Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Công an và đấu tranh bất bạo động

Công an và đấu tranh bất bạo động

 

Trung Điền

 

Trong các chế độ độc tài cộng sản, bộ máy công an không chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát đời sống người dân mà c̣n ngăn chận những nỗ lực đối kháng của người dân dưới mọi h́nh thức. Sự ngăn chận này đă và đang bị thay đổi theo thời gian.

Trong thời kỳ toàn trị, tức là lúc đảng Cộng sản khống chế toàn diện xă hội, bộ máy công an được sử dụng như bàn tay trấn áp thô bạo để bảo vệ uy quyền tuyệt đối của chế độ độc tài, bất chấp những phản đối từ thế giới bên ngoài. Tất cả những ai làm trái mệnh lệnh của đảng và nhà nước đều bị công an thủ tiêu hay bắt giữ không cần xét xử. Đất nước của chúng ta đă trải qua thời kỳ hung hiểm này rất dài từ năm 1945 ở một nửa miền Bắc và từ năm 1975 trên cả nước kéo dài đến giữa thập niên 2000, trước khi Cộng sản Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO.

Mặc dù Cộng sản Việt Nam đă chịu một số áp lực quốc tế khi mở cửa bang giao với Hoa Kỳ và buôn bán với phương Tây từ năm 1995 trở đi, nhưng bộ máy công an vẫn được coi là lực lượng đứng trên tất cả. Các thủ đoạn của bộ máy công an sử dụng trong thời kỳ nói trên vẫn là đàn áp tối đa những ai dám chống lại chế độ, kể cả việc răn đe và cô lập kinh tế những người thân trong gia đ́nh của họ. Chủ trương của bộ máy công an không chỉ là tiêu diệt những người dám chống lại họ mà c̣n làm khiếp sợ cả những người chung quanh. Do đó mà những người đối kháng trong thời kỳ này hứng chịu rất nhiều nghiệt ngă, những lên tiếng can thiệp của quốc tế không có nhiều tác dụng.

Từ năm 2000 trở đi, Cộng sản Việt Nam đă phải thay đổi thái độ đối với thế giới khi kư thương ước với Hoa Kỳ và bắt đầu vận động để được gia nhập WTO. Một trong những thay đổi này là Cộng sản Việt Nam không thể nào tiếp tục khống chế xă hội như dưới thời toàn trị mà phải cải tổ một số luật lệ và sinh hoạt xă hội theo tiêu chuẩn của xă hội mở, đặc biệt là phải chấp nhận sự quan sát của quốc tế về mặt nhân quyền. Cộng sản Việt Nam không muốn thi hành những đ̣i hỏi nói trên và núp sau lư cớ rằng đó là những âm mưu diễn biến ḥa b́nh của các thế lực bên ngoài để tŕ hoăn những cải tổ cần thiết hay nếu có thay đổi cũng chỉ là h́nh thức.

Từ năm 2005 cho đến nay, Cộng sản Việt Nam vẫn cố tŕ hoăn những cải tổ về hành chánh, ṭa án, tư pháp; thậm chí họ c̣n gia tăng các kiểm soát mạng thông tin Internet, nhưng họ biết là không thể tiếp tục tŕ hoăn sự thay đổi và kiểm soát xă hội theo ư muốn riêng khi mà họ đang muốn đẩy mạnh sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới và thu hút đầu tư từ nước ngoài, với đích nhắm là đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp tiên tiến vào năm 2025. Người ta chưa biết là Cộng sản Việt Nam có đạt được đích nhắm này hay không, nhưng ít ra nó buộc họ phải thay đổi lề lối hành xử của bộ máy công an để có bộ mặt “văn minh” hơn trong việc giao tiếp với xă hội bên ngoài và để người ngoại quốc đủ tin tưởng mà bỏ tiền vào đầu tư tại Việt Nam.

Việc Cộng sản Việt Nam phải chấp nhận những “đối thoại nhân quyền” một cách định kỳ hàng năm với Na Uy, Thụy Điển, Hoa Kỳ hoặc phải tham gia trả lời các chất vấn về nhân quyền hàng năm của Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève, cho thấy là Cộng sản Việt Nam đang bị quốc tế theo dơi và rất ngại mỗi khi bị các cơ quan nhân quyền lên tiếng phản đối về một sự đàn áp nào đó xảy ra. Đương nhiên chúng ta biết sự giới hạn của các phản đối quốc tế; nhưng ít ra là đă ngăn chận không cho bộ máy công an có thể tự tung tự tác để trấn áp bất cứ ai như dưới thời toàn trị.

Tuy nhiên, một nhân tố góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu các hành động trấn áp thô bạo của công an hiện nay chính là phương pháp đấu tranh bất bạo động đă được bà con dân oan, công nhân, các phong trào đấu tranh tôn giáo, các lực lượng dân chủ áp dụng tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây.

Đặc tính cốt lơi của phương pháp đấu tranh bất bạo động là các hành động phản kháng công khai để quy tụ số đông, và chính số đông này làm tê liệt nhiều loại trấn áp của công an. Khi công khai những nỗ lực tranh đấu, nhiều người mới thấy đây là những hành động vừa tầm tay của những người dân b́nh thường trong xă hội như họ. Và cũng chính nhờ sự công khai mà nhiều người biết được hàng xóm của ḿnh cũng có mơ ước và uất ức như ḿnh, nghĩa là giúp người ta nh́n thấy họ có cùng mục tiêu. Khi mục tiêu giống nhau th́ sự tham gia sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Việc đấu tranh công khai trước mặt nhiều nhân chứng cũng ngăn chận trước các thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo, bức cung của chế độ độc tài, vốn kiểm soát toàn bộ hệ thống báo đài. Rơ ràng không thể có được số đông quần chúng nếu không đấu tranh công khai.

Ngược lại, khi số người tham gia đấu tranh ngày càng đông th́ các h́nh thức đấu tranh càng phải là những việc công khai. Khó có thể kéo một số rất đông quần chúng đi làm một việc kín. Và nếu biết khai dụng, số đông quần chúng không cần bạo động vẫn có khả năng làm tê liệt hệ thống nhà tù, vô hiệu hóa hệ thống tuyên truyền, làm ruỗng nát hệ thống hành chánh, v.v. của chế độ. Mỗi người dân chỉ cần đóng góp một phần rất nhỏ trong tầm tay của ḿnh và khi có nhiều người cùng làm như vậy sẽ lôi kéo được số đông đủ lớn, ngày một gia tăng nhanh hơn nữa do sự tin tưởng vào chính nghĩa chung. Biến cố hàng ngàn người dân đă tụ tập trước ủy ban nhân dân tỉnh để phản đối vụ công an đánh chết người ở Bắc Ging hôm cuối tháng 6 năm 2010 là một thí dụ điển h́nh.

Nói cách khác, một người đang đứng bên lề sẽ thấy mục tiêu của họ phải đúng và cao đẹp lắm th́ mới có nhiều người tham gia như vậy và do đó tôi cũng phải tham gia. Sau hết, chính số đông quần chúng đẩy giới cầm quyền độc tài vào t́nh trạng tiến thoái lưỡng nan. Tức là nếu nhà cầm quyền từ chối giải quyết, họ sẽ phải đối diện với một làn sóng chống đối đông đảo và càng gia tăng v́ uất ức; ngược lại, nếu giới cầm quyền chịu giải quyết th́ họ không thể chỉ làm một vài trường hợp riêng lẻ để lấy tiếng mà phải giải quyết cho toàn bộ số đông trước mặt; và khi đă đạt được kết quả trong lănh vực đó, quần chúng đấu tranh sẽ đ̣i giải quyết tiếp các oan trái trong những lănh vực khác. Và kết quả sau cùng vẫn là một chế độ độc tài bị số đông quần chúng làm tê liệt.

Trở lại vấn nạn công an hiện nay. Bản chất của công an trong một chế độ độc tài là dùng bạo lực trấn áp bất kể luật pháp, lư lẽ, hay luân thường trong xă hội. Nếu người dân dùng bạo lực chống lại bạo lực của công an chắc chắn người dân sẽ thua v́ sự nghiêng lệch quá lớn về vũ khí, phương tiện, và mức độ tàn nhẫn. Ngược lại kinh nghiệm cho thấy, công an sẽ vô cùng bối rối khi đối diện với khối quần chúng tay không, công khai đấu tranh cho những quyền pháp định của họ và không coi công an là mục tiêu để tấn công. Loại hành động phản kháng cũng được chọn kỹ lưỡng để không chọc tức công an, không tạo những “cá nhân anh hùng” nhưng vừa đủ để giúp nhiều người vượt qua sợ hăi, ngang nhiên tranh đấu công khai trước mặt công an. Dĩ nhiên, các phương tiện thu h́nh, thu thanh, và mạng Internet được tận dụng để tung ngay những chứng cớ “ai tấn công ai” trước thế giới. Người dân Việt Nam đang từng bước thu thập kinh nghiệm theo hướng đấu tranh này:

Ở b́nh diện lớn hơn, lực lượng dân chủ đang cố gắng truyền đạt sự khác biệt lớn giữa những quan chức trùm công an và những cán bộ công an cấp thấp và trung. Đây là những sự thật mà chính từng người công an trong ngành c̣n thấy rơ hơn dân chúng bên ngoài. Rơ ràng kẻ hưởng lợi lớn nhất là các quan chức cao cấp nhưng cùng lúc người bị dân oán trách, nhất là những cán bộ công an cấp thấp. Và rút từ kinh nghiệm các chế độ độc tài đă sụp đổ, thành phần cao cấp luôn có phương tiện để cao bay xa chạy, để lại các công an cấp thấp đối diện với nhân dân. V́ vậy, đă đến lúc mọi người dân dùng các quan hệ thường ngày của ḿnh, để vạch ra những sự thật đó với từng gia đ́nh có con em trong ngành công an. Nếu họ biết tránh xa, làm ngơ, hoặc chỉ thi hành đại khái những chỉ thị gian ác từ trên đưa xuống, họ sẽ không có ǵ phải quá lo sợ về ngày thay đổi chế độ.

Trước áp suất quốc tế và các h́nh thái đấu tranh công khai, bất bạo động của quần chúng trong những năm qua, người ta có thể thấy một số thay đổi h́nh thức trấn áp từ phía công an CSVN:

1/ Theo dơi, đe dọa và t́m cách khuyến dụ để đối tượng không chống đối nữa.

2/ Bắt giữ và t́m cách khuyến dụ để đối tượng nhận tội, xin khoan hồng. Sau đó đối tượng được miễn tố hay chỉ bị án nhẹ mang tính h́nh thức. Đây là cách công an tước lột uy tín của các nhà đấu tranh.

3/ Bắt giữ và nếu các đối tượng không nhận tội th́ đưa họ ra ṭa kết án nặng nề để răn đe người khác.

Ngoài 3 trường hợp tổng quát nói trên, công an c̣n áp dụng một số biệt lệ tùy theo sự ảnh hưởng xă hội của từng nhóm quần chúng tranh đấu hay tư thế của từng nhà đối kháng, nhưng điểm chung là công an không muốn làm lớn chuyện khi bắt giữ ai v́ rất ngại sự lên tiếng của công luận. Ngoài ra, dưới thời toàn trị, thành phần công an muốn chứng minh bàn tay bạo lực tuyệt đối của đảng nên không ngần ngại sự thẳng tay trấn áp; ngày nay, uy quyền của đảng bị soi ṃn, thành phần công an phải lo thủ tương lai của chính họ và gia đ́nh khi có thay đổi nên họ thường nghiêng về xu hướng số 1 (khuyến dụ) hay số 2 (nhận tội và xin khoan hồng) để mong vô hiệu hóa những phản kháng của người dân và các nhà đối kháng là đủ.

Để tiến hành những biện pháp nói trên, công an rất gian manh dùng những thủ đoạn bôi nhọ, và nhất là dùng yếu tố gia đ́nh, thân nhân của chính người bị bắt để đe dọa, tạo áp lực. Có những người vượt qua những đe dọa này để không đầu hàng sự trấn áp, nhưng cũng có những người v́ không muốn người thân bị hại nên đă bị rơi vào sự khuyến dụ của công an. Đây là thủ đoạn ép cung của Cộng sản Việt Nam trong quá tŕnh điều tra, nhằm biến nạn nhân thành kẻ đầu hàng đối với chế độ. Chúng ta nên nhớ rằng sự tuyên bố đầu hàng của một nạn nhân nằm trong ṿng tay khống chế của công an không có giá trị pháp lư kể cả khi họ ra khỏi nhà tù trở về sống với gia đ́nh.

Do đó để có số đông quần chúng tham gia, chúng ta không chỉ khuyến khích nhau vượt qua sự sợ hăi mà c̣n phải cảm thông, không chờ đợi những người đấu tranh phải là những “anh hùng” trong ṿng kiềm tỏa của công an. Với suy nghĩ thực tiễn như vậy, chúng ta mới dấy lên được phong trào dân chủ rộng răi trong quần chúng và nhất là biến những thủ đoạn khuyến dụ của công an trong nhà tù thành những động cơ thúc đẩy các nạn nhân đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa khi ra khỏi tù.

Tóm lại, tập thể công an là bộ máy bảo vệ chế độ nhưng không phải cá nhân công an nào cũng phục vụ hết ḷng cho guồng máy độc tài. Bên cạnh đó, quần chúng thường ngày vẫn sợ hăi bạo lực nhưng nếu áp dụng uyển chuyển phương thức đấu tranh bất bạo động, chính quần chúng đó sẽ vượt qua sợ hăi và làm tê liệt bàn tay bạo hành.

 

Trung Điền
Ngày 7/10/2010


<<trở về đầu trang>>
free counters