Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Độc tài là tai họa lớn nhất
Ngô Nhân Dụng
Bắc Hàn mới bắn trọng pháo sang một tiền đồn của Nam Hàn trên ḥn
đảo Yeonpyeong phía dưới vùng phi quân sự, làm hai binh sĩ miền Nam
thiệt mạng. Hành động khiêu khích này chắc sẽ không gây lại một cuộc
chiến tranh mới trên bán đảo Triều Tiên, đă ngưng từ năm 1953.
Cũng như hồi đầu năm nay, Bắc Hàn đă đánh ch́m chiến hạm Cheonan của
hải quân miền Nam, lần nào chính quyền B́nh Nhưỡng đoán trước Hán
Thành sẽ không phản ứng mạnh cho nên lâu lâu lại đánh trộm một lần.
Chết người, nhưng họ đâu có quan tâm đến mạng con người?
Tại sao Kim Chính Nhật lại có những hành động khiêu khích mạo hiểm
như vậy? Lỡ chiến tranh tái phát th́ sao? Cả hai vụ gây hấn trên đều
có mục đích, v́ lư do nội bộ của chính quyền cộng sản miền Bắc. Chủ
tịch Bắc Hàn đang bệnh nặng, không biết lúc nào sẽ chết. Ông muốn
nâng cậu con trai út Kim Vĩnh Ân lên để nay mai nối ngôi vua mà ông
bố đă được ông nội truyền cho. Nhưng cậu trẻ quá, sợ bá quan trong
triều không phục. Phải cho cậu thi hành mấy công việc gây sôi nổi
khắp thế giới, rồi để cậu điều khiển triều đ́nh trong công tác ứng
phó. Gây ra hai vụ giết người, để cho Kim Vĩnh Ân nhân dịp này đứng
ra kiểm điểm thái độ, hành vi các tướng lănh một cách chặt chẽ hơn,
chuẩn bị cho cậu nắm đầu quân đội. Cậu Út đă được phong lên làm đại
tướng và nhậm chức phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Đảng. Một chính
quyền cộng sản độc tài có thể gây ra những biến cố làm thế giới lo
sợ, thị trường chứng khoán tụt xuống, chỉ v́ ông chủ tịch nhà nước
cần củng cố địa vị của cậu quư tử!
Nhưng tại sao chính phủ Nam Hàn không phản ứng mạnh mẽ hơn những lời
tố cáo trước dư luận? Bởi v́ Nam Hàn, ngược lại, là một nước dân chủ.
Chính quyền một nước tự do dân chủ sẽ phải lắng nghe ư kiến dân
chúng. Các nhà lănh đạo Nam Hàn biết là dân chúng không ai thích
chiến tranh. Ai muốn chiến tranh tái diễn để bao tài sản tích tụ
được sau nửa thế kỷ xây dựng kinh tế bị phá tan tành? Ai muốn chịu
đựng cảnh hàng triệu dân Bắc Hàn chạy xuống miền Nam tị nạn khi
chính quyền B́nh Nhưỡng sụp đổ? Thà rằng một chính quyền phải nhịn
nhục trước một vụ gây hấn nhỏ c̣n hơn là để cho toàn dân chịu lầm
than.
Cái khác nhau giữa dân chủ và độc tài là như thế.
Nhưng trên đây là chuyện thời chiến tranh, hai miền Nam Bắc Cao Ly
trên nguyên tắc vẫn c̣n trong t́nh trạng lâm chiến v́ sau khi ngưng
tiếng súng vẫn chưa có một hiệp ước nào thiết lập ḥa b́nh.
Ngay trong t́nh trạng b́nh thời, chúng ta cũng có thể thấy các chế
độ dân chủ và độc tài hành xử khác nhau trên nhiều phương diện. Thí
dụ như khi đối phó với các tai họa, do con người gây ra hay những
thiên tai. Các chính quyền dân chủ thế nào cũng lo trước cho dân dễ
tránh tai họa, và lo sửa chữa các chính sách để pḥng ngừa tai họa
đến sau. V́ họ sợ nếu sơ suất sẽ rất dễ bị mất phiếu trong cuộc bầu
cử sắp tới. Thế nào trước khi bỏ phiếu người dân cũng biết là các
“cụ bên trên” có lo việc đề pḥng tai họa cho đất nước hay không.
Thế nào dân cũng biết các cụ có làm ǵ hay không để sửa đổi các điều
sơ suất đă mắc phải. Tại sao dân biết? V́ có báo chí tự do, ai cũng
có quyền phát biểu, không giấu diếm được.
C̣n những chế độ độc tài th́ khác. Thường họ kêu la rất lớn khi tai
họa xẩy ra (để xin thế giới cứu trợ), nhưng sau đó họ rất mau quên,
dần dà quên luôn, đâu lại vào đó! Kư sau có tai họa, cả thế giới lại
lo cứu trợ! Những vua chúa độc tài không cần biết dân nghĩ ǵ! Dân
đang khen họ hay là đang chửi, cũng không ảnh hưởng ǵ đến ngôi vị
họ đang ngồi cả. V́ dân đâu có được tự do bỏ phiếu bầu thủ tướng hay
tổng bí thư!
Chỉ cần nh́n vào cảnh tượng khi tai họa xẩy ra, chúng ta biết chính
quyền loại lo cho dân chúng nhiều hơn. Hăy nói chuyện thiên tai, tai
họa do Trời sinh; v́ có thể giả thiết rằng ông Trời không có phân
biệt chế độ tự do hay độc tài khi ông gây ra băo lụt hoặc động đất!
Tháng 8 năm 2007, trận băo Dean, cấp 5, thổi vào vùng bán đảo
Yucatan, Mexico bên bờ Đại Tây Dương, với tốc độ từ 200 đến 250 cây
số một giờ. Trận băo biển này được đặt tên “El Gigante,” (Ông Khổng
Lồ) trước đó đă làm 12 người chết khi đi qua các ḥn đảo vùng
Caribbean! Cuối cùng, tại Yucatan thiệt hại về tài sản lên tới 400
triệu đô la Mỹ nhưng chính quyền cho biết không một người dân nào bị
thiệt mạng.
Gần một năm sau, vào tháng 5, 2008, một trận băo cấp 5 tương tự đă
kéo vào nước Miến Điện (Myanmar). Băo được đặt tên là Nargis thổi từ
Vịnh Bengal vào vùng châu thổ sông Irrawaddy phía Nam Miến Điện với
tốc độ chưa tới 200 km một giờ, cuối cùng đă làm cho gần 200,000
người dân Miến thiệt mạng.
Nhiều người sẽ trách ông Trời thiên vị, thương dân Mexico mà không
yêu dân Miến Điện. Nhưng nếu nh́n cho kỹ, hiểu cho sâu, chúng ta sẽ
thấy thủ phạm gây ra tai họa của dân Miến là con người, chứ không
thể đổ hết tội cho Trời.
Ngay khi nghe tin băo, tổng thống Mexico, ông Felipe Calderón bỏ
ngang một cuộc họp với Tổng Thống Mỹ Gorges W. Bush và Thủ Tướng
Canada Stephen Harper tại tại Quebec để bay về nước. Cảnh sát được
điều động tới 100 ngôi làng để “xua đuổi” dân di tản tránh băo, v́
nhiều người không muốn đi; những người khác lo ngăn ngừa nạn cướp
bóc, hôi của nhà cửa bị đổ hay khi dân chạy lánh nạn. Công ty dầu
lửa quốc gia Petroleos Mexicanos đă đóng cửa tất cả các giàn khoan
dầu ở ngoài khơi và đưa tất cả các nhân viên cùng công nhân vào đất
liền tị nạn trước khi băo đồ tới. Tất nhiên, các du khách ở Cancun
là những người được di tản sớm nhất, hy vọng sẽ có ngày họ trở lại!
Tại sao trận băo tấn công Miến Điện lại làm chết nhiều người như
vậy? Một lư do chính là người dân không chuẩn bị pḥng chống băo,
người ta nói cả 500 năm mới có một cơn băo lớn như vậy. Nhưng nguyên
nhân chính là do chính quyền Miến Điện không quan tâm đến t́nh trạng
dân chúng sống ra sao, không thông báo những tai họa sắp đến để
hướng dẫn dân chúng đề pḥng. Chính quyền quân phiệt Miến tự họ bầu
lẫn nhau, cũng không cần dân chúng bỏ phiếu cho họ.
Tai họa lớn không phải là mưa băo mà là nước lụt sau cơn mưa. Ở vùng
đồng bằng sông Irrawaddy người dân đă phá rừng và bỏ những đồn điền
trồng xoài trong mấy chục năm qua, thay vào đó là những thửa ruộng
trồng lúa và nuôi tôm. Chính họ đă phá bỏ những “con đê tự nhiên”
ngăn nước lũ tràn về, để cho khi gặp băo th́ chạy không kịp nữa,
giống như nạn phá rừng ở miền Trung nước ta.
Hầu hết dân chúng trong vùng bị băo không hề biết là tai họa sắp xẩy
ra. Không có viên chức nhà nước nào đi báo động với dân. Khi băo sắp
đập vào, không cai lo di tản dân đi xa những vùng nguy hiểm, mặc dù
cả thế giới có thể trông thấy trước cơn băo đang hướng về phía nào,
với tốc độ bao nhiêu.
Chúng ta đang sống trong một thời đại có vệ tinh nhân tạo chụp h́nh
ảnh, thu lượm tin tức, dữ kiện khí tượng từng phút một để cả thế
giới sử dụng khi cần theo dơi các trận băo. Chính quyền mỗi nước
phải quyết định xem có đầu tư vào việc sử dụng phương tiện đó hay
không. Trận băo Nargis này đe dọa cả Ấn Độ và Bangladesh. Khác với
hai nước kia, Miến Điện không có một hệ thống radar để theo dơi và
tiên đoán hướng băo sẽ đi tới.
Tại Ấn Độ, sáu đài quan sát thuộc sở khí tượng đă loan tin sắp có
băo từ 10 ngày trước, liên tiếp suốt từ 27 tháng 4. Nhưng báo, đài
nước Miến Điện, hoàn toàn do tập đoàn thống trị kiểm soát, chỉ loan
tin băo 2 ngày trước khi băo ập vào, mà không phải người dân nào
cũng để ư. Tại Bangladesh, có hệ thống các c̣i hú, có những đài dựng
lên làm nơi cho dân thấy mà chạy tới trú ẩn, nhà nước phát trước
những bản đồ chỉ đường chạy lánh nạn khi cần. Nhờ thế nên trận băo
Sidr năm trước đó chỉ có 3,000 người Bangal thiệt mạng. Nếu Miến
Điện cũng có một hệ thống như vậy, th́ không đến nỗi chất tới
200,000 người! Các nhà quan sát quốc tế gọi đó là “những cái chết
không cần phải xẩy ra.”
Những câu chuyện băo lụt trên đây xẩy ra ở Mexico, Myanmar, Ấn Độ,
Bangladesh, cho thấy tai họa thiên nhiên gây thảm khốc cho con người
nhiều nhất ở những nước mà người dân phải sống dưới những chế độ độc
tài. Khi những người cai trị không phải do dân bầu lên mà chỉ do
trong đảng cầm quyền họ suy cử, bầu bán lẫn nhau mà thôi, th́ họ
không có “phản ứng tự nhiên” là lo trước các tai họa đe dọa đời sống
người dân.
Việt Nam hiện đang sống dưới một chế độ như vậy. Hiện nay trong nội
bộ Đảng Cộng Sản đang diễn ra một cuộc tranh chấp gay go giữa những
người muốn sang năm lên thay thế Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư, có
thể kiêm luôn chức chủ tịch nước! Các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn
Phú Trọng, Trương Tấn Sang, vân vân, dùng đủ các thủ đoạn để bôi
nhọ, phá đám nhau. Có ai phải tŕnh bày một “chương tŕnh tranh cử”
cho dân Việt Nam thẩm lượng và lựa chọn hay không? Không cần. Xưa
nay vẫn như vậy. Chính v́ thế cuộc “tranh cử nội bộ” này càng ngày
càng lộ ra những cảnh thật là nhơ nhuốc.
Trong khi đó, lũ lụt vẫn mỗi năm đổ xuống miền Trung Việt Nam, năm
nào cũng chết người như năm nào. Dân đă quen rồi, năm ngoái chết 100
người, năm nay chết 50, những con số đó nghe măi trở thành vô cảm.
Có ai lo lắng đến mối lo của người dân hay không? Có ai nghiên cứu
thiết lập một hệ thống báo động cho dân không? Ai đă cho phép phá
rừng bừa băi suốt từ năm 1975 đến nay để cho lũ lụt tràn về không ǵ
ngăn cản?
Bờ biển miền Trung là nơi quá xa xôi đối với “các cụ!” Ngay tại thủ
đô Hà Nội năm 2008 mưa lụt cũng đă giết chết 18 người, trong số 49
người chết ở cả các nơi khác. Từ hồi đó đến nay dân Hà Nội đă có
được một hệ thống bảo vệ chống lụt tốt hơn hay chưa? Nhưng tại Sài
G̣n, th́ đầu tháng 11 vừa rồi lại ngập lụt nữa! Một lư do cũng v́
nhà nước ĺ ra không cử động. Ông Nguyễn An Niên, chủ tịch Hội Khoa
học Thủy Lợi thành phố nói với nhà báo rằng từ năm 2008 đă có một dự
án pḥng chống lụt, ngân khoản 11,500 tỷ đồng đă được chấp thuận,
nhưng chưa thấy ai đem thi hành. Ông Niên không biết bao giờ nó mới
được đem ra làm, nhưng sau hai năm th́ tổng số chi phí đă tăng gấp
đôi rồi. Không biết để vài năm nữa sẽ có tiền để thực hiện hay
không! Nhiều con kinh đáng lẽ trở thành đường thoát nước th́ đă bị
“quy hoạch” cho lấp đi cho giới đầu tư xây cất. Riêng trong Quận II
đă có 30 mẫu (ha) đất sau khi lấp bằng mấy con kinh.
Nhưng không phải nhà nước cứ đem các kế hoạch pḥng chống lụt ra làm
là dân đă bớt khổ. Tại một con đường quận 7, sau khi dự án pḥng
chống lụt hoàn tất, hàng ngàn gia đ́nh bị lụt đe dọa, v́ ngôi nhà họ
ở thấp hơn con đường mới làm, thấp từ nửa mét đến một mét! Cứ mưa
đến là nhà bị lụt ngay, không cần đợi! Các nhà thầu làm dự án nào,
cho công việc ǵ th́ chỉ biết công việc trong dự án của họ thôi,
không chịu trách nhiệm về chuyện khác! Nếu họ xây một khu gia cư
mới, họ sẽ lo đào cống rănh đầy đủ. Nhưng việc nối đường cống mới
này vào hệ thống ống cống cũ không phải việc của họ? Có nhà thầu
muốn cho “công tŕnh” của ḿnh đẹp mắt, c̣n đem lấp luôn những ống
cống cũ xấu xí đi. Nếu bị mưa th́ nước nó ùn đi đâu “kệ mẹ nó!”
Cuối cùng th́ đó là trách nhiệm của ai?
Đó là trách nhiệm của những ông đang chửi nhau ở Hà Nội. Ông này tố
ông kia bao che đàn em ăn cắp, làm công quỹ mất mấy tỉ Mỹ kim. Ông
kia bèn chỉ mặt ông này kể tội đă từng sách nhiễu t́nh dục cấp dưới,
lại nuôi mafia, tư bản đỏ. Nhưng trong cuộc đấm đá này không ông nào
tự ḿnh ra mặt cả, toàn dùng thủ đoạn ném đá giấu tay!
Thử hỏi người dân Việt Nam, rằng mấy ông ấy có ai lo về chuyện lũ
lụt hay không? Chắc các ông ấy sẽ bảo đó không phải là việc của họ!
Xin đồng bào thân mến hăy đi hỏi các đồng chí bên Miến Điện!
Tai họa của các chế độ độc tài th́ kể măi không hết!