Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Đất nước cần đổi mới lần nữa

    Mặc Lâm,

biên tập viên RFA


Các ṭa nhà cao ốc trên đường Nguyễn Văn Trỗi, TPHCM.

Đất nước cần một cuộc đổi mới lần thứ hai trên lĩnh vực kinh tế để sửa đổi những tiêu cực đang gây bất lợi cho nền kinh tế Việt Nam.


Trước t́nh h́nh kinh tế ngày một tiến gần hơn đến với những nguy hiểm khó tránh, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh Tế Việt Nam cho biết đất nước cần một cuộc đổi mới lần thứ hai trên lĩnh vực kinh tế để sửa đổi những tiêu cực đang gây bất lợi cho nền kinh tế Việt Nam, Mặc Lâm phỏng vấn ông để có thêm chi tiết.

Đổi mới lănh vực nào?

Mặc Lâm: Thưa Tiến Sĩ, mới đây ông có ư kiến là Việt Nam cần phải đổi mới một lần nữa, tức là lần thứ hai, vậy theo ông th́ mục tiêu đổi mới lần này chủ yếu nằm ở lănh vực nào, thưa ông?

TS Lê Đăng Doanh: Cuộc đổi mới lớn nhất của Việt Nam đă tự do hóa các năng lực đang tiềm tàng của người nông dân, người dân thường, để kinh doanh, để sản xuất ra của cải, và để đầu tư. Điều đó đă đem lại cho Việt Nam các bước phát triển vượt bậc như trong thời gian vừa qua.

Đến nay th́ những động lực đó không c̣n đủ nữa, và trong thời gian qua th́ Việt Nam thấy rơ là gặp thách thức lớn v́ các chính sách của chính phủ đầu tư không có hiệu quả. Khối doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang sử dụng quá nhiều tiền vốn và nguồn lực của đất nước như đất đai, như khoáng sản, hầm mỏ, nhưng lại gây ra nợ nần như Vinashin, hoặc là kém hiệu quả.

Thứ ba nữa là t́nh trạng của bộ máy nhà nước Việt Nam tham nhũng chưa có dấu hiệu thuyên giảm, và do lạm phát tăng cao, các đầu vào của doanh nghiệp cũng tăng, thí dụ như lăi suất tăng, tiền lương cũng phải tăng theo, v́ vậy cho nên đợt đổi mới lần hai này là cần phải gắn liền với việc cải cách guồng máy nhà nước, gắn liền với cải cách các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước khác. Cũng như cải cách quản lư về tài nguyên, về đất đai của đất nước để cho nền kinh tế phải nâng cao được hiệu quả và có năng lực cạnh tranh cao hơn.


Mặc Lâm: Thưa Tiến sĩ, theo như ông vừa nói những điều cần thíêt nhất trong nhất, tuy nhiên bên cạnh đó ông có nhận xét ǵ về chính sách đối với công nhân hiện nay, đặc biệt là công nhân làm trong khu vực đầu tư nước ngoài, thưa Tiến Sĩ? Lănh vực này có cần nhà nước phải coi lại về chính sách lao động cũng như tiền lương của họ nhằm nâng đỡ thành phần này hay không?

Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP của Việt Nam tăng mạnh kể từ năm 2006 đến nay. Nguồn: MOF.

TS Lê Đăng Doanh: Về người công nhân, hiện nay người công nhân đang được trả lương rất thấp, nhiều nơi không đủ bảo đảm mức sinh hoạt tối thiểu, và v́ vậy cho nên số lượng vụ đ́nh công tăng lên rất cao so với năm 2010, và cho đến nay đă lên đến hơn 500 vụ đ́nh công rồi.

V́ vậy cho nên cần phải có các chính sách để bảo đảm nhà ở cho công nhân, để bảo đảm người công nhân có quyền thương lượng với giới chủ sử dụng lao động về tiền lương thích hợp cho ḿnh. Và tôi nghĩ rằng Việt Nam đang đứng trước yêu cầu nâng cao cái kỷ luật, cũng như nâng cao tŕnh độ chuyên nghiệp - tay nghề của người lao động. Nếu không th́ Việt Nam sẽ mất đi một lợi thế lớn, tức là lợi thế về lao động của người Việt Nam hiện nay.

Lao động của người Việt Nam hiện nay đang c̣n dồi dào, và tay nghề của người lao động Việt Nam th́ khéo tay, và người Việt Nam cũng học nhanh. Tuy nhiên mức độ đào tạo của chúng ta đang kém và tŕnh độ chuyên nghiệp cũng như kỷ luật công nghiệp của người lao động Việt Nam c̣n thấp. Đấy cũng là một lĩnh vực mà chúng ta cần phải có nỗ lực vượt bực trong thời gian tới đây.

Đổi mới như thế nào?

Mặc Lâm: Và một góc khác rất khó khăn cho Việt Nam hiện nay, đó là 90% các nhà thầu Trung Quốc đă thắng thầu tại Việt Nam, cũng như vấn đề thuế tiểu ngạch. Thưa Tiến Sĩ, hai vấn đề này dù muốn dù không đă làm thui chột sức sáng tạo và sức sản xuất ở trong nước. Theo Tiến Sĩ th́ đổi mới lần thứ hai này chúng ta phải làm ǵ?

Trụ sở của tập đoàn Vinashin tại Hà Nội hôm 19/07/2010. AFP PHOTO.

TS Lê Đăng Doanh: Trước hết chúng ta cần phải thay đổi cách chúng ta quan hệ với Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng từ trước tới nay chúng ta hơi hồn nhiên, hặc là kém cảnh giác trong quan hệ với Trung Quốc. Chúng ta đă vay mượn của quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc để xây dựng các nhà máy điện và đă phải sử dụng các công nghệ - thiết bị của Trung Quốc, các nhà thầu của Trung Quốc để xây dựng. Cho đến nay những nhà máy điện đó có chất lượng rất thấp và chỉ hoạt động được một thời gian rồi sau đó lại phải bảo tŕ, bảo dưỡng. Có nhà máy lại chậm tiến độ đến 2-3 năm làm cho Việt Nam bị mất cân đối về diện rất là nghiêm trọng.

Thứ hai, chúng ta phải ngăn chận t́nh trạng buôn bán tiểu ngạch qua biên giới. Trung Quốc hiện nay nhập cao su của Việt Nam, nhập trái cây của Việt Nam, nhưng rất ít xí nghiệp chịu kư kết hợp đồng, mà lại chỉ xuất khẩu tiểu ngạch, tức là xuất khẩu với lại các thương gia của Trung Quốc. Các thương gia nhỏ của Trung Quốc khi nhập khẩu tiểu ngạch như vậy th́ họ hy vọng họ có thể trốn được thuế, họ giảm được thuế nhập khẩu của họ đối với phía chính phủ Trung Quốc, và v́ vậy cho nên họ cứ ưu tiên sử dụng cách này.

Và điều thứ ba nữa là chúng ta phải ngăn chận không cho các thương lái Trung Quốc tự do vào Việt Nam thu gom hàng hóa, thủy sản, cao su và các sản phẩm khác của Việt Nam để đưa về Trung Quốc. Tức là chúng ta phải kiểm soát việc họ chuyển đổi đồng tiền, họ thanh toán, cũng như quyền của các thương lái vào trong nội địa của Việt Nam để họ không có quyền được kinh doanh như vậy.

 

Mặc Lâm: Do thời gian có hạn, chúng ta không thể nói tổng quát hết mọi vấn đề trong một buổi phỏng vấn. Chúng tôi xin ông một câu hỏi cuối cùng nữa, thưa ông, nguyên tắc của kinh tế là luôn luôn năng động và cần phải điều chỉnh liên tục nếu có những đột xuất xảy ra với kinh tế vĩ mô. Hiện nay Việt Nam h́nh như chưa sử dụng hết chất xám về kinh tế ở trong nước, mà bỏ đi rất nhiều, phí phạm rất là nhiều. Theo Tiến Sĩ, trong mục đích đổi mới lần thứ hai này th́ làm cách nào để tận dụng được hết chất xám ở bên ngoài hệ thống nhà nước một cách hữu hiệu, để góp ư cho nền kinh tế chúng ta thành công hơn?

TS Lê Đăng Doanh: Tôi vừa mới có cuộc hội thảo với lại các nhà kinh tế trẻ, trong đó có rất nhiều nhà kinh tế trẻ đang được đào tạo ở Singapore, ở Nhật Bản, ở Australia về dự. Tôi có ấn tượng rất mạnh mẽ: đấy là những nhà kinh tế được đào tạo chuyên nghiệp và có tŕnh độ tốt, thế nhưng hỏi các bạn đó th́ có bạn đă nói rằng về Việt Nam th́ bằng tiến sĩ của họ cũng được đánh giá như bằng tiến sĩ của Việt Nam, tức là khi đi vào biên chế th́ chỉ được thêm 20% điểm và họ phải thi tất cả 4 môn về hành chính, về máy tính, về công nghệ thông tin, về tất cả như một người tốt nghiệp đại học b́nh thường ở Việt Nam khác.

Đến khi phân công công việc th́ họ chỉ được 70% lương tối thiểu và họ cũng không được phân công một công việc cho thật nghiêm chỉnh mà nhiều khi người ta c̣n bắt họ phải thực tập một thời gian. V́ vậy cho nên có một số người đă về Việt Nam làm việc rồi sau đó lại bỏ đi và hiện nay họ đang làm việc ở nước ngoài.

Với cái bằng tiến sĩ của họ như vậy th́ họ có thể được trả lương ngay khoảng độ sáu bảy ngàn đô la một tháng, và họ có quyền được sử dụng ngay lập tức các quỹ để nghiên cứu. Cho nên nếu như Việt Nam không thay đổi cách ứng xử một cách tương xứng với các nhà chuyên môn người Việt Nam đang làm việc ở bên ngoài th́ tôi thấy rằng rất khó thu hút được họ về nước.


Mặc Lâm: Một lần nữa xin cảm ơn TS Lê Đăng Doanh đă dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Xin cảm ơn ông.


<<trở về đầu trang>>
free counters