Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Trung Quốc: Mănh hổ cũa thợ mă (bằng giấy)?

Trung Quốc: Mănh hổ cũa thợ mă (bằng giấy)?

 

George Friedman

 

Kinh tế Trung Quốc không mạnh như người ta vẫn tưởng. Sự ổn định chính trị của quốc gia này phụ thuộc phần lớn vào việc kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh, bởi thế c̣n bấp bênh hơn cả nền kinh tế. - George Friedman viết.

"Trung Quốc - Mănh hổ bằng giấy" trong cuốn sách "Một trăm năm tới" của tác giả George Friedman.

Bất ḱ cuộc thảo luận nào về tương lai cũng đều bắt đầu từ Trung Quốc. Có đến 1/4 thế giới đang sinh sống tại đây, và có nhiều quan điểm nh́n nhận Trung Quốc như một cường quốc toàn cầu tương lai.

30 năm qua, kinh tế Trung Quốc đă tăng trưởng rất đáng kể. Nhưng 30 năm tăng trưởng không có nghĩa là sẽ tăng trưởng bất tận. Điều này chỉ có nghĩa rằng có khả năng mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ giảm dần. Trong trường hợp Trung Quốc, tăng trưởng chậm hơn cũng đồng nghĩa với việc gia tăng các vấn đề chính trị xă hội.

Tôi không đồng t́nh với quan điểm cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành một siêu cường thế giới. Tôi c̣n chẳng tin rằng nước này có thể duy tŕ sự thống nhất đất nước. Tuy nhiên, đúng là khi nói về tương lai th́ không thể không nhắc đến Trung Quốc.

Có vẻ như địa lư lại chính là một điểm yếu của Trung Quốc. Điểm yếu này có thể bị lợi dụng khi có xung đột xảy ra. Kinh tế Trung Quốc không mạnh như người ta vẫn tưởng. Sự ổn định chính trị của quốc gia này phụ thuộc phần lớn vào việc kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh, bởi thế c̣n bấp bênh hơn cả nền kinh tế. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn quan trọng bởi có vẻ như nước này sẽ là một thách thức đối với toàn cầu trong thời gian sắp tới, ít nhất là trong suy nghĩ của những nước khác.

Một lần nữa, bằng phương pháp địa chính trị, chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc đánh giá căn bản trước. Thứ nhất, Trung Quốc là một ḥn đảo. Dù không bị nước bao quanh, nhưng quốc gia này bị cô lập bởi những khu vực địa h́nh không đi qua được và những vùng đất đai không sử dụng được. (xem bản đồ 1)

 

 

Chính người châu Âu đă buộc khu vực ven biển của Trung Quốc tăng cường các hoạt động thương mại. Nhờ vậy, những vùng ven biển tham gia thương mại giàu lên nhanh chóng. Mặt khác điều này cũng khiến gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa những vùng ven biển và vùng nội lục, kéo theo việc gia tăng bất ổn và hỗn loạn. Các khu vực ven biển muốn quan hệ chặt chẽ và thậm chí muốn được đặt dưới sự kiểm soát của phương Tây.

Thời kỳ từ năm 1949 cho đến khi chủ tịch Mao qua đời, đất nước Trung Quốc thống nhất trong nghèo đói và cô lập.

Canh bạc của Trung Quốc

Khi Đặng Tiểu B́nh lên kế nhiệm Mao Trạch Đông, ông hiểu rằng Trung Quốc khó mà an toàn nếu tiếp tục đóng cửa. Ông quyết định chơi canh bạc lớn là mở cửa biên giới, tham gia vào thương mại thế giới mà vẫn không bị chia cắt nội bộ.

Những vùng ven biển trở lại thịnh vượng và gắn kết chặt chẽ với những thế lực ngoại quốc. Hàng hóa giá rẻ và giao thương đă mang lại của cải dồi dào cho những thành phố lớn ven biển, như Thượng Hải, trong khi những khu vực nội địa vẫn nghèo khó. Căng thẳng giữa khu vực bờ biển và khu vực nội địa gia tăng, nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn đang duy tŕ được thế cân bằng.(...)

Một câu hỏi mở là liệu có thể kiểm soát nổi những lực lượng nội bộ đang h́nh thành trong ḷng Trung Quốc? Đây chính là điểm mà chúng tôi tiến hành các phân tích về Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đến hệ thống toàn cầu thế kỷ 21. Liệu Trung Quốc có tiếp tục là một phần của hệ thống thương mại toàn cầu? Và nếu thế th́ liệu nó có bị chia tách một lần nữa không?

Đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đang đặt cược việc nó có thể duy tŕ được sự cân bằng vô hạn định. (...) Về cơ bản đây quả thực là một vấn đề nghiêm trọng và tiềm tàng nhiều nguy cơ. Trung Quốc có chế độ tư hữu, ngân hàng và những công cụ tư bản khác, song lại không thực sự là một nước tư bản bởi thị trường không tự điều phối vốn. Một kế hoạch kinh doanh tốt không đáng giá bằng những mối quan hệ bạn có. Kết quả là số nợ "xấu" của Trung Quốc ước tính được khoảng từ 600 - 900 triệu USD (trong khoảng 1/4-1/3 GDP cả nước) - một con số đáng kinh ngạc.

Những khoản nợ xấu này hiện vẫn được kiểm soát bởi tỉ lệ tăng trưởng cao nhờ chi phí xuất khẩu thấp. Thế giới đang có nhu cầu lớn với hàng xuất khẩu giá rẻ, và tiền mặt chảy về từ nguồn xuất khẩu giúp duy tŕ công việc kinh doanh với những món nợ nổi. Nhưng Trung Quốc càng bán giá rẻ th́ lợi nhuận thu về càng thấp. Các doanh nghiệp bán sản phẩm với giá bằng hoặc thấp hơn chi phí sản xuất, tất nhiên sẽ thu lại được một khoản tiền lớn, nhưng số tiền mất đi cũng nhanh không kém thu được. Đây là một vấn đề đang diễn ra ở Đông Á.

Nhật Bản có thể coi là một bài học. (...) Nhật Bản vào những năm 1980 đă được xem là siêu cường kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Theo quy định của chính phủ, các ngân hàng buộc phải trả lăi suất cực kỳ thấp. Điều này buộc người dân gửi tiền vào bưu điện (mức lăi suất gấp đôi so với ngân hàng). Chính phủ lại dùng tiền này cho các ngân hàng lớn của Nhật vay lại với mức lăi thấp hơn mức chung của quốc tế. Các ngân hàng lại cho các doanh nghiệp liên kết vay tiền. Người Nhật lúc bấy giờ chỉ có cách lên kế hoạch hưu trí bằng cách gửi tiết kiệm. Có thể nói, không có thị trường thực sự tồn tại. Tiền chảy vào chủ yếu thông qua các mối quan hệ. Chính điều này đă tạo ra những khoản nợ xấu.

Kinh tế tăng trưởng, nhưng tiềm ẩn mầm mống một cuộc khủng hoảng. Khi cơ cấu nợ tăng lên quá lớn, nó không thể dựa vào xuất khẩu được nữa. Các ngân hàng Nhật bắt đầu sụp đổ và được chính phủ lại giải cứu chúng. Thay v́ để xảy ra một cuộc suy thoái lớn để có thể áp đặt trật tự, Nhật đă sử dụng rất nhiều cách để cứu văn t́nh thế, đổi lại, t́nh trạng bất ổn vẫn tiếp tục kéo dài. Tăng trưởng sụt giảm, thị trường sụt giảm. Thật thú vị là trong khi khủng hoảng nổ ra vào đầu những năm 90 th́ cho đến tận những năm sau đó, nhiều người phương Tây mới nhận ra rằng nền kinh tế Nhật Bản đă xuống dốc. Giữa những năm 90, họ vẫn nói về sự thần ḱ của kinh tế Nhật Bản.

Điều này liên quan đến Trung Quốc như thế nào? Cả hai đều là những nước mà quan hệ xă hội có trọng lượng hơn những quy luật kinh tế. Cổ đông - những người cần lợi nhuận - không quan trọng bằng ngân hàng và nhà nước, những người có nhu cầu tiền mặt. Cả hai nền kinh tế này đều phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, cả hai đều có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc và cả hai đều phải đối mặt với sự sụp đổ khi tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm đi. Theo ước tính của tôi, tỉ lệ nợ xấu của Nhật bản những năm 90 khoảng 25% GDP. Trong khi ước tính cẩn thận nhất th́ nợ xấu của Trung Quốc chiếm khoảng 25% GDP - tôi th́ cho rằng số nợ xấu là gần 40%. Nhưng ngay cả 25% th́ cũng vẫn là quá cao.

Kinh tế Trung Quốc thoạt nh́n rất lành mạnh và sôi động, và nếu bạn chỉ nh́n vào tốc độ tăng trưởng kinh tế th́ quả là nó rất ngoạn mục. Nhưng tăng trưởng chỉ là một yếu tố để đánh giá. Câu hỏi quan trọng hơn nhiều là liệu tăng trưởng như thế có mang lại lợi nhuận không. Phần lớn tăng trưởng ở Trung Quốc là thực chất, và nó tạo ra số tiền cần thiết thỏa măn các ngân hàng. Song sự tăng trưởng này không làm cho nền kinh tế mạnh lên. Và nếu có vấn đề, ví dụ như có việc Hoa Kỳ suy thoái, th́ toàn bộ hệ thống sẽ đổ sụp nhanh chóng.

Đây không phải là một câu chuyện mới ở Châu Á. Nhật Bản đă từng phát triển như vũ băo những năm 80. Nhiều người đánh giá nó sẽ sớm chôn vùi Mỹ. Nhưng thực tế, nền kinh tế Nhật phát triển rất nhanh nhưng tỉ lệ tăng trưởng không bền vững. Khi tốc độ tăng trưởng giảm mạnh, Nhật Bản đă gặp phải một cuộc khủng hoảng ngân hàng khổng lồ mà gần hai mươi năm sau nước này vẫn chưa hoàn toàn hồi phục lại. Tương tự như thế, kinh tế Đông Á bùng nổ năm 1997 khiến rất nhiều người nhạc nhiên bởi các nền kinh tế phát triển quá nhanh. Trung Quốc đă phát triển đột phá trong 30 năm qua. Cho rằng tốc độ tăng trưởng như vậy có thể duy tŕ vô thời hạn là vi phạm những nguyên tắc kinh tế cơ bản. Ở một số điểm, chu kỳ kinh doanh cần phải triệt tiêu những kẻ kinh doanh kém. Ở  một số điểm khác, thiếu lao động có tay nghề cũng khiến tăng trưởng bị tŕ hoăn. Có những giới hạn cho cơ cấu tăng trưởng, và Trung Quốc đang tiến dần đến những giới hạn đó.

Khủng hoảng chính trị Trung Quốc

Nhật Bản giải quyết những vấn đề của nó bằng một thời ḱ tăng trưởng thấp và kỷ luật chính trị xă hội để làm được điều này mà không gặp phải t́nh trạng bất ổn. Đông Á giải quyết khủng hoảng bằng hai cách. Một số nước như Hàn Quốc và Đài Loan áp đặt những biện pháp đau đớn để thoát khỏi khủng hoảng c̣n mạnh mẽ hơn trước đó, nhưng biện pháp này chỉ có thể dùng khi họ đă là các quốc gia mạnh. Một số nước như Indonesia, đă không bao giờ có thể phục hồi được như trước.

Vấn đề của Trung Quốc thuộc về chính trị. Trung Quốc gắn kết với nhau không phải bởi ư thức hệ mà bằng tiền. Khi kinh tế suy thoái và tiền ngừng "chảy", không chỉ ngân hàng co rút, mà toàn bộ xă hội Trung Quốc cũng bị rùng ḿnh. Ḷng trung thành ở Trung Quốc có được hoặc bằng tiền hoặc bởi cưỡng chế. Kinh doanh đ́nh trệ có thể dẫn đến sự mất ổn định bởi chúng gây ra phá sản và thất nghiệp. Trong một đất nước mà nghèo đói và thất nghiệp tràn lan, nếu cộng thêm áp lực của suy thoái kinh tế th́ tất yếu sẽ gây ra bất ổn chính trị.

Nhớ lại khi Trung Quốc chia cắt thành vùng ven biển và vùng nội địa dưới thời thực dân Anh đô hộ và chiến thắng của Mao Trạch Đông. Các doanh nghiệp ở vùng ven biển với lợi nhuận từ ngoại thương cố gắng thoát khỏi chính quyền trung ương. Họ đă lôi kéo những đế quốc phương Tây và Mỹ - những người có lợi ích kinh tế ở Trung Quốc vào. T́nh trạng hiện nay cũng có khả năng trở nên giống như vậy. Một thương nhân Thượng Hải có cùng lợi ích với Los Angeles, New York và London.

Thực tế, anh ta kiếm được nhiều từ những mối quan hệ này hơn là mối quan hệ với Bắc Kinh. Khi bị Bắc Kinh cố gắng kiểm soát, anh ta sẽ không chỉ muốn thoát khỏi sự kiểm soát, mà c̣n cố gắng lôi kéo những thế lực ngoại quốc nhằm bảo vệ chính ḿnh cũng như lợi ích của họ. Trong khi đó, những người dân nội địa càng nghèo th́ lại càng cố di cư đến các thành phố ven biển, hoặc gây áp lực buộc Bắc Kinh đánh thuế các vùng ven biển và rót tiền về lại cho vùng nội địa. Bắc Kinh mắc kẹt ở giữa, suy yếu và mất kiểm soát hay bị ḱm kẹp quá chặt khiến nó buộc phải quay lại chủ nghĩa bao vây cô lập như dưới thời Mao.

(...) Một tương lai thực sự cho Trung Quốc vào năm 2020 chính là lặp lại cơn ác mộng cũ - đất nước bị chia nhỏ bởi những lănh đạo các khu vực cạnh tranh lẫn nhau, những thế lực ngoại quốc lợi dụng cơ hội thiết lập những khu vực họ có thể áp đặt những quy định kinh tế có lợi, và chính quyền trung ương vẫn cố gắng giữ đất nước thống nhất nhưng bất lực. Một khả năng thứ hai là một Trung Quốc theo chủ nghĩa Mao mới, tập trung vào chi phí phát triển kinh tế. Như mọi khi, kịch bản có khả năng xảy ra nhất là tiếp tục kéo dài t́nh trạng hiện tại vô thời hạn.

 

Mai Dương lược dịch


<<trở về đầu trang>>
free counters