Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Việt Nam luôn ám ảnh giới lănh đạo Mỹ

Việt Nam luôn ám ảnh giới lănh đạo Mỹ

 

Thụy My

 

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tham dự Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN lần thứ 17 tổ chức vào tháng 7/2010 tại Hà Nội.

Ba mươi lăm năm sau chiến tranh, cuộc chiến Việt Nam tiếp tục đè nặng lên nước Mỹ, lên các quyết định của những nhà lănh đạo nước Mỹ. Đó là nhận định của đặc phái viên Le Figaro tại Washington, trong bài viết mang tựa đề «Việt Nam luôn ám ảnh các nhà lănh đạo Hoa Kỳ».

Tác giả bài báo viết tiếp, có thể nhận thấy ngay điều đó khi nghe phát biểu đầy xúc động hôm thứ tư 29/9 của Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton, trong buổi họp hạn chế của ban lịch sử thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Cuộc họp này được tổ chức nhân dịp cho công bố 24 000 tài liệu được giải mă, nói lên lịch sử phức tạp của thời kỳ đó.

Bà Clinton nói: «Đối với thế hệ của tôi, cuộc chiến này đă làm thay đổi cái nh́n của chúng tôi về thế giới », gây nên « những cuộc đối thoại đớn đau» làm chia rẽ các gia đ́nh. Bà nh́n nhận: «Các bài học của thời kỳ này tiếp tục ảnh hưởng đến quyết định của chúng tôi» - ư nói t́nh trạng tiến thoái lưỡng nan hiện nay tại Afghanistan. Bà Hillary Clinton cũng cho rằng tiến tŕnh ḥa giải Mỹ - Việt là một kiểu mẫu cần phải noi theo. Bà nói: «Chúng ta đă biết để lại phía sau một quá khứ mà chúng ta không thể thay đổi được, để cùng nhau xây dựng tương lai».

Le Figaro nhận xét, cho đến nay mặc dù đă có hàng ngàn cuốn sách và bộ phim ra đời, nhưng cuộc tranh căi vẫn tiếp tục không kém phần quyết liệt đối với câu hỏi, liệu có thể thắng được cuộc chiến Việt Nam hay không. Và hai phe với hai cách nh́n trái ngược vẫn tiếp tục đối đầu nhau trong cuộc họp hôm thứ tư, một cách tuy lịch sự nhưng kiên quyết.

Một bên là cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, người kiến tạo chính sách Mỹ đối với Việt Nam trong thời kỳ các Tổng thống Johnson và Nixon cầm quyền. Ông Kissinger tin rằng «Lẽ ra đă có thể thắng được trong chiến tranh Việt Nam » nếu nước Mỹ đă không bị chia rẽ trầm trọng. Ông Kissinger nói : « Tôi cho rằng điều chủ yếu làm cho mọi việc xấu đi ở Việt Nam, là do chính chúng ta đă tự hại ḿnh. Thay v́ những lời phê b́nh thông thường về các quyết định có thể bàn thảo được ở mỗi giai đoạn của tiến tŕnh, th́ lại biến thành các cuộc tranh căi về mặt đạo đức của chính sách ngoại giao Mỹ nói chung…». Ông Henry Kissinger không ngần ngại đả kích vai tṛ thường là « thù địch »« phá hoại » của các báo đài Mỹ.

Ông Richard Holbrooke, nhà ngoại giao Mỹ đă từng phục vụ tại Saigon từ năm 1963 đến năm 1966, hiện là đặc phái viên của Tổng thống Mỹ tại Afghanistan, đă phản đối lại nhận xét của ông Kissinger. Theo ông Holbrooke th́ thế nào cuộc chiến tại Việt Nam cũng dẫn đến thất bại. Ông nhấn mạnh: «Đây không phải là chuyện thiếu kiên nhẫn, là vấn đề nguồn lực hay tại các nhà báo tỏ ra thù nghịch…Đôi khi ngay cả các cường quốc mạnh nhất cũng không thể thực hiện được mục đích».

Ư kiến này cũng được ông Rich Rush, con trai của ông Dean Rush, cựu Ngoại trưởng thời Tổng thống Kennedy, chia sẻ. Ông nói với Le Figaro là: «Thất bại là từ chiến trường, từ khả năng chiến đấu mănh liệt của Bắc Việt…Tôi rất tiếc phải nói như thế, v́ cha tôi đă từng đóng một vai tṛ, nhưng chiến tranh Việt Nam rơ ràng là quyết định tồi tệ nhất về chính sách ngoại giao của chúng tôi xưa nay». Ông Rich Rush nói thêm : « Ngay cả khi chúng tôi có khả năng ḥa giải với người Việt Nam, th́ các vết thương nội tại – như sự chia rẽ, sự nghi ngại trước các chính sách – vẫn chưa liền sẹo».

Lên tiếng kêu gọi rút ra bài học từ Việt Nam, ông Richard Holbrooke cũng kêu gọi nước Mỹ đừng cứng nhắc. Theo ông, có những «điểm tương đồng» giữa chiến tranh Afghanistan và Việt Nam, nhưng cũng có những «khác biệt về cơ bản ». Ông nhận định: «Chúng ta đi chiến đấu ở Afghanistan v́ chúng ta đă bị tấn công khủng bố ngày 11/9…c̣n khi lao vào chiến tranh Việt Nam, chúng ta vẫn chưa ư thức được điều ấy. Hồi đó chúng ta không có cái nh́n rơ ràng về mục tiêu cuộc chiến .

Tác giả kết thúc bài báo bằng câu hỏi: «Nhưng liệu các mục tiêu của Mỹ ở Afghanistan có thật sự rơ ràng hay không?».

Chiến tranh mạng liệu có thể xảy ra?

Cũng liên quan đến Hoa Kỳ và chiến tranh, nhưng là chiến tranh mạng, hồ sơ điều tra quốc tế của nhật báo Le Monde hôm nay đặt vấn đề, đâu là các loại vũ khí và cạm bẫy của chiến tranh internet? Liệu có thể làm tê liệt một đất nước chỉ qua việc tấn công các máy tính hay không ? Làm thế nào để tổ chức đánh trả?

Tờ báo nhận xét, cuộc chiến tranh muôn thuở giữa hai phe diều hâu và bồ câu ở Mỹ nay đă trải rộng ra trên một lănh vực mới, đó là không gian ảo.

Các nhà lănh đạo quân sự cho rằng Hoa Kỳ đang đứng trước nguy cơ một trận «Trân Châu cảng kỹ thuật số»: đó là một cuộc tấn công bất ngờ từ các ê-kíp tin tặc, làm cho các hệ thống máy tính cả nước bị tê liệt. Theo họ th́ nước Mỹ rất dễ bị tổn thương v́ nền kinh tế và các cơ sở hạ tầng chủ chốt hoàn toàn lệ thuộc vào hệ thống vi tính. Trong khi đó hệ thống này không được bảo vệ đúng mức v́ thường là của các công ty tư nhân, không có tầm nh́n chiến lược. Bên cạnh đó, phe quân đội c̣n cho rằng các tin tặc nay không chỉ là các thanh niên thích phá phách, bọn lừa đảo hay các nhóm cực đoan nhỏ; mà nay có thể là các ê-kíp thường trực, được tài trợ và trang bị từ các cường quốc là đối thủ tiềm năng của phương Tây, chẳng hạn như Nga và Trung Quốc.

Như vậy, không gian ảo sẽ trở thành không gian chiến trận thứ năm, sau đất liền, biển, không trung và vũ trụ. Và bao giờ cũng thế, cách tự vệ tốt nhất chính là tấn công. Không thể tự hài ḷng với các bức tường lửa, phần mềm chống virus, mà nước Mỹ c̣n phải có được các đơn vị chiến đấu gồm các «tin tặc nhà nước», có quyền tấn công pḥng vệ kể cả các mục tiêu dân sự. Một số khác đề nghị quân sự hóa hệ thống internet.

Ngược lại, phe bồ câu tố cáo giới quân sự đă phóng đại sự việc nhằm mục đích được Quốc hội mở rộng thêm hầu bao, và biện minh cho các dự án tiến công vào mục tiêu dân sự. Lư lẽ của phe bồ câu không kém phần vững chắc, v́ đa số là các chuyên gia tin học nổi tiếng, nắm rất rơ về internet và an ninh mạng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tin tặc từ nước ngoài kiểm soát được mạng lưới điều hành công nghiệp chỉ có thể thực hiện nếu có tay trong. Phe bồ câu lên án Lầu Năm Góc trong 15 năm qua đă ba lần toan chuyển đổi mạng internet thành mạng tập trung do Bộ Quốc pḥng kiểm
Soát, đồng thời cũng tố cáo các công ty vi tính tư nhân có ư đồ làm dư luận hoảng loạn nhằm bán các hệ thống bảo mật.

Ấn Độ chú trọng bảo vệ môi trường

Nh́n sang châu Á, nhật báo Le Monde cho biết chính quyền Ấn Độ đang tỏ ra kiên quyết hơn trong việc bảo vệ môi trường. Nhiều dự án công nghiệp gần đây đă bị tạm ngưng hoặc bác bỏ, nhất là đối với ngành khai thác quặng mỏ.

Thông tín viên của Le Monde tại New Delhi nêu ra một số trường hợp. Hôm thứ ba 28/9 vừa qua, ṭa án Tối cao Madras đă ra lệnh đóng cửa một xưởng đúc đồng của tập đoàn Anh Vedanta, với lư do nhà máy này « thải vào không khí và nước những chất độc hại có tác động nguy hiểm ». Một tháng trước đó, Bộ Môi trường Ấn Độ cũng đă cấm tập đoàn này khai thác một mỏ bô-xít trên vùng đất mà các bộ tộc ở đây coi là linh thiêng. C̣n tập đoàn xi-măng Pháp Lafarge cũng phải hai lần liên tiếp ngậm đắng nuốt cay, khi ṭa án tối cao liên bang buộc phải tạm đóng cửa một mỏ đá vôi. Một dự án khai thác đá vôi khác cùng với việc xây dựng một nhà máy xi-măng dù đă được Bộ Môi trường bật đèn xanh, nhưng cơ quan cấp trên sau đó đă bác.

Le Monde thông tin thêm, đă có hơn một trăm dự án cơ sở hạ tầng đă bị bác bỏ kể từ giữa năm 2009. Chia sẻ lợi nhuận công bằng hơn giữa các công ty khai thác quặng mỏ và dân cư địa phương, giữ cân bằng giữa việc bảo vệ môi trường và khai thác tài nguyên thiên nhiên, đó là quan điểm mới về phát triển của Ấn Độ.

Pháp : 30 000 phụ nữ sửa ngực cần được theo dơi

Trên lănh vực y tế, nhật báo công giáo La Croix cho biết, Bộ Y tế Pháp vừa quyết định sẽ thanh toán chi phí cho 30 ngàn phụ nữ đă đặt túi ngực silicone do công ty PIP sản xuất để lấy các túi này ra, nếu có sự cố.

Vào tháng ba, cơ quan y tế Pháp đă ra lệnh ngưng sử dụng loại túi nâng ngực bằng silicone lỏng của công ty trên, do không đạt yêu cầu chất lượng. Các phụ nữ sử dụng loại túi này, trong trường hợp túi silicone bị vỡ hay bị ṛ rỉ, có thể cảm thấy bỏng rát, đau nhức và đôi khi xuất hiện những khối u trên cánh tay ; và như vậy phải giải phẫu lấy túi ngực ra.

Cơ quan y tế khuyên nên đi khám nếu thấy có dấu hiệu bất thường, hoặc nếu cẩn thận hơn có thể lấy túi silicone ra cho yên tâm. Đương nhiên là cả việc đặt và tháo túi ngực đều có những rủi ro như bị máu bầm, nhiễm trùng, vết thương khó lành, tai biến gây mê… Chi phí lấy túi nâng ngực ra sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán theo tiêu chuẩn hiện hành. C̣n nếu muốn đặt lại túi nâng ngực khác, th́ chỉ thanh toán cho các phụ nữ bị ung thư vú với lư do thẩm mỹ, c̣n nếu để làm đẹp đơn thuần th́ phải tự trả mọi chi phí.


<<trở về đầu trang>>
free counters