Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Góp Ư Đại Hội Dân Chúa

GÓP Ư ĐẠI HỘI DÂN CHÚA


Tài liệu làm việc ĐẠI HỘI DÂN CHÚA VIỆT NAM (21-25.11.2010), với lược đồ tổng quát dài 57 trang bao gồm phần dẫn nhập và hai Phần chính: Phần Một NỀN TẢNG THẦN HỌC với ba chương Mầu Nhiệm - Hiệp Thông - Sứ Vụ ; Phần Hai HƯỚNG ĐI MỤC VU với sáu đề nghị Mục vụ như sau: 1. Củng cố mối hiệp thông giữa tín hữu với Thiên Chúa 2. Hội nhập văn hóa 3. Phát huy sự hiệp thông và tham gia trong đời sống Giáo Hội 4. Đào tạo nhân sự 5. Loan báo Tin Mừng trong hoàn cảnh ngày nay 6. Công bằng xă hội và thực thi bác ái.
Ngoài tài liệu trên đây, Ban Tổ chức Đại Hội Dân Chúa cũng gởi 15 câu hỏi gợi ư liên quan đến Mầu Nhiệm (4) Hiệp Thông (4) Sứ Vụ (7) với ước mong đón nhận ư kiến của toàn Dân Chúa của GHVN.
Chúng tôi biết được những thông tin này nhờ đọc trang web của Tổng Giáo phận Tp HCM (nhiều trang web Công giáo khác ở VN có lẽ, đều chuyển tải tài liệu trên) Có một thực tế này, số người tín hữu Công giáo sử dụng mạng máy tính không phải nhiều, trong lúc những thông tin liên quan đến một Đại Hội có tầm vóc quốc gia, quan trọng và lớn lao, liên quan đến đời sống đạo, lại không được phổ biến rộng răi nơi từng giáo xứ, và đó là điều đáng buồn. Rất đồng cảm với ba buồn của Nguyễn Khang trong bài viết đóng góp ĐHDC: 1. Có mấy ai biết có Đại Hội Dân Chúa tháng 11 ở Sàig̣n ? 2. Biết có Đại Hội Dân Chúa, mấy ai quan tâm cầu nguyện, phổ biến cho nhiều người cùng cầu nguyện và góp ư cho Đại Hội ? 3. Được mấy cha xứ, mấy Tu Sĩ, mấy ông trùm bà quản, mấy lănh đạo các đoàn thể, mấy Giáo Dân tin rằng Đại Hội Dân Chúa sẽ "thành công tốt đẹp" và giục Ḷng Tin là có Chúa Thánh Thần ngự xuống Đại Hội ? (<http://www.huongvedaihoidanchua.net/huongvedaihoidanchua/tuonglai/4353.html>)

Xin được góp ư một số câu hỏi của Ban Tổ chức.

PHẦN MẦU NHIỆM
1. Những ǵ khai triển để hiểu về mầu nhiệm như nền tảng cho những định hướng mục vụ sau này đă đầy đủ chưa và có cần phải nhấn mạnh hơn ở điểm nào không?
2. Định hướng canh tân đời sống thiêng liêng của mọi thành phần dân Chúa, dựa trên Lời Chúa và các bí tích, qua nền giáo lư vững chắc, có phải là định hướng khả thi trong bối cảnh xă hội, kinh tế, chính trị của VN hôm nay không? Nếu khả thi, GH tại VN cần đặt thành mối quan tâm như thế nào?
3. Kinh tối gia đ́nh thật cần thiết để giáo dục đức tin, nhưng đôi khi quá dài và kết quả là nhiều người trẻ chán ngán. Những người hướng dẫn cầu nguyện có thể giới thiệu những h́nh thức cầu nguyện sống động hơn và ích lợi hơn không?
4. Một đức tin chung nhưng mang đậm nét văn hóa Việt được diễn đạt trong thần học, thiêng liêng, và huấn luyện quả là đáng ước mong. Nhưng làm thế nào để thực thi, anh chị em nghĩ ǵ?

GÓP Ư
Ở câu số 2, theo chúng tôi, hơi 'táo bạo' lúc tác giả của câu hỏi dùng từ ''khả thi (định hướng khả thi? Nếu khả thi?) Lời Chúa và các bí tích là nguồn mạch chính của đời sống Kitô giáo, măi măi là cần thiết ở trong bất cứ hoàn cảnh xă hội, chính trị, kinh tế nào. Vấn đề cần bàn ở đây là: làm sao để Lời Chúa và bí tích thâm nhập vào đời sống cộng đồng Dân Chúa, không chỉ học biết xuôi mà biến Lời Chúa & bí tích thành hành động. Yêu mến Lời Chúa và yêu mến bí tích Chúa lập ra, họ dám can đảm lên tiếng bảo vệ sự sống của thai nhi giữa một nền văn minh sự chết - lời của Đức Gioan-Phaolô II.
Câu 3, đọc Kinh tối gia đ́nh một truyền thống đạo đức tốt đẹp góp phần giáo dục đức tin, đọc kinh như thế nào để mọi người ham thích giờ kinh, nên bàn, nhưng thực tế của nền kinh tế thị trường chúng tôi dám nói rằng (nhất là các gia đ́nh trẻ) không mấy bận tâm việc đọc kinh nữa, vậy duy tŕ nó như thế nào đây?
Câu 4, Một đức tin chung chung mang đậm nét văn hóa việt? thế nào gọi là đức tin chung chung? Chúng tôi thường nghe Đức tin của người Kitô giáo xin hăy giúp tín hữu chúng tôi rơ hơn câu nói vắn gọn trên. Và để Đức tin của người Kitô mang đậm nét văn hóa Việt, ở điểm này, chúng tôi đề nghị HĐGMVN không nên bỏ qua cuộc Hội thảo ba ngày 7,8,9.tháng 9.2010 tại Huế về Chân dung cố Lm Cadière. Linh mục Cadière là sự phản ảnh sống động nhất về đức tin mang đậm nét văn hóa Việt Nam. Ngài biểu lộ đức tin qua việc truyền giáo mà không tự măn v́ ḿnh là ngừơi biết Chúa, người của một nước văn minh, phủ nhận việc thờ cúng ông Trời theo cảm nhận của người Việt đương thời, trái lại, ngài tôn trọng và cho đó là cái đẹp của tôn giáo đa dạng của người VN.
Chúng tôi cũng xin góp ư thêm về Hội nhập văn hóa để biểu lộ đức tin, nhưng Văn Hóa là ǵ mà cần phải hội nhập để biểu lộ đức tin? V́ khái niệm bao quát của từ văn hóa, xin mượn tuyên ngôn của Unesco năm 2002: Văn hóa nên được xem như là một tập hợp của những đặc điểm của tâm hồn <http://vi.wikipedia.org/wiki/Tâm_hồn>, vật chất <http://vi.wikipedia.org/wiki/Vật_chất>, tri thức <http://vi.wikipedia.org/wiki/Tri_thức> và xúc cảm <http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Xúc_cảm&action=edit&redlink=1> của một xă hội hay một nhóm người trong xă hội và nó chứa đựng, ngoài văn học <http://vi.wikipedia.org/wiki/Văn_học> và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống <http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Truyền_thống&action=edit&redlink=1> và đức tin. (culture should be regarded as the set of distinctive spiritual, material, intellectual and emotional features of society or a social group, and that it encompasses, in addition to art and literature, lifestyles, ways of living together, value systems, traditions and beliefs).
Dựa vào tuyên ngôn trên, có thể thấy những nét đặc trưng chính của văn hóa Việt : gia đ́nh là gốc của xă hội. Gia đ́nh được tổ chức chặt chẽ theo thứ bậc và từ đó phát sinh những cung cách ứng xử người Việt, ngay từ lúc nhỏ, lấy chữ Lễ làm đầu. Lễ của Nho giáo như là chuẩn mực đạo đức cần thiết của việc thờ Trời, thờ cha kính mẹ, tôn sư trọng đạo. Người Việt lấy chữ Nhân làm trọng đem áp dụng vào cộng đồng với cách ứng xử dĩ ḥa vi quư, miếng khi đói bằng gói khi no, lá lành đùm lá rách? V́ thế, để củng cố đức tin mang nặng văn hóa Việt nên nghiên cứu kỷ lưỡng và triển khai ư nghĩa Gia đ́nh là Giáo Hội tại gia mà Giáo Hội đă rất quan tâm đến gia đ́nh từ sau Công đồng Vatican II, nhưng Gia đ́nh là Giáo Hội tại gia này trong truyền thống văn hóa của người Việt. Hơn lúc nào hết, đề nghị những cuộc hội thảo mở rộng về Đức tin mang nét văn hóa Việt Nam này. Khủng hoảng gia đ́nh của xă hội VN ngày hôm nay đang đến hồi báo động!

PHẦN HIỆP THÔNG
1. Những nền tảng cho sự hiệp thông dựa trên sự thông hiệp với Chúa Giêsu để t́m được thánh ư TC cho ở đây và lúc này đă đầy đủ chưa? Có cần phải nhấn mạnh hơn nữa đến góc cạnh nào không?
2. Trên cấp giáo xứ, giáo phận và quốc gia, đâu là những phương cách để có thể đảm bảo hơn trong việc xây dựng một GH theo mô h́nh hiệp thông và tham gia? Làm nào để không rơi vào các thái cực là thứ dân chủ sai lầm cũng như thứ độc tài trong mục vụ mà cả hai đều hủy đi diện mạo đích thực của GH?
3. Vai tṛ giáo dân trong việc huấn luyện các chủ chăn tương lai có cần thiết trong bối cảnh GH tại VN hôm nay không?
4. Làm thế nào để việc đào tạo nhân sự, cách riêng cho giáo lư viên, trở thành điểm hội tụ của mọi quan tâm từ cấp địa phương đến giáo phận và quốc gia? Làm sao để điều này trở thành 'thí điểm' cho mô h́nh GH tham gia được nổi bật lên trong những năm tới?

GÓP Ư
Có lẽ Ban Tổ Chức Đại Hội Dân Chúa đến giờ này đă ghi nhận nhiều ư kiến liên quan đến Hiệp Thông trong đó có một ư kiến rất dài, được in thành sách (164 trang khổ A5) của Lm Vinh Sơn Trần Tam Tĩnh?
Ở phần Hiệp Thông này, xin góp ư : v́ thời giờ hạn hẹp của mấy ngày Đại Hội nên không thể thảo luận (nếu có) những góp ư sâu sắc, tha thiết và chân thành của Lm Trần Tam Tĩnh. Không v́ vậy mà không phổ biến rộng răi bản góp ư dài này. Tại sao ?
Chúng tôi được may mắn có tập sách góp ư trên (sách lưu hành nội bộ) đề tựa Kính Dâng Đại Hội Dân Chúa do Clb Nguyễn Văn B́nh kính biếu cho các tham dự viên (gần 30 người gồm linh mục, tu sỹ, giáo dân) nhân buổi tổ chức Góp ư ĐHDC chiều 30.10.2010 tại 43 Nguyễn Thông.
Có phải chủ quan lắm không khi tôi nói cảm nghĩ về cuốn sách góp ư đặc biệt này: Thoạt nh́n, ai cũng sợ khi phải đọc một bản góp ư chi tiết và quá dài. Nhưng người đọc 'tha thiết với tiền đồ GHVN hiện nay' sẽ bị cuốn hút v́ những đóng góp rất cụ thể dựa vào Giáo luật, giáo huấn Công đồng Vatican II và Tông huấn của Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II và Biển Đức XVI. Tác giả không góp ư ǵ của riêng ḿnh, tất cả Hiệp Thông từ Hội Đồng Giám Mục, Giám mục đia phương, linh mục, tu sỹ và giáo dân, đều đă được Giáo Luật ấn định rơ ràng. Tôi đọc đi và đọc lại, nghiệm thấy rằng, những rối rắm của GHVN hiện nay (thuần túy trong nội bộ Công giáo) phát suất từ việc xem nhẹ hay không áp dụng đủ Giáo luật!
V́ Giáo Hội là một tập thể những con người, mặc dầu được thánh hóa trong Chúa Kitô, vẫn cần sống trong kỷ luật, và kỷ luật đó gắn bó chặt chẽ với giá trị cứu dộ của Phúc Aâm, kỷ luật đó là Giáo Luật. Giáo Luật không thay thế đức tin, nhưng làm sáng tỏ h́nh ảnh thực sự và nguyên tuyền của Giáo Hội theo đó Giáo Hội là Dân Chúa (Lumen Gentium 2) quyền bính của Giáo phẩm là phục vụ (ibib.3). V́ thế, mọi người - Hồng y, Giám mục, Linh mục, Tu sỹ, Giáo dân phải tuân hành các khoản Giáo Luật, v́ Giáo Luật có mục đích : tạo nên trong tập thể Giáo Hội một trật tự trong khi đề cao t́nh yêu, ơn nghĩa và các đặc sủng, đồng thời giúp cho đời sống tập thể của Giáo Hội cũng như mỗi thành phần Giáo Hội thăng tiến dễ dàng hơn. (trang 7,8 sách đă dẫn)
Bài viết này chúng tôi không giới thiệu cuốn sách của Lm Trần Tam Tĩnh, nhưng v́ những góp ư của tác giả, theo chúng tôi, quá đầy đủ cho vấn đề Hiệp Thông. Tác giả thấy rơ thực trạng GHVN hiện nay, và thay v́ phê b́nh, tác giả góp ư bằng cách dẫn GHVN sống theo kỷ cương của Giáo Hội! Bản góp ư hay đến độ chúng tôi (giáo dân) ṭ ṃ muốn đọc thật kỹ để biết rơ kỷ cương phép nước của Giáo Hội v́ có rất nhiều điều người giáo dân chẳng biết 'mô tê' ǵ cả. Bản góp ư cũng đă trả lời cho bốn câu hỏi trên. Xin Ban Tổ chức Đại Hội không tiếc việc phổ biến rộng răi cuốn sách góp ư trên đây của Linh mục Vinh Sơn Trần Tam Tĩnh.
Tập sách Tài liệu làm việc ĐẠI HỘI DÂN CHÚA VIỆT NAM (21-25.11.2010) đề cập đến người giáo dân ít quá (tôi cố t́m xem có một trích dẫn văn kiện của Giáo Hội đề cập đến giáo dân nào không, nhưng chẳng thấy!)
Vai tṛ người giáo dân đă được Công đồng Vatican II đề cập đến một cách trân trọng ở Khóa VIII ngày 18.11.1965 và đă được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI công bố qua một Sắc lệnh Tông Đồ Giáo Dân gồm Lời Mở Đầu, sáu chương và Lời Kêu gọi. Qua Vatican II Công đồng xác nhận người giáo dân phải được đánh giá như một cộng tác viên đích thực trong sứ mệnh duy nhất của Giáo Hội là cứu độ mọi người. (Lời Giới thiệu sắc lệnh TĐGD, bản dịch của GHHV Piô X), Công đồng diễn ra cách đây gần nữa thế kỷ, ấy thế, đa phần các nhà lănh đạo GHVN hôm nay vẫn xem người giáo dân như một ngoại lệ do ơn sủng đặc biệt hay riêng tư nào đó và như vậy sự có mặt của họ chưa bao giờ được nh́n nhận như một hàng riêng biệt? Đàng khác, t́nh trạng giáo dân lại luôn lệ thuộc vào hàng Giáo Phẩm hay Giáo Sỹ? và h́nh như người ta vẫn giữ lại h́nh ảnh có chiều hướng Trung cổ: mục tử và đ̣an chiên. Quyền bính và trách nhiệm hướng dẫn là việc của mục tử; đoàn chiên giáo dân chỉ việc vâng lời những chỉ dẫn của chủ chăn. (ibd, Lời Giới thiệu) đó là một thực tế đáng buồn đang có ở trong ḷng GHVN. Rất nhiều nơi vai tṛ quản trị của linh mục gần như một quan nhỏ, giáo dân già trẻ lớn bé khúm núm lạy cha, bẩm cha? không chỉ với linh mục có tuối mà ngay cả linh mục trẻ. Giáo Hội VN giúp người giáo dân trưởng thành (trong cách ứng xử) và linh mục cần ư thức thiên chức cao quư mà khiêm tốn của ḿnh! Tập sách Góp ư trên đây cũng đă dành trang 127-152 bàn việc Vấn đề người giáo dân trưởng thành
Và để giúp người giáo dân trưởng thành, chúng tôi đề nghị hàng Giáo Phẩm bớt đi những cuộc lễ mừng nơi xứ đạo này xứ đạo kia, bớt những công tŕnh xây cất thánh đường nguy nga đồ sộ, dành kinh phí cho việc đầu tư nâng cao sự hiểu biết của người giáo dân qua việc phổ biến, học hỏi đào sâu những tư liệu liên quan đến giáo dân :
- Người Tín hữu Giáo dân - Bản dịch Tông huấn Christi Fideles Laici - Định Hướng xuất bản 1990.
- Thông điệp Vấn đề Xă hội, Định Hướng xb, 1990
- Giáo dân vào những thế kỷ đầu của Giáo hội, A. Faivre, Định Hướng xb, 1992.
- Đào tạo Giáo dân - Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân, Định Hướng xb, 1993.
- Huấn thị Tự do Kitô Giáo và giải phóng - Định Hướng xb, 1993.
- Đường lối tự tin, tụ lực, tự cường - Roger Heckel, s.j. Định Hướng xb, 1993.
- Bài giảng trên núi - Dấn thân Kitô Giáo, Nguyễn Đăng Trúc, Định Hướng xb, 1996.
- Đối thoại và rao truyền - Kitô giáo và các tôn giáo, Định Hướng xb, 1998.
- Giáo hội và Nhân quyền, Hội đồng Giáo hoàng Công lư và Hoà b́nh, Định Hướng xb, 1999
- Một cái nh́n mới về Học thuyết Xă hội Công giáo - Hội đồng Giáo hoàng Công lư và Hoà b́nh, Định Hướng xb, 1999.

CUỐI CÙNG
Làm thế nào để việc bảo vệ phẩm giá của con người, nhất là của những người nghèo và bất hạnh, thật sự trở thành mối quan tâm chung của toàn thể GH tại VN, mà không bị thao túng bởi bất kỳ ư hướng chính trị nào? Làm thế nào quan tâm đến công bằng xă hội được để ư đến trong việc đào luyện lương tâm ngay chính của người tín hữu VN? - Câu hỏi 6 trong Phần Sứ Vụ.
Chúng tôi xin được lấy lời của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ở Tông thư gởi GHCG Trung Quốc (bản dịch từ bản Anh ngữ của Vatican công bố ngày 30.6.2010, do Bs Nguyễn Tiến Cảnh) v́ hoàn cảnh của GHVN cũng gần giống với GHTQ, và những lời nhắn nhủ của ĐTC ở đây cũng mang một ư như lời nhắn nhủ của ngài vào dịp HĐGMVN đi Ad Limina tại Rome ngày 27.6.2009 : GHCG không có sứ mạng thay đổi cơ cấu tổ chức hoặc quản trị hành chánh của Nhà Nước; ngược lại, Giáo Hội có bổn phận, dựa vào quyền năng của Thiên Chúa khi thi hành sứ vụ đặc thù của ḿnh, tuyên xưng cho mọi người biết Chúa Kitô là đấng cứu chuộc nhân loại. Như tôi đă nói trong thông điệp Thiên Chúa là T́nh yêu: Giáo Hội không thể và không được tham gia vào công cuộc đấu tranh chính trị để đem lại một xă hội công b́nh nhất. Giáo Hội không thể và không được thay thế Nhà Nước. Nhưng đồng thời, Giáo Hội cũng không thể và không được làm ngơ, đứng bên lề công cuộc đấu tranh cho công bằng công lư. Giáo Hội phải đóng góp những tranh luận hữu lư và phải làm sống lại nghị lực tâm linh mà nếu không có nó th́ công lư - là điều luôn đ̣i hỏi phải hy sinh - sẽ không thể được thực hiện và được phát triển. Một xă hội công bằng phải là thành quả của chính trị, không phải là thành quả của Giáo Hội. Tuy nhiên, cổ vơ công bằng công lư với tâm hồn cơiû mở và ước nguyện công ích vẫn là điều mà Giáo Hội hằng quan tâm.
Trong tâm t́nh của mừng ngày Đại Hội quan trọng này, chúng tôi hy vọng GHVN không đứng ngoài cuộc trước những bất công đầy dăy của xă hội Việt Nam - Uûy Ban Công Lư & Ḥa B́nh không riêng một Ban này chịu trách nhiệm, mà ṭan HĐGMVN, toàn cộng đoàn Dân Chúa Hiệp Thông cầu nguyện, không im lặng làm ngơ mà mạnh dạn lên tiếng để đáp ứng lời mời gọi của Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng: Vui mừng và hy vọng, buồn khổ và lo âu của con người hôm nay, cách riêng của những người nghèo và tất cả những ai đang khổ đau, cũng là vui mừng và hy vọng, đau buồn và lo âu của các môn đệ Chúa Kitô: không một ǵ đích thật nhân loại mà lại không có tiếng vang trong cơi ḷng các tín hữu Chúa Kitô. Hội thánh tự cảm thấy thật sự và sâu xa liên đới với nhân loại và toàn khối lịch sử của nhân loại.
Trong tâm t́nh Năm Thánh của GHVN qua dịp Đại Hội Dân Chúa, xin tiếng hát của thiên thần lan tỏa bầu khí Đại Hội khi mùa Giáng sinh lại đến: B́nh an dưới thế cho người thiện tâm.

Đ́nh Vượng
(dinhvuong.ng@gmail.com)


<<trở về đầu trang>>
free counters