Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Hội đồng Giám mục Việt Nam trước vấn đề truyền giáo

Hội đồng Giám mục Việt Nam trước vấn đề truyền giáo

 

Lời tác giả:

Kính thưa các Đức Cha,

Tôi là LM Chân Tín, DCCT, xin kính gửi các Đức Cha một vài ư nghĩ về việc truyền giáo.

Kính chúc các Đức Cha tràn đầy ơn Chúa để lănh đạo Giáo Hội.

 

Trong Chúa Kitô,

Chân Tín

 

Mỗi năm, vào cuối tháng 10, Giáo Hội Việt Nam cử hành lễ truyền giáo. Có thánh lễ long trọng. Có bài giảng thuyết về vấn đề truyền giáo. Có quyên tiền giúp việc truyền giáo. Rồi chấm hết! Có vẻ là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hiện nay coi việc truyền giáo như đă chấm dứt với các vị thừa sai ngoại quốc và với việc lập hàng giáo phẩm Việt Nam, chứ không đẩy mạnh việc truyền giáo cho hơn 85 triệu người Việt Nam, mặc dù Công Giáo chỉ chiếm 6 – 7 triệu người. Tuy chỗ này chỗ kia, nhất là đối với anh chị em sắc tộc thiểu số, vẫn có những nhà thừa sai tiếp tục truyền giáo, nhưng đối với phần lớn anh em người Kinh, h́nh như không c̣n truyền giáo. Thực tế cho thấy: h́nh như Giáo Hội tổ chức các giáo phận, các giáo xứ, các hội đoàn… là để phục vụ người Công Giáo. Mỗi giáo phận, mỗi giáo xứ có những hội đoàn, nhưng thường không có hội đoàn nào chuyên lo truyền giáo. Các anh chị em giáo dân, ví dụ như Hội Legio, th́ làm việc tông đồ chung chung và thỉnh thoảng cũng giúp ít người theo Đạo, nhưng chưa phải là một tổ chức chuyên lo truyền giáo.

Trong hoàn cảnh của chúng ta hiện nay, để việc truyền giáo được đẩy mạnh cho 85 triệu dân Việt Nam, tôi đề nghị :

 

1. Gây ư thức về nhu cầu truyền giáo thường xuyên cho toàn thể Giáo Hội Việt Nam

Việc đầu tiên là phải gây ư thức nhu cầu truyền giáo liên tục, chứ không chỉ tổ chức khánh nhật truyền giáo qua loa, mỗi năm một lần, đôi khi c̣n sơ sài, không bằng lễ bổn mạng của cha xứ, hay các hội đoàn. Phải gây ư thức liên tục tại nhà thờ, nơi các hội đoàn. Cần gây ư thức về sự cấp bách phải truyền giáo, nhất là v́ thời kỳ này là thời kỳ cộng sản truyền bá thuyết vô thần duy vật phá tôn giáo. Nhờ được gây ư thức, người Công Giáo, bằng cách này cách khác, sẽ luôn luôn chú ư đem Tin Mừng của Chúa cho những con người và những gia đ́nh ở gần họ.

 

2. Thành lập một trường chuyên lo huấn luyện truyền giáo

Để các linh mục, tu sĩ, giáo dân có những hiểu biết về tâm lư, tôn giáo, phương pháp truyền giáo…, Hội Đồng Giám Mục phải tổ chức những trường huấn luyện truyền giáo cho linh mục, tu sĩ, giáo dân. Trong đó, những hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về các đạo làm người ở Việt Nam (như Đạo Phật, Đạo Khổng, Đạo Cao Đài, Đạo Ḥa Hảo…), là quan trọng, giúp các nhà truyền giáo có thể tế nhị và cởi mở mà nói về Chúa và Hội Thánh cho những anh chị em chưa biết Chúa.

Tôi xin kể một kinh nghiệm. Hồi tôi bị cộng sản quản chế 3 năm ở Cần Giờ, tôi đă làm việc truyền giáo ở xă An Thới Đông. Khi ấy, ở An Thới Đông chưa ai theo Đạo Chúa, đa số theo Đạo Cao Đài. Nh́n thấy Bàn Thiên của các gia đ́nh đó, tôi nhớ gương thánh Phaolô giảng đạo cho người Hy Lạp xưa khi ngài nh́n thấy bàn thờ kính thần vô danh của họ. Tôi cũng lợi dụng Bàn Thiên thờ Trời trong mỗi gia đ́nh ở An Thới Đông để nói về Chúa Trời cho anh chị em ở đó. Nhờ vậy, tôi đưa họ về với Chúa nhưng không bỏ cái tốt cái đẹp của đạo làm người mà họ đă có từ xa xưa. Trong 17 năm (1993-2010), An Thới Đông đă từ chỗ không có ai theo Đạo Chúa đến chỗ có hơn 600 tân ṭng. Hiện nay, cứ theo phương pháp đó, anh em DCCT vẫn tiếp tục truyền giáo ở đây, và mỗi năm có thêm hơn 60 người tân ṭng theo Chúa, theo cả gia đ́nh chứ không phải một vài người theo Đạo để cưới hỏi như đa số người học Đạo v́ hôn nhân trong các xứ đạo khác.

Đó là chưa có huấn luyện truyền giáo đặc biệt. Nếu chúng ta có trường chuyên huấn luyện truyền giáo, chắc công việc truyền giáo sẽ hiệu quả hơn, và sẽ có nhiều người tự nguyện theo Đạo Chúa.

 

3. Về Uỷ ban Truyền Giáo

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có Uỷ ban Truyền Giáo, nhưng v́ nhiều lư do, Ủy Ban này chưa thực hiện được việc truyền giáo cho cả Giáo Hội Việt Nam. Trong các lư do đó, tôi nghĩ có vấn đề nhân sự.

Ủy ban Truyền Giáo do một giám mục làm Chủ tịch. Nhưng có nhất thiết phải như thế không? Các Đức Cha đều rất bận bịu trong việc quản trị và phục vụ giáo phận được trao phó cho các ngài làm chủ chăn, nên rất khó toàn tâm toàn trí lo việc truyền giáo cho cả Giáo Hội. Ngay cả những Đức Cha tận t́nh và thành công trong việc truyền giáo cho người Thượng như Đức Giám mục Kontum, th́ việc tổ chức truyền giáo cấp toàn quốc cũng là một nhiệm vụ khó khăn, v́ ngài phải lo việc truyền giáo cho người Thượng ở giáo phận của ngài. Nay nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban Truyền Giáo được trao cho Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Phát Diệm, nguyên Giám đốc Chủng Viện, h́nh như ít có kinh nghiệm lăn lộn trên các vùng truyền giáo, nên tôi nghĩ chắc ngài sẽ phải vất vả hơn rất nhiều.

 Vấn đề không phải là Đức Cha nào đứng đầu Ủy ban Truyền Giáo. Tôi thiết nghĩ Hội Đồng Giám Mục có thể đề cử một linh mục, Triều hay Ḍng, có kinh nghiệm truyền giáo, đứng đầu Uỷ ban Truyền Giáo của Giáo Hội Việt Nam, với đầy đủ quyền hành để tổ chức việc truyền giáo cho toàn thể Giáo Hội Việt Nam. C̣n nếu chức vụ Chủ tịch Ủy ban Truyền Giáo nhất thiết phải do một giám mục đảm nhận, th́ chúng ta vẫn có thể xin Ṭa Thánh phong chức giám mục cho một linh mục có nhiều kinh nghiệm truyền giáo, có khả năng tổ chức trường huấn luyện người truyền giáo, tổ chức trong các giáo phận những nhóm người làm truyền giáo v.v. Vị giám mục ấy không bận coi một giáo phận, mà chỉ chuyên lo việc truyền giáo, th́ chắc rằng việc truyền giáo sẽ có nhiều kết quả tốt.

Trên đây là vài ư nghĩ đă nung nấu con tim tôi rất nhiều. Nhân lễ truyền giáo năm nay, tôi xin bày tỏ nỗi ḷng tha thiết của tôi vào cuối cuộc đời hơn 90 năm làm người và hơn 61 năm làm linh mục. Mong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ngày càng ư thức sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội hôm nay, v́ bản chất Giáo Hội là truyền giáo. Tôi nghĩ chúng ta phải dành nhiều nhân lực và tài lực để lo việc truyền giáo hơn là xây cất những toà giám mục đồ sộ và những nhà thờ nguy nga…

 

Lm Chân Tín, DCCTSố


<<trở về đầu trang>>
free counters