Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Bình Thuận Quê Hương Trong Ngấn Lệ

 

Mường Giang


Là tỉnh cuối cùng của Trung phần, Bình Thuận tiếp giáp và chịu ảnh hưởng từ kinh tế lẫn khí hậu, với khu vực miền đông Nam phần, quanh năm mưa ít nắng nhiều, tài nguyên rất phong phú nhưng bao đời nghề biển, làm nước mắm và chế biến các loại hải sản, vẫn là nguồn lợi chính.
Xưa nay người ta hay nói Bình Thuận là chốn biển bạc rừng vàng vì có một kho tàng vô giá dưới làn nước xanh, quả không ngoa chút nào và là sự thật, ít ra là thời gian từ 30-4-1975 trở về trước. Với chiều dài bờ biển 192 km, vùng lãnh hải rộng 52.000 km2 và thềm lục địa 21.600 km2. Khí hâu Bình Thuận ấm áp quanh năm, gồm 9 huyện thì 5 huyện ven biển. Ngoài ra còn có đảo Phú Quý hiện có trên 500 tàu thuyền đánh cá đủ loại. Bình Thuận có các hải lộ trong nước và quốc tế ngang qua, đồng thời là hậu phương trực tiếp trách nhiệm đối với quần đảo Trường Sa đang trong dầu sôi lửa đỏ, vì sự tranh chấp của nhiều nước trong vùng nhưng nguy hiểm và tàn bạo nhất vẫn là Trung Cộng qua đồng thuận của Đảng ta đang muốn bán đứng cho giặc như Hoàng Sa, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và vùng lãnh hải trong vịnh Bắc Việt.
Biển Bình Thuận chạy dài từ Vĩnh Hảo, Tuy Phong ở phía bắc vào tận Cù Mi thuộc huyện Hàm Tân giáp ranh với Làng Phước Hải, Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây là vùng biển có trữ lượng hải sản rất lớn với đủ loại cá cũng như những đặc sản quý hiếm như Cá Ngừ Đại Dương (ăn sống), các loại tôm, mực, các loài nhuyễn thể như sò điệp, sò lông, dòm, nghêu lụa, nghêu rằn, hàn mai, hào.. Khắp tỉnh cũng đã có hơn 1400 ha đất nuôi các loại tôm và các loài cá nước ngọt. Riêng các cơ cấu hạ tầng, nhờ vốn đầu tư và quỷ tài trợ của Liên Hiệp Quốc, các ngư cảng Phan Rí Cửa, La Gi, Liên Hương, Phú Qui và nhất là Bến Cá Cồn Chà-Đức Thắng, được xây dựng rất qui mô và lớn nhất trong số 9 ngư cảng thuộc khu vực miền đông, vì đây là cửa ngỏ ra biển của các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Đức, Tuyên Đức, Phươc Long..
Hiện nay nhờ không còn Việt Cộng đặt mìn, đắp mô, phá hoại cầu cống đường xá, nên con đường cái quan chạy ven biển Bình Thuận ngày xưa thời Nhà Nguyễn, đả được mở lại để phục vụ cho ngành du lịch. Cho nên không ngạc nhiên khi thấy Đảng hồ hởi liên doanh vay vốn, đem lãnh thổ thế chấp đầu tư để làm đẹp vùng biển mặn, câu khách hốt bạc. Tính đến nay, coi như đã hoàn thành quốc lộ 709 từ La Gi đi Vũng Tàu, qua Cù Mi, Bình Châu, Long Hải dọc theo bờ biển. Đoạn đường từ La Gi đi Hoà Thắng, Hòn Rơm dài 109 km, dọc theo bờ biển theo báo đảng nói cũng đã xong, gồm các lộ trình La Gi-Cầu Quang 18 km, Cầu Quang-Khe Gà 18 km, Khe Gà-Thuận Quý 10 km, Thuận Quý-Phan Thiết 9 km, Phan Thiết-Mũi Né 22 km, Mũi Né-Bình Thiện 22 km, Bình Thiện-Hòa Thắng 6 km. Hiện đoạn cuối từ Hòa Thắng tới Liên Hương dài 47 km cũng đã hoàn thành với cầu sông Lũy, nối xã Hòa Phú với Phan Rí Cửa, dài 474,1 m. Riêng cầu sông Lũy trên quốc lộ 1, ngay ngã ba xuống Phan Rí Cửa, đã được Liên Đoàn 20 Công Binh Kiến Tạo của VNCH làm xong năm 1971, có Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tới cắt băng khánh thành.
Giờ du lịch là quốc sách của tỉnh đảng bộ Việt Cộng Bình Thuận, vào Hàm Tân có Hòn Bà, Ngảnh Tam Tân. Ở Hàm Thuận Nam, Phan Thiết có Thuận Quý, Tân Thành, Kê Gà, Tà Cú, Đồi Dương, Thương Chánh, Mũi Né, Hòn Rơm. Xa hơn thì vào Bầu Trắng (Bắc Bình), Gành Son, Cù Lao Câu, Bình Thạnh, Vĩnh Hảo (Tuy Phong). Ngược lên miền núi có Sông Quao, Đa Mi (Hàm Thuận Bắc), Biển Lạc, Thác Bà (Tánh Linh-Đức Linh). Phòng ngủ, khách sạn cũng mọc lên như nấm với số phòng lên tới 3756 phòng với đủ loại sao và giá cả.
Chuyện tây tà ở Phan Thiết tưởng đã kết thúc, đâu ngờ lại tiếp diễn với PHỐ TÂY ở Làng du lịch Hàm Tiến, tức là Rạng, một nơi mà cách đây chừng vài chục năm, là xã Thiện Khánh, từ Đá Ông Địa tới cái cầu nhỏ giáp Thiện Nghiệp, dời từ Bầu Me ra, đếm đi đếm lại, chừng vài trăm nhà lá nằm dưới rặng dừa xanh, ngút ngàn gió cát. Riêng tỉnh lộ 9, Phan Thiết-Mũi Né thì kinh khiếp không bút mực vì khắp nơi đầy ổ voi, ổ gà và bị cát lấp gần hết.
Nhộn nhịp nhất ở đây là Khu phố 1, xã Hàm Tiến qua danh xưng là Phố Tây, vì nơi này ngoài một số khách vãng lai là Việt kiều hay doanh gia đỏ, hầu hết đều là người ngoại quốc tới từ khắp nơi trên thế giới. Khiếp thật chỉ một đọan đường chừng 3 km, nhưng đây là chốn bồng lai tiên cảnh dành cho thượng đế có tiền, không thiếu hay thua kém một chốn ăn chơi nào tại Sài Gòn, Hồng Kông, Tân Gia Ba.. nhất là về đêm. Phố Tây hai bên đường của Thiện Khánh cũ, nay một bên là những khu nhà nghĩ mát, những khu du lịch liên doanh và bề bề những Kiốt, siêu chợ, nhà hàng thời trang bán đủ món kể cả thịt người tươi. Tất cả những gì của một xóm Rạng bình yên dưới rặng dừa xanh trước năm 1995, nay là một khu phố sầm uất nhộn nhịp, người xưa nếu có trở về chắc cũng không biết cái đồn nghĩa quân của phân chi khu năm đó, nay ở đâu mà mò. Tóm lại quang cảnh me mẽo, Mỹ đen. Bar sờ nách xưa ở Cam Ranh, Ba Ngòi ra sao, thì nay xóm Rạng cũng vậy, với những tên tuổi của chốn nhất dạ đế vương như Hòa Bình, Rạng Đông, Thụy Sĩ, Ngọc Sương, Biển Xanh, Sài Gòn, Mũi Né, Hải Dương và các Bar, nhà hàng cũng tên tuổi nhưc nhối như Trăng Thu, Good Morning, Hotdoc, Nhà Rừng, Hoa Kiều, Hoàn Vũ, Nhà Rừng, Chuồn Chuồn, Quê Hương.. Đây là phố tây dành riêng cho người ngoại quốc đến để hưởng thụ, cho nên chuyện người địa phương chỉ đứng ngó cũng là sự thường tình.
Kiếm ăn ở trên bờ hay vươn ra khơi xa là ước vọng lớn của muôn người Bình Thuận. Hiện nay qua báo cáo của đảng thì thiên đường trước mắt là Trường Sa, vì ở đó ngư trường có trữ lượng hải sản rất lớn, lại quí và toàn là những mặt hàng xuất cảng. Nhưng thấy vậy không phải là vậy và lao đao nghề biển, lao đao thuế cũng vẫn là những giọt nước mắt luôn đong đầy trên má của giới thuyền chài. Biển là giả nhất là từ ngày thiên đàng xã nghĩa mở rộng và số tàu thuyền đánh cá toàn tỉnh đã lên tới 5000 chiếc, trong đó có 90 chiếc gắn máy trên 90 CV có thể hành nghề giáp hải phận quốc tế. Về chế biến thủy sản, dù VC đã ban hành cái gọi là luật Doanh nghiệp, mở gần 100 công ty nhưng tới nay vẫn không có gì thay đổi, ngư dân nghèo vẫn đói và cứ cuối mùa là phải mượn trước tiền của chủ ghe, đầu nậu, hàm hộ Việt lẫn Hoa như bao đời. Tất cả đều là con số báo cáo, nào là sản lượng tôm cá khai thác hàng năm trên 130.000 tấn nhưng chỉ xuất cảng ra nước ngoài có 10.000 tấn (báo cáo 2003), chủ yếu là hàng sơ chế, bán tháo cho đại tư bản với giá trị chừng 25 triệu US/1 năm.
Vì đâu có sự tác tệ đối với một tỉnh ngư nghiệp đứng đầu cả nước? theo báo Bình Thuận thì có rất nhiều nguyên nhân như chỉ huy dở, công nghiệp sản xuất lạc hậu, báo cáo láo nên không thu hút được thị trường.. Nhưng trên hết là đói tiền vốn vì ngân sách quốc gia hay đầu tư, phần lớn đã bị cán quan và bọn hàm hộ, đầu nậu, Hoa kiều, trí thức đỏ chia chác ăn xén, nên không còn bao nhiêu để mua nguyên liệu hay đầu tư, nên chỉ còn chờ tiền của nhà nước cấp tiếp, rồi thì cứ vòng vo xén, chận như trước, rốt cục đâu lại vào đó, cứ chờ tiền. Riêng cái gọi là CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU quốc doanh Bình Thuận, từ năm 1975 tới nay, chỉ thua với lỗ và nhưc nhối hơn hết là ngư cảng Cồn Chà tân tiến, thế nhưng không thấy ai là tư nhân chính thức mua bán thủy sản của ngư dân, kể cả việc cung cấp nhiên liệu cho tàu thuyền
Ba trăm năm qua, nghề biển vẫn là yếu tố kinh tế tuyệt đối của tỉnh Bình Thuận, mặc dù luôn luôn gặp phải những thăng trầm, thách thức và lao đao nghề biển lao đao thuế cũng như sự chết chóc thường trực của ngư dân trên biển, khi hành nghề. Theo tin tức thì mấy năm nay, nghề biển Bình Thuận quá xuống dốc nhất là tại Hàm Tân và cửa La Gi lại thường bị nghẽn do cát bồi. Thêm vào đó là thời tiết thất thường do Elmino, gây ra nhiều cơn bão biển nhiệt đới. Biển đói kéo theo mọi ngành nghề cùng đói, kể cả sự mua bán. Dân biển quen tính nổ, rất tự tin nên không bao giờ tính toán, vay nợ ngập đầu và khi không trả nổi thì sạt nghiệp. Nhiều người muốn làm giàu, nên đóng tàu to máy lớn nhưng chỉ có hai tay trắng, nên vay ngân hàng, đầu nậu, chủ dầu, chủ đá và hàm hộ. Do đó con cá lên bờ đã chia năm xẻ bảy, người chủ không còn là bao và khi mất mùa thì bó tay. Còn nửa, phải nộp đủ thuế má, tàu thuyền mới được ra khơi, cho nên nhiều ngư dân rất sợ biển nhưng biết chuyển nghề gì ?Tóm lại ngư dân Bình Thuận hiện nay trong thiên đàng xã nghĩa, nộp thuế cho đảng rất cao, một điều mà trước năm 1975 không hề có. Thôi thì thuế là thuế, nào là Thuế Nghề Cá (TNC), Thuế Buôn Chuyên Hải Sản, Bảo Hiểm Thuyền Tàu, Lệ Phí Giao Thông và Thuế Phạt Nộp Chậm..
Nghề biển bao đời là các bực thang và thảm trải để các chủ sản xuất nước mắm tại Bình Thuận làm giàu. Nhưng rồi vốn liếng và cơ sở xây dựng, tích lũy bao đời tại Đức Thắng, Lạc Đạo, Bình Hưng, Hưng Long.. đã bi Việt Cộng chiếm đoạt sạch láng, mặc dù hầu hết mấy ông nhà giàu làm nước mắm Bình Thuận, đi đêm và đóng thuế cho Việt Minh, Việt Cộng suốt cuộc chiến 1930-1975. Làm nước mắm là nghề không bao giờ bị lỗ lã, làm ít lời ít, càng làm nhiều thì càng giàu nhiều, đó là một chân lý. Thế nhưng bây giờ thì nó cũng lao đao như nghề biển vì thuế.
 Biển Bình Thuận giờ cũng ít cá hơn trước nhất là cá nục để làm nước mắm, nên phải dùng nhiều loại cá, vì vậy nước mắm không được tốt hay ngon như trước. Để có được nước mắm, phải cần một thời gian nhất định cho cá chín như cá nục (9 tháng), cá cơm (7 tháng). Ngày xưa hàm hộ Bình Thuận tiền vàng biển bạc nên chỉ ngồi chờ mắm chin để bán. Ngày nay phần lớn chủ làm nước mắm, ít vốn phải vay nợ ngân hàng hay tư nhân. Đến khi cá thành nước mắm để bán, thì nợ cũng chồng chất. Cứ thế một vòng quay chậm rãi cứ tới nào là chôn vốn, phí tổn và thuế. Tất cả phải qua thủ tục đầu tiên cho cán bộ. Tóm lại do lắm chuyện buồn mà ngày nay nghề làm nước mắm cá biển truyền thống Bình Thuận, đang dần bị thay thế bằng nghề chế biến cá cơm, ruốc tươi hấp cách thủy, sấy khô đóng hộp xuất cảng. Nhưng Bình Thuận là xứ biển, cá dư hàng ngày không tiêu thụ hết, chẳng làm nước mắm thì làm gì ?
Phan Thiết là thành phố biển, có kỹ nghệ sản xuất nước mắm ngon thơm và quy mô nhất nước từ lâu đời. Cái mùi hăng hắc khắp thành phố, thường là sau tháng chin âm lịch tới tết nguyên đán, chính là những bao xác mắm dùng làm phân bón cây xanh, rất được thông dụng tại Đà Lạt. Nước mắm Phan Thiết-Phan Rí-Mũi Né ngon thơm nổi tiếng vì biển Bình Thuận có đủ loại cá làm mắm như cá nục, cá cơm, cá mòi, mực.. Ngoài ra khắp Bình Thuận còn sản xuất được loại muối rất ngon tại Vĩnh Hảo, Duồng, Phú Hài, Phan Thiết.. không ở đâu sánh bằng.Về phương pháp đánh cá, người Bình Thuận-Phan Thiết thường dùng các phương pháp kéo lưới chạy như giả, thụ động có lưới quay, lưới rùng, mành chà, rớ hoặc cố định như lưới quay, lưới chuồn, lưới đăng. Nghề câu thường là câu kiều, câu chạy và câu ống. Cuối cùng là nghề nò bẩy.
Ngư trường Bình Thuận nhờ tiếp xúc với Biển Đông và hải phận chạy tới quần đảo Trường Sa ở phía nam, nên rất rộng và có nhiều loại cá, tôm và loài nhuyễn thế quý hiếm mà các địa phương khác không có. Cá quý ở biển Bình Thuận có gần 50 loại và phân thành hai nhóm : cá ăn nổi và cá ăn chìm.
 Từ năm 1999 tới nay, vùng biển Bình Thuận có nghề MÒ SÒ mà địa phương gọi là MÒ NGHÊU LỤA. Bình Thuận có nhiều Sò Lông, Sò Điệp, Nghêu Lụa, Dòm.. với 500 thuyền và hàng ngàn thợ lặn hành nghề hàng ngày. Đa số những người làm nghề lặn cho chủ ghe, phần lớn nghèo, không có nghề khác, vì vậy hết mùa lặn lại làm bờ như phụ hồ, đốt than hay làm ruộng. Đây là một nghề nguy hiểm, như báo Thời Đời-Giáo Dục của VC mô tả, sinh mạng của người thợ lặn giao cho cái máy nén khí, nếu trục trặc thì xong mạng, vì tắt nghẽn nguồn cung cấp ôxy, người thợ lặn vì trồi mau lên mặt nước, khiến cho lượng Nitro tràn vào máu, làm tê liệt hệ thần kinh não tủy. Vả lại đây là nghề đem máu đổi cơm nuơi miệng, nên chủ và thợ không làm giao kèo trên giấy tờ, nên chủ không chịu trách nhiệm. Vẫn theo báo trên, thợ lặn chết không nhiều nhưng bị tai nạn nghề nghiệp thì không ít và chỉ riêng trong năm 2003, đã có 237 thợ lặn Bình Thuận bị liệt, điếc và rối loạn thần kinh, chỉ sau một mùa lặn.
Hàng năm mùa sinh sản của mực từ tháng giệng tới tháng năm và cũng là mùa bóng mực lá. Các xã Chí Công, Phước Thể, La Gàn (Tuy Phong), Phú Hài, Thanh Hải, Phan Thiết.. chuyên nghề bóng mực lá, thường ra khơi vào lúc 3-4 giờ chiều và vớt bóng trở vào bờ lúc 7-8 giờ sáng hôm sau. Bắt mực sống từ trong bóng bỏ vào túi nylon có nước biển, mực sẽ tươi rói cho tơí khi giao cho vựa hoặc nhà hàng. Riêng mực ống khi câu, thường bị dập túi mật nên không ngon bằng mực  lá.
Theo các ngư dân sống lão làng trong nghề câu mực, cho biết với cái đà nay ai cũng đổ xô đi bóng mực, thì chắc không lâu lắm, loài mực lá trên biển Bình Thuận sẽ tuyệt chủng. VC cũng thông cáo cấm ngư dân không được bóng mực lá trong mùa sinh sản từ tháng 2-6 nhưng nếu vậy thì sẽ lấy gì mua gạo và trên hết còn mực một nắng đâu để bọn tư bản đỏ ăn nhậu?
Mới đây lại nghe tin VC loan báo tìm thấy bốn mỏ dầu ở vùng thềm lục địa ngoài khơi Phan Thiết, cách bờ chừng 60 km. Các mỏ dầu trên có trữ lượng khoảng 70 triệu tấn và hai trong bốn mỏ trên chứa 300.000 tấn dầu, đã được đảng bán cho công ty Chevron của Mỹ. Dầu có ngoài khơi Bình Thuận tiền bạc thu được không biết ai hưởng nhưng cái nạn dầu tràn trên biển vì tàu chở dầu bi chìm tại La Gàn (Tuy Phong) và mới đây tại Mũi Kê Gà (Hàm Thuân) thì dân biển Bình Tuy, Phan Thiết lãnh đủ.
Làm biển là nghề cha truyền con nối hết đời nọ tới đời kia, vì vậy dù biết đây là nghề hạ bạc bấp bênh nhưng không mấy ai muốn bỏ nghề. Trước tháng 4-1975, nhiều ngư dân Phan Thiết rất tài ba, điều khiển tàu thuyền từ bờ ra khơi hay ngược lại không cần la bàn bản đồ, mà chỉ căn cứ vào những chòm sao trên trời và kinh nghiệm. Họ nổi tiếng 'sát cá' và nghe được chúng nói chuyện dưới đáy biển. Cho nên không cần phải có máy móc, cũng biết được biển nào có cá bò, cá hồi, cá thu, mực nang , mực ống.. cứ thế đem tàu tới thả lưới chở cá về.
Nhưng sinh nghề thì tử nghiệp, ở VN ngày nay nói chung , Bình Thuận-Phan Thiết nói riêng, nhiều người làm biển chuyên nghiệp tổ truyền bao đời, giờ tất cả dường như chỉ còn lại hai bàn tay trắng. Câu chuyện bắt đầu từ năm 2003, thời gian mà hai đảng Tàu đỏ và Việt Cộng công khai hóa vùng đánh cá chung trên biển riêng của nòi giống Lạc Hồng. Cũng kể từ đó những chiếc tàu đánh cá của ngư dân từ 150 CV trở lên, hễ ra khơi là lỗ vốn. Riết lắm các chủ tàu đành cho người chủ khác mướn, để kiếm hơn triệu tiền Hồ mỗi tháng trả nợ cho ngân hàng. Rốt cục người mướn tàu cũng đói nên dành giao hoàn của nợ lại cho chủ đang lúc tuyệt vọng.
Hởi ơi mấy đời tung hoành trên biển cả, người Bình Thuận Phan Thiết trước tháng 4-1975 chỉ làm chơi mà ăn thiệt. Nay thì khác rồi, vì làm thật chết bỏ nhưng vẫn không kiếm đủ cái ăn và nay lại phải đứng bờ nhìn biển, để cắt ruột đem tàu thuyền của mình giao cho ngân hàng nhà nước theo giá rẽ mat, để trừ một phần nợ đã vay. Nếu không nhà sẽ bị tịch biên còn mình thì vào tù.
Tất cả cũng chỉ vì nghe theo lời xúi dại của cán bộ nhà nước, nhắm mắt vay nợ ngân hàng bạc tỷ để sắm máy móc tàu thuyền to lớn để đánh cá xa bờ, với mơ ước thoát được phận nghèo của người xóm biển. Nhưng biển giả biết đâu mà mò hơn nữa biển VN bây giờ là cái ao sau của Tàu đỏ, nên bao nhiêu ngư trường tốt, vựa cá đầy đâu có tới tay người dân Việt. Bởi vậy bao năm lăn lộn sống chết với biển. Rốt cục tay trắng vẫn trắng tay, người xóm biển trở về xóm nghèo với nợ nần thua lỗ phải bán tàu nhưng vẫn không đủ để trả nơ .
Những người làm biển xưa nay, ngoài kiếm cơm nuôi thân và gia đình, Hầu hết họ hành nghề chỉ vì mê biển. Ai đã từng đi biển mà bảo là mình không có đam mê, thích thú mỗi khi đêm về một mình ngồi trên boang tàu nhâm nhi ly rượu với mấy con mực tười vừa câu lên được vùi vội trong bếp lữa. Nay thì biển đã phụ người làm cá khắp miền Nam. Ở đâu tàu thuyền cũng nằm đầy trong cạn, để chờ ngân hàng nhà nước xuống định giá mua lai trừ nợ. Ngư dân không bán thì tàu thuyền neo bến lâu ngày cũng trở thành đống sắt vụn mà thôi.
Sống chết vì biển, những chủ tàu ngày xưa giờ muốn đi bạn cũng đâu phải dễ kể cả xin một chân khuân vác ở Bến Cá Cồn Chà Đức Thắng, lương ngày chưa tới 1 đô la, cũng đâu phải là chuyện bình thường. Từ tháng 4-2005 VN bắt đầu tăng giá dầu đợt một rồi đợt hai với 60.000 tiền Hồ/1 lít dầu cặn. Do đó chi phí cho những tàu lớn đánh cá xa bờ tăng thêm mỗi tháng 90 triệu tiền Hồ, số tiền dành cho chủ lẫn bạn trong chuyến làm cá kéo dài 2 tháng.
Trong khi đó tiền bán cá mực và các loại hải sản không tăng bao nhiêu so với vật giá và xăng dầu. Tình trạng trên khiến cho gần hết số tàu thuyền đánh cá xa bờ đành nằm ụ vì không kham nổi thua lỗ. Nhiều người vì miếng ăn, nên cố sức vật lộn với biển qua một chuyến đi kéo dài cả 100 ngày, mới mang về bờ chừng tấn cá tạp nhạp. Đem bán trừ chi phí, nhiều lúc cả chủ lẩn bạn chỉ còn biết cười. Hởi ơi thời oanh liệt này còn đâu cái thuở ban đầu của ngày mở cửa đổi mới. Lúc đó không riêng gì Phan Thiết mà gần như khắp Bình Thuận từ Long Hương vào tới Cù My, tàu thuyền đánh cá tăng nhanh như ' nấm mọc trong mùa mưa'. Con sông Cà Ty từ đầu nguồn tới cửa Thương Chánh, đặc quánh tàu thuyền đủ loại hằng ngàn chiếc với công suất trên 60 CV. Việt kiều phương xa về thăm quê cũ, cứ chục hình đem ra hải ngoại, để cùng nhau mừng cho dân ta giờ đã thoát được cảnh nghèo.
Nhưng tất cả đã trở thành ảo vọng vì tàu thuyền ngày một thêm nhiều, trong lúc sản lượng thì cứ tụt dần vì ngư trường bị thu hẹp khiến cho tàu lớn đánh cá xa bờ nay chỉ còn biết quanh quẩn ở những vùng biển đã cạn dần tôm cá. Rồi xăng dầu, thuế má cứ tăng mãi trong lúc giá cá đứng yên một chỗ theo quy định của nhà nước.
Tất cả trở thành hổn loạn trong nổi 'chim trời cá nước ' muốn sống phải vật lộn với nghề, bởi không theo biển thì biết làm gì khác để mà sống? Cả nước VN ngoài một thiểu số của đảng sống trong nhung lụa bạc vàng. Hầu hết còn lại nếu không làm nông thì chỉ biết sống bằng nghề biển. Đó là tình cảnh làm biển ngày nay, lưới của tàu này bũa chồng lên tàu khác, Chỉ một vùng biển nhỏ còn lại của VN tại ngư trường Trường Sa, mà có hằng ngàn tàu đánh cá từ Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận tới Kiên Giang ùa vào khai thác. Tất cả các loại hải sản lớn nhỏ đều bị vét sạch không chừa một thứ gì, miển sao bán kiếm thêm chút tiền là được.
Bổng thấy thương vô cùng những người lính VNCH, tuy bị đời chửi rủa là đánh giặc mướn cho Mỹ, nhưng suốt thời gian 1955-1975, ngư phủ VN từ Cửa Việt vào tới Hà Tiên, ngày ngày giăng câu thả lưới, bạn với gíó mát trăng thanh, mà không sợ một kẻ thù nào kể cả VC. Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu nếu ngày nào tập đoàn CSVN bán nước còn nắm quyền. Chừng đó chúng chẳng bao giờ dám công khai giữ nước để chống lại kẻ thù truyền kiếp Tàu đỏ.
Nên đừng bảo Biển đã phụ người mà tội nghiệp cho Biển.


Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 11-2010
MƯỜNG GIANG


<<trở về đầu trang>>
free counters