Nói lời xin lỗi "sao khó thế,
không được an toàn"
(TuanVietNam)
– Một “cậu đánh máy” sơ
suất khi làm việc, thiên
tai làm chết dân và
“bóng trách nhiệm” lại
lăn đi lăn lại, một cuộc
thi hoa hậu gây nhiều
tranh căi [1]… “Phát
ngôn & Hành động ấn
tượng”
tuần này là lỗi, sai lầm,
sơ suất.
“Tôi nói thật nhé, nếu không v́
ông Kiển đă cao tuổi…”
Một vụ “lùm xùm” xảy ra xung
quanh việc ông Đoàn Văn Kiển,
TGĐ Tập đoàn Than – Khoáng sản
VN, vẫn tại vị, mặc dù Ủy ban
Kiểm tra (UBKT) TW đă công bố
quyết định kỷ luật cảnh cáo về
Đảng và đề nghị Ban cán sự Đảng
Chính phủ xem xét, đề nghị Chính
phủ cho ông Kiển thôi chức.
Về việc này, ông Nguyễn
Đ́nh Phách, Ủy viên
Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm
UBKT Trung ương, tuyên bố:
“Tôi nói thật nhé, nếu không v́
ông Kiển đă cao tuổi (60 tuổi),
có công đóng góp cho ngành than
th́ UBKT TW đă cách tất cả các
chức vụ trong Đảng rồi, như vậy
th́ (dư luận) khỏi phải nói ǵ
nữa”. (Tiền Phong,
29/9)
Ông Phách cũng có một so sánh
“trực quan” rất dễ hiểu:
“Ông Kiển lại bị kỷ luật cảnh
cáo hai lần. Mà thông thường như
trong bóng đá, hai lần bị thẻ
vàng là thành một thẻ đỏ, phải
ra khỏi sân.
Nhưng UBKT TW đă cân nhắc… xử lư
kỷ luật mức cảnh cáo Đảng và đề
nghị Ban cán sự Đảng Chính phủ
cho thôi giữ chức, về nghỉ như
thế là có t́nh có lư quá rồi c̣n
ǵ… Nói cho đúng là “chúng tôi
v́ sự nghiệp chung chứ chả có
vấn đề ǵ”.
Ông Nguyễn Đ́nh Phách cho rằng
cách xử lư với ông Đoàn Văn Kiển
là “có t́nh có lư”. Tiếc thay,
pháp luật lại chỉ có “lư” mà
không có “t́nh”. Nếu xác định
được rằng ông Kiển đă gây thiệt
hại gần 78 tỷ đồng (như chính
ông đă thừa nhận trách nhiệm
trong việc kư văn bản sai, gây
thất thoát lượng than lớn), th́
không những phải kỷ luật Đảng,
“cách tuột chức tước giáng xuống
làm thứ dân”, mà c̣n phải xử lư
h́nh sự nữa.
Các yếu tố kiểu như “nhân thân
tốt”, “có công đóng góp” là
những yếu tố cảm tính, làm giảm
sự duy lư, nghiêm minh của pháp
luật trong một chế độ pháp trị.
Nếu “v́ sự nghiệp chung” như lời
ông Nguyễn Đ́nh Phách th́ các
quan chức sẽ phải “gạt lệ chém
thân”, “quân pháp bất vị…
thương” chứ không có cách xử lư
nào khác.
Người ta nói phải đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật, không
ai nói phải đảm bảo tính “có lư
có t́nh” của pháp luật. Hỡi ơi…
Ai cũng có thể xử phạt báo chí?
TBT báo Đà Nẵng
Mai Đức Lộc bày tỏ tại
hội thảo về Nghị định quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động báo chí, xuất bản: “Với
quy định tại nghị định mới này,
tôi có cảm giác là ai cũng có
thể phạt báo chí được cả, từ
UBND các cấp đến thanh tra sở…”.
(VietNamNet, 26/9)
TBT báo Pháp luật TP.HCM
Phạm Phú Tâm cũng cho rằng
“quy định xử phạt các trường hợp
đăng tin, bài không khách quan,
gây ảnh hưởng xấu, là đúng;
nhưng thẩm định như thế nào là
“không khách quan, gây ảnh hưởng
xấu” th́ không dễ”.
Thế là lại một lần nữa, yếu tố
cảm tính lọt được vào một thứ
rất cần sự duy lư, chính xác, là
văn bản pháp luật.
Ngoài ra, nếu lắng nghe tâm sự
của chính các TBT, th́ ta sẽ “có
cảm giác” rằng nỗi lo lắng bao
trùm của người làm báo không
phải là làm sao có được những
bài viết hay, trung thực, cung
cấp thông tin giá trị cho độc
giả. Thay v́ thế, h́nh như trong
ḷng nhà báo, cái sợ cố hữu, to
lớn hơn cả là… nguy cơ bị phạt
đến từ mọi cấp, mọi ngành.
Những quy định xử phạt mang tính
chung chung, mơ hồ, cảm tính, sẽ
càng khiến nhà báo thêm e ngại,
bởi họ rất dễ bị buộc vào những
tội liên đới ngoài tầm tay, nhất
là khi đang đưa tin, viết bài
chống tiêu cực.
Nên chăng, mọi cấp, mọi ngành
hăy đọc lại di huấn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh cách đây hơn 60 năm,
trong đó Bác có dạy rằng cách
tốt nhất để không bị ai nói xấu
(kiểu như “phản ánh không khách
quan, gây ảnh hưởng xấu”) là chớ
có làm bậy. (*)
Nếu sai, phải nhận!
Ngày 30/9, một ngày sau khi có
kết luận về sai phạm dẫn đến cái
chết của em Trần Trung Huy, lănh
đạo Công ty Điện lực TP HCM đă
chính thức đưa ra lời xin lỗi và
hỗ trợ 50 triệu đồng cho gia
đ́nh em Huy. (VnExpress,
30/9)
Trước đó, ông Ngô Văn Lư,
PGĐ Điện lực B́nh Phú – đơn vị
quản lư trụ điện – đồng thời là
Trưởng ban quản lư dự án thi
công lưới điện, đă tự nhận trách
nhiệm của người đứng đầu và xin
từ chức.
Pháp luật sẽ không thể cho qua
trách nhiệm của điện lực trong
việc để xảy ra những cái chết
thương tâm v́ điện của dân. Tuy
nhiên, việc một lănh đạo chủ
động nhận trách nhiệm và từ
chức, Công ty Điện lực chính
thức đến thăm, xin lỗi và hỗ trợ
bằng tiền đối với gia đ́nh nạn
nhân, đă xứng đáng được chọn là
hành động ấn tượng của tuần.
Đó là một dấu hiệu cho thấy “văn
hóa từ chức”, “văn hóa xin lỗi”,
đàng hoàng và văn minh, đă bắt
đầu manh nha xuất hiện ở Việt
Nam. Tại sao chúng ta không mở
một cuộc vận động học tập tấm
gương “nếu sai, phải nhận” của
Điện lực TP HCM, để nhân rộng
tấm gương này ra cả nước?
V́ lư do kỹ thuật…
Cũng lại liên quan tới nguyên
tắc ứng xử “nếu sai, phải nhận”:
Gần một tháng sau khi báo
điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
đăng tin “Hải quân Trung Quốc
diễn tập tại Biển Đông”, Ban
Tuyên giáo TW ra quyết định kỷ
luật khiển trách TBT báo, ông
Đào Duy Quát.
(Tin này có nội dung trái với
lập trường của Việt Nam về chủ
quyền đối với hai quần đảo Hoàng
Sa – Trường Sa).
Trả lời báo chí, ông Quát giải
thích: “Chúng tôi coi đây là
một tai nạn nghề nghiệp, v́ cậu
đánh máy lúc bấy giờ đă quá giờ,
cậu ấy đánh xong và đang định
hỏi th́ lại quên mấy cái chữ
biên tập. Tất nhiên tác dụng nó
th́ xấu rồi, ảnh hưởng rồi…,
nhưng thật sự đây là một tai
nạn”.
“Việc đưa tin đó là để cảnh
báo một hoạt động, một mưu đồ…,
trong đó có mấy từ biên tập đă
được thêm vào là “phó tư lệnh
ngang ngược tuyên bố”, cái chữ
“ngang ngược” viết ở ngoài, th́
cậu đánh máy nhận rồi nhưng
không đưa vào, nên tự nhiên làm
sai lệch thông tin”. (Tuổi
Trẻ, 30/9)
Kỷ luật khiển trách TBT Đào Duy
Quát được Ban Tuyên giáo TW đưa
ra sau 25 ngày, chậm nhưng độc
giả cũng có thể thể tất. Cũng
như họ đă thể tất cho trang báo
điện tử về lời xin lỗi muộn 15
ngày.
Tuy nhiên, khó mà chấp nhận cho
được lời giải thích của ông Đào
Duy Quát: Việc đặt thêm từ
“ngang ngược” vào nội dung một
bản tin dịch từ tiếng nước
ngoài, không hề có sự giới
thiệu, lời dẫn mở đầu, chú
thích… rơ ràng không làm thay
đổi tính chất bài viết: đi trái
lập trường của Việt Nam.
Bên cạnh đó là hành động đá quả
bóng trách nhiệm sang chân cấp
dưới, xem ra không phải việc nên
làm đối với một vị lănh đạo.
Và cuối cùng, câu chuyện làm
người viết bài này nhớ tới lời
than văn của một kỹ thuật viên:
“Lúc nào cũng chỉ thấy thông
báo “v́ lư do kỹ thuật…”, “do
trục trặc kỹ thuật nên…”. Không
bao giờ có nguyên nhân nào khác
cả”.
Thương thay cho các cô cậu kỹ
thuật!
Lănh đạo sai hay dự báo sai?
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngăi Phạm
Đ́nh Khối “nổi nóng”: “Chúng
ta không thể chấp nhận kiểu dự
báo như bên khí tượng vừa rồi.
Bệnh chủ quan cộng với dự báo
sai đă đưa đến những hệ lụy ghê
gớm”. (Dân Trí, 1/10)
Ngay sau đó, lănh đạo Trung tâm
Dự báo Khí tượng Thủy văn TW đă
tổ chức họp báo phản đối. PGĐ
Trần Văn Sáp khẳng định: “Sự
việc không đúng như Bí thư Tỉnh
ủy Quảng Ngăi nói”. Ông Sáp
dẫn ra những phần dự báo có nói
Quảng Ngăi chịu ảnh hưởng trực
tiếp từ băo số 9, và “phản
pháo”: “Có thể lănh đạo tỉnh
Quảng Ngăi cho rằng tâm băo
không đổ vào trực tiếp nên mới
từ từ như vậy. Nhưng nếu tâm băo
không đi qua Quảng Ngăi thật th́
vùng ảnh hưởng với gió mạnh cấp
10 mà Quảng Ngăi phải chịu cũng
đủ để tỉnh phải di dời dân ngay
rồi”. (VietNamNet, 1/10)
Quả bóng trách nhiệm đang được
chuyền đi chuyền lại. Không biết
cuối cùng nó sẽ lăn vào ai.
Nhưng có một thực tế là, trong
cơn băo, nhiều tàu đánh cá đă
gắng sức chạy… thẳng vào vùng
tâm băo, và hậu quả là hai tàu ở
Lư Sơn đă vĩnh viễn không bao
giờ trở về. Đảo Lư Sơn tan
hoang.
Băo cũng là thiên tai, nhưng
không phải bất thường đến mức
như sóng thần hay động đất. Ở
đây có nhiều điều chúng ta có
thể dự đoán được, như thế này:
* Năm nào miền Trung cũng bị
băo oanh tạc và năm nào cũng
có người chết.
* Năm nào cũng có ít nhất
một lần “Ông Khí tượng” dự
báo một đằng, băo đi một nẻo
– hoặc là đi chỗ khác, hoặc
là nặng/ nhẹ hơn mức dự báo.
* Năm nào cũng không thấy
lănh đạo địa phương nào từ
chức, nhận trách nhiệm.
* Năm nào cũng không được
nghe “Ông Khí tượng” xin lỗi
công luận lấy một lời, hay
công bố một kế hoạch ǵ để
“vi chỉnh” các sai số của
ḿnh.
Nói chung, lănh đạo địa
phương có phản ứng nhanh hay
chậm, dự báo thời tiết có
đúng hay sai, th́ cũng chẳng
chết ai trong chính quyền
hay Nha khí tượng cả, có
chăng chỉ chết dân thôi.
“Sợ nhất là dân
không muốn nói nữa”
Thảo luận về vai tṛ phát
huy dân chủ của MTTQ, nhà sử
học
Dương Trung Quốc
phát biểu:
“Sợ nhất
không phải là dân không dám
nói, mà là không muốn nói
nữa”. (VietNamNet,
28/9)
Ông Quốc đă góp thêm một lời
vào những ư kiến cho rằng
điều mà một xă hội cần tránh
không phải là những tiếng
nói phản biện “nhao nhao”,
mà là thái độ im lặng đáng
sợ. Khi điều đó xảy ra, cũng
là lúc sự gắn bó, gắn kết
của mỗi công dân với xă hội
của họ đă trở nên rất lỏng
lẻo; không khí vô trách
nhiệm bao trùm.
Một nhà nghiên cứu về chính
trị học và luật pháp, ông
Nguyễn Trần Bạt (TGĐ tập
đoàn tư vấn đầu tư
InvestConsult) cũng đă từng
viết: “Có những xă hội
mà trong suốt một thời kỳ
rất dài im phăng phắc, không
ai dám nói to tên các nhà
lănh đạo cả.
Nếu cứ tiếp tục duy tŕ như
thế th́ có thể nói rằng tất
cả các trạng thái sợ hăi ấy
tạo ra một xă hội sợ hăi.
Một xă hội sợ hăi là một xă
hội sợ phát triển, sợ thay
đổi, một xă hội yên phận thủ
thường”.
Khi công dân thay… công an
hành đạo
“Chúng tôi chỉ làm điều
tích cực, ai ngờ lại bị án
tù” - hai bị cáo
Nguyễn Quang Hùng,
Nguyễn Văn Dũng
buồn rầu than sau khi nhận
bản án 9 tháng tù v́ tội giả
mạo chức vụ, cấp bậc. (Pháp
luật TP HCM, 27/9)
Đầu đuôi sự việc là Hùng và
Dũng, do bức xúc trước nạn
cờ bạc, mại dâm hoành hành ở
thị trấn Tân Nghĩa (huyện
Hàm Tân, tỉnh B́nh Thuận),
đă cùng nhau đóng giả công
an để dẹp loạn. Hai người
làm việc rất mẫn cán, nghiêm
minh và hoàn toàn vô tư,
không hề có mục đích vụ lợi.
Tuy nhiên, do hành vi đóng
giả công an của họ phạm vào
tội giả mạo chức vụ, cấp bậc
theo Điều 265 BLHS, nên cả
hai bị khởi tố và bị Ṭa án
Nhân dân huyện Hàm Tân kết
án mỗi người 9 tháng tù.
Trong một xă hội văn minh,
việc giữ ǵn trật tự trị an,
trấn áp những phần tử gây
rối là chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan công quyền. Nhà
nước không nên khuyến khích
người dân mạo danh hoặc thay
thế nhân viên công lực để tự
tiện “dẹp loạn”, v́ điều đó
có thể gây nguy hiểm về tính
mạng cho cả đương sự lẫn
người bị họ “xử lư”, thậm
chí cho cộng đồng.
Nói cách khác, không nên có
những “hiệp sĩ đường phố”
cho dù động cơ của họ là
tốt, là trong sáng, vô tư.
Tuy nhiên, vấn đề đọng lại ở
đây là vai tṛ của các cơ
quan công quyền tại địa
phương. Họ đă ở đâu, làm ǵ
khi nạn cờ bạc, mại dâm
hoành hành ở Tân Nghĩa, để
đến nỗi hai công dân phải
bức xúc mà thay… công an
hành đạo?
Giá như lúc nào cơ quan công
quyền cũng mẫn cán và nhanh
nhẹn được như khi ra lệnh
bắt khẩn cấp, khởi tố và đưa
Hùng và Dũng ra ṭa, th́
chắc sẽ chẳng c̣n cảnh dân
thường phải mạo danh cảnh
sát đi bảo vệ trật tự trị
an, để rồi rốt cục phải than
thở: “Chúng tôi chỉ làm
điều tích cực, ai ngờ lại bị
án tù”(!).
[...]
-
Đoan Trang
(tổng hợp và b́nh
luận)
[1] Chúng tôi lược bỏ
nội dung tổng hợp và
b́nh luận cuộc thi hoa
hậu này (Bauxite
Việt Nam)
(*) Hơn 60 năm trước,
Chủ tịch Hồ Chí Minh,
trong “Sửa đổi lối làm
việc”, “Thuốc đắng giă
tật”, v.v. (với bút danh
X.Y.Z.), đă nghiêm khắc
khuyên cán bộ: “Nếu
không muốn để kẻ địch
phản tuyên truyền th́
không ǵ hơn là tránh
các khuyết điểm, sửa
chữa khuyết điểm. Một
khi đă phạm đến khuyết
điểm, th́ dù ḿnh muốn
bưng bít, người ta cũng
biết. Phải nhớ câu tục
ngữ “sừng có vạch, vách
có tai”.
Nguồn:
http://www.tuanvietnam.net/vn/nhanvattrongngay/8169/index.aspx