Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Một Cái Tát Vào Mặt Trung Cộng

Một Cái Tát Vào Mặt Trung Cộng

Viet Nguyen
 

Những người ủng hộ ông Lưu Hiểu Ba ở Hongkong bày tỏ sự vui mừng trước sự kiện nhà tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ này được trao giải Nobel Ḥa B́nh vào ngày 8 tháng 10, 2010. (H́nh: MIKE CLARKE/AFP/Getty Images) 

“Khi Thế giới chú tâm đến Trung Cộng, chánh quyền Trung Cộng phải thực hiện những lời hứa nghiêm chỉnh cải thiện nhân quyền, lư do rất giản dị, nếu không bảo vệ nhân quyền b́nh đẳng cho tất cả công dân Trung Cộng, ví dụ như loại bỏ hệ thống hộ khẩu ở vùng quê, loại bỏ kỳ thị phái tính, phụ nữ, sắc tộc, tôn giáo, dân thiểu số và đàn áp các tiếng nói đối kháng chính trị, th́ nói về “Một giấc mơ” cho cả nước Trung Hoa là lời nói vô nghĩa”. Những ḍng chữ trên là lời mở đầu thư ngỏ gởi đến Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ngày 8/8/2007 của 42 nhà văn, học giả và các nhà tranh đấu nhân quyền Trung Cộng trong đó có nhà thơ Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel Ḥa B́nh ngày 8/10/2010. 
  

Giải thưởng cao quư Nobel năm nay xứng đáng hơn giải Nobel Ḥa b́nh năm 2009 cho TT Hoa Kỳ Barack Obama. Giải Nobel Văn chương về tay nhà văn người Peru Varga Llosa, nhà văn đối kháng lên tiếng chống sự tham nhũng và độc tài của các chánh quyền Châu Mỹ Latin, người đă viết những câu như “Tôi phải viết lại những chuyện tham nhũng của họ để chính con cháu họ cảm thấy mối nhục của cha ông họ, mối nhục tham nhũng nguy hại cho nhiều thế hệ”. Một ngày sau, 8/10/2010 giải Nobel Ḥa B́nh về tay nhà thơ đối kháng Trung Hoa Lưu Hiểu Ba, ông là nhà trí thức đối kháng chủ trương thay đổi Trung Quốc bằng phương pháp bất bạo động, đấu tranh đ̣i dân chủ cho Trung Quốc với Nhân quyền là căn bản, là quyền cần có của người dân. Ông là người Trung Hoa đầu tiên đoạt giải Nobel Ḥa B́nh, đang bị tù ở Liễu Ninh, ông là một trong ba người trên thế giới được trao giải Nobel Ḥa B́nh khi c̣n ngồi trong tù.    

Ông đă được các nhân vật nổi tiếng trên thế giới đề nghị giải Nobel Ḥa B́nh năm nay trong đó có Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tây Tạng, ông Vaclav Havel cựu Tổng thống và là nhà văn Tiệp, Desmond Tutu, Mục sư Nam Phi, là những người đă đoạt giải Nobel Ḥa B́nh.    Trong 20 năm ông Lưu năm nay 55 tuổI vào tù ra khám nhiều lần, ông là giáo sư văn chương đại học Bắc Kinh đă bị kết án 11 năm tù lần chót v́ kư vào bản tuyên cáo “Hiến chương 08” đ̣i Nhân quyền và Hiến pháp cho Trung Quốc. Nhiều người trong 14 nhóm chống đối chánh quyền CSTQ đă không đồng ư với Hội đồng Tuyển chọn giải Nobel mặc dù thành tích chống đối và sự nghiệp văn chương của ông Lưu từ trên 20 năm qua đă nói lên được tinh thần đấu tranh ḥa b́nh, họ cho rằng ông đă mềm mỏng quá đối với chính quyền CS Trung Quốc, năm 1989 đă khuyên sinh viên nên rời bỏ Quảng trường Thiên An Môn khi xe tăng đến và làm lơ Pháp Luân Công, nhưng nhà văn Vaclav Havel đă ủng hộ ông Lưu chủ tịch hộiVăn bút Trung Quốc (từ năm 2003 đến 2007), cựu Tổng thống Tiệp nghĩ rằng ông Lưu đă thực tế hơn các nhà tranh đấu khác, tránh được cảnh thảm sát có thể trầm trọng hơn.   
Giải Nobel Ḥa B́nh 2010 dành cho ông Lưu là một cái tát vào mặt chánh quyền CSTQ, với giọng điệu bá quyền can thiệp vào nội bộ của tất cả các quốc gia như ở vùng Thái B́nh Dương và Việt Nam, Trung Quốc đă cảnh cáo Na Uy là giải Nobel Ḥa B́nh sẽ đưa đến “rạn nứt bang giao” giữa hai nước. Luận điệu của chánh quyền CSTQ: Ủy ban đă trao giải cho “tội phạm” giống như luận điệu của đàn em TC, Thủ tướng CS Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng: “Chúng tôi không đàn áp nhân quyền, chúng tôi chỉ bắt kẻ phạm tội”. Chánh quyền CSTQ quên rằng năm 1991 họ đă kết tội tuyên truyền “âm mưu lật đổ chánh quyền, hành động phản cách mạng” của ông Lưu mà không trừng phạt ông như một kẻ “tội phạm”.   

Lưu Hiểu Ba, nhà trí thức tranh đấu
Giải Nobel Ḥa B́nh cao quư của Na Uy dành cho ông Lưu Hiểu Ba xẩy ra vào mùa thu năm nay khi đảng CSTQ đang họp đại hội thường niên với các Ủy viên Trung ương đảng chọn người thay thế Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Từ sau cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989 và sau khi Cộng Sản Đông Âu sụp đổ, đảng CSTQ đă thành công trong việc cải tổ kinh tế, tạo ra những công ty quốc doanh trá h́nh như những công ty tư có cả cổ phân trên thị trường chứng khoán Nữu Ước, che lấp bộ mặt Xă hội Chủ nghĩa. Họ đă đào tạo từ 100,000 ngàn đến 1 triệu đảng viên cấp giữa trong 20 năm quen thuộc với thị trường tự do, cho phép dân đầu tư và làm giầu kiểu tư bản nhưng tranh đấu cho dân chủ và thách đố với chánh quyền và đảng vẫn là một “tội ác” lớn đối với chế độ. Năm 2002, đảng chủ trương trao quyền trong trật tự nhưng vấn đề chánh của một nước Trung Quốc tiến bộ trên thị trường quốc tế, với nền kinh tế vượt lên Nhật Bản trong năm nay vẫn là vấn đề chánh trị, dân chúng chống đối thể chế độc tài độc đảng. Đảng Cộng Sản tự biến chuyển nhưng dùng “chiêu bài chủ nghĩa quốc gia” như những phong trào quốc gia vào thế kỷ thứ 19, thập niên 1870 của Lương Khải Siêu, Tôn Dật Tiên và Lư Hồng Chương, chủ trương một nước Trung Hoa giầu mạnh, giữ thể diện quốc gia trên thế giới, đoàn kết không để rối loạn dù chánh quyền có độc tài dân vẫn phải chịu đựng.    
Thảm sát Thiên An Môn được chánh quyền CSTQ che dấu nhưng giới trí thức Trung Hoa không quên. Những lănh tụ sinh viên như Vương Dân, Ngụy Kính Sinh sau 1989 đi ra khỏi Trung Quốc tị nạn nhưng những người khác như nhà thơ Lưu Hiểu Ba ở lại, nổi bật trong vai tṛ đấu tranh dân chủ nhân quyền. Có những nhà thơ không dính líu đến chánh trị như Liêu Di Vũ, trốn tránh chánh quyền, viết những vần thơ máu “tàn sát” để nhớ lại đêm Thiên An Môn, lính tàn sát sinh viên:
 

“Bắn, bắn, bắn…   

Ta cảm thấy sướng, ta cảm thấy vui   

Bắn bể đầu ấy   

Lửa đốt cháy tóc, cháy da   

Óc phọt ra   

Hồn ĺa khỏi xác   

Máu phun lên cầu, lên hàng rào, trên đường phố   

Phun lên trời   

Máu trở thành sao và sao đang chạy trốn   

Trời đất đảo ngược…   

Bắn, bắn, bắn…   

                                             (Thơ trong tập Xác Chết Biết Đi)   

Thơ Lưu Hiểu Ba cũng viết từ máu, như những người tù Trung Hoa từ mấy ngàn năm lấy máu viết thành thơ, những bài thơ từ trong tù. Những người tù chế độ Cộng Sản không khác nhau dù ở Nga, Trung Hoa hay Việt Nam, những ḍng trong bài thơ “Một lá thơ thôi cũng đủ”:
 

“Khi gió thổi qua đêm   

Dùng chính máu của anh   

Để viết những gịng thơ mật   

Để gởi cho em   

Mỗi chữ là chữ cuối cùng”.   


Những gịng thơ khác viết từ trong tù như “Một con chuột nhỏ trong tù”, “Ngày nghỉ”, “Người tù tham lam” đọc có những gịng thành thực như những người tù Tây Bá Lợi Á những năm Sô Viết, giọng thành thực hơn giọng thơ trong tù của các lănh tụ CS Mao Trạch Đồng, Hồ Chí Minh. Người tù họ Lưu viết những gịng cho người vợ vẫn trung thành đợi ngày chồng về:


Người tù ở trong cuộc đời chật chội của em
   

Tàn nhẫn và đầy ḷng tham   

Vẫn không để cho em   

Mua một bó hoa, một thỏi Chocolate, một chiếc áo đẹp…   

Ngay cả tro bụi cũng không thuộc vào em,   

Xác trong tù của đảng Cộng Sản   

Trong pḥng tù không cửa ra vào, không cửa sổ…   

Nhốt anh vào nỗi cô độc mục rửa…   

Hắn kiểm soát ng̣i viết   

Khiến anh phải viết những lá thơ dài bất tận   

Khiến anh phải tuyệt vọng đi t́m hy vọng…   

   

Năm 2004, nhà văn Lưu Hiểu Ba được giải nhân quyền của hội Phóng viên Không Biên Giới nhưng bị cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài, điện thoại và mạng lưới bị cắt. Trước đó ông đă ca ngợi Mạng lưới thông tin Internet, xem Internet như là “tặng phẩm của Thượng đế dành cho Trung Quốc”. Trong bài văn họ Lưu đă đặt hy vọng vào Internet như những nhà văn, nhà tranh đấu khác ở Việt Nam mà quên rằng bạo lực, tù và miếng ăn vẫn là những vũ khí của các chế độ Cộng Sản đùng để kiểm soát và đàn áp tiếng nói đối lập. Nhà thơ Lưu Hiểu Ba viết “Ngày hôm nay có hơn 100 triệu người Trung Quốc dùng Internet. Một mặt Internet là phương tiện để kiếm tiền, mặt khác nhà cầm quyền độc tài Cộng sản sợ tự do phát biểu. Ngày 1/10/1999 khi tôi hết hạn ba năm tù trở về nhà, máy tính năm đó tôi thử nhiều lần, cuối cùng tôi quen và không thể rời được… Lần đầu tiên tôi đă gởi bài qua điện thư vài giờ sau tôi đă có được thư trả lời từ chủ bút khiến tôi biết được sự huyền diệu của Internet. Với sự kiểm duyệt ở đây tôi chỉ có thể phổ biến bài ra ở ngoại quốc… Chánh quyền độc tài CSTQ không thể kiểm duyệt hết”.  

Hiến chương 08  
Người tù lương tâm Lưu Hiểu Ba đă khiến nhà cầm quyền Bắc Kinh giận dữ v́ ông vẫn không ngừng tiếng nói ngay khi c̣n ở trong tù. Giống như những nhân vật “Ṿng đầu địa ngục” của Solzhenitzyn, “Mất tất cả không c̣n ǵ để sợ”, Lưu Hiểu Ba đă cảnh cáo thế giới về hiểm họa Mô H́nh Trung Quốc trước ngày Thế Vận Hội năm 2008. Trong bài viết “Chế độ độc tài dưới ánh sáng của ngọn lửa Olympic” ông đă thấy cái bài bản “Hài ḥa” của chủ tịch Hồ Cẩm Đào ca ngợi “Sự hài ḥa của xă hội Trung Quốc” từ khi nắm chánh quyền năm 2005 đă là một chiêu bài che dấu cho những sự gian manh xảo trá. Những danh từ “đầu tiên”, “tốt nhất, “hănh diện của người Trung Quốc trên khắp thế giới”, “hài ḥa”, “giấc mơ” xuất hiện thường xuyên trên thế giới truyền thông cũng có hai nghĩa như “double speak” của George Orwell [sách 1984].  
Những chữ ấy, danh từ kêu to ấy che đậy những sự thật trắng trợn, xấu xa của chế độ độc tài Bắc Kinh. Danh từ “hài ḥa” của Bắc Kinh đă xử dụng trong cơ hội kiếm tiền cho nhà nước nhân Thế Vận Hội “Một thế giới, một giấc mơ chỉ là giấc mơ mà Trung Quốc muốn thành và được chứng nhận như là cường quốc của thế giới, thế giới sẽ chú ư đến các tṛ chơi thể thao mà quên đi những vi phạm nhân quyền trầm trọng xẩy ra mỗi ngày cho hàng ngàn người dân Trung Hoa”. Ông đă ví dụ với Thế Vận Hội năm 1936 của Hitler và đảng CSTQ ngày nay đă dùng tinh thần Thế vận hội 2008 để cổ vơ cho “Chủ nghĩa quốc gia” như Hitler rồi “đàn áp dân thiểu số, không ngừng đàn áp đối lập chánh trị.”  
Giang Trạch Dân đă đến Thiên An Môn chúc mừng chiến thắng, giấc mơ trong hàng trăm năm đă thành tựu, Thế vận hội chỉ mang đến ích lợi cho đảng “Một giấc mơ cho cả Trung Quốc” là điều dối trá.   
Ngày 10/12/2008, hơn 300 nhà trí thức Trung Quốc đă kư “Hiến Chương 08”, Hiến chương này tựa như Hiến chương 77 của Tiệp Khắc kư vào tháng 1/1977 bởi 200 nhà trí thức Tiệp Khắc đưa đến sự sụp đổ của CS Âu Châu, Hiến chương kư vào ngày 10/12/ 2008 là những kỷ niệm: 100 năm sau ngày Hiến pháp đầu tiên của Trung Hoa ra đời, trùng với ngày sinh nhật 60 năm của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, 13 năm sau ngày Bức tường Dân chủ ở Bắc Kinh, 10 năm sau ngày đảng CSTQ kư nghị định về Quyền dân sự và Chánh trị, 12 năm sau ngày Thảm sát Thiên An Môn. Chánh quyền CSTQ hứa Nhân quyền, Dân Chủ và B́nh đẳng nhưng không thực hiện đưa đến chế độ độc đảng độc tài tai hại cho cả nước, người dân Trung Quốc bất lực phải chịu đựng sự tàn ác, bị tra tấn đánh đập, không có cách phản đối, không có ṭa án xét xử hay nghe những lời kêu nài. “Hiến chương 08” giản dị với các nguyên tắc căn bản: “Tự do, Nhân quyền, B́nh đẳng, Cộng ḥa và Dân chủ”.
Hiến chương gồm 19 điều: 1/ Hiến pháp mới cho Trung Quốc bảo đảm Nhân quyền, dân chủ. Hiến pháp là luật tối thượng trên Chánh quyền và Đảng; 2/ Phân quyền: Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp; 3/ Dân chủ: phải được bầu cử trực tiếp; 4/ Tư pháp phải độc lập không lệ thuộc vào đảng Cộng sản; 5/ Dân kiểm soát Công chức; 6/ Bảo đảm Nhân quyền; 7/ Bầu cử chọn công bộc, mỗi người một phiếu; 8/ B́nh đẳng giữa thành thị và thôn quê, bỏ hệ thống bầu cử ưu thế về thành thị; 9/ Tự do tổ chức; 10/ Tự do hội họp; 11/ Tự do phát biểu; 12/ Tự do tôn giáo; 13/ Cải tổ giáo dục, bỏ chương tŕnh chính trị, thi cử không tẩy năo dạy ư thức hệ để lệ thuộc vào đảng CS; 14/ Bảo vệ tài sản tư nhân; 15/ Cải tổ hệ thống tài chánh; 16/ Cải tổ hệ thống An sinh Xă hội từ giáo dục đến y tế; 17/ Bảo vệ môi sinh; 18/ Thành lập chế độ Cộng ḥa; 19/ Thật sự ḥa hợp ḥa giải không dán nhăn kết tội v́ tư tưởng, phát biểu hay ḷng tin tôn giáo, thả các tù lương tâm, lập ủy ban điều tra.
Mặc dù Trung Quốc là một trong năm thành viên Hội đồng An ninh Liên Hiệp Quốc và Hội viên của Ủy ban Nhân quyền nhưng chính quyền Cộng sản Trung Quốc đă đàn áp và bắt giữ các thành viên của “Hiến chương 08”. Điều này cũng cho thấy cái “xă hội hài ḥa” h́nh ảnh trong truyện “Xác chết biết đi” của họ Liêu qua những h́nh ảnh vẽ trong tường ở một cầu tiêu công cộng: “Chủ tịch Mao, Chủ tịch Mao, nếu ông đội mồ sống dậy, ông sẽ thấy những kẻ biển thủ ở chung quanh ông. Chủ tịch Mao, nếu ông nh́n về bên phải đĩ điếm và những tên nghiện thuốc đang ở cạnh ông, nếu ông nh́n về bên trái ông sẽ được nhận hàng giả Trung Quốc, Chủ tịch Mao, nếu ông ngoảnh nh́n về sau ông sẽ thấy công nhân thất nghiệp nợ ngập đầu. Chủ tịch Mao, nếu ông nh́n xuống, ông sẽ thấy những kẻ ngoại t́nh đầy dẫy. Chủ tịch Mao, Chủ tịch Mao, ông nên nhắm mắt, không nh́n không thèm nghĩ. Dân chúng quanh ông đang muốn đ̣i lại cái chén sắt ăn cơm”.
Tội nghiệp cho cái xác của ông Mao!   
Cái Mô h́nh Trung Quốc, mối đại họa cho nhân loại đang được thế giới nh́n ra. Giải thưởng Nobel Ḥa B́nh trao cho ông Lưu Hiểu Ba là niềm vui cho những người đang tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền ở cả Trung Quốc và Việt Nam.
Thế giới vào ngày 8/10/2010 kỷ niệm ca sĩ John Lennon với câu hát “hăy cho ḥa b́nh một cơ hội” (give peace a chance) nhờ Ủy ban giải Nobel Na Uy c̣n hát được câu “hăy cho Dân chủ một cơ hội!”   

Việt Nguyên  


<<trở về đầu trang>>
free counters