Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Hồi đáp: «nh́n lại quan điểm của Toà Giám mục Đà Nẵng về biến cố Cồn Dầu»

Hồi đáp: «nh́n lại quan điểm của Toà Giám mục Đà Nẵng về biến cố Cồn Dầu»

 

Trọng kính Đức Cha Châu Ngọc Tri,

 

Một vài lời thưa trước.

Gm. Châu Ngọc Tri

Trước hết, con xin thưa rằng con chỉ là một giáo dân b́nh thường. Con không thuộc Cộng đồng Dân Chúa Giáo phận Đà Nẵng của Đức Cha, con không ở trong số những người được Đức Cha ưu ái gởi «Thông cáo», «Thư mục tử», lại càng không có dịp đọc «Thư của ĐGM Đà Nẵng gởi HĐGMVN» liên quan về biến cố Cồn Dầu. Hôm nay, được Đức Cha mời cùng nhau đọc lại ba văn bản trên, con xin thưa vài lời.

Con xin viết hơi dài, tuyệt không có ư làm cho Đức Cha phải chia sẻ cái bực dọc, chán ngán của một người phải đọc một bức thư lê thê. Ở đây, con xin được phép không tung hô Đức Cha, lại càng không dám chỉ trích. Con nghĩ rằng, thân phận Giám Mục tôn cao, tuổi đời và bao nhiêu năm tu tŕ đạo hạnh, Đức Cha có đủ b́nh thản để bỏ ngoài tai những lời tung hô, nhiều khi không đúng lúc và không đúng chỗ. Con cũng không muốn chỉ trích. Người ta đă viết thư lên án Đức Cha quá nhiều, phần nhiều là bất công. Con chỉ hưởng ứng lời mời của Đức Cha để cùng đọc lại quan điểm của TGM Đà Nẵng về biến cố Cồn Dầu.

Con chỉ xin Đức Cha cho phép con thưa những lời con thấy cần phải thưa. Những lời này sẽ làm cho Đức Cha bực ḿnh ít nhiều. Con chỉ xin rằng khi cơn bực ḿnh đă qua, Đức Cha đọc lại một lần nữa. Con lại xin được không dùng tên thật. Nhưng nếu Đức Cha nhất mực không đọc những bức thư không kư tên thật, và không thông cảm chút ít rằng tại sao phải nặc danh th́ con cũng đành chịu. Trong hoàn cảnh hiện nay, những lư do phải ẩn ḿnh dấu tên, dù con, cũng như nhiều người khác, thật t́nh không muốn, tiếc thay, lại không hoàn toàn ở trong cái khuôn khổ mà Đức Cha đă liệu định. Nếu như xin phép cũng có ít ra là hai cách, đứng thẳng hay quỳ gối, như Đức Cha đă minh định trong văn bản thứ nhất, tức “Thông cáo” ngày 01/02, th́ xin Đức Cha hiểu cho rằng nặc danh cũng có năm bảy lối.

 

I. Những điểm cần đọc lại về “Thông cáo” ngày 01/02/2010.  

Ngày 31 tháng 01 năm 2010, «đây là lần thứ tư trong ṿng một năm, Giám mục Giáo phận đă đến Cồn Dầu dâng Thánh Lễ, gặp gỡ, lắng nghe, chia sẻ và hướng dẫn họ cách hành xử đúng đắn với chính quyền, với lương dân và với nhau. Ngài nhắc lại với họ học thuyết xă hội của Giáo Hội về sự công bằng và những quyền căn bản của con người...».

Đức Cha lắng nghe, nhưng, h́nh như khi về đến nhà, Đức Cha lại quên mất. Nếu nghe xong và quên như vậy, ở ngoài đời, chúng con vẫn bảo là nghe tai này lọt qua tai kia. Đă thế, Đức Cha lại thích nói. Thú thật, nhiều người vẫn bảo là Đức Cha nói có phần hơi chăm chỉ. Điều cần th́ không thấy Đức Cha nói, điều Đức Cha nói dài ḍng lê thê, th́ chẳng mấy ai cần. Chẳng hạn, lúc không cần thiết, Đức Cha lại khen lấy khen để chính quyền. Cùng lắm, nếu muốn lịch sự, Đức Cha gặp khen riêng họ cũng được. «Đối với riêng thôn Cồn Dầu, trong quá tŕnh vận động, chính quyền đă tổ chức được đến 20 lần tiếp xúc giữa nhân dân và những người thi hành chương tŕnh qui hoạch này ở các cấp.» Nghĩa là, chính quyền đă làm tốt lắm? đă tổ chức được những 20 lần. Đức Cha quên mất rằng đó là «thiện chí» của kẻ cướp! Đức Cha cho rằng chính v́ ḷng tốt mà họ tiếp xúc với người dân?

Điểm 1. «Cần phân biệt những hành vi dân sự và hành vi tôn giáo. Tranh chấp dân sự về chương tŕnh qui hoạch tại xă Hoà Xuân không phải là tranh chấp tôn giáo...». Thú thật, con thấy rằng Đức Cha phủi tay nhanh quá! Đức Cha làm như thể là con người ta được Đấng Tạo Hóa tạo ra gồm hai phần hoàn toàn chẳng ăn nhập ǵ với nhau: phần hồn đi lễ ở nhà thờ, phần xác ở nhà lo đồng ruộng. Chúng con cũng mong vậy lắm, để khi đi đọc kinh dâng lễ chẳng mắc phải cái tội chia trí lo ra; chưa kể, việc cai quản mục vụ của Đức Cha nhờ đó mà cũng thong dong chút ít. Nhưng thưa Đức Cha, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Đức Cha lại c̣n thêm rằng: «...v́ liên quan đến 1500 gia đ́nh phải di dời, mà giáo dân Công giáo chỉ chiếm ¼ sinh sống tại thôn Cồn Dầu...». Khác nào Đức Cha bảo rằng: mọi sự là do cái đám dân Công giáo này gây ra hết, cả 20 lần tiếp xúc gặp gỡ mà chính quyền nhọc công tổ chức không đi đến đâu đều là do họ. Mà ḿnh chỉ có ¼: người ta chiếm hết ¾ rồi, để họ chiếm luôn một thể cho tiện. «Hơn nữa, Đức Cha viết tiếp, Thánh đường và các công tŕnh chung của Giáo xứ không thuộc diện qui hoạch»: Chúa giao cho Đức Cha mấy ngàn tín hữu, hay mấy cái nóc nhà thờ?

Điểm 3. «Ư kiến của Bản quyền Giáo phận về những ǵ liên quan đến một Giáo phận cần được chú ư lắng nghe và tôn trọng, không chỉ trong nội bộ Giáo Hội, mà cả những vị hữu trách dân sự. Không ai biết rơ hơn t́nh h́nh tôn giáo tại một địa phương bằng chính Giáo Hội địa phương đó. Hơn ai hết, những người có trách nhiệm mục vụ tại địa phương biết phải nói ǵ và không nên nói ǵ, nói như thế nào, lúc nào và trong giới hạn nào, để đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động quản trị và mục vụ truyền giáo tại địa phương ḿnh, trong tinh thần tôn trọng sự thật, xây dựng t́nh hiệp thông, đối thoại và hợp tác lành mạnh. Nhiều khi chỉ cần âm thầm hành động mà không cần phải nói năng ǵ». Đức Cha ư thức về cái quyền ăn nói của ḿnh hơi nhiều, và cứ loanh quanh biện minh cho bản thân ḿnh. Đức Cha dạy: phải biết nói ǵ và biết nên im lặng; tùy lúc, tùy hoàn cảnh mà nói thế nào... quá đúng. Nhưng đáng tiếc là Đức Cha lại nói hơi nhiều, và rất nhiều khi nói rất linh tinh. Khi đọc đến thư Mục Tử, và thư gởi HĐGM con sẽ thưa thêm về điểm này. Ít ra, cảm giác lúc này của người đọc, là về sau, h́nh như Đức Cha lại quên mất những ǵ Đức Cha minh định trong điểm thứ ba này.

Điểm 5. «Toà Giám mục Đà Nẵng vẫn muốn theo đuổi đường lối đối thoại ôn hoà... V́ chấp nhận đối thoại, chúng tôi cũng tôn trọng đối tác, tôn trọng ư kiến và danh dự của nhau, nên cũng không có chủ trương đưa những thông tin thuộc loại nhạy cảm lên mạng, chỉ nỗ lực tiếp cận để giải quyết tại chỗ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Giáo Hội địa phương». Bên kia giữ được những thông tin nhạy cảm cho đến bao giờ? Cho đến lúc nào th́ họ sẽ hết tôn trọng «danh dự» của nhau? Đức Cha có đọc những ǵ báo chí trong nước, nhất là báo chí Đà Nẵng bóp méo, xuyên tạc những ǵ Đức Cha đă phát biểu hay không? Đức Cha viết tiếp: «Thông cáo này hy vọng sẽ là trường hợp ngoại lệ duy nhất», chúng con cũng mong muốn như Đức Cha, nhưng tiếc thay, sau này cũng có vài ngoại lệ không mấy duy nhất: thư mục tử, thư gởi HĐGM...

Điểm 6. «Nhân cơ hội này, chúng tôi cũng xin đề cập đến một tiến tŕnh đối thoại hơn hai năm qua với chính quyền Thành phố Đà Nẵng về một biến cố cũng khá nhạy cảm, được nhiều người quan tâm theo dơi và cả thắc mắc...». Cám ơn Đức Cha cho biết những thông tin liên quan đến Trường Sao Mai, những thông tin đang bàn bạc và những thỏa thuận trong ṿng bí mật . Chúng con cũng biết là Đức Cha phải vất vả qua bao cửa ải của bộ máy công quyền. Giấy tờ của Đức Cha ḷng ṿng chạy qua một đống bàn giấy của các Sở các Ban các Bộ: Sở Xây dựng, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ông Chủ tịch tỉnh, Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo... Đức Cha cho biết tiếp về niềm hy vọng, tin vào câu kết rất tích cực của nhà nước: “Rất mong Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm giải quyết”.». Rồi Đức Cha lại cho biết thêm: «và theo thông tin không chính thức, đề nghị này của Thành phố cùng với đề án mở trường tư thục của Giáo phận Đà Nẵng đă được đặt lên bàn làm việc của Thủ tướng Chính phủ.» Chưa kể việc có nên nêu ra những «thông tin không chính thức» trong  «thông cáo» hay không, Đức Cha lại tin vào những thông tin như vậy. Hiến pháp, luật lệ, đâu có phải là chuyện không «chính thức», mà người ta c̣n sửa lên sửa xuống, thay đổi xoành xoạch, lúc người ta muốn nữa mà.

Cuối thông báo, Đức Cha cho biết đă t́m cách «rẽ qua giữa họ mà đi» như Chúa dạy. Được Đức Cha mời, con xin bàn tiếp vài điểm trong bức «Thư mục tử» mà Đức Cha cho biết, với tư cách Mục Tử, Đức Cha có lúc đi trước, đi sau hoặc đi giữa đoàn chiên, tùy theo sự an nguy, theo lời của một số người được xem là xấu miệng, của chính ḿnh.

 

II. Vài điểm cần thưa với tác giả bức “Thư mục tử” ngày 04/05/2010.

Con lại xin trích tiếp: “Ṭa Giám mục hay tin, nhưng cũng được biết thêm rằng mọi việc diễn ra trong trật tự, nên vẫn tin rằng sau khi “viếng tổ tiên” trong chốc lát, dân chúng sẽ giải tán và gia đ́nh đưa quan tài bà cụ đi chôn nơi khác, hoặc hỏa thiêu tại ḷ thiêu mới của Thành phố như đă được đề nghị. Nhưng măi đến trưa, Ông Trưởng Ban Tôn giáo và Ông Phó Chủ tịch Mặt Trận Thành phố có đến thông tin cho Ṭa Giám mục về t́nh trạng án binh kéo dài, nắng nôi và mệt mỏi, không ai c̣n nhẫn nại được nữa, dù dân chúng phần đông đă giải tán, nhưng c̣n một số người vẫn vây lấy quan tài và quyết tâm chôn bà cụ tại đây”.  Rơ ràng, Toàn Giám Mục đă hay tin, sau đó, Ṭa Giám Mục lại nghĩ rằng, hay đúng hơn, lại “vẫn tin rằng”…, nhưng rồi, sau đó nữa, lại được “thông tin” bởi ông Trưởng Ban Tôn Giáo và Ông Phó Chủ Tịch Mặt Trận Thành phố về t́nh trạng án binh kéo dài của giáo dân.

Trước đó, Đức Cha đă biết: “T́nh h́nh tại Cồn Dầu vốn căng thẳng đặc biệt từ đầu năm đến nay, …Giáo xứ công giáo gần như toàn ṭng, không đồng thuận với chính sách giải tỏa đền bù, mà họ cho rằng làm đảo lộn cuộc sống vốn b́nh yên và chịu nhiều thiệt tḥi mất mác”. Chắc rằng Đức Cha không đồng thuận với họ, không “cho rằng” cuộc sống của họ không bị đảo lộn, không “cho rằng” họ sẽ bị “nhiều thiệt tḥi mất mát”.

 

Sau khi được thông tin, Đức Cha rất an tâm.

Thú thật, khi thấy Đức Cha quá an tâm như vậy, chúng con lại... không an tâm cho lắm. Chưa nói đến trách nhiệm, khó ai có thể an tâm trong một t́nh thế đang căng thẳng như vậy, sau khi đă được thông tin và đă theo dơi t́nh h́nh. Điều này, ngay cả ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Đà Nẵng, cũng đă nói trên báo của ông ta. Nhưng thôi, tạm bỏ chuyện ông Thanh qua một bên, nếu nhất quyết muốn có một người phải an tâm, và phải an tâm bằng mọi giá, cùng lắm th́ ai trong chúng con cũng có thể an tâm, chỉ trừ mỗi Đức Cha trong hoàn cảnh này. Vậy mà Đức Cha lại an tâm được mới lạ. Thôi th́ cũng bỏ luôn chuyện này không tính. Hăy nói chuyện khác: giả như sau khi đă an tâm xong, Đức Cha xuống sớm hơn chút nữa, đừng chờ “măi đến trưa, Ông Trưởng Ban Tôn giáo và Ông Phó Chủ tịch Mặt Trận Thành phố có đến thông tin”, giả như Đức Cha t́m cách nắm bắt t́nh h́nh nhanh hơn chút nữa, và đề ra những phương án can thiệp kịp thời, chắc là t́nh h́nh đă không xảy ra đến nỗi bi đát như hiện nay. Thưa Đức Cha, Giáo Hội ủy thác cho Đức Cha không chỉ là mấy trăm ngàn linh hồn trong Giáo Phận Đà Nẵng, mà c̣n trao cho Đức Cha phần xác của họ nữa, như Đức Cha đă thấy rơ khi tạm thời thôi cho rằng «tranh chấp dân sự về chương tŕnh qui hoạch tại xă Hoà Xuân không phải là tranh chấp tôn giáo» (trích «Thông cáo của Ṭa GM Đà Nẵng» ngày 01/02/2010). Đức Cha là người ư thức hơn ai hết về chuyện này, nên Đức Cha đă viết, cũng trong thư mục vụ này, rằng “Giáo Hội luôn đồng hành với người nghèo, không phải chỉ qua một vài công tác nhân đạo từ thiện, nhưng là bảo vệ và t́m cách giúp cho đời sống của họ được thăng tiến”. Đức Cha đă đề ra “quỹ giáo dục PNC” hay “chương tŕnh căn nhà đồng tâm”, cũng không ngoài đường hướng ấy.

Nếu Đức Cha can thiệp kịp thời như thế, có thể vết thương không c̣n nhức nhối cho đến hôm nay cả phần xác lẫn phần hồn, trong những người Cồn Dầu và cả trong ḷng Đức Cha nữa. Và nhất là những chuyện sau đây đă không xảy ra: anh Nguyễn Năm đă không bị đánh đập cho đến chết, Đức Cha cũng đă không phải nhọc ḷng bài binh bố trận gặp hai mẹ con chị Hồng Anh và cháu Tường Vi, chuẩn bị cho bức thư thanh minh gởi HĐGMVN mà nhiều người vẫn cho rằng đó là thư tự bào chữa rất vụng về, cũng không có phiên ṭa sáng nay 27/10, Đức Cha cũng khỏi phải nhọc ḷng mời chúng con nh́n lại quan điểm của Ṭa GM Đà Nẵng liên quan đến biến cố Cồn Dầu.

Đức Cha an tâm, hay đă cho rằng lúc ấy ḿnh đă an tâm ? Dù sao sự việc cũng đă xảy ra rồi : « Chúng ta có hối tiếc bao nhiêu th́ biến cố cũng đă xảy ra. Chúng ta phải trả giá quá đắt ». Thưa Đức Cha, bây giờ nghĩ lại, chắc Đức Cha cũng thấy rằng ai cũng có thể an tâm được, nếu bằng mọi giá phải an tâm. Nhưng người duy nhất không được quyền an tâm trong hoàn cảnh như thế này, đó là Đức Giám Mục Địa Phận.

An tâm như vậy, Đức Cha đi xuống Cồn Dầu, và đây là những ǵ Đức Cha chứng kiến và kể lại: “Mọi người dường như đang run rẩy, thổn thức, và cũng hối tiếc, nhất là gia đ́nh, v́ không nghe theo lời khuyên của Cha Quản xứ, đă để vụ việc quá đáng tiếc xảy ra”. Dĩ nhiên, đây không phải là lời của một viên chức chính quyền đang đi thăm dân chúng để vận động tranh cử, càng không phải là lời của một tân hoa hậu đi làm việc từ thiện, nhưng có thật đó là lời của một Giám Mục? Cũng có thể Ngài đến rất vội vàng và Ngài đến từ một giáo phận khác. Hoặc là, đằng sau đó là tiếng thở dài cố nén: “đă bảo, mà c̣n…”. Chúng con không có quyền ǵ để mong Đức Cha run rẩy, thổn thức được với gia đ́nh người bị hại, chí ít mọi người cũng có quyền chờ ở Đức Cha một lời có t́nh hơn như vậy.

Ai cũng có thể tường thuật với một tâm cảnh như vậy được, kể cả các Đức Giám Mục, dù rằng rất họa hiếm. Nhưng thưa Đức Cha, Đức Cha là Giám Mục Địa Phận!

Đức Cha về Ṭa Giám Mục, Đức Cha viết thư mục vụ. Phải nói rằng Đức Cha đă rất kịp thời: Đức Cha đă viết. Con thành thật xin lỗi Đức Cha, nhưng xin cho con tán dương Đức Cha một lần. Có điều, Đức Cha viết hơi dài, nói hơn nhiều. Thời nay, ít người tin rằng viết dài giảng lâu là biểu hiện của người học cao hiểu rộng.

H́nh như một ngày Đức Cha không đề ra cái ǵ mới là Đức Cha không chịu được th́ phải? Có nhiều người nhân đó mà cắt nghĩa khẩu hiệu “Trời mới đất mới” của Đức Cha, Đức Cha nghĩ ǵ?

Điều cần nói ngắn gọn, Đức Cha lại giải thích dông dài. Cho phép con so sánh: làm vậy, khác nào ra giữa chiến trường phơi lưng cho người ta bắn. Hơn nữa, Đức Cha lại chọn vị trí trung lập giữa hai chiến tuyến để cố gắng hóa giải. Trong một cuộc tranh chấp, hay trong một cuộc chiến (lời của Đức Cha: “v́ không có kẻ thắng người thua trong “cuộc chiến” này”)  bất kỳ là ai đi nữa, một khi chọn đứng giữa, tất phải hứng đạn của cả hai bên. Cũng có thể Đức Cha cho rằng ḿnh đă mặc đủ áo giáp để tránh, hay đủ sức hóa giải. Ai cũng thấy đây là điều không tưởng, khi đọc đến đoạn giữa của “Thư Mục Tử”, và khi biết rằng người dân Cồn Dầu đă phải đối diện với một phiên ṭa bất công, họ đă bị tra bức, một người đă chết, bao người đă chạy trốn tận nước ngoài.

Đă làm việc một việc nguy hiểm là chọn đứng giữa hai làn đạn, mà Đức Cha lại không mặt áo giáp, chưa kể Đức Cha lại đứng hơi lâu! Khi Đức Cha đứng giữa hai bên như thế, lâu giờ như thế, áo xống mỏng manh như thế, mời hai bên thi nhau bắn vào ḿnh như thế, mà cho đến nay Đức Cha hứng đạn quá ít như thế, th́ quả là phép lạ. Bên cộng sản chưa bắn, không biết tại sao, nhưng con cái của Đức Cha, lác đác đây đó chỉ có một vài, bởi v́ họ c̣n tôn trọng Đức Cha lắm lắm.

Thưa Đức Cha, ḿnh là thân Giám Mục, Đấng kế vị các Tông Đồ, nói ǵ, viết ǵ, chịu khó suy nghĩ trông trước ḍm sau một chút. Hỏi người khôn ngoan, thông thái hơn. Chắc rồi, mỗi một chúng con sao có đủ khôn ngoan và đạo đức như Đức Cha, nhưng khi nhiều người họp lại, chắc chúng con cũng không đến nỗi quá tối tăm, lúng túng như Đức Cha trong các thư từ và thông cáo gần đây.

Đó là tương quan Đức Cha chọn với giáo dân Cồn Dầu, với chính quyền Đà Nẵng.

Riêng với đoàn chiên, về phương diện mục vụ, Đức Cha lại bảo : có lúc đi trước, có lúc đi sau, lại có lúc đi giữa. Quả là hay ho, quả là ư nhị, quả là độc đáo! Quả là chúng con chưa từng nghe ai nói vậy bao giờ ! Vâng, đúng lắm, Đức Cha có quyền biện minh, tuy rằng nếu đừng biện minh trong lúc này, để tâm lo cho giáo dân Cồn Dầu trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, th́ vẫn hơn. Con muốn thêm : người mục tử có lúc cúi xuống thấp rửa chân, có lúc đứng trên ṭa cao rao giảng. Nhưng vần đề là phải chọn thế đứng thích hợp cho ḿnh trong lúc nào, ở đâu, trong công việc nào.

Hay là Đức Cha muốn chịu trận hứng đạn v́ sự an nguy của giáo dân, hay là Đức Cha cho rằng đứng giữa cũng là đứng một bên, trong cái không-thời gian “Trời Mới Đất Mới” của Đức Cha ? Đức Cha luôn chắc rằng ḿnh luôn đi đúng vị trí, đúng nơi, đúng lúc? Đức Cha không nhận rằng ḿnh cũng có thể sai đôi lần?

Hay là chỉ đơn thuần v́ ḷng yêu mến thái quá sự độc đáo mà Đức Cha nói vậy. Con hoàn toàn đồng ư rằng khi có một ư tưởng là lạ, độc đáo vừa đến trong trí óc ḿnh, vừa chợt suy nghĩ, chưa kịp nói ra, là có kẻ đă tranh mất. Hay là vừa nói ra, chưa kịp viết là có kẻ chôm ngay. Hay là đă viết rồi, đă in trong sách rồi, mà thiên hạ cứ ung dung mang về nhà làm như của họ. Cứ điểm qua một vài lư do như vậy, th́ Đức Cha làm như vậy là hợp lư. Nhất là trong cái hoàn cảnh, cái nền giáo dục của xứ ḿnh, người đạo văn nhan nhản khắp xứ. Chắc ở Đà Nẵng cũng không ngoại lệ.

Nhưng ḿnh là thân Giám Mục. Nhường lại cái ḷng yêu sự độc đáo này cho giới trẻ, cho các Thầy, cho các Cha mới chịu chức, Đức Cha ạ.  

Từ đây trở đi, xin Đức Cha cho con thưa chuyện với người đọc.

 

III. Thư của Đức Giám Mục Đà Nẵng gởi HĐGMVN, kư ngày 15/07/2010

1. Trước khi đọc văn bản thứ ba này, xin đọc Vài lời về lá thư ngắn được cho là của Đức Cha Châu NgọcTri trên gởi đến http://www.chuacuuthe.com ngày 05.07.2010. Tức trước đó 10 ngày. Toàn văn như sau:  

Cám ơn Anh đã thông tin cho tôi. Chiều hôm qua, tôi dâng Thánh lễ ban BT Thêm Sức ở Thanh Đức, sáng sớm này tại Phú Thượng mới về. Tôi chưa được nghe ai báo cho biết về vụ việc này. Đọc thư Anh xong, tôi đã điện thoại hỏi ngay Cha Quản xứ Nguyễn Tấn Lục, Ngài xác nhận Anh Năm có chết trưa hôm qua, Ngài có đến thăm viếng và xức dầu, nhưng chính Ngài cũng chưa nắm rõ vấn đề, không ai có thể báo cáo cho Ngài cách đầy đủ cả, chị vợ thì mãi khóc lóc, nên Ngài cũng không thể thông báo chính xác lại cho Tòa Giám mục được.

Nếu Anh là người Cồn Dầu và biết rõ vụ việc, Anh có trách nhiệm thông báo cho mọi người, Cha sở của Anh, và cả cho tôi nữa. Còn bản tin của Sơn Trà trên trang dongchuacuuthe, kinh nghiệm cho chúng ta thấy, không đáng tin cậy hoàn toàn.

Thật buồn khi một người cha gia đình trẻ qua đời, cần phải thanh minh cho anh ta nếu chết cách oan trái, nhưng đừng biến nỗi buồn này thành bi kịch truyền kiếp cho gia đình con cái họ, cho xứ đạo và cho cả xã hội.

Tôi chờ thông tin chính xác của Anh.

 

Mến

+JTri

 

Phải nhận rằng, v́ là thư riêng, nên Ngài (nếu đúng là Ngài) viết quả có ngắn so với “Thông cáo” ngày 01/02/2010 và “Thư mục vụ” ngày 04/05/2010. Tuy ngắn, nhưng không phải là không đáng bàn.

Thật buồn khi một người cha gia đình trẻ qua đời”: dù sao đi nữa, tác giả cũng cảm thấy thật buồn. Và sau khi đă buồn xong, không phải buồn khơi khơi, buồn qua rồi bỏ, mà là buồn “thật”, Ngài cũng không quên khuyên người khác đừng biến nỗi buồn này thành “bi kịch truyền kiếp cho gia đình con cái họ, cho xứ đạo và cho cả xã hội”. (Cũng như Ngài đă không quên cẩn thận chua thêm trong “Thư Mục Vụ” ngày 04/05/2010 rằng “không được nhân danh tôn giáo để đấu tranh bạo động…»). Đúng là tấm ḷng vàng ngọc, cẩn thận lo trước lo sau cho đoàn chiên, nghe xong mà muốn ứa nước mắt!

Nhưng đó là chuyện khác, hôm nào tôi xin phép được trở lại. Hôm nay chỉ xin dừng lại ở một điểm khác. Đó là tôi không mấy đồng ư với chị Hồng, vợ của người quá cố.

C̣n “chị vợ th́ măi khóc lóc”. Thật là quá quắt, cái chị này! Chị, cũng như mấy người khác ở Cồn Dầu, không mấy thông cảm với Đấng Bản Quyền Giáo Phận. Lúc Đức Cha cần thông tin, mà cần lắm lận, th́ chị chỉ có biết khóc ! Giá như chị “măi” làm một việc ǵ đó ngoài việc khóc lóc, th́ chắc là Đức Cha của chị đă có thể được tŕnh báo rơ ràng và Ngài có thể ra một thông cáo đầy đủ về cái chết của chồng chị rồi! Giá như chị đừng khóc, chị đừng xúc động, mà chỉ xem cái chết của chồng ḿnh như là cái chết của một ai đó xa lạ, khóc qua một chút rồi bỏ; giá như chị có thể b́nh an như Đức Cha đă “an tâm” («Thư Mục Vụ»,  ngày 04.05.2010) trước khi con cái bị bố ráp và đánh tơi bời, th́ chúng ta cũng có thể biết thêm nhiều chuyện. Giá như thay v́ khóc lóc, chị bỏ thời gian quư giá ấy mà làm những việc khác : đọc và nghe các bức thư mục vụ hay thông báo, các bài giảng của Đức Cha liên quan đến Cồn Dầu, thưa với Đức Cha rằng lúc th́ chị và bà con ở bên phải, lúc th́ ở bên trái, khi đằng trước khi phía sau, hay thậm chí nếu cần th́ ở ngay chính giữa luôn cho nó tiện, tùy theo sự an nguy của Đức Cha, th́ có phải hay hơn không?

Đúng là vợ chồng chị không biết điều chút nào cả. Giữa lúc Đức Cha bận trăm công ngh́n việc, chồng chị lại lăn đùng ra chết! Chưa hết, đến phiên ḿnh, chị lại quên rằng dầu rất bận rộn như thế, Đức Cha cũng đă không quên điện thoại hỏi để được xác nhận là chồng chị “có chết trưa hôm qua”, rồi chị lại vụng về phạm phải một điều rất không nên chút nào. Sao chị lại không t́m lúc khác mà khóc, hay là, nếu nhất thiết phải làm một cái ǵ đó lúc này, th́ sao lại không t́m việc ǵ khác mà làm, lại chỉ biết “măi khóc lóc”, gây cho Đức Cha trăm bề phiền phức?

Thưa Đức Cha (nếu Đức Cha đúng là tác giả của bức thư này), Đức Cha thấy đó, con cũng cố gắng hết sức mà bênh vực Đức Cha. Nhưng, sức người, của con cũng như của Đức Cha, đều có hạn.

Con xin phép Đức Cha để không có cái ư nghĩ dại dột này: Đức Cha chưa từng thấy ai trong gia đ́nh qua đời, hay là đă có thấy - như tất cả chúng con - mà Đức Cha chưa từng khóc, hoặc Đức Cha bận nhiều việc quá mà chưa thu xếp được giờ để khóc? Hay là Đức Cha đă tu luyện đến mức thượng thừa, đạt đến cảnh giới b́nh thản trước lẽ tử sinh? Đến như Chúa Giê-su c̣n phải khóc trước cái chết của Ladarô nữa mà (dù rằng Ngài biết sẽ làm cho ông này sống lại). Đức Cha, quyền phép th́ chắc không bằng Chúa Giê-su, anh Năm, bị công an đánh bầm dập cỡ đó, chắc cũng sẽ khó mà không “có chết trưa hôm qua”, (nói cách đơn giản hơn, tức là chết thiệt, chết luôn, chết không sống lại được trước khi ngày phán xét kịp đến), mà Đức Cha lại lấy làm phiền khi vợ anh “măi khóc lóc”, th́ chúng con cảm thấy có chút ǵ khó hiểu. Nếu Đức Cha không muốn thấy chúng con, cũng như chị vợ anh Năm, “măi khóc lóc”, th́ hay hơn cả là Đức Cha ra một thông báo : từ nay về sau, nếu có ai có thân nhân qua đời, nhất là những người giáo dân ở Cồn Dầu, hay dù không ở Cồn Dầu nhưng vẫn bị công anh đánh, tạm thời đ́nh chỉ việc khóc lóc, hay khi thấy Bề Trên đến th́ nhanh chóng gạt qua một bên mối xúc động mà tŕnh báo cho rơ ràng. Để Ṭa Giám Mục có đầy đủ thông tin đặng ra thông cáo về nguyên nhân, t́nh trạng và những chi tiết liên hệ khác về cái chết của người thân chúng con.

Có điều, chúng con vốn người trần mắt thịt, đạo đức phẩm hạnh, đức tin đức cậy c̣n lâu mới theo kịp một Đức Giám Mục đạo hạnh và dày công tu dưỡng như Đức Cha, chúng con không thể dễ dàng làm vậy. Chỉ xin cho phép chúng con được tiếp tục “măi khóc lóc” sau khi Đức Cha ra về, nếu việc này không gây phiền hà nhiều quá cho Đức Cha. V́ một khi đ́nh chỉ việc khóc lóc quá lâu, chúng con sợ rằng ḿnh cũng sẽ trở thành vô cảm, và khi cần phải khóc với Đức Cha, chúng con lại không có thể khóc được.

 

2. Thư của Đức Giám Mục Đà Nẵng gởi HĐGMVN, kư ngày 15/07/2010.

Xin chia sẻ qua h́nh thức một bức thư gởi Quư Vị Cư Dân Mạng nhân lời mời của TGM Đà Nẵng: «Nh́n lại quan điểm của Toà Giám mục Đà Nẵng về biến cố Cồn Dầu».

Dầu không phải là con cái của Đức Cha Đà Nẵng, tôi cũng xin mạn phép dài ḍng đôi chút.

Tôi vốn là người nhạy cảm. Hồi mới lớn, khi đọc đến những câu đại loại như: bỏ thuyền bỏ lái bỏ ḍng sông, cô gái đ̣ kia đi lấy chồng, tôi vẫn buồn (một cách rất vô duyên) đến mất mấy ngày, dù chẳng dính dáng chi đến người trong cuộc. Khổ thay, trong văn chương và ngoài đời thực, những cảnh này không quá hiếm. Do đó, dù thực t́nh không muốn, tôi phải buồn dài dài. Cho đến một hôm thấy rằng buồn lê thê như vậy là dại dột, tôi bằng t́m một hạng người khác cũng ...bỏ cái ǵ đó ra đi, để có lư do di chuyển t́nh cảm của ḿnh sang một trạng thái khác. Và may cho tôi, bên cạnh các cô các bà các d́ bỏ sông bỏ lái bỏ đ̣, th́ cũng có một số người bỏ nhà bỏ cửa đi đâu đó để phục vụ cho nhiều người. Cái sự bỏ này, tôi t́m thấy nơi những người đi tu, đối với tôi hiển nhiên là một sự quan trọng. Và cái sự buồn, cũng như một lô một lốc các thứ t́nh cảm vớ vẫn khác cùng loại, nay gặp đối tượng mới, được thay bằng ḷng kính phục.

Nói xa nói gần, ṿng vo loanh quanh vậy để nói với mọi người rằng: Đức Cha Châu Ngọc Tri là một người tôi kính phục. Dẫu rằng cái nguyên do kính phục của tôi có khác thiên hạ chút ít.

Nhưng đó là chuyện khác. Lúc này xin bàn về mấy ḍng trong lời mời tôi vừa đọc được trên giaophandanang.org. Trước hết Đức Cha cho biết: «trước từng biến cố quan trọng đă xảy ra liên quan đến Giáo xứ Cồn Dầu, Ṭa Giám mục Đà Nẵng dưới những h́nh thức khác nhau đă gửi đi các văn bản mô tả sự kiện và nói lên quan điểm của ḿnh, theo tinh thần của Tin Mừng, theo Huấn Quyền của Hội Thánh và sát với hoàn cảnh cụ thể của Giáo Hội địa phương». Ngài lại cho biết tiếp: «nhiều người đă đọc, đă thẳng thắn phê b́nh». Nhân tiện, Ngài cũng cho biết luôn là «nhưng cũng có người chưa đọc các văn bản này» nên bây giờ cho đăng lại.

Đức Cha lo cho người chưa có dịp đọc, tôi th́ xin thưa với mấy cái người «thẳng thắn phê b́nh» kia: Quư Vị viết thư phản ứng có hơi quá. Tôi không quen chi Quư Vị. Trong nhà Quư Vị cũng không có ai bỏ bê đ̣ sông đi xa làm cho tôi buồn. Cá nhân Quư Vị cho đến nay cũng không gây ra cho tôi cái t́nh cảm phiền toái nào. Nghĩa là nếu Quư Vị chưa thuộc hạng người tôi kính phục, th́ ít ra cũng không ai trong số Quư Vị gây cho tôi một sự khó chịu nào. Quư Vị sẽ thấy rằng, những ǵ tôi trao đổi với Quư Vị dưới đây là hoàn toàn vô tư, không có chút mảy may bóng dáng của sự thiên vị.

Phải nói rằng cái ảo tưởng của Quư Vị hơi lớn. Có lẽ Quư Vị sống hơi lâu ở Tây ở Mỹ hay ảnh hưởng mấy cái xứ này hơi nhiều. Ở đó, bất kỳ một anh chàng cha căng chú kiết nào cũng có thể chỉ trích tống thống, và có quyền phê b́nh và bàn tán về tất cả mọi chuyện trên trời dưới đất. Rơ ràng, mấy xứ đó rất hay, cho đến khi nào một số con dân của họ, hay là mấy người ngưỡng mộ hơi thái quá, như Quư Vị chẳng hạn, chưa quyên một chuyện: đừng có mà đem áp dụng hơi có phần lung tung sang một vài xứ khác.

Trong vài điều Quư Vị quên mà tôi muốn nhắc lại, đó là Giáo Hội không phải là một xă hội dân chủ. Các Cha và nhất là các Đức Cha th́ không do ai bầu, các Ngài chỉ được người khác, lớn hơn các Ngài chọn. Dù Quư Vị không đồng ư với cái lối chọn lựa đó, th́ cũng phải đồng ư rằng các Đức Cha được chọn lên không phải để đọc, càng không phải để trả lời Quư Vị. V́ thế, Đức Cha Đà Nẵng đâu có rảnh mà đọc những lời «thẳng thắn phê b́nh» của Quư Vị. Ngài bận nhiều việc: kinh sách, lễ lạy, giảng dạy, ban phép này phép khác, lo việc hồn (và cả việc xác nữa) cho đạo hữu... Tóm lại là Ngài có một trời công chuyện để mà bận rộn. Quư Vị cũng nên t́m một chuyện khác có ư nghĩa hơn chuyện viết thư góp ư để làm. Hay nếu không bỏ được thú viết thư phê b́nh, Quư Vị nên chọn một người khác để gởi, chẳng hạn như các dân biểu, các thị trưởng, hay nếu muốn, cho tổng thống của Quư Vị.

Tóm lại, Đức Cha Châu Ngọc Tri không phải là địa chỉ lư tưởng.

Gần đây tôi lại được nghe rằng Đức Cha có trả lời thư cho Quư Vị. Mà cái cách trả lời của Ngài hay lắm lận, tinh tế lắm lận. Để tránh phúc đáp cho Quư Vị và cho một đống những Quư Vị khác nữa cách trực tiếp, điều có thể làm cho Quư Vị sinh ḷng kiêu ngạo, ngày 15/07/2010, Ngài có gởi thư cho Quư Vị, mượn cớ là gởi cho HĐGMVN. Vậy là, Quư Vị đă được trả lời.

Vậy là Ngài rảnh thiệt? Vậy là cuối cùng Quư Vị cũng vẫn có lư? Tôi lầm à?

Tôi đă lỡ bảo vệ Đức Cha, th́ tôi phải bảo vệ đến cùng. Chuyện ngài rảnh rỗi hay không, tôi coi như chuyện riêng tư, không dám bàn đến. Chưa kể chuyện Ngài làm việc có Hội Đồng, có Cố Vấn này nọ đường hoàng, tôi chỉ nêu lên đây để bác bỏ giả thuyết cho rằng Ngài là tác giả của bức thư này. Tôi chưa gặp Đức Cha lần nào, chỉ thấy một đôi lần h́nh Ngài trên mạng. Quư Vị có thể vào trang của giáo phận Đà Nẵng, nơi Ngài đang là Giám Mục để đồng ư với tôi ngay lập tức, rằng, rất khó tin, một người có khuôn mặt sáng sủa hiền từ phúc hậu, như chúng ta thấy trên trang nhà giaophandanang.org lại có thể viết một bức thư như vậy. Ai lầm mặc ai, điểm này tôi nhất quyết không lầm. Tôi, một người cũng có đọc báo lai rai, nhưng thích h́nh hơn chữ nghĩa, cứ mỗi lần nh́n vào trang nhà của GPĐN thấy Đức Cha cười tươi, dung nghi sáng ngời, thần thái thân thiện...nói thiệt, là tôi thấy đă con mắt. Nếu đây là h́nh thiệt của Đức Cha, th́ một người như vậy, nhất quyết, không thể nào là tác giả của cái thư rất ...linh tinh như vậy được.

Thôi tạm thời bỏ cái chuyện mê tín linh tinh này qua một quên, Quư Vị cũng nên biết rằng Đức Cha là người học cao hiểu rộng, sau khi đă học hết chữ ở Việt Nam, Ngài c̣n sang tận đến xứ Tây mà học. Chữ nghĩa cao dày như vậy, nếu Ngài có đóng cửa 10 năm không đọc sách để tháo hết chữ nghĩa trong đầu ḿnh ra, cũng không thể nào viết một cái thư rất tào lao cỡ đó được.

Huống chi, thời buổi này, Đảng, chính quyền trong cả xứ Việt Nam đồng thanh kiên định chuyển sang thời kinh tế chợ búa. Trắng đen lẫn lộn chả biết đâu mà ngờ. Chuyện mấy anh chàng công an viết lách giả mạo, đóng dấu tung tóe, phóng bài lên mạng không khó ǵ. Đối chiếu với những chi ông Nguyễn Hữu Vinh đă viết, các nhà đài đây đó đưa tin, th́ càng có lư do để ngờ rằng đó là thư của nhà nước. Quư Vị nói ǵ đi nữa, đối với tôi hai năm rơ mười : Đức Cha Châu Ngọc Tri không thể viết vậy được.

Tôi nghĩ là tôi đă ít nhiều thuyết phục được Quư Vị. Dù chắc gần đến mười phần, nhưng để chắc hơn chút nữa và khép hồ sơ cái vụ này lại, tôi vẫn ước mong nếu có ai đó chỉ giúp cho tôi, với bằng chứng rơ rằng, ai đó viết chứ không phải Đức Cha, tôi sẵn sàng làm hậu tạ. Và tôi sống với cái niềm ảo tưởng này cho đến ngày hôm nay.

Cho đến ngày 27/10/2010, niềm tin của tôi tan thành mây khói. Nó cũng không khác chi một mớ những niềm ảo tường linh tinh khác. Đức Cha cho biết rằng bức thư đề ngày 15/07/2010 vửa rồi là của Ngài. Giỡn hay thiệt vậy trời. Tin đâu như sét đánh ngang.

Ở trên trời cao, Chúa đă không nghe lời tôi cầu nguyện, cứ để cho nhà nước và công an tác oai tác quái trên người dân Cồn Dầu. Gần hơn chút nữa, ông bà cũng bỏ đi luôn. C̣n lại chút người trần mắt thịt, đại diện cho những ǵ thiêng liêng không nghe không thấy trên cao, để ḿnh đặt chút tin tưởng vào, vậy mà...

Hóa ra mấy anh chàng cư dân mạng này lâu lâu cũng đúng một lần, dù rằng coi bộ họ hơi rảnh. Tôi không tin rằng ai cũng rảnh như họ. Tôi vẫn tin rằng, chắc chắn, Đức Cha Tri không thể là một người có nhiều giờ, nói nôm na quê mùa là không được rảnh cho lắm. Mà chẳng may, nếu rảnh, Ngài cũng không rảnh kiểu đó được.

Thiệt là phát mệt.

 

Vài lời thưa thêm với tác giả của ba văn bản.

Những khó khăn của Đức Cha, chỉ có một ḿnh Đức Cha biết. Con xin thưa lại lần nữa: con chỉ là người ngoài nh́n vào, chỉ là người đứng xa, đâu biết những khốn đốn của người ở trong vực. Nhưng chính v́ Đức Cha là người có trách nhiệm, là người phải trả lẽ trước mặt Chúa, xin Đức Cha cũng nên đón nhận thiện chí của người khác.

Con xin lỗi đă viết dài, và cũng rất linh tinh, nhưng xin cho con được thanh minh: con không là mục tử, t́nh h́nh cũng không c̣n cấp bách, dầu sôi lửa bỏng như những khi Đức Cha phải viết thư. Nếu Đức Cha khó chịu v́ sự dông dài này, th́ xin Đức Cha cũng hiểu cho chúng con phải khổ sở thế nào khi phải đọc một thư mục vụ hay một thông báo quá dài ḍng: nghe bao điều không đáng nghe, điều cần nghe th́ chờ măi lại không thấy. Hôm nay, b́nh tâm lại, Đức Cha ắt cũng thấy rằng: chỉ trên dưới một trang là đủ để nói những điều cần nói, trong một thông cáo hay trong một thư mục vụ ở những hoàn cảnh như vậy. Những ǵ Đức Cha đă viết: thông cáo không ra thông cáo, thư mục vụ không ra thư mục vụ, chia sẻ cũng không đúng. Văn xuôi hay văn ngược? 

Con xin cầu nguyện cho Đức Cha nhiều. Đức Cha chưa già, c̣n nhiều cơ hội để sửa chữa. Con vẫn biết rằng «giang sơn dễ đổi bản tính khó dời», nhưng với ơn Chúa, không ǵ là không thể.

Con xin kính chúc Đức Cha luôn mạnh khỏe, b́nh an, và đầy ơn khôn ngoan.

 

Giu-se Trần Trường.


<<trở về đầu trang>>
free counters