Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Trung Quốc đang bắt đầu phải đối diện hậu quả từ lập trường gây hấn mới của ḿnh.

Trung Quốc đang bắt đầu phải đối diện hậu quả

từ lập trường gây hấn mới của ḿnh.

 

Vụ va chạm hôm 7/9 /10khiến quan hệ Trung-Nhật căng thẳng

Trong hai tuần qua, tất cả châu Á đă theo dơi với sự lo lắng khi Trung Quốc buộc Nhật Bản phải thoái bộ trong một cuộc tranh chấp đường biển bằng cách hạ thấp các quan hệ ngoại giao, và sẽ dung túng nếu không muốn nói là khuyến khích các cuộc biểu t́nh trên đường phố của công chúng chống lại Tokyo cũng như ngưng vận chuyển các mặt hàng kim loại công nghiệp quan trọng cho Nhật Bản. Cuộc đối mặt này tượng trưng cho thái độ mới của Bắc Kinh: một khi đă từng chính thức hứa hẹn vươn lên một cách ḥa b́nh trong hợp tác với các nước láng giềng, Trung Quốc bây giờ quyết tâm biểu lộ với các nước láng giềng và Hoa Kỳ, rằng họ đă đang phát triển các quyền lợi quân sự và kinh tế mà các quốc gia khác bỏ qua vào những lúc nguy hiểm của ḿnh.
Trung Quốc đă mở lại vết thương cũ với Ấn Độ bằng cách công khai đưa ra những đ̣i hỏi về chủ quyền lănh thổ tại bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ, khiến đưa đến sự tập trung quân đội của cả hai nước dọc theo biên giới. Bắc Kinh đă từng công bố cùng Biển Nam Trung Hoa là một “quyền lợi quốc gia cốt lơi” một thuật ngữ trước đây được sử dụng cho Đài Loan và Tây Tạng (trong một số các nơi khác) để báo hiệu rằng Bắc Kinh sẽ không cho phép những lời chỉ trích từ bên ngoài đến khiếu nại của ḿnh cho một vạt đại dương rộng lớn, có giá trị về chiến lược cũng như phong phú về dầu hỏa. Hải quân Trung Quốc ngày càng quấy rối các tàu thuyền của Mỹ và Nhật Bản trong vùng biển châu Á. Và Bắc Kinh đă rộng răi ngăn chặn các khiếu nại của các quốc gia trong lục địa Đông Nam Á nơi các con đập mới của Trung Quốc trên phần thượng nguồn sông Mekong đă chuyển hướng lưu vực và làm tổn thương đời sống của ngư dân và nông dân ở dưới hạ lưu. Trung Quốc cũng đă nghiêm khắc lên án cuộc tập trận hải quân chung giữa Mỹ-Hàn, và áp dụng một áp lực ngày càng tăng lên các quốc gia Đông Nam Á để phải buông bỏ ngay cả những quan hệ không chính thức với Đài Loan, nước đă từng có quan hệ rất gần với các quốc gia như Singapore và Philippines.
Hành vi hung hăng của Trung Quốc đại diện cho một thay đổi lớn lao trong chính sách từ lâu của Trung Quốc. Đặng Tiểu B́nh đă thường thúc giục các nhà lănh đạo Trung Quốc hăy giữ một thái độ khiêm tốn trong công tác đối ngoại. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990 Bắc Kinh đă phát động một cuộc tấn công quyến rũ đối với các nước láng giềng, những nước vẫn c̣n nhớ thời năm tháng cách mạng, chủ nghĩa can thiệp Trung Quốc của Mao Trạch Đông, khi họ ủng hộ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ và quân nổi dậy ở Miến Điện giữa các nguyên nhân khác. Lối tiếp cận êm dịu nhẹ nhàng này gặt hái được phần thưởng. Bắc Kinh đă kư được một thỏa thuận thương mại tự do với Hiệp hội các nước Đông Nam Á có hiệu lực vào đầu năm nay giúp Bắc Kinh trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của gần như tất cả các nước trong khu vực. Trong cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 Trung Quốc nâng cấp vai tṛ của nó trong các tổ chức khu vực ở châu Á, bao gồm ASEAN, và chuyển trọng tâm quan hệ của ḿnh về Ấn Độ, người khổng lồ mới nổi khác, từ các mối thù địch cũ để trở thành các mối liên kết thương mại mới, bao gồm quan hệ đối tác giữa các công ty công nghệ thông tin hàng đầu thế giới của Ấn Độ với các đồng nghiệp Trung Quốc của ḿnh. Các nhà ngoại giao trong khu vực đă đánh giá cao lối tiếp cận xây dựng trên mối đồng thuận của Trung Quốc, và tương phản sắc nét của Trung Quốc với phong cách kiểu “không theo chúng tôi là chống lại chúng tôi” của chính quyền George W. Bush.
Trong một số cách thức, sự thay đổi trong thái độ là một sự mở rộng mối quan tâm lâu dài của Trung Quốc trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của ḿnh, kể từ thời gian rất lâu trước cả thời Đặng Tiểu B́nh là lănh tụ. Hơn thế nữa, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đă để Trung Quốc lại trong một vị trí quốc tế mạnh hơn nhiều so với nhiều nước láng giềng của nó hoặc Mỹ, và các nhà ngoại giao và lănh đạo Trung Quốc hiện nay dường như cảm thấy họ có thể bày tỏ thế lực của ḿnh trong vấn đề quốc tế. Chính từ việc các nhà lănh đạo Trung Quốc ngày càng lên lớp các quan chức phương Tây công khai về các thất bại của thị trường tự do chủ nghĩa tư bản mà từ đó người Trung Quốc cũng trở nên sẵn sàng thực hiệc các đ̣i hỏi công khai đến các nước châu Á khác. “Có một mức độ ngạo mạn nhất định trong hành động [của Trung Quốc],” ông Lâm Peng Er, một chuyên gia trong quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản tại Đại học Quốc gia Singapore đă nói. Trung Quốc gần đây đă vượt qua Nhật Bản là một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và một số người xem đấy như là một sự “trưởng thành” ông nói.
Nhưng có lẽ lư do lớn nhất cho sự thay đổi hành vi của Trung Quốc là mối căng thẳng xung quanh những thay đổi lănh đạo ở Bắc Kinh, chuẩn bị cho năm 2012, khi Hồ Cẩm Đào dự kiến sẽ bước xuống nhường lại vị trí cho cho nhân vật được xem là sẽ thừa kế: phó chủ tịch hiện hành Tập Cận B́nh. Ông Kerry Brown, thành viên cao cấp Chương tŕnh Châu Á của Chatham House, một tổ chức tư vấn Anh Quốc cho biết, không giống như Đặng Tiểu B́nh, người đă chiến đấu trong cuộc nội chiến Trung Quốc – hoặc ngay cả như cựu lănh tụ Giang Trạch Dân, người có quan hệ chặt chẽ với quân đội – Hồ và B́nh không có một cử tri rơ ràng hoặc một mối liên kết nào với quân đội. Hậu quả là, các nhà lănh đạo mới có thể ít có khả năng hơn những nhà lănh đạo trong quá khứ để kiểm soát một cơ sở quốc pḥng hiện đang đẩy mạnh cho các quyền lợi hiếu chiến của chính ḿnh, chẳng hạn như mở rộng khu vực ảnh hưởng hàng hải của Trung Quốc, mà không phải là luôn luôn nhất quán với các mục tiêu ngoại giao rộng hơn hay bộ ngoại giao hoà b́nh hơn của Trung Quốc. Hiện tại, Hồ Cẩm Đào và B́nh, thiếu mất loại hậu thuẫn quyền lực của Đặng, đang t́m ra rằng họ phải ḥa giải với các lực lượng vũ trang. Nhiều người Trung Quốc và các chuyên gia, thậm chí cả một số quan chức Trung quốc kín đáo, cho rằng mối căng thẳng có thể tiếp diễn dưới một số h́nh thức, tối thiểu đến sau năm 2010.
Nhưng tất cả sự ngoan cố này đang đến với một cái giá: phản ứng dữ dội trên toàn châu Á sẽ tiêu hao giá trị cả một thập kỷ tích lũy thiện chí của Bắc Kinh. Đầu năm nay, một báo cáo của Viện Lowy ở Australia cho thấy rằng “thay v́ sử dụng sự nổi lên của Trung Quốc như một đối trọng chiến lược với vị trí hàng đầu của Mỹ, hầu hết các nước ở châu Á có vẻ lặng lẽ đi theo phía Hoa Kỳ.” Một cuộc điều tra của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, một tổ chức tư vấn Washington, cho thấy rằng hầu hết giới lănh đạo ở châu Á nói rằng trong 10 năm kể từ hiện tại, Mỹ sẽ là cội nguồn lớn nhất cho ḥa b́nh trong khu vực, trong khi Trung Quốc sẽ là mối đe dọa lớn nhất. V́ lư do đó, các quốc gia Đông Nam Á gần đây đă hoan nghênh sự hiện diện mạnh hơn về quốc pḥng của Mỹ.
Việt Nam, về lư thuyết vốn ưa thích một mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc như một nhà nước cộng sản anh em, đă bắt đầu một cuộc đối thoại chiến lược với kẻ thù cũ là Hoa Kỳ và có thể bắt tay vào một thỏa thuận hạt nhân mà Washington sẽ cung cấp cho Hà Nội loại công nghệ làm giàu mà Trung Quốc đă từng hy vọng sẽ cung cấp. Trong thời hạn 10 năm, Việt Nam có thể là một đồng minh mặc nhiên gần nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, ngoài Singapore. Indonesia, cũng từng được Trung quốc ve văn mạnh mẽ, năm nay đă bắt tay vào một loại “đối tác toàn diện” mới với Hoa Kỳ bao gồm các liên kết quân sự mới, tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN ở New York, ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa công khai bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc rằng các nước trong khu vực Đông Nam Á loại Hoa Kỳ ra khỏi các tranh chấp trong vùng biển Nam Trung Hoa. Ngay cả Campuchia, một quốc gia phụ thuộc nhiều vào viện trợ của Trung Quốc, đă mở ra mối quan hệ quốc pḥng mới với Lầu Năm Góc, đầu năm nay quân đội Campuchia và Mỹ đă tiến hành một cuộc tập trận chung có biệt danh là Angkor Sentinel.
Đồng thời, nhiều quốc gia châu Á đang thực hiện các thương thảo với nhau để tạo ra một sự cân bằng với Trung Quốc. Việt Nam vừa công bố một cuộc đối thoại an ninh với Nhật Bản, trong khi Ấn Độ đă mời Nhật Bản thực hiện một đầu tư mới rất lớn trong cơ sở hạ tầng của Ấn Độ – những mối thương thảo mà, dưới những điều kiện khác, có thể đă bị vồ chụp bởi các công ty Trung Quốc. Hơn nữa, gần như mọi quốc gia ở Đông Nam Á đang bỏ tiền ra để mua vũ khí. Theo Viện Khảo cứu Ḥa b́nh Quốc tế Stockholm, số tiền chi cho việc mua sắm vũ khí ở Đông Nam Á chỉ riêng từ năm 2005 đến 2009 đă tăng gần gấp đôi, với việc Việt Nam gần đây đă chi 2.4 tỉ để mua tàu ngầm của Nga và loại phản lực cơ thiết kế để tấn công tàu biển. Cho rằng các nước như Việt Nam và Malaysia, một nước mua vũ khí lớn gần đây, mang lại những đe dọa trong nội t́nh Đông Nam Á, các hệ thống vũ khí được thiết kế chỉ nhằm đẩy lùi Trung Quốc. Bắc Kinh cũng gia tăng chi tiêu quân sự của ḿnh đến mức 15 phần trăm mỗi năm trong những năm gần đây, cho thấy những căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng chỉ thực sự mới bắt đầu.

 

Joshua Kurlantzick
Lê Quốc Tuấn chuyển


<<trở về đầu trang>>
free counters