Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Vài cảm nghĩ nhân đọc văn thư của Ṭa Giám Mục Kontum.

Vài cảm nghĩ nhân đọc văn thư của Ṭa Giám Mục Kontum.

 

«Tôi thiết nghĩ anh chị em trong gia đ́nh giáo phận có quyền được biết rơ đầu đuôi câu chuyện». Đó là lời mà tôi mới đọc được trong văn thư của Ṭa Giám Mục Kon Tum gởi gia đ́nh giáo phận sau vụ việc ngày 7/11 vừa rồi. Ôn tồn, mạch lạc, đầy đủ cả lư lẫn t́nh.

Trước đó mấy tuần, cuối tháng 10 vừa rồi, tôi cũng hay rằng ở một Ṭa Giám Mục khác có một văn thư gởi cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, vào ngày 15/7/2010, sau cái chết của một giáo dân trong giáo phận. Lần này, ngày 27/10, thư được gởi lại có kèm theo lời chú: «riêng thư thứ 3 này v́ tính cách thư từ nội bộ, chưa được đăng trên trang nhà Giáo phận, hôm nay chúng tôi mạn phép đăng tải». Nghĩa là trong khoảng thời gian trên dưới ba tháng rưỡi, từ 15/7 đến 27/10, đức GM của TGM đó không «thiết nghĩ» rằng gia đ́nh giáo phận có quyền biết rơ chuyện. Trước ngày 27/10, ai muốn biết th́ chịu khó đi hỏi các Đức Giám Mục khác.

So sánh hai chuyện xảy ra và hai phản ứng của hai Ṭa Giám Mục, chúng ta sẽ thấy được nhiều điều không ngờ. Nhưng hôm nay người viết chỉ muốn so sánh hai chuyện khác : phản ứng ở hai thời điểm khác nhau trong cùng một Ṭa Giám Mục.

Trước hết, ngày 15/07, Đức Cha Giu-se Châu Ngọc Tri viết một “cánh thư không niêm”, gởi cho HĐGM Việt Nam. Kèm theo với bản chụp và đánh máy lại, là thư của hai mẹ con chị giáo dân, có lời chú của Đức Cha, « với một số sai sót về chính tả và văn phạm », rất mong quư Đức Cha khác thông cảm. Ngài cũng ngầm xin người đọc hiểu rằng v́ muốn giữ nguyên hiện trường, nên Ngài để lại mấy cái «sai sót» này, chứ không phải là Ngài không sửa được. Đến ngày 27/10, Đức Cha bảo rằng cái thư này ngày xưa vốn có tính cách “tin tức nội bộ”, bữa ni nghe chúng nói quá nhiều, đăng lại cho thiên hạ biết.

Đối với tôi, thật t́nh chuyện cũng chẳng có chi đáng để ồn ào..

Hơi rắc rối chút đỉnh là hai cái đứa con của tôi, lại không chịu quan niệm như vậy. Thằng lớn hỏi “thư không niêm” là ǵ hở Bố, thằng nhỏ hỏi “nội bộ” nghĩa là làm sao. Toát mồ hôi, loanh quanh ḷng ṿng một hồi, nhưng rồi, ơn trời, chuyện cũng xong. Nhưng hai cái thằng con lại không chịu xong, tra vấn thêm rằng tại sao thư “không niêm” lại có thể trở thành thư “nội bộ”? Đến nước này th́ tôi bí. Và, từ bí đến bực chỉ là chuyện nhỏ : tôi xử dụng cái quyền làm bố rất chính đáng của ḿnh, tặng luôn cho mỗi đứa một roi. Bực con, giận ḿnh và trách người. Giận người th́ ít, hận ḿnh ngu dốt th́ nhiều. Nói thiệt, hôm đó tôi giận Đức Cha không biết để đâu cho hết.  

Đă “không niêm”, tức là mở tanh banh toang hoang tác hoác, ai muốn coi th́ coi, sao lại c̣n “nội bộ” ? Đức Cha c̣n bày chi những chuyện cao thâm hiểm hóc ? Ngài hại tôi chi dữ vậy trời ! Nói dễ dễ, đơn giản hơn một chút được không ? V́ Ngài, chưa đầy một buổi tối, tôi sém mất uy tín trước mặt hai đứa nhỏ.

Cũng là một bức thư, mà sao lúc trước là «cánh thư không niêm», sau đó mấy tháng lại tự nhiên biến thành « có tính cách nội bộ ». Chắc là do nhầm lẫn của người đánh máy. Nhưng hỏi ra, khó có chuyện này. Đức Cha trông rộng lo xa, dĩ nhiên là một đức tính rất cần thiết nơi những người lănh đạo, Ngài không thể cho phép việc đánh máy nhầm xảy ra, nhỡ đưa lộn tin th́ sập tiệm trang của ḿnh như chơi. Chuyện nhân viên văn thư đánh máy chuyên nghiệp nhầm lẫn viết tên Vedan vào danh sách được giải thưởng “Top 100 sản phẩm v́ sức khỏe cộng đồng 2009” dẫn theo bao hậu quả tai hại là chuyện c̣n sờ sờ ra đó.

Hay là Ngài đánh nhầm ư ḿnh ? Nhưng chuyện này, cũng vậy, ít khi nghe thấy. Trang của ḿnh, phải cẩn thận. Đâu phải trang của người khác, muốn c̣m kiểu ǵ th́ c̣m.

Vậy th́, việc thiếu mạch lạc trong thư của Đức Tổng Giám Mục Đà Nẵng phải giải thích làm sao ? Hoặc giả, cũng có khi Ngài làm việc nhiều quá, thần trí mỏi mệt, nói một đường làm một đường khác ? Hoặc Ngài viết trong mơ ? Mấy trường hợp này vẫn có nghe y văn chép lại.

Hay là Ngài sinh trưởng ở xứ người, tiếng Việt có phần lỏng lẻo?

Xem qua tiểu sử của Ngài, thấy không có nói đến chuyện Đức Cha bị mộng du, hay những khuyết tật liên quan đến việc xử dụng ngôn ngữ, hoặc khả năng tiếng Việt bị hạn chế v́ sinh trưởng ở nước ngoài. Từ tháng bảy đến tháng mười, không nghe ai nói chi đến vấn đề sức khỏe của đức Cha.

Tôi thật t́nh không hiểu.

Dù bận nhiều việc, tôi cũng chịu khó đọc sách và có nghe đến những chuyện kỳ văn. Chẳng hạn như chuyện kể về các nàng tiên cá. Thương cá th́ ít, mà ái mộ tiên th́ nhiều, tôi vẫn mong thấy h́nh dáng các nàng một lần cho biết, nhưng đồ rằng đó chẳng qua là chuyện thần thoại mà thôi. Cá là cá mà người là người, làm sao lại vừa tiên vừa cá được. Đó là chuyện kể cho thiếu nhi nghe chơi, mẹ sắp nhỏ th́ cứ thiệt thà bảo là chuyện của con nít. Lại c̣n nghe đến chuyện con rắn vuông nữa. Nhưng đây rành rành là chuyện tiếu lâm, hết sức hoang đường. Mà rủi có là chuyện thiệt đi nữa, th́ không những là anh chồng, mà bất kỳ ai trong chúng ta, một khi bà xă cứ dấn đến măi như vậy, cũng đều phải thụt lùi mà cho ra vuông thôi. Cho nó xong chuyện. Tôi lại c̣n được nghe thiên hạ kháo nhau về một loại động vật tai dơi mặt chuột, nhưng, dù nhiều lần cố gắng, vẫn không h́nh dung được nó như thế nào.

Nói cho cùng th́ cá người, tṛn vuông, đầu voi đuôi chuột cũng có thể đi chung với nhau được lắm, nhưng đó là trong văn chương giải trí tiếu lâm. Tôi thật t́nh không làm sao hiểu được chuyện “cánh thư không niêm” lại có thể biến thành thư mang “tính chất thư từ nội bộ” được. Từng nghe đến chuyện cá hóa rồng, nhưng đó là chuyện người xưa đặt ra để khuyến khích học tṛ chịu khó học hành, mai kia đỗ đạc phú quư vinh hoa.

Rơ ràng, chuyện biến hóa từ chỗ “thư không niêm” thành thư “nội bộ” trong ṿng ba tháng rưỡi là hơi thiếu mạch lạc. Thảng hoặc cũng có chuyện thư từ trong ṿng bí mật, tức là, nói theo kiểu mấy người cao siêu, thư «có tính cách nội bộ», có thể bị lộ, và trở thành, vẫn nói theo kiểu mấy người sính chữ, «cánh thư không niêm» được. Chớ cái quá tŕnh ngược lại, khó h́nh dung lắm. V́ nhu cầu ham hiểu biết, nói chữ là nhu cầu « hiếu tri », trước khi nhắm mắt về với ông bà tổ tiên, tôi rất mong có được ai đó giảng giải cho tôi một lần về chuyện này.

 

Lê Nguyễn.


<<trở về đầu trang>>
free counters