|
Có rất nhiều lý do để
xóa bỏ điều 88 Bộ luật
hình sự Việt nam hiện
hành. Dư luận cũng như
các chuyên gia pháp lý
đã chỉ ra rất nhiều điểm
bất cập và sự vô lý của
điều luật này. Đặt biệt
ai ai cũng dễ dàng nhận
ra đây là điều luật vi
hiến. Điều luật này là
một trong những cản trở
lớn nhất đối với nhiều
người đấu tranh đòi dân
chủ ở Việt Nam.
Trong bài viết này tôi
xin được trình bày một
cách tiếp cận khác về
điều 88 Bộ luật hình sự
Việt nam.
Trước hết, nói đến hệ
thống pháp luật là nó
đến một hệ thống các giá
trị chuẩn mực bảo đảm
cho một trật tự xã hội
phát triển dựa trên nền
tảng của sự công bằng.
Sự công bằng không những
phải được thể hiện ở nội
dung điều luật, mà còn
phải thể hiện rỏ ở mọi
khâu áp dụng pháp luật.
Mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật đó là lẽ
công bằng khi áp dụng
một điều luật vào trong
thực tiển. Mọi hành vi
vi phạm pháp luật hình
sự đều phải được điều
tra, truy tố và xét xử.
Cùng có hành vi vi phạm
thì không thể xử người
này mà không xử người
khác, đó là lẽ công bằng
khi áp dụng pháp luật.
Trở lại với điều 88 Bộ
luật hình sự, hành vi vi
phạm được mô tả như sau:
Tuyên truyền, làm ra,
tàng trữ và lưu hành các
luận điệu phỉ báng chính
quyền, các tài liệu, văn
hóa phẩm có nội dung
chống nhà nước. Với sự
mô tả hành vi vi phạm
của điều luật, chúng ta
dễ dàng nhận thấy với
tốc độ phát triển vượt
bậc của Internet và số
lượng người sử dụng tăng
nhanh chóng thì phải nói
hiện nay có hàng triệu
người đang vi phạm điều
luật này. Hàng ngày
chúng ta vẫn thường nghe
thấy nhiều người từ anh
chạy xe ôm cho tới bà
bán hàng rong phàn nàn
về chính quyền hiện,
thậm chí là tuyên truyền
nói xấu, chẳng lẽ cũng
phải truy tố họ hay sao?
Nếu không điều tra truy
tố và xét xử hết những
người này thì không công
bằng, còn nếu phải làm
thì liệu nhà nước có đủ
con người và các thiết
chế đi kèm để thực hiện
hay không? Chắc chắn là
không. Hàng ngày cứ lướt
vài trang veb, đọc vài
bài, xem vài cái comment
thôi đã thấy có hàng
chục người làm ra, hàng
trăm người lưu trữ, hàng
ngàn người tuyên truyền
các tài liệu phản ứng,
chỉ trích chính quyền
này, thậm chí có người
còn muốn nhổ toẹt nước
bọt vào cái chính quyền
hiện tại. Nếu phải làm
thì cần có hàng chục
triệu công chức từ công
an, thẩm phán, giám thị
trại giam để bổ sung vào
lực lượng hiện tại. Khi
đó khắp đất nước Việt
Nam chắc không còn
trường học mà chỉ toàn
là nhà tù chật cứng
những người vi phạm điều
88.
Như vậy xét từ góc độ
công bằng trong khâu áp
dụng pháp luật thi rõ
ràng điều 88 không thể
áp dụng một cách công
bằng đối với mọi người.
Thứ hai, về mặt xã hội
có thể nói hành vi vi
phạm điều 88 đã trở
thành một hiện tượng xã
hội phổ biến, một đòi
hỏi khách quan. Khi một
hành vi đã trở nên quá
phổ biến và được xã hội
chấp nhận thì hành vi đó
không thể xem là tội
phạm, bởi lẽ pháp luật
phải xuất phát từ các
nguyện vọng xã hội. Mặc
khác Nhà nước sẽ không
bao giờ đủ năng lực về
vật chất cũng như con
người để điều chỉnh các
hành vi phổ biến này.
Nhà nước có thể điều
chỉnh bằng phương pháp
khác hoặc chấp nhận các
hành vi trên chứ không
thể bằng biện pháp hình
sự. Trước đây cũng từng
có một tội danhvới lý do
tương tự như vậy đã bị
xóa bỏ, đó là tội “Cân,
đo, đong, đếm thiếu”.
Thử nghĩ hàng ngày có
hàng trăm triệu các giao
dịch mua bán, làm sao mà
Nhà nước có thể kiềm
soát và thực thi điều
luật này được. Các hành
vi sai phạm này sẽ tự
điều chỉnh bằng uy tín
và đạo đức kinh doanh,
Nhà nước không thể điều
chỉnh nó bằng biện pháp
hình sự được. Tội danh
này sau đó được bãi bỏ
trong bộ luật hình sự
Việt nam.
Với cách tiếp cận điều
88 Bộ luật hình sự như
vậy, tôi cho rằng Nhà
nước có thêm một lý do
để không nên tiếp tục
duy trì điều 88 nữa. Cần
bãi bỏ ngay lập tức điều
luật phản động này, tạo
sự công bằng và phát
triển một xã hội dân chủ.
Sài gòn ngày 12 tháng 11 năm 2011
Lê Trần Luật
<<trở về đầu trang>>