|
Dư luận trong
nước, từ báo chí lề phải
đến lề trái, từ trong
Quốc hội đang họp đến
các blogger tự do, đang
bàn tán sâu rộng về vấn
đề «tái cấu trúc nền
kinh tế» đang đứng trước
nhiều vấn đề hệ trọng,
trao đổi ư kiến về «cải
cách hệ thống», về «đổi
mới đợt 2».
Cuộc thảo luận, tranh
luận càng thêm sôi nổi
khi các cơ quan thông
tin quốc tế có uy tín
báo động rằng hệ thống
ngân hàng Việt Nam bị
đánh giá tụt điểm, xuống
mức thấp nhất, chạm đáy
về tín nhiệm, khi chỉ số
chứng khoán VN Index
từng lên cao tới mức
650, tụt dần xuống dưới
500, nay xuống dưới 400,
mấy ngày nay chỉ c̣n 380
và c̣n xuống nữa, chưa
biết đến mức nào.
T́nh h́nh thêm báo động
đỏ khi tổ chức tài chính
Anh quốc Elliot lên
tiếng kiện Tổng công ty
Vinashin cùng 20 công ty
vệ tinh về những món nợ
khổng lồ lên đến 600
triệu đôla đă quá hạn.
Hiện Vinashin mắc nợ đến
4 tỷ 4 đôla các chủ nợ
quốc tế. Đây là trái bom
nổ chậm khủng khiếp cho
nhà nước v́ Vinashin là
một Doanh nghiệp Nhà
nước - DNNN - được nhà
nước bảo hộ theo luật.
Rồi đây, nhà nước VN có
thể bị xiết nợ dưới
nhiều h́nh thức.
Ngoài xă hội, cuộc sống
càng thêm bức bách, gay
go. Giá cả tiêu dùng
tăng nhanh, đồng tiền
mất giá, tham nhũng lan
tràn theo cấp độ nhân,
dân t́nh phẫn nộ, tuổi
trẻ nhắc đến câu nhận
định của Hưng Đạo đại
vương về thời nhiễu
nhương: “của kho có hạn,
ḷng tham không cùng,
khác nào đem thịt mà
nuôi hổ đói, giữ sao cho
khỏi tai vạ về sau”.
Biện pháp cấp cứu ra sao
đây? Vẫn chỉ là những
bài thuốc xoa bóp, chữa
cảm cúm. Tiết kiệm trong
ngân sách, tận thu thuế,
đ́nh hoăn một số công
tŕnh lớn, điều chỉnh tư
chút tỷ giá tiền Đồng,
phát hành thêm tiền mặt
và công trái, hạ lăi
suất thực, vay nợ mới để
trả nợ cũ với lăi xuất
cao. Toàn là những biện
phát chữa cháy chắp vá
tạm thời.
Tất cả những lời yêu
cầu, đề nghị, kiến nghị
khẩn thiết, có thiện chí
từ trong nước, từ cộng
đồng ở ngoài nước, từ
các chuyên gia quốc tế
về cải tổ đồng bộ, toàn
diện – chính trị, kinh
tế, tài chính, văn hóa,
thay đổi hệ thống, từ bỏ
độc quyền về mọi mặt…
đều bị bỏ ngoài tai của
lănh đạo, dù cho trong
thâm tâm, về lư lẽ, họ
không thể bác bỏ được.
Họ cũng biết suy luận,
hiểu rơ vấn đề, nhưng
ḷng tham làm họ mù
quáng, không chấp nhận
kế hay.
Mới đây, tôi có dịp nói
chuyện với một số trí
thức ở Đông Đức cũ, Ba
Lan và Czech, các bạn có
nhiều ư kiến bổ ích về
thời kỳ hậu Cộng sản. Họ
cho rằng ở Việt Nam đang
h́nh thành một “chủ
nghĩa tư bản lộn ngược”,
trái quy luật, một loại
h́nh đặc biệt chưa có
tiền lệ, chưa có tên gọi
trong sách giáo khoa.
Chủ nghĩa tư bản ra đời
sau khi loài người trải
qua các chế độ người
nguyên thủy, kinh tế tự
nhiên, hái lượm, săn
bắt, rồi chế độ trao đổi
hàng hóa, dẫn đến kinh
tế tiền tệ, thủ công
nghiệp, công nghiệp… Chủ
nghĩa tư bản ra đời từ
thấp lên cao, qua quá
tŕnh công nghiệp hóa,
cơ khí hóa, điện khí
hóa, điện tử hóa, đồng
thời tư bản tích tụ dần,
tập trung thành các công
ty, đại công ty chuyên
ngành, đa ngành, thành
những đàn cá mập- độc
quyền-đầu cơ - lũng
đoạn, tiêu biểu là nhóm
tỷ phú Phố Wall.
Tư bản tập trung đến đâu
cũng vẫn có nền tảng là
vô vàn nhà kinh doanh
nhỏ và vừa, chiếm số
đông, tạo nên do đông
đảo cử tri có quyền b́nh
đẳng về chính trị, kinh
tế trước pháp luật, hạn
chế tệ độc quyền, bất
b́nh đẳng trong xă hội,
điều chỉnh mọi lạm dụng
bất công.
Trước đây, dưới thời chủ
nghĩa xă hội hiện thực
theo mô h́nh Mác-xít,
h́nh thức sở hữu tư
nhân, kinh doanh tư nhân
bị bóp chết triệt để,
thay vào đó là độc quyền
của sở hữu quốc doanh.
Bước vào thời kỳ hậu CS
ở VN, do chưa hẳn là hậu
CS đúng nghĩa, do đảng
CS vẫn lănh đạo với độc
quyền chính trị - kinh
tế - tài chính, nên đảng
CS cho phép chủ nghĩa tư
bản hồi sinh,
nhưng kinh tế tư nhân bị
chèn ép nặng nề, các nhà
kinh doanh nhỏ và vừa
chưa kịp sinh sôi nảy
nở, cạnh tranh đua tài
th́ đă bị các tập đoàn
nhà nước lấn át bóp mũi
không thương tiếc.
Điều trớ trêu này giải
thích v́ sao chỉ trong 9
tháng đầu năm nay đă có
50 ngàn cơ sở kinh doanh
cá thể, nhỏ và vừa bị
phá sản. Nó đă bị đàn cá
mập DNNN ăn tươi nuốt
sống rồi.
Chính chế độ hậu CS kiểu
ma giáo sanh ra DNNN một
cách duy ư chí, không
theo quy luật tự nhiên
của quá tŕnh tích tụ,
tập trung tư bản cho nên
các DNNN đều là những
quái thai, những quái
vật của nền kinh tế quốc
gia. DNNN chứa đầy bệnh
hoạn, toàn là bệnh nan y
kiểu ung thư, đang là
tai họa cho chính chế độ
độc đoán là người khai
sinh ra nó.
Cái hư hỏng, xấu xa của
DNNN nằm ngay ở bản chất
của nó, do được xác định
là «ṇng cốt» , đóng vai
tṛ «chủ đạo» của nền
kinh tế, được nuông
chiều quá mức, được nhà
nước tha hồ cấp vốn,
được Ngân hàng Nhà nước
«ưu đăi cho vay với lăi
xuất thấp», được «ưu
tiên cấp vốn» lớn từ
nguồn viện trợ ODA cũng
như đầu tư từ nước ngoài
FDI.
Tệ hại hơn nữa là các
quan chức quản lư DNNN
như tổng giám đốc tập
đoàn, tổng công ty, công
ty, hội đồng quản trị…
không phải sàng lọc
tuyển mộ từ những nhà
kinh doanh tài ba, am
hiểu luật pháp, thị
trường, có năng khiếu
làm ăn bén nhạy đúng
luật, mà lại do bộ máy
tổ chức của đảng CS chỉ
định theo quan hệ phe
nhóm, cánh hẩu, kém tài,
cậy thế được nuông
chiều, lại là những kẻ
thành đạt do phe cánh
nên tha hồ kiêu ngạo,
tham nhũng. Họ mặc sức
dở tṛ ma giáo, mánh
mung, gian lận, lập hóa
đơn giả, biên bản giả,
đàm phán giả, 2 hệ thống
hóa đơn, kế toán và
thanh toàn, lăi thật
thành lỗ giả, đă có nhà
nước bù lỗ từ ngân sách,
tước đoạt 2 lần tài sản
của nhân dân.
Vinashin là như thế; tập
đoàn dầu khí Petro VN là
như thế ; tập đoàn than
khoáng sản TKV là như
thế; tập đoàn điện EVN
cũng là như thế. Chỉ
riêng 4 con cá mập CS
này nắm trọn ngành đóng
tàu thủy, khai thác dầu
và khí, khai thác mỏ các
loại, quản lư ngành điện
ở nước ta; chúng có công
đến đâu và có tội lớn
đến mức nào, là một vấn
đề cần làm rơ. Ban Kiểm
tra Trung uơng Đảng,
Tổng thanh tra chính
phủ, Ban Kiểm toán nhà
nước đều bất lực, vô
dụng trong đánh giá v́
đều là do đảng nắm,
chẳng lẽ đảng lại tự
đánh ḿnh, tự phạt ḿnh,
tự bôi nhọ ḿnh. Huống
ǵ hàng tỷ, hàng chục tỷ
đôla đen tối móc túi của
ngân sách và vốn đầu tư
ấy đă được phân chia lại
theo kiểu phong b́, lại
quả, trợ cấp đời sống,
tiền thưởng khá là rộng
răi cho các vị chức
quyền nói trên rất chu
đáo rồi.
Vẫn chưa hết chuyện.
Thời Thủ tướng Vơ Văn
Kiệt, đă có quyết định
các bộ của chính phủ sẽ
không trực tiếp điều
hành các tổng công ty và
công ty quốc doanh. Các
bộ chỉ quản lư hành
chính, quản lư theo các
văn bản luật pháp, không
trực tiếp dính đến kinh
doanh, như là ở mọi nước
dân chủ khác. Thế nhưng
không ai chấp hành. Các
bộ vẫn kinh doanh để
kiếm lợi, vừa thổi c̣i
vừa dá bóng, c̣n lập ra
thêm nhiều công ty để
kinh doanh. Các bộ
trưởng và thứ trưởng c̣n
kiêm nhiệm làm tổng giám
đốc, phó tổng giám đốc,
tham gia hội đồng quản
trị, ăn luôn 2, 3, 4 mức
lương, chưa kể hoa hồng,
lại quả, tiền thưởng,
chia lăi… Có nhà báo ví
von, tiền của nước của
dân ào ào đổ vào túi các
quan chức chính phủ như
nước sông Đà mùa nước
lũ. Tất cả giàu sụ, béo
tṛn, ba đời ăn không
hết.
Dân đen đói nghèo, các
nhà kinh doanh nhỏ và
vừa bị kềm hăm, hiếp
đáp, phá sản, hố ngăn
cách giàu nghèo toang
hoác một cách kinh
hoàng. Các nhà từng tự
hào là vô sản trở thành
đại gia, đại tư bản, đại
điền chủ, đại chứng
khoán, đại doanh gia
tuốt luốt. Các tập đoàn
kinh tế c̣n tha hồ sổ
lồng, kinh doanh trái
khoáy, dưới danh hiệu
kinh doanh tổng hợp tư
do, các tập đoàn đóng
tàu, dầu khí, điện lực
kinh doanh luôn đất cát,
chứng khoán, ngân hàng,
xuất nhập khẩu, xây
dựng, du lịch, nhà
nghỉ…cũng v́ nhà nước là
ta, đảng là ta, DNNN là
ta, độc quyền chính trị,
độc quyền kinh tế là ta,
luật là ta.
Xét cho cùng, thủ phạm
của bất công tràn lan,
của tham nhũng bất trị,
thủ phạm của lạc hậu
triền miên thê thảm,
nguồn cơn của tâm lư
chán ngán, thất vọng của
đông đảo nhân dân chính
là DNNN mang tính đặc
thù Việt Nam, theo mô
h́nh của Trung Quốc, đặc
biệt là các tập đoàn
kinh tế nhà nước có
quyền lực vô hạn, mang
bản chất lũng đoạn của
đàn cá mập tỷ phú lộng
quyền, nuốt chửng vô vàn
công ty nhỏ và vừa của
tư nhân không quyền thế.
Các chế độ hậu Cộng sản
ở Đông Âu như Đông Đức,
Ba Lan, Hungary,
Bulgaria, Czech…đă vĩnh
biệt chủ nghĩa Mác -
Lênin, thực hiện dân chủ
đa đảng, đa thành phần
kinh tế, thực hiện tự do
chính trị, tự do kinh tế
và kinh doanh thật sự
theo luật pháp, nên phát
triển có cạnh tranh công
bằng, có kiểm tra, thanh
tra, kiểm soát công khai
nghiêm ngặt, có tự do
ngôn luận, báo chí, tính
công khai minh bạch được
biểu hiện rơ ràng. Họ
cũng có những DNNN nhưng
tách khỏi hệ thống hành
pháp, khu vực tư bản tư
nhân nhỏ và vừa của họ
phát triển mạnh mẽ làm
nền tảng cho sự phát
triển hài ḥa, phồn vinh
chia cho toàn xă hội.
Tuy có nhiều khó khăn,
nhưng sự phát triển hợp
quy luật, mang tính vững
bền, ổn định.
Một xă hội bất công tràn
lan và chồng chất không
thể ổn định về tinh thần
và chính trị.
DNNN là đích danh thủ
phạm của mọi điều ngang
trái cơ bản ở nước ta.
Bất măn xă hội và bùng
nổ giận dữ của dân chúng
lương thiện bắt nguồn từ
đó. Căn bệnh ung thư về
kinh tế từ đó mà ra. Thủ
phạm gốc gác chính là
chế độ độc đảng đă hoàn
toàn lỗi thời của đảng
CS Việt Nam. Sự loại bỏ
mọi h́nh thức độc quyền
đảng trị là cấp bách.
Mùa Xuân Bắc Phi và
Trung Đông khẳng định
thêm yêu cầu cấp bách ấy.
Cám ơn các nhà trí thức
Đức, Ba Lan và Czech đă
gợi ư để cho mọi người
nh́n rơ cái chế độ kinh
tế bệnh hoạn, tiêu biểu
là các DNNN độc quyền
lũng đoạn tham nhũng do
đảng CS vội vă thai
nghén ra trong thời kỳ
hậu Cộng sản nửa dơi nửa
chuột, kiểu kinh tế thị
trường theo định hướng
xă hội chủ nghĩa.
<<trở về đầu trang>>