Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Mỹ Ũng Hộ Asean Trong Vai Tṛ Trung Tâm Và Chủ Đạo Các Diễn Đàn Hợp Tác Khu Vực

Mỹ Ũng Hộ Asean Trong Vai Tṛ Trung Tâm

Và Chủ Đạo Các Diễn Đàn Hợp Tác Khu Vực

 

LƯ ĐẠI NGUYÊN

 


 

Trong cuộc họp Thượng Đỉnh lần thứ 2 giữa Hoa kỳ và ASEAN vào chiều ngày 24/09/2010 tại New York, tổng thống Mỹ, Barack Obama long trọng tuyên bố: “Chúng tôi cần hợp tác với các nước châu Á để đáp ứng các thách thức của t́nh h́nh kinh tế ngày càng tăng trưởng của chúng tôi, ngăn ngừa việc phổ biến vũ khí hạt nhân và giải quyết vấn đề khí hậu biến đổi. Với tư cách là tổng thống, tôi muốn nói rơ rằng, Hoa kỳ có ư định đóng vai tṛ quan trọng tại châu Á. Do đó chúng tôi đă tăng cường các liên minh cũ, chúng tôi hợp tác sâu đậm với các đối tác mới, như chúng tôi đang làm với Trung quốc, và chúng tôi đă giao tiếp trở lại với các tổ chức khu vực, kể cả ASEAN”. Tổng thống Obama khẳng định: “Hoa kỳ mong muốn tăng cường quan hệ toàn diện với ASEAN, ủng hộ vai tṛ trung tâm của ASEAN tại khu vực và các diễn đàn hợp tác khu vực do ASEAN nắm vai tṛ chủ đạo.”

ASEAN đánh giá cao tuyên bố của Mỹ sẵn sàng tham vấn với ASEAN về việc hướng tới tham gia Nghị Định Thư Hiệp Ước Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân; hoan nghênh Mỹ ủng hộ các hoạt động của Ủy Ban Liên Chính Phủ ASEAN về Nhân Quyền và Ủy Ban ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền phụ nữ và trẻ em. Phát biểu tại Hội Nghị ở cương vị chủ tịch ASEAN, đồng chủ tọa Hội Nghị với tổng thống Mỹ, Nguyễn Minh Triết nói: “Việt nam và ASEAN luôn luôn ủng hộ thắt chặt thêm quan hệ giữa ASEAN và Hoa kỳ trên cơ sở song phương và đa phương. Chúng tôi muốn nâng quan hệ lên một tầm mới, tiến tới chỗ toàn diện hơn và có thực chất hơn cho hoà b́nh, ổn định và phát triển khu vực chúng tôi.” Nguyễn Minh Triết đề nghị: “Hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác theo hướng toàn diện và thực chất hơn trên cơ sở cùng có lợi trên các lănh vực từ chính trị - an ninh, kể cả an ninh phi truyền thống, đến kinh tế - thương mại và văn hóa – xă hội, trong đó hợp tác kinh tế - thương mại cần được xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên”.

Điều cần ghi nhận ở đây là, Nguyễn Minh Triết xem như đă vượt mặt Trung cộng để thể hiện khuynh hướng liên kết toàn diện giữa ASEAN với Hoa kỳ, nhất là về mặt chính trị - an ninh, kể cả an ninh phi truyền thống, mà trong Bản Thông Cáo Chung Mỹ - ASEAN, v́ không muốn làm cho Trung cộng nổi khùng, đă không đề cập tới an ninh biển Đông, mà chỉ khái quát nói tới “ư tưởng nâng cao quan hệ đối tác tới một tầm chiến lược và coi đây là là lănh vực tập trung ưu tiên của ASEAN và Mỹ”.

Có lẽ chính v́ để cho đảng Việt cộng dễ chạy tội, và bản thân không bị quan thầy Trung cộng đe dọa hạ bệ, nên trước khi bước vào hội nghị, Nguyễn Minh Triết đă hé lộ cho báo chí quốc tế biết, sẽ không giữ chức vụ ǵ nữa sau Đại Hội Đảng XI này. Quả thật Việt cộng đă bị lạnh cẳng, mới cho Nguyễn Chí Vịnh vội vàng tuyên bố trong cuộc phỏng vấn bởi báo Akahata của đảng Cộng sản Nhật bản rằng: “Chúng tôi khẳng định là Việt nam không hợp tác quốc pḥng với Mỹ hay bất cứ nước nào để chống Trung quốc, và Việt nam không có ư định chống Trung quốc”. “Tuy Việt nam và Trung quốc có tranh chấp trên biển Đông, nhưng chúng tôi chủ trương giải quyết vấn đề này bằng biện pháp ḥa b́nh trên cơ sơ luật pháp quốc tế”.

Ngược lại, tổng thống Philippines, Benigno Aquino III, một ngày trước cuộc họp ASEAN và Hoakỳ, đă tuyên bố: “Asean sẽ hợp thành một khối, nếu Trung quốc dùng sức mạnh trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông”. Ông thêm rằng: “Hy vọng chúng tôi sẽ không phải nghe cụm từ ‘Biển Nam Trung Hoa’ với hàm ư là biển của Trung quốc”. Trong khi đó Ôn Gia Bảo thủ tướng Trung cộng tuyên bố tại Liên Hiệp Quốc rằng: “Trung quốc không đe dọa nước khác, nhưng sẽ không bao giờ nhượng bộ trong tranh chấp về các chủ đề có tính quan tâm quốc gia”. V́ Trung cộng đă dùng sức mạnh quân sự cưỡng chiếm Hoàng sa và một phần Trường sa của Việt nam, nên mới nhận là vùng ‘Biển Nam Trung Hoa’ và cho đó là “một trong những quan tâm chủ đạo về chủ quyền của Trung quốc bên cạnh Tây tạng và Đài loan”. Rồi tiếp tục dùng sức mạnh quân sự quyết giữ lấy trên 80% diện tích vùng Biển Đông Nam Á này làm của riêng ḿnh. Vậy kẻ chủ chiến trong vùng châu Á, Thái B́nh Dương hiện nay chính là Trung cộng chứ không phải ai khác.

Dù cho Việt nam có nhân nhượng Trung cộng đến mấy, Việt cộng có cúc cung vâng lời Trung cộng đến đâu, mà ngư dân Việt nam vô t́nh đi lạc vào vùng Trung cộng nghiêm cấm, vốn trước kia thuộc lănh hải Việt nam th́ Trung cộng cũng đuổi, đánh, bắt giết. Như vậy ổn định, ḥa b́nh trên Biển Đông không thể có. Chính v́ thế trong Thông Cáo Chung Mỹ-Asean ở Điều 18 đă ghi rơ: “Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của ổn định và hoà b́nh khu vực, an ninh hàng hải, không cản trở thương mại và tự do hàng hải theo những quy định liên quan được nhất trí của luật pháp quốc tế, gồm Công Ước LHQ về Luật Biển – UNCLOS – và những điều luật hàng hải quốc tế khác, đồng thời giải quyết ḥa b́nh các tranh chấp”.

Rơ ràng là việc Hoa kỳ toàn diện hợp tác về chiến lược với Asean để đa phương giải quyết ḥa b́nh các tranh chấp Biển Đông, mới đủ sức làm cho Trung cộng không c̣n hung hăng bành trướng sức mạnh quân sự ra toàn vùng. Nhờ đó chiến tranh cục bộ ở nơi đây mới không thể xẩy ra. Nếu giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên cơ sở ‘song phương’ kiểu Trung cộng th́: Một là Trung cộng sẽ nuốt trửng như đối với Việt nam. Hai là sẽ có đụng độ vũ lực như đối với Philippines, Malaysia… Trước đây trong chiến tranh lạnh, khi một nước đi theo thế giới cộng sản là chống lại với Mỹ, hoăc ngược lại. Nhưng trong thời đại Toàn Cầu Hóa này, th́ các nước dù c̣n đối nghịch với nhau về mặt nào đó. Nhưng họ vẫn là đối tác, hợp tác, liên hệ với nhau về nhiều mặt. Nhất là Hoa kỳ và Trung cộng hiện nay. Đừng nói là về sức mạnh quân sự Trung cộng chưa phải là đối thủ ngang tay với Mỹ, mà về mặt chính trị, kinh tế, tài chánh, kỹ thuật… 2 nước cũng c̣n phải nương nhau đề tồn tại, phát triển. Nhất là nền kinh tế của Trung quốc chưa phải là nền Kinh Tế Quốc Dân Tự Chủ, vẫn phải dựa vào vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu thụ quốc tế, mà Mỹ là chính. Thế nên khi Mỹ đă dứt khoát giữ vai tṛ lănh đạo tại Á châu, th́ Trung cộng buộc phải lùi bước. Việc Việt nam và Khối Asean chủ động hội nhập chiến lược toàn cầu của Mỹ trong lúc này là con đường duy nhất giải quyết ổn định, hoà b́nh và phát triển của toàn vùng. C̣n về lâu về dài th́ phải thực sự Dân Chủ Hóa Chế Độ ở mỗi nước, th́ ASEAN mới thành một Khối Thịnh Vượng làm cùn nhụt tham vọng bành trướng của Bắc kinh và đưa nước Trung Hoa vào tiến tŕnh Dân Chủ Hoá Toàn Cầu để cho nhân loại hưởng cảnh Đại Thái Hoà.


<<trở về đầu trang>>
free counters