Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Nói thẳng và nghe nói thẳng

Nói thẳng và nghe nói thẳng

 

“Kẻ sĩ, người trí thức mà không nói được tiếng nói của chính ḿnh… th́ suy cho cùng, nào có khác ǵ con sáo bị cụt mất đầu lưỡi đâu?”
(Giáo sư Tương Lai)

“Lời nói thật thà có thể bị buộc tội. Lời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dương”
(Nhà thơ Nguyễn Duy)

 

Dân chủ là tiêu chí hàng đầu để xếp hạng văn minh đối với một đất nước. Nhưng biểu hiện đầu tiên của dân chủ lại chính là tự do. Cho nên có thể nói: Tự do là khát vọng lớn nhất của con người mọi thời đại (Bác Hồ nói: Không có ǵ quư hơn độc lập tự do). Trong đó, tự do nói lên sự thật, nói thẳng sự thật, được bày tỏ suy nghĩ của ḿnh, ước nguyện của ḿnh… chính là khát vọng thường trực![1]

Nhưng, nói thẳng sự thật – tưởng dễ mà khó! Đâu phải cứ muốn nói thẳng là ta có thể nói thẳng được? Người thấy sao nói thế, người nghe sao nói vậy, cứ nghĩ ḿnh là người thẳng thắn, hóa ra không phải! Bởi thấy và nghe là những hành vi dễ nhất mà mỗi người có thể làm được, ngoại trừ những người khiếm thị, khiếm thính (nhưng những người này lại thường có linh cảm đặc biệt mà người sáng mắt, sáng tai không dễ ǵ qua mặt!). Thấy và nghe mới chỉ là nhận ra cái vẻ bề ngoài, cái h́nh thức của sự vụ – mà ai cũng hiểu, h́nh thức nhiều khi không phản ảnh đúng bản chất nội dung.

Thấy phải bằng đôi mắt tinh tường, nghe phải được nghe bằng cả hai tai!

Ngược với thấy sao nói thế, nghe sao nói vậy là loại người… thấy rơ mười mươi mà không dám nói, nghe rơ mồn một mà giả điếc làm ngơ!

Cho nên, thấy và nghe chỉ là bước đầu tiên để nhận thức bản chất: bước thu thập thông tin. Bởi v́ nói thẳng bao giờ cũng đi đôi với nói thật, nên vấn đề nhận thức đúng bản chất mới là điều vô cùng quan thiết. Muốn vậy, trước tiên phải có kiến thức về lĩnh vực ḿnh muốn nói. Dân ta có câu: Biết thời thưa thốt, không biết, dựa cột mà nghe!. Cùng với kiến thức, là tư duy khoa học, là biết đánh giá một cách toàn diện, khách quan – đừng như lũ thầy bói xem voi; đồng thời phải xuất phát từ một cái tâm trong sáng – để thẳng không thành cong, để méo không hóa tṛn, để bé không xé ra to, để to không vo thành bé…

Nhận thức đúng bản chất – cần thiết, nhưng chưa đủ! C̣n phải có dũng khí dám nói sự thật, đừng để miếng thịt bịt miệng! (Cần nói thêm rằng, không dám nói sự thật không chỉ là hành vi của kẻ hèn yếu, mà nhiều khi c̣n đồng nghĩa với ngậm miệng ăn tiền. Thực tế cuộc sống không hiếm kẻ tiến thân rất nhanh bằng con đường ngậm miệng: ngậm hàm th́ tiến! Dân gian đă nói như thế!). Sinh thời, Phùng Quán từng viết: Yêu ai cứ bảo là yêu- Ghét ai cứ bảo là ghét- Dù ai ngon ngọt nuông chiều- Cũng không nói yêu thành ghét- Dù ai cầm dao dọa giết- Cũng không nói ghét thành yêu…

Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, không phải lúc nào cũng phải… nói đúng sự thật! Một bác sỹ, khi phát hiện ca bệnh hiểm nghèo, có nên nói trực tiếp sự thật đó với bệnh nhân không? – Không trong trường hợp này, nhiều khi lại là đức nghề nghiệp cần thiết đối với một lương y! Vấn đề là ở chỗ: Không phải sự thật nào cũng nên nói; nhưng một khi đă có thể nói, th́ phải nói đúng sự thật! Đấy có thể coi là những tiêu chí để đánh giá phẩm chất một người-biết-nói-thẳng.

Có người-biết-nói-thẳng không thôi, chưa đủ, c̣n cần phải có người-biết-nghe-nói-thẳng.

Không phải ai ai cũng muốn nghe lời nói thẳng, bởi trung ngôn nghịch nhĩ (tuy bề ngoài, người nào cũng tỏ ra sẵn sàng nghe nói thẳng, nói thật!). Mặt khác, không phải ai đó tuyên bố sẵn sàng nghe nói thẳng nói thật, sẽ lập tức được đáp ứng!

Một người muốn nghe người khác nói lên sự thật, người đó mới chỉ là người-dám-nghe-nói-thẳng – Vâng! Rất đáng trân trọng! Nhưng chỉ… dám không thôi th́ chưa đủ. Người muốn nghe lời nói thẳng, trước hết, dù ở cương vị nào, người đó cũng phải có được phẩm chất cần thiết như những tiêu chí đă nêu đối với người-biết-nói-thẳng (thậm chí c̣n phải ở mức cao hơn), nhất là sự dũng cảm (đặc biệt là khi điều được nghe lại đụng chạm đến… người thân, đến chính bản thân!) – Để không bị nhầm, bị lừa, bị bẫy… Người nghe c̣n phải có kinh nghiệm nghe lại phải biết đích thân kiểm tra tính đúng đắn của những điều nghe được ấy. Người như thế, có thể đặt cho cái tên là người-biết-nghe-nói-thẳng hoặc người-nghe-nói-thẳng-được!

Như vậy, thực tế tồn tại một lôgic sau: người-biết-nói-thẳng, khi có dịp được nói thẳng, người đó sẽ đủ tự tin để nói-thẳng-được! Tương tự, người muốn nghe nói thẳng, chỉ thật sự được nghe, khi người đó… nghe-nói-thẳng-được, tức là khi biết-nghe-nói-thẳng!

Một đất nước phát triển, một xă hội dân chủ và văn minh, rất cần những người-biết-nói-thẳng – được nói thẳng! Càng rất cần những người-nghe-nói-thẳng-được – được nghe nói thẳng! Đó chính là mục tiêu hàng đầu của giáo dục. Và đó cũng là cái gốc của nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Thật vậy! Làm sao có thể được coi là một nước văn minh, dân chủ, khi trong nước đó, người-biết-nói-thật và người-nghe-nói-thật-được, chỉ như lá mùa thu.

 

Trần Huy Thuận

Nguồn: Ngang qua cuộc chơi. Tản văn của Trần Huy Thuận. NXB Văn học, sắp xuất bản.

——————————————-

[1] “Tự do phát ngôn th́ cứ tự do phát ngôn, nhưng quyền tự do sau phát ngôn th́ tôi không bảo đảm” – TS. Lê Đăng Doanh đă có lần trả lời vị Hiệu trưởng một Trường Đại học Singapore như vậy!


<< trở về đầu trang >>
 free counters