ

___________________
Ghi chú

[1] . Đài Bắc kinh (BK)17.10 [2] . BBC 17.10, BK 17.10 [3] . Vietnam Net 20.10 [4] . Xem Âu Dương Thệ „Hai bên khẳng định sẽ làm theo tinh thần nhận thức chung của nhà lănh đạo hai nước“! Hà nội và Bắc kinh đang vận động và chuẩn bị như thế nào cho chuyến đi Trung quốc của Nguyễn Phú Trọng ? Trong: http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2011/chuanbidibackinh.htm [5] . Âu Dương Thệ, Hội nghị Trung ương 2:Nguyễn Phú Trọng bắt toàn đảng phải nói„T́nh h́nh biển Đông không có ǵ mới!“ Trong: http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2011/hntu2.htm [6] . Âu Dương Thệ, Hải quân Trung quốc đă xâm phạm chủ quyền VN trắng trợn! Ai ra lệnh quân đội VN không được phép ngăn chặn? Trong: http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2011/airalenh.htm [7] .Chính phủ (CP) điện tử 19.10 [8] . Cộng sản (CS) điện tử 22.10 [9] . CS 22.10 [10] . Thông báo chung 15.10 (TBC) [11] . Thông tấn xă VN 18.10 (TTXVN) [12] . TTXVN 21.10 [13] . Http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2011/chuanbidibackinh.htm [14] . TTXVN 11.10 [15] . Đài BK 11.10 [16] . Điểm 5 của TBC [17] . BBC 13.10 [18] . RFI 25.10 [19] . Đài BK 11.10 [20] . TBC [21] . TTXVN 30.8 [22] . Quân đội nhân dân (QĐND)13.9) [23] . QĐND 16.9 [24] . CP 20.10, BBC 20.10 [25] . VN Economy 7.3., RFI 17.10 [26] . CS 11.10 [27] . TTXVN 11.10 [28] . BBC 13.10 [29] . BBC 11.10 [30] . BBC 12.10 [31] . TTXVN 11.10 và đài BK 12.10) [32] . TBC [33] . TTXVN 11.10, BBC 12.10 [34] . Thông báo kết quả HNTU 3, CS 10.10


<<trở về đầu trang>>
free counters