Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Hội đồng Giám mục Việt Nam trước những vi phạm nhân quyền

Hội đồng Giám mục Việt Nam trước những vi phạm nhân quyền

 

“Tôi muốn ngỏ lời với tất cả anh chị em trong giờ phút quyết liệt này của lịch sử chúng ta. Không ai trong anh chị em được đứng ngoài lề. Hăy lên tiếng hợp với tất cả công dân Tiệp Khắc, cùng với những người thuộc sắc tộc khác, dẫu họ là tín hữu hay không có tín ngưỡng. Quyền tự do tín ngưỡng không thể tách rời khỏi những quyền dân chủ khác, tự do là điều không thể phân chia được.” (Đức Hồng Y Tomasek – Tiệp Khắc).

Những lời tuyên bố trên đây của Đức Hồng Y Tomasek làm cho tôi suy nghĩ. Và tôi cũng xin anh chị em suy nghĩ, v́ tất cả chúng ta đều đă thấy rất rơ t́nh trạng thiếu phấn đấu của Giáo Hội VN cho tự do tôn giáo và cho nhân quyền và dân quyền của người dân VN hôm nay. Mong rằng Giáo Hội VN sẽ sám hối về những thiếu sót đó.

Cách đây 20 năm, vào tháng 4 năm 1990, trong Tuần Thánh chuẩn bị Lễ Phục Sinh, tôi đă giảng 3 bài về sự sám hối: sám hối cá nhân, sám hối tập thể của GHVN, sám hối của đảng CS. Riêng trong bài giảng thứ hai, tôi đă chân thành và mạnh dạn kêu gọi Giáo hội VN, đặc biệt là Hội Đồng Giám Mục, phải sám hối v́ chưa hoàn thành chức năng ngôn sứ của ḿnh. Chính v́ bài giảng đó và bài giảng của ngày hôm sau về việc đảng CS phải sám hối, tôi đă bị Nhà Nước trục xuất ra khỏi thành phố Sài G̣n và quản chế 3 năm ở Cần Giờ.

Tiếc là 20 năm sau, những ǵ tôi đă nói hôm đó với Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt với Hội Đồng Giám Mục, có vẻ vẫn c̣n y nguyên tính thời sự. Do đó, hôm nay, tôi xin phép nhắc lại những ǵ tôi đă nói hồi tháng 4 năm 1990 ấy về Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam chúng ta.

Hiến chế của Công Đồng Vatican II về Giáo Hội trong thế giới ngày nay đă tuyên bố: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người hôm nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không ǵ thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong ḷng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người được họp lại trong Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trên con đường về Nước Cha và đă đón nhận tin mừng cứu rỗi phải được gửi đến cho tất cả  mọi người. V́ thế, cộng đoàn tín hữu cảm thông thực sự và sâu xa liên đới với con người và lịch sử nhân loại” (MV 1).

Biểu tượng của nhân quyền tại Việt Nam ngày nay: Bịt miệng trước ṭa án

Trong tinh thần phục vụ con người, Giáo Hội VN cần xét ḿnh lại, xem ḿnh có thực sự và sâu xa liên đới với con người VN hôm nay hay không. Người VN hôm nay hy vọng và lo âu cái ǵ? Họ lo âu trước t́nh trạng của một xă hội tan ră trên mọi phương diện, trong đó họ bị tước đoạt những quyền căn bản của con người và người dân. Con người sinh ra b́nh đẳng và tự do, có tất cả những quyền căn bản của con người mà Thiên Chúa ban cho họ. Thêm vào đó, ngày 10-12-1948, Liên Hiệp Quốc đă ra “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền”, trong đó có đoạn nói:

“Xét rằng thừa nhận phẩm giá cố hữu của những quyền b́nh đẳng và bất khả nhượng của con người trong đại gia đ́nh thế giới là đặt nền tảng cho tự do, công lư và hoà b́nh thế giới;

“Xét rằng v́ không biết rơ và khinh miệt nhân quyền nên loài người đă có những hành động dă man đối với lương tâm, và xét rằng sự tiến tới một thế giới trong đó nhân loại sẽ được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tự do sinh sống không phải  sợ hăi và thiếu thốn, đă được tuyên bố là nguyện vọng cao cả nhất của con người;

“Xét rằng điều tối cần là nhân quyền phải được pháp luật che chở, nếu muốn cho loài người không bao giờ phải dùng đến những phương tiện nổi loạn, để chống lại sự tàn bạo và áp bức”

Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn quốc tế này, như là một lư tưởng chung cho các dân tộc và các quốc gia phải tiến tới.”

Giáo Hội Việt Nam (tức là HĐGM, các giám mục giáo phận, các linh mục, tu sĩ và giáo dân) đă làm ǵ trước những vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng ngay tại Việt Nam? Giáo Hội đă có lên tiếng, khi thuận khi ngịch, khi âm thầm khi công khai, để người ta trả lại nhân quyền căn bản của con người VN hôm nay hay không? Trên đất nước này, người ta coi mọi nhân quyền và dân quyền là ân huệ người ta có thể ban cho, có thể giới hạn, có thể rút lại. Họ coi họ hơn cả Thiên Chúa. Thiên Chúa ban cho con người tự do và không bao giờ rút lại, kể cả khi con người phản bội Ngài, đóng đinh Con của Ngài. Với chức năng tư tế, ngôn sứ và phục vụ con người, Giáo Hội phải đ̣i người ta trả những quyền căn bản cho con người, chứ Giáo Hội không phải xin xỏ, năn nỉ ỉ ôi. Giáo Hội VN phải phấn đấu để phục vụ người nghèo, người đau khổ, người bị bóc lột, người bị áp bức.

Trong số các đồ đệ của Chúa Kitô ngày nay vẫn có những gương mẫu anh dũng: mục sư  Martin Luther King đă bị ám sát ở Hoa Kỳ, v́ bảo vệ quyền người da đen, chống phân biệt chủng tộc; giám mục Romano và sáu linh mục Ḍng Tên đă bị ám sát ở Salvador v́ bênh vực những người bị áp bức; hồng y Wyszynski ở Ba Lan v́ bênh vực Giáo Hội đă gặp nhiều khó khăn…

Một cuộc "hội thảo" để quảng bá cho linh mục Phạm Bá Trực - Phó CT Quốc Hội VN - do nhà nước tổ chức cùng với các "học giả" Công giáo như Lm Nguyễn Khắc Từ, Phạm Huy Thông... tại Thái Nguyên năm 2009

Đặc biệt Đức Hồng Y Tomasek ở Tiệp Khắc đă phấn đấu cho Giáo Hội như lời ngài tuyên bố trước 200 ngàn người biểu t́nh tại Praha ngày 21-11-1989 và được đọc tại các nhà thờ ngày chủ nhật 26-11-1989: “ Về phần tôi, tôi không thể nào tỏ ra xa lạ với định mệnh quốc gia chúng ta và toàn thể đồng bào đất nước tôi. Tôi không thể im lặng trong lúc tất cả anh chị em đang hợp lực với nhau để phản đối những bất công mà anh chị em phải chịu từ 40 năm nay, người ta không thể duy tŕ ḷng tín nhiệm đối với giới lănh đạo quốc gia không muốn nói sự thật và chối bỏ các quyền lợi và các quyền tự do của nhân dân với truyền thống có từ hàng ngàn năm nay, những quyền này vẫn được coi là những quyền b́nh thường trong những quốc gia trẻ trung hơn đất nước chúng ta.” Rồi ngài kể lại bao nhiêu lần Giáo Hội gửi đến nhà nước những lời khiếu nại nhưng nhà nước đă làm ngơ. Giáo Hội tiếp tục lệ thuộc nhà nước theo những điều hạn chế được áp đặt trên Giáo Hội từ thời Staline… Và ngài kết luận: “Tôi muốn ngỏ lời với tất cả anh chị em trong giờ phút quyết liệt này của lịch sử chúng ta. Không ai trong anh chị em được đứng ngoài lề. Hăy lên tiếng hợp với tất cả công dân Tiệp Khắc, cùng với những người thuộc sắc tộc khác, dẫu họ là tín hữu hay không có tín ngưỡng. Quyền tự do tín ngưỡng không thể tách rời khỏi những quyền dân chủ khác, tự do là điều không thể phân chia được.”

Những lời tuyên bố trên đây của Đức Hồng Y Tomasek làm cho tôi suy nghĩ. Và tôi cũng xin anh chị em suy nghĩ, v́ tất cả chúng ta đều đă thấy rất rơ t́nh trạng thiếu phấn đấu của Giáo Hội VN cho tự do tôn giáo và cho nhân quyền và dân quyền của người dân VN hôm nay. Mong rằng Giáo Hội VN sẽ sám hối về những thiếu sót đó.

Trên đây là những điều tôi đă nói cách đây 20 năm, trước hàng ngàn giáo dân khắp thành phố Sài G̣n đến dự. Họ chờ đợi tôi đề cập đến những vấn đề hóc búa mà họ rất muốn nghe, và họ mong tôi nói thẳng nói thật. Hơn 20 năm đă qua, hoàn cảnh của Giáo Hội và Đất Nước Việt Nam đă có nhiều thay đổi, nhưng t́nh trạng vi phạm nhân quyền vẫn không giảm bớt, trái lại có vẻ càng tinh vi hơn. Tôi nghĩ Hội Đồng Giám Mục không thể tiếp tục thiếu dấn thân bảo vệ quyền con người.

Và h́nh như các Đức Giám Mục cũng đă bắt đầu “biến chuyển” khi thành lập Ủy ban Công lư – Ḥa b́nh trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Tất nhiên trách nhiệm của Ủy ban này không phải là để “vào hùa” với đảng cộng sản trong những sự vi phạm nhân quyền trầm trọng hiện nay. Và cũng tất nhiên trách nhiệm của Ủy ban này nói riêng và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nói chung không chỉ giới hạn trong việc bảo vệ nhân quyền cho mấy triệu người Công Giáo mà thôi. Bởi v́ như Công Đồng Vatican II đă nói: “Cộng đoàn tín hữu cảm thông thực sự và sâu xa liên đới với con người và lịch sử nhân loại”.

Tôi đă hơn 90 tuổi rồi, nhưng vẫn hy vọng sẽ được thấy Giáo Hội và HĐGM VN dấn thân mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và chân thành hon cho quyền làm người và dân quyền của mọi người Việt Nam không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, văn hóa… Tôi chân thành cầu chúc Ủy ban Công lư – Ḥa b́nh thực hiện thật tốt nhiệm vụ thực của ḿnh trước mặt Chúa, trước mặt Giáo Hội và trước mặt đồng bào.

 

Lm Chân Tín DCCT.

Nguồn: Nữ Vương Công Lư


<<trở về đầu trang>>
free counters