Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Chúng Ta Chờ Đợi Ǵ Ở Đại Hội Dân Chúa

CHÚNG TA CHỜ ĐỢI G̀ Ở ĐẠI HỘI DÂN CHÚA?

 

Mặc Giao

 

        Đại Hội Dân Chúa Việt Nam sẽ được tổ chức tại Sài G̣n từ 21 đến 25 tháng 11 năm 2010. Đại Hội này nằm trong chương tŕnh Năm Thánh 2010-2011 kỷ niệm 350 năm thành lập hàng giáo phẩm tại VN. Lễ khai mạc Năm Thánh đă được long trọng cử hành tại Sở Kiện thuộc giáo tỉnh Hà Nội. Lễ bế mạc sẽ diễn ra tại La Vang, thuộc giáo tỉnh Huế, vào năm 2011. Những lễ bế mạc và khai mạc dù "hoành tráng" đến đâu cũng chỉ là nghi lễ. Đại Hội Dân Chúa với sự có mặt của hàng giáo phẩm, đại diện các ḍng tu và đại diện giáo dân đến từ mọi miền đất nước để thảo luận việc "gia cố, phục chế, canh tân ngôi nhà chung của ḿnh trên nền đá vững chắc là Lời Chúa và trên bốn trụ cột vững bền là chân lư và t́nh thương, ḥa b́nh và công lư" (HY Phạm Minh Mẫn, Trưởng Ban Tổ Chức), mới thực sự quan trọng v́ sẽ nói lên nội dung và kết qủa của Năm Thánh. V́ vậy, không phải chỉ riêng người Công Giáo VN chờ đợi theo dơi diễn tiến của Đại Hội và chờ đọc "Sứ Điệp của Đại Hội gửi cộng đồng Dân Chúa VN", mà có rất nhiều đồng bào thuộc các tôn giáo bạn cũng quan tâm theo dơi hướng đi của Giáo Hội CGVN trong thời điểm đầy biến cố của quê hương Việt Nam này.

        Với một đại hội quan trọng như thế, lẽ ra ban tổ chức phải nghiên cứu và phổ biến nhiều tài liệu tham khảo và gợi ư để các đại biểu tham dự có thể t́m hiểu và suy nghĩ trước, đồng thời dùng tài liệu này để tổ chức học hỏi, thảo luận tại các địa phương, các ḍng tu, hầu có thể lấy ư kiến rộng răi từ mọi nơi, mọi thành phần. Có thể nói Đại Hội Dân Chúa chính là một công đồng của Giáo Hội Công Giáo VN, trong đó phải có những xét ḿnh, những suy nghĩ, những đề nghị và những quyết định cho hướng đi tương lai của Giáo Hội. Người ta không t́m thấy những tài liệu cần thiết như thế ngoài vài hàng hướng dẫn chung chung của Hội Đồng Giám mục: "Đại Hội này quy tụ các đại diện của mọi thành phần Dân Chúa để cùng với hàng giáo phẩm cầu nguyện, suy tư, trao đổi, nhằm xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô trên quê hương Việt nam, một Giáo Hội hiệp thông và tham gia, một Giáo Hội hiện diện v́ loài người, một Giáo Hội muốn chu toàn sứ vụ yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô trong môi trường ḿnh đang sống". Với gần 300 đại biểu được dành cho 2 ngày thảo luận (Thứ Hai 22 và Thứ Ba 23), sáng gần 3 tiếng, chiều 1 tiếng để bàn về 3 đề tài: Giáo Hội mầu nhiệm, Giáo Hội Hiệp thông, Giáo Hội sứ vụ, ngày Thứ Năm 24 dành để soạn thảo và hoàn chỉnh "Sứ Điệp của Đại Hội gửi cộng đồng Dân Chúa", thử hỏi mỗi đại biểu sẽ được nói bao nhiêu phút, được góp ư mấy lần? Các vấn đề có được đào sâu và mở rộng khi thời giờ tranh luận chỉ có giới hạn, không có tài liệu để học tập và suy nghĩ trước? Với t́nh trạng này người ta e Sứ Điệp của Đại Hội sẽ không phản ảnh đầy đủ quan điểm của đa số đại biểu và sẽ không đáp ứng những mong mỏi của cộng đồng Dân Chúa, dù lời lẽ có thể sẽ rất văn hoa chải chuốt, với những nguyên tắc và khẩu hiệu nghe rất kêu, nhưng không đi vào thực tế của đời sống Giáo Hội và Đất Nước.

        Ngoài vấn đề nội dung có tính cách quan trọng như nói trên, Đại Hội tuy chưa khai mạc đă để xảy ra nhiều điều khiến dư luận thắc mắc.

        Trước hết là trong danh sách quan khách có các đại diện của các Hội Đồng Giám Mục ngoại quốc nơi có các di dân Việt Nam sinh sống: Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Canada, Úc, Nhật, Hàn, Đài Loan, Thái Lan, Campuchea…, và có cả đại diện của Giáo Hội quốc doanh Trung Quốc. Trong khi Ṭa Thánh Vatican chưa chính thức nh́n nhận giáo hội quốc doanh này, Giáo Hội CGVN đă tự ư công nhận giáo hội đó rồi sao? Nếu muốn chiều ư Trung Quốc mời giáo hội nhà nước th́ cũng phải mời thêm cả Giáo Hội Hầm Trú, một giáo hội chính truyền, kiên cường chấp nhận mọi trấn áp, bách hại, là nguồn hy vọng và là tương lai của Công Giáo ở lục địa Trung Hoa. Như thế mới tạm gọi là cư xử biết điều. Việc đại diện của Giáo Hội Hầm Trú Trung Quốc có được nhà cầm quyền nước này cho đi dự hay không là chuyện khác. Trách nhiệm không phải của người mời.

        Trong khi nhớ tới các hội đồng giám mục ngoại quốc lo cho di dân VN th́ lại quên luôn di dân VN sống ở hải ngoại. Đành rằng các giáo sĩ và giáo dân VN sinh sống ở ngoại quốc trực thuộc các giáo hội địa phương về mục vụ và hành chánh, nhưng họ vẫn giữ những liên hệ máu thịt với Giáo Hội quê hương. Họ vui cái vui, buồn cái buồn, lo cái lo của anh chị em đồng bào đồng đạo tại quê nhà. Chẳng lẽ chỉ khi nào các chủ chăn VN "cần" đi "viếng thăm mục vụ" các cộng đoàn Công Giáo VN ở hải ngoại mới coi họ c̣n là con chiên của Giáo Hội CGVN, nhưng khi có dịp cho giáo dân phát biểu ư kiến th́ các ngài coi họ là người ngoại quốc? Hay các ngài e ngại lỡ ra giáo dân hải ngoại phát biểu không đúng "lề phải" sẽ gây nhiều thiệt hại cho các ngài?

        Cũng nói về các đại biểu giáo dân tham dự Đại Hội, danh sách chính thức cho biết giáo dân sẽ có từ 120 đến 130 đại diện trên tổng số 280 đến 300 người tham dự. Như vậy họ là thiểu số, một thiểu số bị trấn áp bởi một đa số giáo sĩ và tu sĩ thuộc các ḍng tu nam nữ. Giáo dân vốn khiêm nhường, "vâng ư cha dưới đất bằng trên trời vậy", nay lại là số ít đi họp với các "đấng" đông hơn, liệu họ có dám nói ngược lại những điều các đấng phán dậy hay không? Nhất là khi họ thuộc thành phần hội đồng giáo xứ, giáo lư viên, ca đoàn, các đoàn thể tông đồ giáo dân (theo thông báo chính thức), những thành phần được nổi tiếng là ngoan ngoăn, không có "tính đối kháng" như những thành phần trí thức, sinh viên, giới trẻ (không được kể trong danh sách tham dự). Việc chọn lựạ những người này cũng không ai biết được dựa theo tiêu chuẩn nào. V́ vậy, theo thiển ư, chúng ta nên gọi đại hội này là Đại Hội Giáo Sĩ và Tu Sĩ có giáo dân đến vỗ tay.

        Nói thế lại không công bằng với Ḍng Chúa Cứu Thế. Ḍng này không được cử đại diện tham dự Đại Hội Dân Chúa. Theo Linh Mục Giám Tỉnh Ḍng Tên VN Tôma Vũ Quang Trung, Chủ Tịch Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp VN (LHBTTCVN), th́ đại hội thường niên của tổ chức này đă bầu chọn năm 2008 và duyệt lại năm 2009 danh sách 30 đại biểu các ḍng tu tham dự Đại Hội Dân Chúa. Ḍng Chúa Cứu Thế, một ḍng lớn, lâu đời, có phạm vi hoạt động toàn quốc, không thua ǵ các Ḍng Đa Minh, La San…đă "lọt sổ", không được bầu chọn, trong khi nhiều tu hội nhỏ và các Ḍng Mến Thánh Giá địa phương như Đà Lạt, Cái Mơn, Kiên Lao…th́ lại có đại biểu hiên ngang đi phó hội. Trên nguyên tắc, việc bầu chọn rất dân chủ, nhưng quyết định loại một ḍng tu lớn bậc nhất của Giáo Hội VN khỏi Đại Hội Dân Chúa không khỏi khiến giáo dân tiếc và đặt câu hỏi về những vận động ngầm để dẹp một chướng ngại vật có thể gây trở ngại cho dự tính của những người cầm cân nẩy mực đại hội. Ḍng Chúa Cứu Thế VN có nhiều "tội" lắm: dám ủng hộ TGM Ngô Quang Kiệt, dám đương đầu với nhà nước trong vụ đất đai ở Thái Hà, dám mời GM Hoàng Đức Oanh từ Kontum đến TP "Hồ Chí Minh", lănh thổ của HY Phạm Minh Mẫn, hai lần để tuyền chức linh mục và phó tế cho các tu sĩ của Ḍng, trong khi HY Phạm Minh Mẫn không chịu làm việc đạo v́ có vài thầy sắp chịu chức thiếu sót việc đời: chưa điều chỉnh hộ khẩu ở Sài G̣n…

        Giả như Ḍng Chúa Cứu Thế không có những "tội" trên, việc "lọt sổ" ít gây thắc mắc hơn, dù vẫn có. Các vị được quyền bầu bán, nếu có chút tâm lư và công tâm, càng nên bầu chọn Ḍng Chúa Cứu Thế để khỏi mang tiếng hất hủi anh em và t́m cách làm vừa ḷng nhà cầm quyền. Qua những sự việc này, người ta thấy Đại Hội Dân Chúa được rào kỹ quá. Giáo dân hải ngoại, giáo dân lớp trẻ, lớp trí thức, Ḍng Chúa Cứu Thế bị "loại khỏi ṿng chiến" cả năm trước khi Đại Hội khai mạc. Đại Hội sẽ rất "an toàn trên xa lộ". Và nhà nước chắc sẽ khen ngợi và tặng những lẵng hoa vượt qúa đầu người cho ngài Trưởng Ban Tổ Chức.

        Về mục tiêu mà Đại Hội nhắm đến, HY Phạm Minh Mẫn đă đề ra là "gia cố (tôi chẳng hiểu chữ này nghiă ǵ, xin nhận dốt), phục chế (tiếng Tầu), canh tân (lại tiếng Trung Quốc) ngôi nhà (Giáo Hội) của ḿnh trên nền đá vững chắc là Lời Chúa, và trên bốn trụ cột vững bền là chân lư và t́nh thương, ḥa b́nh và công lư".

        Lời Chúa là nền đá th́ không có ǵ phải bàn, miễn đừng diễn giải sai lời Chúa hoặc đổi "tôi" thành "chúng tôi". Về bốn cột trụ th́ có thể chia thành hai vế, chống đỡ hai bên:

        - Vế thứ nhất: Chân lư và T́nh thương

        Chân lư là sự thật. "Sự thật giải phóng anh em". Sự thật chỉ có một, không có hai. Ai nói sai sự thật là nói dối. Giáo Hội bị đàn áp, sách nhiễu mà LM Đinh Châu Trân tuyên bố tại Mỹ: "Chưa bao giờ Giáo Hội VN được tự do và phát triển mạnh như hiện nay", có đúng sự thật không? Anh Nguyễn Thành Năm ở Cồn Dầu bị đóng đinh từ lỗ tai này sang lỗ tai kia cho chết tại đồn công an mà GM Châu Ngọc Tri bảo vợ anh làm tờ khai như công an buộc là anh chết v́ bệnh, như vậy có tôn trọng chân lư không?...

        T́nh thương là điều cốt yếu Chúa dạy: "Thiên Chúa là t́nh yêu", "Anh em hăy yêu nhau như Thầy yêu anh em". T́nh yêu đ̣i yêu thương tất cả mọi người, kể cả kẻ thù. Vậy ai muốn yêu thương và ḥa giải với những người cộng sản, xin cứ tùy ư. Chúng ta cũng thương những người cộng sản, không chủ trương giết họ, nhưng phải chống lại cái xấu, cái ác của họ. Chúng ta càng phải yêu thương hơn những nạn nhân của những điều xấu, điều ác, những người bị đuổi đất, giỡ nhà, lang thang đi khiếu kiện khắp nơi mà không được ai cứu xét, những người đau ốm không được chữa chạy v́ không có tiền nộp nhà thương, những trẻ em thất học v́ cha mẹ không có tiền nộp đủ thứ lệ phí cho trường, những cụ già 80 tuổi phải ra đường kiếm sống v́ không có ai nuôi dưỡng, những em bé đen đúa kiếm ăn dưới trời nắng cháy hay mưa rào bằng việc bán vé số hay ăn mày, những thôn nữ xếp hàng cho những anh Đại Hàn, Đài Loan, Mă lai tàn tật, khật khùng chọn mua về hành hạ, những người dân thế cô bị bắt về đồn công an đánh cho đến chết… C̣n nhiều nữa, kể hoài không hết. Đồng hành với dân tộc là phải đồng hành với những người này. Sống giữa ḷng dân tộc là phải sống với những người này. Thực hiện t́nh thương là phải nhắm vào những người khốn khổ này, không phải chỉ đồng hành và thương những người có quyền, có tiền với những nụ cười "cầu tài" tươi rói.

        - Vế thứ hai: Ḥa b́nh và Công lư

        Ḥa b́nh không có nghiă là chủ ḥa bằng mọi giá, là chấp nhận chịu thiệt để được yên ổn, là thỏa hiệp để kiếm lợi. Ḥa b́nh là không gây hận thù, là t́m sự b́nh an cả trong tâm hồn lẫn ngoài cuộc đời cho người và cho ḿnh. Muốn có ḥa b́nh th́ hai bên đều phải có thiện chí. Và muốn b́nh an trong cuộc đời th́ phải có công lư.

        Công lư là trả lại cho ai những ǵ mà họ có quyền sở hữu, quan trọng nhất là quyền làm người với sự tôn trọng phẩm giá con người. Quyền làm người bao hàm những quyền tự do căn bản: tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do bầu những người cai trị đất nước… Quyền sở hữu là quyền được làm chủ và toàn quyền xử dụng tài sản do ḿnh tạo ra, không bị xua đuổi, không bị tịch thu ngang xương (như các cơ sở tôn giáo) hay bị xung công với giá bồi thường rẻ mạt.

        Công lư là nhà nước đối xử công bằng với mọi người theo luật lệ phân minh, không phân biệt người trong đảng, trong chính quyền với người dân cô thế, không làm lệch cán cân công lư bằng tiền bạc, không tàn sát công lư bằng tham nhũng, hối mại quyền thế..

        Hội Đồng GMVN có sẵng sàng lănh đạo giáo dân tranh đấu cho những điều này không? Đó là bốn cột trụ gồm hai vế để chống đỡ Giáo Hội như HY Phạm Minh Mẫn đă nêu lên

        Giáo Hội tranh đấu không có nghiă là lập mặt trận đối kháng với chính quyền nhằm lật đổ chính quyền. Giáo Hội không đấu tranh chính trị. Việc này để cho giáo dân với tư cách công dân làm, nếu họ muốn và thấy cần. Giáo Hội tranh đấu bằng thể thức ḥa b́nh nhưng cương quyết đ̣i thực thi những nguyên tắc căn bản nhằm mục đích tôn trọng con người và xây dựng một xă hội tốt đẹp hơn. Đó là điều Chúa Giêsu đă dậy: "Đem Tin Mừng cho người nghèo khó, loan báo ơn giải thoát cho kẻ tù đày, cho người mù đựợc thấy, người bị áp bức được giải oan" (Lc 4, 18-19).

        Hy vọng toàn dân Việt Nam, không nhất thiết chỉ riêng người Công Giáo, sẽ được đọc một Sứ Điệp của Đại Hội Dân Chúa với nội dung khác hẳn những Thư Chung hay Lời Chủ Chăn từ trước đến nay. Biết đâu chẳng có sự bất ngờ do việc tác động của Thánh Linh. Chúng ta đừng tuyệt vọng. Hăy kiên nhẫn chờ.

 

* * *

 

CON NHÁI MUỐN TO BẰNG CON B̉

 

        Một truyện ngụ ngôn của La Fontaine kể rằng một con nhái mang mặc cảm về sư nhỏ bé của ḿnh, ráng t́m mọi cách để trở nên to bằng con ḅ. Con nhái gồng ḿnh nhịn thở để người phồng lên. Khi phồng qúa cỡ, con nhái bị bể như trái bóng vỡ, và dĩ nhiên đời con nhái tiêu luôn. Cộng sản VN cũng đang mắc bệnh con nhái muốn to bằng con ḅ. Tính thích khoe khoang, thích nổ, thích giựt le đă chuyển sang hành động. Từ khẩu hiệu đầu môi "Bay lên Việt Nam" trong dịp các hội nghị WHO và APEC cách đây mấy năm cho đến đại lễ "1000 Năm Thăng Long" kéo dài 10 ngày từ 1-10-2010, nhà cầm quyền Hà Nội đă tiến xa vượt bực trong căn bệnh vĩ cuồng. Họ xài tiền của dân không cần đếm để thực hiện mục đích tuyên truyền cho chế độ.

        Họ cho đúc hàng trăm trống đồng, bắt chước kiểu trống đồng Ngọc Lũ, đem về bầy ở Văn Miếu và sẽ cho đánh trong ngày đại lễ,

        Họ sẽ bố trí một màn nhảy múa vĩ đại gồm 10,000 vũ viên. Nguyên tiền quần áo và chỗ đi "pipi" cho sư đoàn nhảy múa này đă là cả một vấn đề,

        Họ ham đạt thành tích vô địch Guinness, tức được công nhận là lớn nhất thế giới. Họ đă từng lập thành tích với bánh chưng, bánh dầy, bánh tét, to đến nỗi cho cả ngàn người ăn không hết. Lần này họ cố lập thành tích bằng con đường gốm sứ dài 4 cây số ở Hà Nội. Suốt dọc con đường là một "paneau" bằng gốm sứ có vẽ h́nh và trang trí. Họ muốn khoe kỹ thuật gốm sứ của VN. Không biết kỹ thuật cao cường tới đâu mà chưa đến ngày khai mạc nhiều trỗ đă nứt vỡ, bong tróc khiến một số nhà sử học, họa sĩ cảnh báo công tŕnh này có thể trở thành một thứ "rác văn hóa" (theo điện báo VNExpress trong nước).

        Một thành tích vô địch khác là chiếc áo dài có 9 tà, mỗi tà dài trên 100 thước tây do Mai Phương Thúy mặc trong buổi tŕnh diễn thời trang Hội Trùng Dương ngày 4-10 sắp tới. 9 tà vẽ h́nh rồng phượng tượng trưng cho 9 nhánh sông Cửu Long, trang trí bằng nửa kí lô vàng thật và 2,000 viên kim cương nặng một kư rưỡi. Chiếc áo dài cải biên này mặc lên trông rất dị hợm (h́nh ảnh đă phổ biến). Nó là một đống vải với những vốc vàng và kim cương chỉ có mục đích khoe của.

        C̣n nhiều thứ lắm, kể thêm phát mệt. Xin bước sang những công tŕnh kỷ niệm bằng văn nghệ. Quan trọng nhất là bộ phim 19 tập "Lư Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long". Phim này do công ty Trường Thành (Hà Nội) hợp tác sản xuất với EASTV của Hồng Kông. Đồng đạo diễn là Cận Đức Mậu (Tầu) và Tạ Huy Cường (Việt). Phim được thực hiện tại phim trường Hoành Điếm, Trung Quốc, kinh phí trên 5 triệu Đô la Mỹ, được dự trù tŕnh chiếu trong tháng 9/2010. Nhưng gần hết tháng 9, phim vẫn nằm trong hộp, tạm hoăn ra mắt khán giả. Lư do: nhiều nhà chuyên môn và cả các quan lớn khi duyệt phim đă tá hỏa v́ thấy đây là một phim Tầu 99%, chỉ có 1% là VN qua h́nh ảnh những cô gái VN mặc yếm đào, áo tứ thân. Trong phim, từ cảnh trí đến y phục, cái ǵ cũng đặc sệt Tầu, không khác chi những tập phim bộ chuyển âm tiếng Việt Chợ Lớn các bà thường rinh về coi sáng đêm. Không biết ông đạo diễn VN Tạ Huy Cường làm cái ǵ mà không biết tới "sự cố" này? Hay là ông đă được các đàn anh cho tiền đi chơi chỗ khác để các đàn anh rảnh tay biến Lư Công Uẩn thành một thái thú Tầu cai trị An Nam? Phí toi trên 5 triệu Đô la.

        Một bộ phim khác cũng được dự tính tung ra trong dịp này và cũng đang gặp rắc rối, đó là phim "Khát Vọng Thăng Long" với đạo diễn Lưu Trọng Ninh, quay ở VN, hoàn tất ở Nam Hàn. Ông Đỗ Minh Tuấn, cũng là một đạo diễn, đă lên tiếng tố cáo phim "Khát Vọng Thăng Long" vi phạm bản quyền một kịch bản của ông có tên "Chiếu dời đô". Nói trắng ra là đă ăn cắp truyện phim của người khác. Ăn cắp cốt truyện để làm phim kỷ niệm 1000 năm Thăng Long cũng là truyền thống có sẵn trong chế độ Xă Hội Chủ Nghiă. Bác Hồ c̣n đạo văn của Tổng Thống Mỹ Jefferson để nhét vào diễn văn tuyên cáo độc lập ngày 2/9/1945 của ḿnh, Bác Hữu Thỉnh, Chủ Tịch Hội Nhà Văn VN, c̣n lấy thơ của tác giả ngoại quốc dịch sang tiếng Việt rồi tỉnh bơ kư tên một ḿnh "en", th́ việc cầm nhầm cốt truyện của người khác để làm phim có ǵ lạ? Chỉ tội cho Cao Tằng Cố Tổ Lư Công Uẩn, bị hậu thế lợi dụng tên Ngài để làm ăn lem nhem.

        Nhà nước cộng sản VN phung phí tiền bạc tổ chức kỷ niệm "1000 Năm Thăng Long" trong khi dân VN c̣n nghèo, lợi tức toàn niên tính theo đầu người mới quanh con số 1,000 Đô la, c̣n thua cả Phi Luật Tân, Nam Dương, Thái Lan. VN vẫn là nước nghèo nhất châu Á, may ra chỉ hơn được Lào, Căm Bốt, Miến Điện. Vậy mà nhà cầm quyền dám vung tay xài hàng tỷ Đô la cho một lễ kỷ niệm, không màng đến những người dân nghèo khổ thiếu ăn, ở nhà ổ chuột, học sinh thiếu lớp học, nhiều em phải đu dây cáp hay lội sông đến trường…, chính phủ vẫn phải ngửa tay xin tiền ngoại quốc để cứu đói giảm nghèo. Vậy nhà cầm quyền nhắm mục đích ǵ khi tổ chức kỷ niệm 1000 Thăng Long một cách không tiếc tiền như hế?

        Nghe những lời tuyên truyền quảng cáo và cách tŕnh diễn khoa trương, chúng ta thấy họ nhắm 2 mục đích:

        Mục đích thứ nhất: Muốn chứng tỏ sự thành công và vững vàng của chế độ. Với mặc cảm thua kém, những người cầm quyền ở VN hiện nay luôn t́m mọi cơ hội để khoe khoang, để chứng tỏ ḿnh không c̣n bản chất quê mùa, bố cu mẹ đĩ, là nhóm thảo khấu cướp quyền, giết người nữa, mà đă hội nhập thế giới văn minh, đă trở thành những nhân vật vĩ đại trong một quốc gia vĩ đại. V́ thế, ăn nói th́ huênh hoang, kiểu "Việt Nam và Cuba giữ ḥa b́nh thế giới, VN thức th́ Cuba ngủ, VN ngủ th́ Cuba thức", quy hoạch th́ vĩ đại, nào tầu cao tốc, nào mở rộng thủ đô Hà Nội lên tới tận Ba V́, dù phải vay nợ hàng núi Đô la để con cháu về sau è cổ trả. Năm nay, lợi dụng dịp kỷ niệm 1000 năm vua Lư Thái Tổ dời đô về Thăng Long, nhà cầm quyền tổ chức lễ thật lớn, thật "hoành tráng" để khoe khoang với bàn dân thiên hạ là VN, dưới chế độ cộng sản, đang được hưởng cảnh "Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng".

        Mục đích thứ hai: Khẳng định tư cách chính thống (legacy, légitimité) của chế độ. Trước những chỉ trích cộng sản cướp quyền, cướp công kháng chiến, cố giữ vị trí ngồi trên đầu trên cổ nhân dân, những người cộng sản phải t́m mọi cơ hội chứng minh rằng họ có tư cách kế thừa, chẳng những từ thời Hồ Chí Minh, mà con xa hơn nữa, lên tới tận trào Lư Thái Tổ. Họ tự coi họ cũng là một trong những triều đại thay nhau giữ quyền ở giữa thủ đô Thăng Long như các triều đại Lư, Trần, Lê ngày xưa. V́ vậy khi họ tổ chức trọng thể 1000 năm Lư Công Uẩn dời đô th́ cũng đồng thời họ muốn nhận ḿnh là hậu duệ, là sự nối dài của các triều đại cai trị, một lối t́m tư cách chính thống cho chế độ của họ.

        Một trùng hợp vô t́nh hay hữu ư là ngày khai mạc đại lễ "1000 năm Thăng Long" rơi đúng vào ngày quốc khánh Trung Cộng 1 tháng 10. Dù không nên nghi ngờ qúa nhiều nhưng ai cũng thấy áp lực của Trung Quốc đè nặng lên chế độ cộng sản VN trong mọi lănh vực. Ngay bộ phim kỷ niệm Lư Công Uẩn cũng phải đưa sang Tầu quay với đạo diễn Tầu. Môn lịch sử trong chương tŕnh giáo khoa của cộng sản VN hết lời đề cao nhà Trần đánh quân Mông Cổ, Quang Trung đánh quân Thanh, nhưng chỉ phớt qua thành tích của Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Hán, Lê Lợi đánh đuổi quân Minh. Sở dĩ vậy v́ Mông Cổ và Măn Thanh là dân ngoại tộc, không phải dân Tầu chính cống. Ai giết những dân ngoại tộc này đều là anh hùng, không làm mất ḷng đàn anh Đại Hán. Nhưng Hai Bà Trưng đánh quân Hán, Quang Trung đánh quân Minh th́ không thể được đề cao, v́ các vị này dám xin tí huyết của dân Tầu chính gốc. May thay thời nhà Lư không có cuộc xâm lăng nào từ phương Bắc tràn xuống, chỉ có Lư Thường Kiệt phá Tống b́nh Chiêm, dọa đ̣i lại lưỡng Quảng rồi cũng bỏ qua, không có cuộc đại chiến nào giữa Việt với Tầu. V́ thế vua Lư Thái Tổ mới được cộng sản VN suy tôn v́ không có sự phủ quyết của những anh Ba thời hiện tại. Qua những sự kiện trên, người ta mới đặt nghi vấn về sự trùng ngày khó giải thích này.

        Mới hôm nào dân c̣n ca thán "Một năm hai thước vải thô. Làm sao che được "Bác Hồ"em ơi?", nay dân mới vừa no bụng thêm một tí (dù nhiều người vẫn đói), những người cai trị có máu vĩ cuồng đă vung tay xài phí tài sản quốc gia. Trong khi đó, nhiều nước giầu có gấp trăm lần Việt Nam đang phải thắt lưng buộc bụng để kiếm việc cho dân, giữ cho kinh tế không suy thoái. Những màn tŕnh diễn, những tṛ giải trí có thể giúp vui cho dân vùng Hà Nội trong 10 ngày kỷ niệm. Nhưng khi hạ màn, trở về với thực tế, với những đống "rác văn hóa" c̣n để lại, với những lỗ thủng trong ngân sách, người dân sẽ nhận ra ngay sự phí phạm, phù phiếm, gian trá của đại lễ "1000 năm Thăng Long". Tưởng nhớ công ơn tiền nhân đâu cần đốt tiền của dân như đốt giấy hàng mă. Phải biết sức ḿnh có thể gồng được tới đâu. Phùng mang, trợn má qúa lố sẽ có lúc bể tan như con nhái. Cưỡng bức lịch sử để tạo chiếc áo hoàng bào, sớm muộn cũng sẽ hiện nguyên h́nh đầu trộm đuôi cướp quê mùa.


<<trở về đầu trang>>
free counters