Đảng Viên
Tại diễn đàn quốc hội kỳ này, một số vấn đề hết sức nóng bỏng được mang bàn bạc và có nhiều ư kiến rất thẳng thắn và hết sức có trách nhiệm. Là người cũng theo dơi các hoạt động kinh tế xă hội trong những năm qua, tôi xin mạn đàm đôi điều về việc cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước mà chúng ta đă thực hiện trong những năm qua.
Trước hết phải nói rằng chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một việc làm đúng đắn, hợp ḷng dân và phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên phương pháp làm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta c̣n rất nhiều sơ hở khiến cho công tác cổ phần hoá chậm chạp, thất thoát tài sản rất lớn và không đem lại lợi ích cho người lao động, lợi ích xă hội chưa rơ ràng mà chỉ làm cho tài sản nhà nước bị thất thoát chạy vào túi một số it người có trách nhiệm ở các cơ quan quản lư.
Cụ thể là khi tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, rất nhiều công ty có tài sản rất lớn nhưng khi lập hội đồng thẩm định để định giá tài sản lại đánh giá rất thấp, người lao động th́ không được cung cấp thông tin. Chính v́ vậy cổ phiếu được tập trung cho một số ít là chủ tịch HĐQT hay tổng giám đốc công ty và thành viên trong gia đ́nh họ cùng với số cổ phiếu phát hành đối ngoại bán cho một số quan chức các bộ ngành chủ quản và các đối tác chiến lược. Thực chất đây là một hành vi tham nhũng tinh vi và hết sức xảo trá của những người nắm quyền hành nhà nước.
Một tài sản rất quan trọng nữa bị tham nhũng thông qua CPH đó là giá trị đất đai của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp này hầu như có những vị trí đắc địa trong trung tâm thành phố hoặc các trung tâm thương mại lớn. Trước đây đất đai không được tính vào tài sản nhà nước khi cổ phần hoá nhưng về sau này có được tính nhưng với giá trị rất nhỏ so với giá trị thực tế của nó thậm chí chỉ bằng 1% giá trị thực khiến một số ông chủ bỏ túi hàng nhiều tỷ đồng của nhà nước thông qua công tác cổ phần hoá thiếu chặt chẽ này. Họ thâu tóm hầu như số cổ phần và bỗng chốc trở thành những người giàu có mà không tốn chút công sức nào, chỉ có tài sản nhà nước là bốc hơi theo gió bay về các khu biệt thự sầm uất của các ông chủ đỏ.
Vấn đề sau cổ phần hoá doanh nghiệp c̣n nóng bỏng hơn nữa khi lúc này tài sản nhà nước đă bị các ông chủ thâu tóm xong, họ quay ra thâu tóm nốt những tài sản của người lao động trong doanh nghiệp thông qua việc d́m giá và mua lại số cổ phần ưu đăi đă bán cho người lao động. Những ông chủ không lương tri này bằng những thủ đoạn tinh vi, xảo trá và hết sức man rợ đă tổ chức cho doanh nghiệp đă cổ phần làm ăn thua lỗ, nhưng họ vẫn hưởng lương rất cao từ vài ngàn USD đến vài chục ngàn USD một tháng cho chức danh chủ tịch HĐQT hoặc tổng giám đốc công ty. Những thành viên HĐQT cũng hưởng mức thù lao hàng ngàn USD trong khi người lao động th́ có mức lương c̣m cơi không đủ sống. Trước cái khó khăn của người lao động họ tung tin đồn công ty khó khăn và giá cổ phiếu liên tục bị hạ thảm thương. Người lao động không c̣n con đường nào khả dĩ đành bán cổ phiếu của ḿnh. Thế là những ông chủ cho con cháu vung tiền mua thâu tóm hết. Chỉ một thời gian ngắn sau, toàn bộ tài sản nhà nước trở thành tài sản riêng của một số ông chủ mới, c̣n người lao động chỉ biết kêu than với trời. Như vậy mục tiêu tốt đẹp của công tác CPH là để người lao động làm chủ doanh nghiệp của ḿnh đă bị phá sản và không c̣n ư nghĩa.
Một số doanh nghiệp c̣n dă man hơn nữa khi xây dựng bộ máy gia đ́nh trị và hô biến các tài sản doanh nghiệp đă cổ phần một cách trắng trợn, tài sản cổ đông bị thất thoát mà không ai chịu trách nhiệm. Thậm chí cổ phần nhà nước ở doanh nghiệp bị thất thoát mà cơ quan được giao vốn nhà nước ngậm miệng làm thinh, báo chí lề phải cũng đă lên tiếng nhưng quá tŕnh giải quyết không được ai quan tâm. Xin đươc nêu một ví dụ cụ thể ở một doang nghiệp thuộc VNPT (cũng là một tập đoàn với số vốn hùng mạnh, kinh doanh trong lĩnh vực có lợi nhuận rất cao nhưng không phải là doanh nghiệp đóng góp nhiều cho ngân sách).
Tờ báo “Nhà báo và Công luận” gần đây cũng có bài phản ánh về công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điện (trước đây là công ty Xây dựng Bưu điện trực thuộc VNPT). Từ khi cổ phần hoá năm 2002 đến nay, số vốn ban đầu được xác định là 50 tỷ đồng trong đó vốn của VNPT chiếm 51%. Trên thực tế tài sản dựa vào sổ sách kế toán là trên 200 tỷ đồng. Như vậy toàn bộ tài sản hàng chục ngàn mét vuông đất tại ngă ba Pháp Vân – Hà Nội cùng với cơ sở vật chất của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty xây dựng trong bao nhiêu năm được định giá hết sức rẻ mạt. Để dễ bề thâu tóm doanh nghiệp, ông chủ tịch HĐQT lúc đó là Nguyễn Phong đă cho tăng vốn lên 100 tỷ đồng từ năm 2004 và giảm phần vốn nhà nước tại đây xuống 30%. Từ đó ông Phong toàn quyền quyết định mọi việc liên quan đến hoạt động công ty mà không báo cáo chủ sở hữu cũ (nay là cổ đông lớn VNPT). Ông Nguyễn Phong đă bổ nhiệm một loạt con, cháu vào các vị trí chủ chốt trong công ty, lập nhiều dự án ma. Một trong những dự án này là dự án xây toà cao ốc tại Đà Nẵng để làm điều kiện thông qua đại hội cổ đông và báo cáo UBCK cho tăng vốn lên 100 tỷ. Sau khi đạt được mục tiêu, những dự án này bị hủy mà không được giải tŕnh thấu đáo. Ngoài ra, công ty c̣n thực hiện rất nhiều dự án với số vốn hàng trăm tỷ đồng như nhà máy vật liệu viễn thông 1 ở Ngọc Liệp – Quốc Oai – Hà Nội, dự án nhà máy Vật liệu Viễn thông 2 ở Củ Chi – TP Hồ Chí Minh. Ở cả hai dự án này với số vốn đầu tư đến trên 114 tỷ đồng nhưng không lập báo cáo, không lập các thủ tục đầu tư và phê duyệt theo qui định, máy móc nhập về là máy cũ không qua thẩm định giá. Hiện nay dây chuyền sản xuất cáp đă không hoạt động ngay từ khi nhà máy khánh thành, và đang đắp chiếu chờ thanh lư sắt vụn không khác nào các dự án của Vinashin. Toàn bộ hai nhà máy của công ty này hiện nay đă đóng cửa từ tháng 11 năm 2009, người lao động không có việc làm và đời sống cán bộ CNV rất khó khăn. Giá cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán liên tục giảm và có lúc xuống dưới giá gốc của nó.
Đă có nhiều phản ánh tới lănh đạo tập đoàn VNPT nhưng lănh đạo tập đoàn VNPT không xử lư. Ngược lại VNPT c̣n có thái độ bao che, thông qua việc tiếp tục giới thiệu cháu ruột ông Nguyễn Phong là Nguyễn Duy Bắc Việt làm chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty kế nhiệm ông Nguyễn Phong khi ông Phong đến tuổi nghỉ hưu năm 2009. Để ông Phong “hạ cánh an toàn” mà không phải chịu trách nhiệm ǵ về những sai trái làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng của công ty (thực chất là của cổ đông mà trong đó có tiền nhà nước) trong khi ông Việt đang bị tố cáo tham nhũng hàng trăm triệu đồng thông qua hợp đồng kư khống để rút tiền cho cá nhân, thiếu trách nhiệm làm thất thoát hàng tỷ đồng của công ty khi c̣n làm giám đốc chi nhánh công ty tại TP Hồ Chí Minh phải đền mà hiện vẫn chưa đền xong. Trong khi đó th́ công ty liên tục thua lỗ phải giải tŕnh quanh co với UB chứng khoán.
Đó chỉ là một ví dụ sinh động của công tác CPH doanh nghiệp mà nhiều tập đoàn đang tiến hành mà VNPT cũng khá điển h́nh. Nó là bài học cho các nhà quản lư về thói quan liêu, cửa quyền của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên nắm quyền hành tại một số doanh nghiệp nhà nước. Các tổng công ty nhà nước và các tập đoàn kinh tế có thực sự hùng mạnh như mong mỏi của chính phủ Việt Nam? Đó là câu hỏi lớn mà ai ai trong chúng ta có tâm huyết đều rất quan tâm và chờ đợi câu trả lời của chính phủ và cũng là câu hỏi đặt lên bàn các vị nghị sĩ có tâm với quốc gia dân tộc.
Hà nội 3.11.2010
Đảng Viên