Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Hội thảo Biển Đông: Côn đồ nhờ cậy trí thức
Vũ Nhật Khuê
Hội Thảo về Biển Đông lần thứ 2 kết thúc đem lại cho phía Việt Nam một số thành công nhất định. Lần này th́ việc tranh luận giữa các học giả với nhau từ nhiều phía được tôn trọng và thẳng thắn: Trung Quốc- Việt Nam các bên liên quan và vai tṛ trung gian của Quốc Tế đều được thể hiện trong Hội Thảo lần này. Các học giả Trung Quốc đă đuối lư và chứng cứ về tham vọng đường lưỡi ḅ ác ư của họ. Đây không phải là chiến thắng của đảng và nhà nước Việt Nam mà là chiến công của các học giả Việt Nam.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng cho biết để thực hiện mộng bá vương trên Biển Đông th́ phía Trung Quốc đầu tư rất nhiều tỷ USD dành cho công tác nghiên cứu. Họ làm việc rất bài bản từ trong các trường Đại Học, các viện nghiên cứu của họ. Bên cạnh đội ngũ chuyên gia, luật sư, nhà sử học, nghịên cứu sinh, khảo cổ học hùng hậu làm việc từ Trung Quốc ra nước ngoài, họ c̣n sẵn sàng cử điệp viên để truy tầm các tư liệu về Biển Đông. Mục tiêu duy nhất của họ là chứng minh chủ quyền trên biển Nam Trung Hoa là của họ.
Ngược lại sự đầu tư rất mạnh về tài chính của anh bạn 16 CHỮ VÀNG + 4 TỐT th́ phía nhà nước Việt Nam chẳng những không đầu tư cho các học giả của ḿnh mà c̣n đi ngăn trở, đe dọa. Các học giả trong nước như ĐKP, NĐĐ, NN, HV, NQT… gần như tự bỏ tiền túi ra nghiên cứu. Họ nghiên cứu với trách nhiệm bảo vệ từng tấc đất của tổ tiên. Rất may hồn thiêng sông núi đứng về phía họ. Để có những tấm bản đồ, những trang tư liệu, những cổ vật là họ lấy tiền túi ra trang trải. Sách của họ in ra, các cuộc triển lăm do họ thực hiện th́ tự đi phổ biến trong cái nh́n hờ hững và hăm he của nhà nước Việt Nam.
Đầu tiên là đàn áp các cuộc biểu t́nh của sinh viên vào tháng 12/2007 ở Hà Nội và Sài G̣n. Đây là bằng cớ không thể chối căi về hành động hèn hạ của nhà nước Việt Nam. Khi trí thức lên tiếng khẳng định chủ quyền th́ bị bóp miệng. Các sinh viên tham gia biểu t́nh th́ về trường Đại Học bị cấm thi, bị đuổi học nhẹ th́ đi làm việc với an ninh 3-4 lần và viết cam kết không tham gia biểu t́nh lần nữa. Các trường Đại học treo thông báo cấm sinh viên tham gia các diễn đàn về chủ quyền. Từng trang blog của sinh viên bị kiểm duyệt hễ ai nói đến chuyện Ḥang sa- Trường Sa hay bàn luận về cuộc biểu t́nh th́ bị cấm thi và đuổi học. Trường Đại học không phải là nơi nghiên cứu chủ quyền biển đảo mà trở thành nơi khủng bố sinh viên quan tâm đến đề tài này.
Đảng và Nhà nước cũng không tha thiết ǵ với chuyện đăng kư chủ quyền trên biển với Liên Hiệp Quốc. Khi hạn chót đăng kư sắp hết hạn vào thời điểm năm 2009 th́ Việt Nam mới ḷ ṃ chậm chạp đi đăng kư sau cùng. Chậm hơn cả Philippines, Malaysia, Indonesia, Đài Loan. Điều này làm thót tim các nhà nghiên cứu và luật học trong nước. Một cán bộ của Bộ Ngoại Giao cho hay là dù hồ sơ nộp sau cùng nhưng thiếu lên thiếu xuống, nhiều tài liệu được bổ sung chỉ đúng trước 1 ngày khi thời hạn đăng kư chấm dứt vĩnh viễn. Nếu chỉ cần có một chút xíu cái tâm với cơ đồ cha ông để lại th́ việc nộp hồ sơ lên Liên Hiệp Quốc phải nhanh chóng và kỹ càng chứ không thể lừ đừ chậm chạp và bê bối như vậy.
Đỉnh điểm của việc khủng bố các nhà tri thức trong nuớc là phía an ninh đi khủng bố Hội Thảo Khoa Học về Biển Đông do Nhà Xuất Bản Tri Thức và Trung Tâm Nguyễn Văn B́nh tổ chức ở Hà Nội và Sài G̣n vào tháng 6/2009. Các buổi Hội Thảo dưới tên gọi: TỌA ĐÀM KHOA HỌC do các học giả đứng ra tự bỏ kinh phí, tự nghiên cứu, tự thực hiện và tự giới thiệu nhưng phía an ninh Việt Nam không để cho họ yên. Nhà nước Việt Nam t́m mọi cách để phá họai các buổi Tọa Đàm Khoa Học về Biển Đông này. Từ khâu xin phép cho đến địa điểm tổ chức, nội dung từng giấy mời đều bị soi và hành hạ không biết bao nhiêu là khổ nhọc.
Lần đầu tiên, vào tháng 3/2009 Tọa Đàm Khoa Học tổ chức ở trụ sở Nhà Xuất Bản Tri Thức số 53 Nguyễn Du Hà Nội. Thời gian dự kiến ban đầu là 2 ngày bị ép xuống c̣n 1 ngày. Các học giả được mời tŕnh bày tham luận lần lượt được A25, A38 mời lên để ”nhỏ to tâm sự” nhưng thật sự là đe đọa nhiều hơn. Giáo Sư Chu Hảo th́ điện thọai bị cắt. Điện khu vực nhà xuất bản Tri Thức bị cắt đột ngột hôm ấy. Cần nói thêm cơ quan an ninh về bản đồ chủ quyền nằm ngay góc ngă tư Nguyễn Du- Nguyễn Đ́nh Chiểu tức là khá gần Nhà Xuất Bản Tri Thức.
Lần tổ chức Tọa Đàm Khoa Học về Biển Đông ở Sài G̣n vào tháng 7/2009 th́ mới nhiêu khê. Địa điểm tổ chức bị đổi từ Ṭa Giám mục 180 Nguyễn Đ́nh Chiểu về 43 Nguyễn Thông. Các diễn gỉa bị đe dọa trắng trợn. Giáo Sư Chu Hảo Luật sư Phan Đăng Thanh, Hồng Y Phâm Minh Mẫn bị ngăn cản tham dự không cho tŕnh bày tham luận. Các buổi Tọa đàm th́ an ninh bên trong quay phim từng người tham dự, bên ngoài từ hành lang ra ngoài đường th́ an ninh giả dạng côn đồ xách nhiễu mọi người tham dự buổi Tọa Đàm. Một bầu không khí khủng bố bao trùm các buổi Tọa Đàm nhưng các học giả vẫn b́nh tĩnh tŕnh bày xuất sắc các tham luận cũng như trả lời chất vấn.
Các Hội Thảo về chủ quyền Biển Đông ở Pháp và Hoa Kỳ th́ các nhà trí thức học giả trong nước bị cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam chặn lại không cho đi tham dự. Hội Thảo Quốc tế lần đầu tại Sài G̣n th́ tổ chức vội vàng trong khách sạn New World. Lần thứ nh́ mới đây mới có chút ít thành công th́ Đảng và Nhà nước mới đứng ra nhận là của họ làm. Thực tế họ có làm không và làm cái ǵ chúng ta nghe chính miệng ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết công bố ngày 9/4/2009 trong buổi gặp gỡ Liên Hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam tại Hà Nội th́ ông Triết có nói: ”NHỮNG G̀ ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ KHÔNG NÓI ĐƯỢC TH̀ CÁC Đ/C THUỘC CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ PHẢI NÓI”. Nguyên văn câu nói trên là như vậy.!
Có ǵ đâu mà khó nói? Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Ḥang Sa- Trường Sa là của Việt Nam th́ cứ mạnh miệng mà nói là của Việt Nam cớ sao mà nói không được? Mắc chi phải nhờ các tổ chức phi chính phủ nói dùm? Chỉ có mua bán, đổi chác đen tối mờ ám bây giờ th́ đ̣i lại không được. Đất đai biển đảo của cha ông để lại đem cầm cố, đem bán chợ đen, bán chợ trời giờ chơi cái bài côn đồ không lại thằng lưu manh hơn ḿnh nên mới la làng lên. Đến nước này mới đi nhờ các học giả, các tri thức lên tiếng dùm. B́nh thường th́ đảng sản và chính phủ Bô Xít có coi các tri thức các học giả ra cái ǵ đâu. Hăy xem cách đối xử của họ với các nhà tri thức trong nhóm nghiên cứu IDC của tiến sĩ Nguyễn Quang A th́ biết là họ trọng các nhà tri thức các học giả cỡ nào!
Thay v́ khen thưởng và trả công cho các học giả với chiến công của họ th́ an ninh Việt nam chuyển cho họ một thông điệp rất đao búa. Họ hỏi thẳng với nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng: ”Thời buổi này điệp viên Trung Quốc đi đầy đường ông không sợ họ ám sát sao?” Nhà nghiên cứu điềm tĩnh trả lời: ”Dù có chết tôi vẫn đứng lên bảo vệ lấy chủ quyền đất nước, bảo vệ từng tấc đất của cha ông để lại.”. Đây cũng là tâm nguyện của tất cả những người Việt Nam máu đỏ da vàng. Ai đă đem đất đai tổ tiên mua bán trao đổi th́ phải đền tội trước nhân dân.
Vũ Nhật Khuê