Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

"Túi khôn dân tộc" bác bỏ hoàn toàn Cương lĩnh của Bộ chính trị

"Túi khôn dân tộc" bác bỏ hoàn toàn Cương lĩnh của Bộ chính trị

 

Bùi Tín

 VOA

 

Đây là một tin cực kỳ hệ trọng.
Một tin động trời, có thể nói trời nghiêng đất ngả cho thế lực cường quyền.
Sự kiện như thế này chưa từng có trong lịch sử 70 năm của đảng Cộng sản Việt Nam.
Tác động của sự kiện này chưa thể lường hết được.


Ngày 7-10-2010 vừa qua tại Hà Nội hơn 20 trí thức hàng đầu của thủ đô, đều là đảng viên cộng sản kỳ cựu, hơn nữa đều là đảng viên cấp cao, do Bộ chính trị quản lư, đă tụ tập trong một cuộc hội thảo khoa học rất lư thú.
Danh nghĩa của cuộc họp là do Hội khoa học kinh tế Việt Nam và Trung tâm thông tin, dự báo kinh tế - xă hội quốc gia cùng phối hợp tổ chức, nhằm «góp ư cho các Dự thảo văn kiện Đại hội XI của đảng Cộng sản». Các dự thảo chính là Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương, Cương lĩnh quá độ lên chủ nghĩa xă hội và Chiến lược kinh tế - xă hội 2010-2020, thường gọi tắt là Báo cáo chính trị, Cương lĩnh và Chiến lược, mà quan trọng nhất là Cương lĩnh.
Xin kể một vài tên tuổi và chức vụ của những người tham dự. Có Giáo sư Trần Phương, nguyên Ủy viên trung ương đảng, Phó thủ tướng; ông Vũ Khoan, nguyên Bí thư Trung ương đảng, Phó thủ tướng; Phó giáo sư Trần Đ́nh Thiên, hiện là Viện trưởng Viện kinh tế; Giáo sư Phan Văn Tiệm, nguyên thứ trưởng bộ Tài chính; ông Việt Phương, nguyên Cố vấn của Thủ tướng; Giáo sư Đào Xuân Sâm, dạy môn quản lư kinh tế tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc; bà Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế của thủ tướng; bà Dương Thu Hương, nguyên phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Phó giáo sư Vơ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế thế giới; ông Nguyễn Trung, từng là đại sứ ở Thái Lan; ông Vũ Quốc Tuấn, cố vấn chính trị - kinh tế của thủ tướng; Tiến sỹ Lê Đăng Doanh; Tiến sỹ Nguyễn Mại; Giáo sư Lê Du Phong; Giáo sư Nguyễn Đ́nh Hương; Tiến sỹ Lưu Bích Hổ; Giáo sư Vũ Huy Từ; Giáo sư Đào Công Tiến…
Suốt 9 tiếng đồng hồ, hơn 20 vị phát biểu ngắn gọn, súc tích, mỗi lần chỉ 10 phút, được ghi âm và ghi vào biên bản, nhằm chuyển cho Ban dự thảo các văn kiện. Trưởng ban dự thảo mỗi văn kiện là Tổng bí thư hay một ủy viên Bộ chính trị, đều không có mặt...
Các vị trí thức đảng viên cấp cao trên đây có thể coi là một mảng tinh hoa của đảng cộng sản, được đảng tuyển lựa, học hành bài bản, nói chung giỏi ngoại ngữ Pháp, Anh, Nga, Trung Hoa … có kinh nghiệm cầm quyền. Họ có thái độ khoa học khách quan, vô tư, phần lớn đă nghỉ hưu, đang hoạt động tự do, có tư duy độc lập, nói chung không dính dáng với các nhóm thân hữu, cánh hẩu, các nhóm lợi ích riêng, tham nhũng, tệ hại trong nền kinh tế phe phái (crony economy) như các chuyên gia của Đại học Harvard Hoa Kỳ tại Việt Nam phát hiện và đặt tên.
Các nhân vật trên đây, theo tôi, có thể gọi là một «think tank» mới mẻ, một «túi khôn» đặc sắc, quư báu của dân tộc, v́ rơ ràng qua từng lời phát biểu có trách nhiệm, họ tỏ ra gắn bó với nhân dân, với dân tộc, không theo đuôi, không sợ hăi, không ham danh vọng tiền tài, những điều cực kỳ quư hiếm khi toàn đảng sa sút, mất uy tín, khi xă hội băng hoại khủng khiếp do nạn độc đảng, độc đoán dai dẳng gây nên.
Họ đă nói, đă góp ư kiến những ǵ? Xin mời các bạn mở mạng Viet- Studies để đọc nguyên văn 9 trang biên bản ghi ư kiến từng người. Cực kỳ sinh động, lư thú, mở mang hiểu biết cho người đọc.
Tôi xin tóm lược trung thực gọn ghẽ như sau.
Một nét chung là cả hơn 20 vị đều tỏ ra có tư duy độc lập, suy nghĩ kỹ lưỡng bằng cái đầu tỉnh táo riêng của chính ḿnh, nhưng lại đạt đến sự đồng thuận đến kỳ lạ. Mỗi vị phát biểu sau đều nói lên sự đồng ư sâu sắc với những ư kiến phát biểu trước, chỉ nói thêm những điều mới mẻ hay nhấn mạnh thêm, bổ sung thêm ư của người phát biểu trước. Không có ư nghĩ, quan điểm nào trái nhau giữa hơn 20 vị tham dự hội thảo.
Nét nổi bật thứ 2 là hầu hết những đường lối, chính sách then chốt, chủ yếu nhất trong Cương lĩnh và Chiến lược do Bộ chính trị hiện tại và Ban chấp hành trung ương đương nhiệm thông qua trong những kỳ họp 11 và 12 khóa X đều bị bác bỏ và phê phán rât thẳng thắn, đúng mức. Tất cả đều cho rằng đường lối «kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin» là sai lầm, giả dối, nguy hiểm v́ Mác mắc nhiều sai lầm cơ bản (như cổ súy cực đoan đấu tranh giai cấp, căm thù quyền tư hữu, tiêu diệt sở hữu cá nhân, thổi pḥng một cách cực đoan sở hữu nhà nước), do đó đă phá sản hoàn toàn ở Đông Âu, Liên Xô, và tàn phá nền kinh tế các nước XHCN, trong đó có Việt Nam.
Tất cả đều cho rằng đường lối «kiên định chủ nghĩa xă hội» cũng là sai lầm, giả dối v́ chủ nghĩa xă hội hiện thực từng áp dụng ở hơn một chục nước (ở Việt Nam từ 1960 đến nay) đều thất bại, phá sản hiển nhiên. C̣n chủ nghĩa xă hội trước mắt và tương lai, gắn liền với kinh tế thị trường, th́ chưa ai h́nh dung ra sao, làm sao mà thực hiện được. Đây là một quan điểm ảo tưởng, viển vông, lừa dối, không khoa học.
C̣n mục tiêu xây dựng một xă hội Dân chủ, B́nh đẳng, Hiện đại, Văn minh chỉ là nói suông, là bánh vẽ, nhằm lừa dối nhân dân và tự lừa dối ḿnh, v́ kèm theo không có những biện pháp hiện thực để thực hiện. Đặc biệt khái niệm dân chủ - dân chủ trong xă hội và dân chủ trong đảng - là vấn đề then chốt nhất, cần thực hiện cụ thể rơ ràng th́ lại không có biện pháp thiết thực.
Tất cả các vị tham gia hội thảo đều nhất trí cho rằng vấn đề chính trị lớn nhất, cơ bản và cấp bách nhất là đổi mới hệ thống chính trị, là thay đổi cơ chế lănh đạo của đảng và nhà nước, v́ tổ chức hệ thống cai trị, cầm quyền hiện nay quá cũ kỹ, không hợp lư, không hợp pháp, vai tṛ của Quốc hội được xác định trong Hiến pháp là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước nhưng thực tế lại không có thực quyền, việc ǵ cũng phải chờ quyết định của «Thường vụ Bộ chính trị», mà nhóm người này bao biện, ôm đồm, tŕnh độ kém, không do dân cử, không có quyền ǵ theo Hiến pháp hay pháp luật.
Về kinh tế, có rất nhiều ư kiến mạnh bạo mới mẻ. Tất cả các vị đều cho rằng quan điểm coi h́nh thức «sở hữu quốc doanh đóng vai tṛ chủ đạo trong nền kinh tế » là sai lầm lớn, nguy hiểm, tai hại, trái với quan điểm b́nh đẳng trước pháp luật giữa mọi h́nh thức sở hữu. Sự phá sản, lỗ nặng của biết bao tổng công ty, tập đoàn kinh tế quốc doanh chưa đủ để mở mắt những người viết dự thảo hay sao?
Việc các bộ từ bỏ vai tṛ đề ra và quản lư việc thực hiện chính sách, lại chỉ chăm lo làm cái việc điều hành các tổng công ty quốc doanh là một lệch lạc tệ hại nguy hiểm.
Việc hạn chế trên thực tế hoạt động kinh doanh của tư nhân, ngăn cản tư nhân lập những tổng công ty hùng mạnh cũng như vừa và nhỏ … như ở Nhật Bản, Nam Triều Tiên, v.v., là một sai lầm nghiêm trọng, coi nhẹ động lực kinh doanh tư nhân hợp pháp, ḱm hăm động lực vô tận của nền kinh tế quốc dân.
Nhiều đại biểu vạch rơ các quan chức ở các bộ mê say tổ chức các công ty quốc doanh v́ đó là «sân sau» làm ăn, lũng đoạn, thu lợi phi pháp, làm giàu bất chính của các quan chức đương quyền.
Có đại biểu nêu lên việc Chiến lược 10 năm đưa Việt Nam lên hàng ngũ một nước công nghiệp, với b́nh quân giá trị sản phẩm hàng năm là 3.000 đôla là một điều mỉa mai chua chát, v́ Hungary từ năm 2009 đă đạt 15.000 đôla. Đă vậy không t́m ra chỗ nào ghi biện pháp cụ thể, bằng những bước đi nào, để hiện đại hóa nền công nghiệp nước ta.
Tất cả các vị đều cho rằng vấn đề nông dân đă bị bỏ qua một cách nguy hiểm v́ nông dân vẫn chiếm gần 70 % số dân, quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất vẫn mù mờ - « sở hữu toàn dân» kỳ quặc, không giống nước nào, không quan tâm thực sư đến đại đa số dân cư, từng được hứa hẹn về liên minh công nông mà không có nội dung, biện pháp thực hiện.
Cuộc hội luận báo động về nạn tham nhũng bất trị, về đạo đức xă hội sa sút thê thảm, về nền giáo dục bế tắc mà Cương lĩnh và Chiến lược chỉ đưa ra vài khẩu hiệu cũ kỹ, không hiệu quả.
Tất cả đều phê phán các văn kiện dài lê thê mà rỗng, đặc biệt là xa rời thực tế, xa rời cuộc sống, xa rời nhân dân, nhấn mạnh giai cấp mà coi nhẹ dân tộc.
Về đường lối đối ngoại, tất cà tham luận đều phê phán quan điểm đối với Trung Quốc không rơ ràng, như kiêng kỵ, ấp úng, e ngại, sợ sệt. Sao không đàng hoàng nói điều cần nói, cần bàn bạc trong đảng, trong xă hội, minh bạch công khai, đặc biệt là lúc này, khi có vấn đề biển Đông….
Sau khi phát biểu ngay thật góp ư xây dựng, trong thời gian cuối, các đại biểu cho rằng các văn kiện đều chứa quá nhiều sai lầm, mâu thuẫn, hầu hết sai lầm lệch lạc, thiếu sót là trong đường lối, chính sách, trong các quan điểm cơ bản. Coi như những cột cái của một ngôi nhà đều ọp ẹp, đổ găy.
Mọi người cho rằng các văn kiện cần phải viết hẳn lại, không thể sửa chữa nhỏ, thêm bớt bộ phận.
Cũng có ư kiến trước khi chia tay là nếu không kịp viết lại th́ thà rằng khất lại một thời gian, c̣n hơn là thông qua những dự thảo yếu ớt, giáo điều, sai lạc đầy rẫy như thế này.
Một đại biểu bi quan cho rằng lănh đạo hiện nay không có khả năng lắng nghe và tiếp thu lẽ phải, trong khi các văn kiện đại hội XI là thụt lùi rơ ràng so với văn kiện các đại hội IX và X.
Cũng có một đại biểu trong giây phút cuối nghĩ ra một sáng kiến là chẳng lẽ khoanh tay để cho t́nh h́nh đất nước tiếp tục sa sút, suy đồi, bế tắc với vô vàn thảm họa to lớn hơn, toàn dân phải gánh chịu, nên chăng cần có một lá cờ, nghĩa là một lực lượng, một tổ chức trong sáng bảo vệ và quảng bá những chính kiến đúng đắn, xây dựng, được nghiền ngẫm kỹ, vừa được phát biểu trong cuộc hội thảo rất có giá trị này. Riêng ư này chưa được bàn thêm.
Mong rằng Bộ chính trị và Học viện chính trị - hành chính quốc gia gồm những cây bút tin cẩn của Bộ chính trị, phản biện được những phản biện của cuộc hội thảo này, có đủ lư lẽ để giữ nguyên các văn kiện mà Bộ chính trị vừa mời toàn dân góp ư, hạn cuối là ngày 30-11 năm nay.
Có mà đội đá vá trời! Tôi nghĩ thế.
Thật đại phước cho dân tộc và nhân dân ta, trong cơn nguy biến, vẫn c̣n một «túi khôn dân tộc» chất lượng cao đang dấn thân cho Đại nghĩa Dân tộc.Hy vọng c̣n nhiều «túi khôn» nữa.
Một Xă hội Dân sự có chất lượng ngày càng cao, số lượng ngày càng đông, mang nhiều màu sắc, đang vẫy gọi nhau, khoác vai nhau, đồng hành trên con đường cứu nước. Đẹp quá!


<< trở về đầu trang >>
free counters