Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Sự mặc khải của thi ca

Thi ca - giấc mơ về tuổi thơ nhân loại:

Kinh Thánh không chép được lời của Eva xui Adam ăn trái cấm. Chỉ biết rằng khi đôi môi ma túy của nàng ghé sát vào tai chàng, chợt cơn thèm ăn trái cấm bùng vỡ trong cuống họng chàng, bất chấp lời răn đe chết người của thần linh. Mắt Adam chỉ nh́n thấy trái cấm trong y phục lơa thể của ṭa thiên nhiên tuyệt mỹ. Chàng đă hành động chiều theo ư người đẹp, để chia tay sự bất tử, đồng thời nhận lấy t́nh yêu và cái chết. Có lẽ, lời th́ thầm của Eva khuyên Adam ăn trái cấm hôm đó là bài thơ đẹp nhất của nhân loại? V́ vậy người đời đă gọi thi ca bằng cái tên diễm lệ: Nàng Thơ.
Thi ca và t́nh yêu do đó đă được sinh ra đồng thời với niềm xúc cảm tuyệt vời của ngôn từ, thông qua tiếng nói linh thiêng của Eva, đánh thức trái tim gỗ đá Adam, khiến nó phát lộ đam mê cùng tận. Nếu phẩm hạnh của triết học là hoài nghi, của tôn giáo là đức tin, th́ phẩm hạnh của thi ca là rung cảm và mơ mộng. Thi ca và t́nh yêu đều được phát nguyên từ cội nguồn trái tim con người, thông qua h́nh tượng và ngôn ngữ. Chừng như sự xuất hiện tiếng nói trong vườn Eden c̣n quan trọng hơn sự hiện diện của Thượng Đế.
Bởi v́ trong buổi b́nh minh của nhân lọai, tiếng nói cũng được đồng nghĩa với thần linh. Eva và Adam cùng dắt tay nhau, một bàn tay nàng vịn vào t́nh yêu, một bàn tay chàng vịn vào thi ca, trả lại Thượng Đế sự bất tử để đi về phía mồ hôi, nỗi thống khổ, khoái lạc và cái chết có tên là trần thế. Từ đó, thi ca là giấc mơ của con người luôn luôn khao khát t́m về thời ấu thơ của ḿnh trong vườn địa đàng kư ức. Nơi đó, con người sống chung với thần linh trong gia đ́nh vũ trụ. Nơi đó, như kinh Veda mô tả, con người không thể và không muốn phân biệt ḿnh với một đám mây, con ḅ hay thần thánh. Tất cả là nhất nguyên đơn sơ mà kỳ lạ, lắng đọng mà riêng rẽ, hài ḥa mà phân thân.
Kinh Cựu Ước nói rằng Thượng Đế đă sáng tạo ra con người theo h́nh ảnh của ḿnh. Điều này phải nói ngược lại mới chính xác. Sự sáng tạo ra khái niệm Thượng Đế là sự sáng tạo vĩ đại nhất của con người để tháo bỏ cái lốt cuối cùng của dă thú, sau khi tiếng nói và tư duy xuất hiện. Chính ư thức đă ném con người vào vũ trụ cô đơn, khiến nó sợ hăi vô cùng trước hư vô và cơi chết.
Để có một cứu cánh, một nơi bấu víu cuối cùng vào thế giới trơn tuột này, con người đă rất thông minh khi sáng tạo ra người bạn vĩ đại toàn năng theo h́nh ảnh của ḿnh, như cái phao trên biển cả để vượt thoát nỗi cô đơn và cái chết. Người bạn đó, cái phao cứu hộ đó có tên là thần linh. Thiêng liêng hóa h́nh ảnh của ḿnh là bước tiến nhân bản nhất của khởi nguồn nhân loại. Có thể nói, thần linh đă được sinh ra trong cảm hứng thi ca, trong rung cảm cô đơn tột cùng của con người. Ngay cả khi con người đă thoát khỏi đa thần giáo, Thượng Đế của các tôn giáo hầu như đều là đứa con sinh đôi đồng thời với thi ca.
Apollon, vị thần thi ca uy quyền vào loại bậc nhất trong thần thoại Hi Lạp là hứng khởi của chiến thắng trừ cha ḿnh là thần Zeus. Apollon có mặt trong hầu hết sự sáng tạo nơi đỉnh Olempo, tham dự vào mọi xúc cảm của vũ trụ và con người. Chừng như chính Apollon đă hóa thân vào Homère để sáng tạo ra thiên anh hùng ca Iliade và Odyssée ? Thi ca hay là sự huyền ảo của tuổi thơ nhân loại, một lần nữa, đă được một người trần mắt thịt là Homère đưa trở lại vườn Eden Hi lạp.
Ở đó, nhờ thi ca, thần linh được sống kiếp con người với tất cả bản năng nguyên thủy, với vẻ đẹp của đam mê, khoái lạc và tội lỗi. Có thể ngày nay thần linh đă rời bỏ đỉnh Olempo huyền thoại, nhưng thi ca đă không rời bỏ con người. Thi ca đă hóa thân thành nàng Pelenop,luôn luôn biết cách đợi chờ niềm thi hứng của con người, như đă từng đợi chờ chàng Odyssée trở về từ cuộc lăng du thần thoại. Từ độ con người chia tay với Thượng Đế, đi theo tiếng gọi của t́nh yêu và nỗi chết trong cuộc trưởng thành thống khổ của nhân loại, nó luôn t́m cách trở lại tuổi thơ của ḿnh, trở lại vườn địa đàng t́m lại trái cấm thuở ban đầu ngon ngọt. Cuộc hành hương mơ mộng ấy có tên là Thi Ca.

II. Thi ca hay là sự cứu rỗi của cái Đẹp.

Trong cuốn “Thi Pháp”, Aristote đă gọi khoa học, nghệ thuật, trong đó hàm chứa cả khái niệm nguyên thủy linh hồn và Thượng Đế bằng một cái tên rất khải thị là Thi Ca. Chừng như khái niệm Thi Ca của Aristote có nét ǵ đó hao hao với khái niệm Đạo của Lăo Tử, mặc dù chữ Đạo của Lăo có phần căn nguyên và rốt ráo hơn. Triết học, nói cho cùng đă được giáng sinh trong máng cỏ ấm nồng của niềm hứng khởi thi ca. Vũ trụ được gói trong một chữ Dịch của Khổng Tử hay một chữ Đạo của Lăo chỉ có thể đi vào tâm trí con người bằng niềm xao xuyến thi ca. Ngay cả thế giới ư niệm duy tâm của Platon cũng phải thông qua h́nh ảnh ngôn từ,trong nỗi xúc cảm dù thoáng gợn lăn tăn của thi ca. Có thể mượn lời của Socrate nói về ḿnh để nói về thi ca: “Mẹ tôi đỡ đẻ cho những sản phụ, tôi đỡ đẻ cho những bộ óc.”
Thi ca – bà đỡ kỳ diệu của triết học, đă t́m ra phép cắt rốn cho niềm siêu h́nh tăm tối, khiến cái tưởng như già cỗi nhất, khô cằn nhất biết cất lên tiếng khóc non tơ chào đời trong ánh sáng của suy tưởng và xúc cảm. V́ vậy, chúng ta dễ giải thích v́ sao nền văn minh Trung Hoa được khởi nguồn bằng bộ Kinh Thi vĩ đại. Hầu hết các nền văn minh đều được sinh thành từ nguồn sữa Thi Ca. Văn mimh Hi Lạp bắt đầu từ thần thoại của thần thi ca Apollon và nữ thần Athena, vị thần của văn học và điêu khắc. Văn minh Do Thái khởi phát từ các chương Thi Thiên trong Cựu Ước. Trường ca Veda là nền tảng cho nền văn minh bí ẩn Ấn Độ.
Đức Phật, Chúa Jésus hay tiên tri Mahomet… nói cho cùng đều là những nhà thơ lớn vào bậc nhất nhân loại. Khởi nguồn, thông qua sự mặc khải thi ca, tôn giáo đă t́m đến con người với đôi tay bè bạn, với tiếng nói của t́nh nhân, với niềm an ủi sẻ chia hơn là niềm cứu rỗi. Tôn giáo mượn con đường thi ca để con người t́m ra đối trọng trước hư vô, đặng hoá giải cái chết, mang đến cho cái chết xiêm y trần gian xúng xính và một bộ mặt đầy thiên giới, do đó cũng đầy nhân tính hơn. Tôn giáo đă dùng thi ca làm đôi cánh để đưa con người bay qua vực thẳm cô đơn, giúp con người có thêm người bạn đồng hành Thượng Đế. Người bạn siêu phàm kia cũng chính là sự hoá thân của con người thông qua xúc cảm thi ca đầy mộng mơ và lăng mạn.
Nếu triết học đi t́m sự khôn ngoan, tôn giáo đi t́m thần linh th́ thi ca đi t́m cái Đẹp. Chiến tranh, cuồng tín, dịch bệnh, thiên tai… hàng mấy ngh́n năm qua đă đe dọa cái Đẹp của con người bằng sự dung tục hóa, bằng ḷng tham và thù hận, nhưng không tước đọat được niềm mộng mơ đầy thi vị của nhân loại.
Bởi v́ thi ca chính là hài nhi trong máng cỏ loài người, là sự hồn nhiên nhất của tuổi thơ nhân loại c̣n sót lại. Nếu đứa trẻ con ấy không c̣n, th́ đôi mắt ngây thơ của loài người cũng biến mất, đồng thời cái Đẹp cũng biến mất. Nếu triết học là sự già giặn, là ông lăo của con người th́ thi ca càng cần phải giữ lấy tính trẻ con của nhân loại. Người Trung Hoa đă nh́n ra điều đó nên gọi Tạo Hóa là hóa nhi. V́ măi giữ được sự trẻ con như vậy, nên Tạo Hóa chính là nhà thơ vĩ đại nhất đă sáng tạo ra vũ trụ và con người trong niềm thi hứng vĩnh cửu, rồi truyền cho con người xúc cảm thi ca khởi nguồn mọi sáng tạo ấy. Chính v́ vậy, cái Đẹp đă được thi ca cứu chuộc trên cây thập tự của xúc cảm ngôn từ.

III. Thi Ca trong đời sống tâm linh người Việt.

Trong lịch sử thi ca thế giới, hiếm thấy tác phẩm nào đi sâu vào đời sống tâm linh con người như Truyện Kiều của Nguyễn Du đối với dân tộc Việt Nam. Hiện tượng bói Kiều của người b́nh dân đă chứng tỏ vai tṛ của thi ca trong đời sống xă hội thật to lớn, mặc dù Truyện Kiều mới xuất hiện trên hai trăm năm nay. Chừng như Thi Ca đă mượn Nguyễn Du để cài vào mỗi câu, mỗi trang Kiều toàn bộ bí ẩn của đời sống với sự mặc khải về một tôn giáo mới-tôn giáo của cái đẹp. Trong hố thẳm tuyệt vọng, thi ca đă để sẵn một bàn tay d́u dắt.
Trong trái cây đau khổ, thi ca là cái nhân cựa quậy một niềm vui rón rén nảy mầm. Bằng hai bàn tay may rủi, con người t́m cách bấu víu vào mỗi câu Kiều như bấu víu vào ánh lửa le lói trong chính tâm hồn ḿnh, đặng nhờ thi ca mách bảo những điều mà thần linh không thể mách bảo. Thi ca t́m đến với con người không phải bằng nỗi sợ hăi thần thánh của tôn giáo mà bằng niềm tri âm tri kỷ rất t́nh nhân, an ủi mà không thương hại, tŕu mến mà không ban phát, say đắm mà không cuồng dại. Cái đẹp nơi Truyện Kiều không chỉ cần được giải mă bằng tiếng kêu thương, bằng niềm khắc khoải, mà c̣n cần được giải mă bằng đức tin và niềm hi vọng.
Người ta chắp tay để: “Lạy ông Từ Hải, lạy văi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều…” như là để lạy chính nỗi thống khổ của kiếp người, lạy sự chịu đựng, sự hi sinh, thậm chí yếu đuối thiệt tḥi của cái thiện, lạy cái phần bị đày ải nhất của nhân sinh. Ở nơi đó là “thập loại chúng sinh”, cái gốc của cái đẹp nâu sồng mà mimh triết,giản dị mà bền vững. Do vậy, chúng ta hiểu v́ sao thi ca có lúc đă biến thành kinh kệ trong đền chùa miếu mạo như trường hợp “văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du và của một số nhà thơ khác.
Trước khi tam giáo được truyền vào Việt Nam,thi ca đă xuất hiện cùng với tuổi b́nh minh của dân tộc. Nền văn chương truyền miệng với ca dao tục ngữ đă làm nên dấu ấn tâm hồn Việt Nam, tạo nên bản sắc thẩm mỹ của đời sống tinh thần dân tộc. Trong chừng mực nào đó, thi ca với gương mặt ca dao tục ngữ là nơi kư gởi kư ức và kinh nghiệm nhân sinh của cộng đồng, đồng thời thi ca c̣n đóng vai tṛ như những câu kinh trong tôn giáo, giúp con người có cơ hội t́m lại h́nh ảnh ḿnh trong đời sống tâm linh, thông qua nỗi xúc cảm và vẻ đẹp của thế giới trong tư duy, trong ngôn từ. Sự sáng tạo ra thể thơ lục bát trong ca dao phải chăng là sự sáng tạo kỳ vĩ nhất của thi ca dân tộc, là nhịp đưa nôi của tuổi thơ Lạc Việt, là tiếng ầu ơ của của mẹ Âu Cơ, của biển ru bờ.
Nhịp thơ sáu tám dường như cũng đưa đẩy, gập ghềnh, trầm bổng theo vận nước nổi trôi, theo dáng h́nh tia chớp của một đất nước mà lịch sử luôn giành cho những con đường khúc khuỷu, cam go. Cái hồn nước đă được thi ca gởi gắm trong lục bát ca dao, may mắn thay thế hệ chúng ta vẫn c̣n giữ được, mặc những ḥ hét hiện đại chủ nghĩa, mặc những ḍng thơ lai căng tây hoá giả cầy. Cái hồn lục bát ca dao mới mẻ măi măi kia chính là của ăn đường, là vốn liếng của hành tŕnh thi ca dân tộc. Nó được lời thêm, giàu thêm bởi Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Huy Cận…Nó rung động ngay cả niềm tin tôn giáo của dân chúng trong điệu hát chầu văn nơi đ́nh chùa lễ hội, khơi dậy niềm vui sống trong làn điệu chèo, quan họ, ví dặm hoặc hát đúm. Lục bát như sợi dây lạt buộc lời giao duyên, buộc liền anh vào liền chị, buộc bộ tộc Lạc Việt vào mảnh đất h́nh chữ S này trong niềm đa cảm của nền văn minh lúa nước.
Dân tộc chúng ta đă tiếp nhận Phật giáo, Nho giáo,Đạo giáo thông qua đôi mắt hồn nhiên, mơ mộng, thông qua một tâm hồn thi sĩ. Tôn giáo được truyền vào nước ta không chỉ có niềm tin siêu h́nh, mà c̣n cả nét tinh hoa của văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ. Phật giáo được kết hợp với triết học đầy thi hứng của Lăo Trang truyền qua nước ta sau khi đă được truyền trực tiếp từ Ấn Độ. Từ thiền phái của nhà sư Tây Trúc Ti-ni-đa-lưu-chi đến thiền phái của nhà sư Trung Hoa Vô Ngôn Thông đă tạo ra thiền tông Trúc Lâm Trần Nhân Tông,
Tuệ Trung Thượng Sỹ chính là công cuộc Việt hoá thiền tông trong cảm xúc thi ca bí ẩn của đời sống tâm linh dân tộc. Thiền,hay chính là thi ca được cô tịch trong tột cùng im lặng? Cuộc đi t́m Niết Bàn trong mỗi tâm hồn con người hoá ra lại thông qua niềm hứng khởi thi ca, thông qua xúc cảm về cái đẹp hằng sống trần gian hơn là đi t́m chỗ bấu víu trong hư không thăm thẳm. Hầu hết các nhà sư thời Lư đều là những nhà thơ thiền như Không Lộ thiền sư, Măn Giác thiền sư… Phật giáo thông qua đôi mắt ngơ ngác huyền ảo Lăo Trang tạo tiền đề cho Thiền xuất hiện, được truyền qua Việt Nam trong tinh thần thực tiễn thâm sâu Nho giáo, kết hợp với cái mộc mạc hồn nhiên, dân dă, giản dị và chân thành Giao Châu, tạo ra hàng loạt nhà thơ, những người hướng dẫn tinh thần dân tộc như: Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, Lư Công Uẩn, Lă Đinh Hương, Lư Phật Mă…Thi ca đă biết cách cư trú nơi chùa chiền miếu mạo không phải trong vai tṛ tín đồ hay sư săi, mà là biểu hiện của cái Đẹp, là nét xao xuyến trần gian ngay trong ḷng siêu h́nh hư tưởng.
Thi ca – con đường sương khói dẫn đến đời sống tâm linh con người, là con thuyền chở Đạo, đồng thời cũng biết cách biến ḿnh thành phương tiện tự vệ khi cộng đồng lâm nguy. Huyền thoại về bài thơ “Thần” của Lư Thường Kiệt trên pḥng tuyến sông Như Nguyệt đă chứng tỏ vai tṛ, sức mạnh của thi ca trong cuộc đánh bại quân xâm lược qủa là to lớn. Suốt hành tŕnh lịch sử, khi có giặc, thi ca đă thành vũ khí, thành tiếng kèn xung trận. Khi ḥa b́nh, thi ca tham gia vào đời sống đạo hạnh, ǵn giữ thuần phong mỹ tục khi Nguyễn Trăi soạn “Gia huấn ca”, Lê Thánh Tông tức cảnh sinh t́nh, mượn thi ca mà an dân trị quốc …Thi ca tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xă hội, gia đ́nh và cá thể. Cuộc sống dù cực nhọc chừng nào cũng phải giữ lấy chất thơ của nó, như giữ lấy cốt cách mộng mơ dân tộc.
Cũng như bao đất nước khác trên hành tinh, đất nước chúng ta bao giờ cũng vẫn là một đất nước thi sỹ. Thi ca đă xuất hiện đồng thời với tiếng Việt, đă song hành với mọi thăng trầm lịch sử, đă góp phần to lớn trong sự h́nh thành bản sắc văn hóa và nền tảng tinh thần dân tộc. Nhiều người lo sợ cho sự tồn tại của thi ca trước sự xâm lăng toàn diện của chủ nghĩa thực dụng thời kinh tế thị trường khắc nghiệt này. Không, thi ca vẫn là ḍng nước ngầm nuôi dưỡng sự xanh tươi trong đôi mắt hồn nhiên ngơ ngác của dân tộc. Thiếu đôi mắt hồn nhiên kia, thi ca có thể sẽ ra đi cùng với sự ra đi của ngôn ngữ. Nhưng thảm hoạ ấy sẽ không bao giờ xảy ra, khi thi ca măi măi giữ lại cho chúng ta cái tuổi thơ huyền nhiệm của dân tộc và nhân loại. Ở đó, trong đời sống tâm linh con người, thi ca bao giờ cũng là niềm mặc khải của Chân Thiện Mỹ, hoài niệm và tiên cảm cho chúng ta về một thế giới măi măi tồn tại trong nỗi xúc động ban đầu…

Trần Mạnh Hảo


<<trở về đầu trang>>
free counters