Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Một Thoáng Nh́n Trước Nghị Tŕnh Đại Hội XI của HĐGMVN 2010

Một Thoáng Nh́n Trước Nghị Tŕnh Đại Hội XI của HĐGMVN 2010

 

Đại Hội lần thứ XI Hội Đồng Giám mục Việt Nam đă khai mạc. Thông qua nhật kư đầu tiên của Đại Hội, niềm vui và hy vọng nhen nhúm giữa ḷng con dân Giáo Hội Việt Nam.

Trước tiên, Đại Hội quy tụ đầy đủ các Giám mục đang trực tiếp trong vai tṛ chủ chăn tại các giáo phận, kể cả linh mục giám quản giáo phận Đà Lạt.

Một thoáng buồn nho nhỏ: thiếu vắng Đức Tổng Giuse đáng kính, nguyên Tổng Giám mục Hà Nội, nhưng chưa là “nguyên” Tổng thư kư Hội Đồng Giám mục Việt Nam.

Một cơ hội tốt cho vị phó Tổng thư kư, Giám mục Nha Trang, điều hợp – và biết đâu – lèo lái các buổi họp.

Kế đến, Đại Hội đă chọn đúng ngày lễ thánh Phanxicô Assisi, vị thánh của ḥa b́nh, để khai mạc. Ước mong lời cầu của vị thánh “ḥa b́nh” được cất cao trong từng khóa họp và trong tâm tư từng thành viên của Đại Hội, như trong những năm vừa qua, đă từng là biểu tượng của dân Chúa VN trong hành tŕnh đi t́m công lư, sự thật và ḥa b́nh. Mong sao “khí cụ ḥa b́nh” theo tinh thần Phanxicô Assisi hôm nay sẽ không là “đối thoại nhưng không đối đầu”, hay đúng hơn, không “là con chó câm khi cần phải sủa”- theo lời Đức Hồng Y Trần Nhật Quân.

Và thật tuyệt vời khi Đại Hội được khai mạc trước Thánh Thể. Thánh Thể luôn là dấu chỉ của hiệp nhất và hiệp thông. Trong khóe nh́n niềm tin, Giáo Hội Công giáo Việt Nam dù giữa băo táp hay cuồng phong nào vẫn luôn là Giáo Hội Chúa Kitô, một Thân Ḿnh, một Nhiệm Thể. Hy vọng “đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”.

Trọng tâm lớn nhất của Đại Hội vẫn là Năm Thánh Giáo Hội VN với Đại Hội Dân Chúa sắp diễn ra tại Sài g̣n và lễ bế mạc Năm Thánh tại Lavang, Huế. Chỉ một hạn mục nhỏ nằm cuối chương tŕnh nghị sự để “nh́n lại Quy chế HĐGMVN” và bầu Ban Thường vụ niên khóa mới. Xem ra diễn biến Đại Hội có vẻ rất thuận buồm xuôi gió như chưa hề trải qua cơn sóng băo nào.

Với Đại Hội Dân Chúa, chương tŕnh đă lên khuôn, danh sách thành viên đă đúc kết, giấy mời đă gửi. Mọi sự được xem như “đạn đă lên ṇng”. Đại Hội XI hôm nay hẳn chỉ c̣n là “báo cáo và nhất trí”? Không biết những góp ư của “dân Chúa” – những con dân đích thực của Chúa Kitô – có thực được trải ra trên bàn nghị sự của Đại Hội? Hơn 7 triệu con dân Giáo hội VN đang tự thuyết phục ḿnh để tín thác và cậy trông. Riêng tôi đang cố để tin Chúa Thánh Thần sẽ thổi luồng khí mới vào căn pḥng kín cửa, nơi các tông đồ đang co cụm t́m đường thoát thân: “Lạy Chúa, chúng con không biết ăn nói”. Đúng thế ! Một Lễ Ngũ Tuần mới cho Giáo hội VN.

Lễ bế mạc Năm Thánh tại Lavang đă được chuẩn bị quá kỹ lưỡng từ hạ tầng đến lễ hội. Và Lavang 2010 hẳn sẽ minh chứng cho xă hội VN và toàn thế giới một bộ mặt Giáo Hội Công Giáo VN thật hoành tráng và cũng rất “tự do tôn giáo”? Thử hỏi “Giáo hội mầu nhiệm, hiệp thông, và sứ vụ” sẽ đi về đâu khi năm thánh kết thúc? Tiện thể, các mô h́nh Trung tâm hành hương Lavang đang có mặt tại Sàig̣n để các Giám mục chiêm ngắm, góp ư. Một đề án trải rộng trên mấy chục hecta đất với kinh phí dự trù hàng chục triệu đô la nằm giữa khu vực “chó ăn đá gà ăn sỏi”. Ngắm nh́n những hoàng tráng bên ngoài, nhưng đủ thứ nhễu nhăo bên trong, không biết nên vui hay buồn?

Ngoài ra, trong chương tŕnh nghị sự, các giáo tỉnh sẽ tường tŕnh về các cuộc Hội ngộ Linh mục trong giáo tỉnh năm vừa qua. Một thắc mắc nhỏ: Không biết Đức Hồng Y tổng giáo phận Sài g̣n sẽ giải tŕnh ra sao về thái độ “cắt ngang và áp đặt” khi linh mục đoàn giáo phận Sài g̣n khu vực I đang bàn thảo? Điều quan trọng là nội dung bàn thảo đang đề cập đến sự chậm trễ thông tin từ phía Giáo hội và thiếu vắng một tiếng nói chính thức của Hội đồng Giám mục? Liệu sự thật “thực” đó có được đem ra mổ xẻ trong dịp này? Hay lại tiếp tục “cắt ngang và áp đặt”?

Bên cạnh đó, Đại Hội sẽ lắng nghe và trao đổi về nhiều vấn đề khác, chẳng hạn, dự án Học viện thần học (cao cấp). Giáo Hoàng Học viện Pio X Đà Lạt hôm xưa vẫn là niềm tự hào của Giáo Hội công giáo Việt Nam, nơi đă đào tạo bao Giám mục, linh mục, và học giả trụ cột của Giáo hội VN, nơi h́nh thành bao công tŕnh nghiên cứu và dịch thuật vô giá cho Giáo hội. Không biết cụ thể dự án Học viện thần học có khả năng đáp ứng cơn đói cơn khát tri thức của Giáo hội Việt Nam hôm nay trong thế hệ X – thế hệ thông tin nhanh như gió băo? Hoặc tệ hơn, (xin nói nhỏ), chỉ là một biến thái của Câu lạc bộ Nguyễn văn B́nh đang hồi tàn cuộc?
May mắn thay, chương trinh nghị sự vẫn c̣n thời gian để “lắng nghe và trao đổi” về Chân dung vị mục tử nhân 100 năm ngày sinh của Đức cố Tổng giám mục Phaolo Nguyển văn B́nh. Ư kiến lề trái lề phải về cuộc tọa đàm này đă quá nhiều và quá sôi nổi. Chắc chắn các thành viên trong Đại Hội không thể không nghe biết. Khúc mắc là các Giám mục sẽ dành giờ học hỏi thêm về chân dung của ngài hay chân thành rút ra những nhận định “thực” về cuộc tọa đàm “bịt miệng” vừa qua, na ná theo khuôn mẫu Đại hội nhà văn toàn quốc của nhà nước trước đó; để từ đó rút tỉa kinh nghiệm cho Đại hội Dân Chúa sắp tới? “Gaudium et Spes” của toàn dân Chúa VN đang ngóng cổ chờ mong kết quả của Đại Hội XI về vấn đề này.

Hơn nữa, khi bàn về chân dung Đức cố tổng giáo phận Sài g̣n, sao lại cố t́nh làm lơ chân dung Đức cố phó tổng giáo phận Nguyễn Văn Thuận, vị thánh tương lai của Giáo hội toàn cầu, niềm hănh diện của Giáo hội VN, tấm gương soi dọi hướng đi cho Giáo hội VN trong hoàn cảnh cụ thể hôm nay?

Không lẽ Đức cố Hồng Y Nguyễn văn Thuận không cần được nhắc đến, hay không được phép nhắc đến, hoặc không dám bàn đến? Chỉ v́ ngài thuộc “lề trái”? V́ ngài không cùng đường lối với Giáo hội công giáo VN?

Hoặc đơn giản chỉ v́ trong cuộc họp giữa nhà nước với Vatican vừa qua, vấn đề Nguyễn văn Thuận đă trở thành “phạm húy”, và không thể hiện diện trong chương tŕnh nghị sự của Đại Hội?

Tổng giáo phận Sài g̣n quyết tâm bước theo lối ṃn vị tiền nhiệm Đức cố Phaolo. Không lẽ toàn bộ các vị cao cấp nhất của Giáo hội công giáo VN đều nhắm mắt đồng hành với tổng giáo phận Sài g̣n?

Không lẽ toàn thể các chủ chăn Giáo hội VN thực sự muốn gầy dựng một chân dung mang đầy nỗi sợ, “đến chết vẫn c̣n sợ”? Và đáng nói hơn, không lẽ Giáo hội VN lại phủ nhận công tŕnh cao quư Ṭa thánh đang thiết dựng cho Giáo hội VN: tiến tŕnh phong thánh Đức cố Hồng Y Nguyễn văn Thuận?

Có lẽ khi những ḍng viết này đến tay các chủ chăn Giáo hội VN, Đại Hội cũng đă về chiều. Mọi sự có thể rồi đâu vẫn hoàn đấy. Thế nhưng, hành tŕnh Emmaus vẫn luôn có Chúa hiện diện dù đang bị đêm đen vây phủ. Và Thánh Thể trong giây phút khai mạc Đại Hội luôn nói lên chân lư “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Nói cho cùng, trong niềm tin người con Chúa, vẫn phải là “ai tin tưởng vào Chúa không hề thất vọng bao giờ”.

 

Người tôi tớ hèn mọn


<<trở về đầu trang>>
free counters