Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Vinashin và việc “trục vớt trách nhiệm”

Vinashin và việc "trục vớt trách nhiệm"

 

nhanh thôi, trong tháng này, ḿnh sẽ ra một ... Vinashin mới.

 

Vinashin dẫu là một tập đoàn có một thời hùng mạnh nhưng chỉ là một doanh nghiệp. Không luật pháp nào bắt một doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội kể cả trách nhiệm giải tŕnh.

Theo pháp luật hiện hành, họ chỉ trách nhiệm trước pháp luật và trước người kư quyết định thành lập ra doanh nghiệp đó. Có thể t́m thấy điều đó ngay trong quyết định thành lập Tập đoàn Vinashin năm 2006. Thế nhưng, trong khi giải tŕnh về vụ Vinashin, người ta vẫn c̣n nghe thấy đâu đó những lời chỉ trích ban lănh đạo Vinashin như: lộng quyền, độc đoán, gia trưởng, không trung thực, thậm chí c̣n cho rằng do Vinashin báo cáo sai nên quản lư nhà nước không theo kịp….

Trước Quốc hội, không thể đổ mọi tội lỗi lên đầu ban lănh đạo của Vinashin để làm giảm nhẹ đi trách nhiệm trong quản lư nhà nước của một cơ quan nào đó như thanh tra, kiểm toán… Bởi lẽ, sự trung thực của cấp dưới bao giờ cũng là mơ ước của cấp trên. Nhưng không ai có thể tuyệt đối tin tưởng vào sự trung thực đó. Chính v́ vậy mới h́nh thành nên các cơ quan thanh tra, hay kiểm toán và hệ thống giám sát khác.

Khi vụ việc gian dối nào đó xảy ra, người đầu tiên được hỏi đến bao giờ cũng là những người làm công tác giám sát. Thế nhưng hệ thống cơ quan thanh tra hiện nay chỉ có quyền phát hiện ra sai phạm, đề nghị xử lư chứ không được quyền xử lư. Thanh tra Chính phủ phát hiện ra sai phạm của Vinashin từ lâu nhưng không xử lư được v́ thẩm quyền đó thuộc người khác . Một lần nữa, cơ chế lại là cái để người ta đổ lỗi.

Trách nhiệm của những người có liên quan trong vụ Vinahsin đang giải quyết với tŕnh tự của tố tụng h́nh sự. Với tư cách cơ quan quyền lực nhà nước và giám sát tối cao, Quốc hội không xem xét trách nhiệm đó. Chính v́ vậy, Quốc hội trong kỳ họp này đưa vấn đề Vinashin ra thảo luận, mổ xẻ cũng không chỉ bó hẹp trong phạm vi số phận một tập đoàn mà cao hơn thế nữa đó là vấn đề quản lư, sử dụng tài sản công, vai tṛ của các tập đoàn, công công ty nhà nước trong bối cảnh hiện nay.

Chính phủ đă nghiêm túc nhận trách nhiệm nhưng dường như điều đó không làm nguôi ngoai đi cái cảm giác “của đau, con xót” của nhiều người. Trách nhiệm trong vụ Vinashin phải xác định rơ ràng đó là đ̣i hỏi của cử tri cả nước. Không chỉ là trách nhiệm giải tŕnh mà hơn thế nữa là trách nhiệm chính trị.

Nh́n vào tổng thể vụ Vinashin và hệ thống pháp luật hiện hành cho thấy, việc quản lư các tập đoàn kinh tế nhà nước, rộng hơn là quản lư tài sản công do rất nhiều cơ quan chịu trách nhiệm. Nhưng nếu lấy vụ Vinashin soi vào hệ thống pháp luật đồ sộ của chúng ta hiện hành thiết nghĩ không quá khó để quy trách nhiệm cho một cơ quan nào đó thậm chí là trách nhiệm cá nhân. Chính v́ vậy, khó có thể đồng ư với ư kiến cho rằng “có quá nhiều đầu mối, chịu trách nhiệm chính trong vụ phá sản nghiêm trọng này” của một vị đại biểu quốc hội.

Không chỉ nh́n nhận trách nhiệm mà điều quan trọng là xử lư trách nhiệm đó như thế nào và có xử lư được không?

Quy trách nhiệm và xử lư trách nhiệm đang là khâu yếu trong quản lư nhà nước ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành. Với vụ phá sản của Vinashin, vấn đề trách nhiệm lại đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết.

 

Nguồn : Blog Đinh Thế Hưng


<<trở về đầu trang>>
free counters