Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

T́nh báo Bắc Kinh?

T́nh báo Bắc Kinh?

 

Trần Khải

                                                                                                                                                          

Một câu hỏi nên nêu ra rằng, trong tất cả các biến động chính trị và kinh tế gần đây tại Việt Nam, bàn tay t́nh báo Bắc Kinh đă nhúng vào các trường hợp nào, và đă can thiệp ở mức độ nào?

Có thể thấy ảnh hưởng kinh tế Trung Quốc trên khắp các nẻo đường Việt Nam. Hàng TQ vào không chỉ là hàng nhái, hàng giả, hàng dỏm... mà c̣n tràn ngập cả hàng thật, và cả hàng vào để rồi đội lốt hàng Việt.

Báo Dân Trí, trong một bản tin ngày 17-9-2010 viết:

“...Tận dụng lợi thế về giá cả, thời gian, nhiều cơ sở sản xuất trong nước đă trực tiếp đặt hàng từ nước bạn rồi mang về gắn mác mang thương hiệu của ḿnh.

Đại diện một doanh nghiệp giải thích, vẫn loại mặt hàng ấy, mẫu mă ấy nếu phải đầu tư công nghệ để sản xuất trong nước th́ cũng phải nhập nguyên liệu chủ yếu từ Trung Quốc. Như vậy, giá thành thường cao hơn mà lại nặng gánh hơn...''

(hết trích)

Nếu hàng đă như thế, câu hỏi nên đẩy thêm rằng Trung Quốc có đưa người vào Việt Nam để rồi đội lốt Việt Nam hay không? Nếu Nga và Trung Quốc liên tục đưa gián điệp vào Mỹ để nằm sâu, luồn cao, có thể nào TQ bỏ sót vùng đất láng giềng phía nam hay không?

Ngay tới thứ tầm thường như tăm tre, theo báo Tuổi Trẻ ngày 20-7-2010, tăm tre TQ vào Việt Nam ào ạt, giá rẻ chỉ bằng 70% tăm nội.

Thậm chí, lĩnh vực xuất khẩu hàng may dệt đầy tự hào của Việt Nam, nhưng theo đá VOA hôm 11-11-2010,

“Việt Nam đang nổi lên thành một nhà cung cấp hàng dệt may quan trọng cho thị trường thế giới, tuy nhiên theo giới doanh nghiệp quốc tế th́ dệt may Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu thô của Trung Quốc, nên không thể trở thành một đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc được...”

(hết trích)

Nếu bàn tay TQ đă cắm sâu vào nhiều khía cạnh đời sống dân Việt như thế, tại sao t́nh báo TQ có thể bỏ lơ việc cài cắm để sẽ ảnh hưởng sâu hơn, và sẽ tới một cơ hội có thể sẽ sáp nhập?
Chúng ta có thể tin như thế. Có thể tin rằng t́nh báo TQ đă cài cắm, đă luồn vào các cơ hội tại Việt Nam để lung lạc, để ảnh hưởng tới các chính sách chính trị và kinh tế tại Việt Nam. T́nh h́nh này đặc biệt c̣n đẩy mạnh hơn kể từ Thế Vận Bắc Kinh 2008, khi TQ nh́n thấy tuổi trẻ Việt Nam biểu t́nh ở Hà Nội và Sài G̣n để gây ư thức về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, đúng vào thời điểm rước Đuốc Thế Vận tại Việt Nam.

Và từ đó, một cách lặng lẽ, những bước đi thầm lặng nhưng vững chắc của TQ tiến vào Việt Nam... Lúc đầu không ai thấy hết, v́ các quan chức ém tin, v́ cán bộ đă há miệng mắc quai, và có thể tin rằng thủ tục bôi trơn đă được thực hiện hậu hĩ. Thế cho nên, phải tới năm 2009 mới bể ra các vụ 10 tỉnh Việt Nam đă cho các công ty TQ thuê rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn hơn 300.000 hecta... rồi mới bể ra chuyện mời các công ty TQ vào Tây Nguyên để khai thác bô-xit...

Nghĩa là, bước chân TQ ở các chợ lộ liễu dễ thấy, ghe tàu TQ vào vơ vét ở Biển Đông cũng chỉ lộ khi gặp và bắt nạt ngư dân Việt... nhưng làm rừng đầu nguồn và làm mỏ bôxit th́ lặng lẽ không ai hay... cho tới ngày Tướng Vơ Nguyên Giáp và các nhà trí thức Bắc Hà liên kết lên tiếng. Bản thân Tướng Giáp đă viết ba bức thư để đặt vấn đề an ninh quốc pḥng về các dự án Tây Nguyên xuyên tâm đó, nhưng các lănh đạo CS Việt Nam không chịu trả lời. Và các vị trí thức liên tục bị hù dọa, giở tṛ ly gián, và áp lực đủ thứ.

Nhưng trang Bauxite Việt Nam (boxitvn.wordpress.com) chỉ sinh động đặc biệt về các lư luận sắc bén về pháp lư sau khi Luật Sư Cù Huy Hà Vũ xuất hiện trên này.

Thế là các vấn đề được Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ nêu ra dưới ánh sáng Hiến Pháp, Luật Pháp. Các vấn đề đă được Tiến Sĩ Luật ḍng họ Cù Huy đẩy tới những trọng điểm cốt tủy, với lư luận của bậc thầy về luật: kiện Thủ Tướng, yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến Pháp, đa đảng hay là chết, đề nghị khởi tố Trung tướng công an Vũ Hải Triều, tố công an lục soát nhà Giáo sư Nguyễn Huệ Chi là trái phép, đ̣i giữ nguyên cách thi hành án tử h́nh bằng h́nh thức bắn đối với loại tội nhân phản bội Tổ quốc, kiến nghị xây đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh tại Hoàng Sa-Trường Sa (ghi chú: Hoàng Sa bị mất khi Hải Quân Việt NamCH bị Hải Quân TQ tấn công năm 1974), kiến nghị cấm chiếu bộ phim phản quốc “Lư Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”... và nhiều nữa.

Tất cả sự xuất hiện của trang Bô Xit Việt Nam là v́ an nguy của đất nước, v́ nỗi lo mất nước. Và Luật Sư Cù Huy Hà Vũ đă xuất hiện đúng lúc để nâng vấn đề với các lư luận phù hợp pháp lư.
Như thế, công an không làm ǵ được Tướng Giáp, nhưng đă từng xét nhà của GS Nguyễn Huệ Chi, GS Phạm Toàn, đập bể tường nhà của LS Cù Huy Hà Vũ... Và bây giờ là bắt LS Cù Huy Hà Vũ trong khi xét giấy tờ ở một khách sạn Sài G̣n, lục soát máy vi tính xách tay do LS mang theo, khám xét nhà riêng của LS Cù Huy Hà Vũ ở Hà Nội...

Như thế, có phải là triệt hạ những người đang lớn tiếng nhất về các âm mưu của t́nh báo TQ?
Hăy nh́n cho kỹ: trang Bauxite Việt Nam và LS Cù Huy Hà Vũ đặt nhẹ các vấn đề nội bộ Việt Nam, đặt nhẹ kể cả các vụ tham nhũng lớn như Huỳnh Ngọc Sỹ, kể cả các sai trái lớn như Vinashin đốt tiền... mà các vị trí thức này tập trung ưu tiên vào các điểm hiểm hóc nhất của ảnh hưởng TQ áp đặt vào Việt Nam: từ Biển Đông, tới việc 10 tỉnh cho thuê 300.000 hecta rừng đầu nguồn, tới việc khai thác mỏ bôxit và cơ nguy lũ bùn đỏ Tây Nguyên.

Tận cùng, đó là nỗi lo mất nước về tay Trung Quốc.

Bởi v́ Vinashin làm mất 4,5 tỉ đôla, nhưng vẫn c̣n có Việt Kiều gửi về 7,2 tỉ đô la mỗi năm. Hăy nhớ, khi mất tiền, dân tộc Việt vẫn có thể làm ra tiền được.

Nhưng khi đă mất rừng, đă mất biển, đă mất nước th́ muôn năm khó gỡ lạị nổi. Đó là lư do mà tại sao giới trí thức quốc nội kêu gọi toàn dân cùng kư tên vào kiến nghị chống bô xít – v́ đây là để gỡ mũi kiếm xuyên tâm gài ở Tây Nguyên. Và đó cũng là lư do v́ sao Luật Sư Cù Huy Hà Vũ phảỉ bị t́nh báo Trung Quốc triệt hạ ưu tiên.

T́nh h́nh bi thảm tới mức trong buổi hội thảo khoa học của Hội Khoa Học Kinh Tế Việt Nam và Trung Tâm Thông Tin và Dự Báo Kỹ Thuật Xă Hội Quốc Gia, với tham dự của các nhà lư luận cộng sản kỳ cựu góp ư văn kiện Đại Hội Đảng, trong đó có một số ư kiến đặc biệt nêu vấn đề cơ nguy mất nước.

Trong biên bản hội thảo, lời ông Nguyễn Trung nói,

“...Vấn đề phụ thuộc vào Trung Quốc rất nguy hiểm. Toàn bộ xuất siêu của ta đập vào nhập siêu của Trung Quốc mà không đủ. Nếu Trung Quốc chỉ dùng Nhân dân tệ để buôn bán khu vực th́ ta nguy.”

(hết trích)

Và rồi lời bà Dương Thu Hương,

“...Hầu như không có nhận định nào trong văn kiện là đúng sự thật thực tiễn. An ninh quốc pḥng, tôi đang rất lo sợ. Bauxit Tây Nguyên, cho thuê rừng, lao động nước ngoài … không được giải quyết dứt điểm. Trong các báo cáo đề cập rất mờ nhạt.

Niềm tin của dân vào Đảng giảm sút th́ trách nhiệm của Đảng đến đâu? Liên Xô đổ v́ dân không c̣n tin Đảng...”

(hết trích)

Và trong phần Kết luận Biên bản, ghi:

“Các nhà Kinh tế học thảo luận về Dự thảo Văn kiện, nhưng thực t́nh không nhằm vào sửa Văn kiện. Ta chỉ chuyển cho Ban Văn Kiện, họ có sửa hay không là việc của họ. Trách nhiệm của nhà nghiên cứu là nói trung thực, thẳng thắn, với tinh thần xây dựng, mong muốn Đảng mạnh lên, đất nước mạnh lên.

Dù không được chấp nhận, nhưng ít ra cũng lưu vào văn bản, lưu lại hậu thế rằng năm 2010 có một số nhà kinh tế đă nói như vậy, để hậu thế biết rằng, hóa ra đất nước cũng c̣n những trí thức không đến nỗi dốt nát.”

Công an bắt LS Cù Huy Hà Vũ ngày 4 tháng 11-2010. Cần nhắc rằng trước đó 3 tháng, vào thượng tuần tháng 8-2010, trong khi tham dự một cuộc hội thảo Biển Đông tại Sài G̣n, “học giả” Trung Quốc Vương Hàn Lĩnh trả lời phỏng vấn của kư giả Tuần Việt Nam (bài đăng ngày 11-11-2010, và cùng ngaỳ đă bị Tuần Việt Nam gỡ xuống) đă nói rằng TQ có chủ quyền ở Biển Đông và sau đó liền hù dọa Việt Nam:

“...Trung Quốc đă thực thi chủ quyền và quyền tài phán từ cách đây hơn hai ngàn năm...
...Tôi muốn nhắc lại nếu không chọn cách giải quyết như tôi vừa nêu, các anh sẽ phải hứng chịu các xung đột bằng vũ lực, hoặc thậm chí chiến tranh...

...Nên nhớ rằng cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc.”

(hết trích)

Câu hỏi nơi đây muốn nêu ra rằng, trong khi Trung Quốc đă hiển lộ âm mưu lấn biển, lấn đất, lấn rừng... như thế, tại sao công an Việt Nam lại truy bắt những người yêu nước (như anh Ba Sài G̣n, như anh Điếu Cày), lạị dùng tin tặc tấn công các trang blog yêu nước (như Bauxite Việt Nam, như anh Ba Sàm), và lại bày tṛ vây bắt Cù Huy Hà Vũ, người đang giữ vai tṛ Cố Vấn Pháp Lư của các nhà trí thức đang kiến nghị xóa bỏ dự án khai thác bôxit v́ lư do cơ nguy mất nước?

Có phải t́nh báo Trung Quốc đă gài vào được công an Việt Nam, hay đă mua chuộc được công an Việt Nam?

Lịch sử h́nh như đang tái diễn. Cột đồng Mă Viện đă dựng lên ở Tây Nguyên và hiện đang ngụy trang nơi các mỏ bô-xit, và các vị trí thức và luật gia báo động về cột đồng TQ này đang bị truy bắt, bố ráp. Xin mời độc giả vào trang http://boxitvn.wordpress.com/ để kư tên vào kiến nghị xóa bỏ việc khai thác bô-xít.

Mỗi một chữ kư cuả chúng ta, cho dù không mang được sức nặng như những viên gạch giữ nước năm xưa của tiền nhân, nhưng ít nhất, cũng “để hậu thế biết rằng, hóa ra đất nước cũng c̣n những trí thức không đến nỗi dốt nát,” xin mượn lời từ Biên bản Hội thảo đă dẫn trên.


<<trở về đầu trang>>
free counters