Kỷ Niệm 20 Năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đổ:
Những Ngày Cuối Của Bộ Chánh Trị Đảng CS Đông Đức
Phan
Văn Song
Đến những giây phút cuối cùng, Bộ
Chánh Trị Đảng Cộng sản vẫn cố bám
giữ quyền lực và cơ chế Nhà Nước Dân
Chủ Cộng Ḥa Đức như là một thực thể.
Vào cuối những năm 1980, những nhà
cầm quyền nước Dân Chủ Cộng Ḥa Đức
cũng giống như ba con khỉ của Ấn Độ
: con th́ lấy tay bịt mắt, con th́
bịt tai, c̣n con thứ ba bịt miệng,
để không thấy, không nghe, không nói
hay bàn tán xôn xao. V́ Nhơn dân
Đông Đức đă xa rời nhóm lănh đạo,
ngọn lữa tranh đấu và chống đối đang
sôi sục, người dân không c̣n sợ Nhà
cầm quyền nữa, và Nhà cầm quyền cũng
không c̣n có thể bịt miệng Nhơn dân
được nữa. Thế nhưng Erich Honecker,
tay «Tổng Thơ Kư» của Đảng Cộng sản
Đức, già nua, cầm quyền đă từ 18 năm
nay, vẫn không nghĩ rằng cái chế độ
dựa trên một chủ thuyết già nua, lỗi
thời như Chủ thuyết Cộng sản Mácxít
– Lê Ninnít theo hướng Xít ta Lin,
không thể tồn tại được nếu không có
một thay đổi về mặt cơ chế và chánh
trị. Erich Honeker không có thể
tưởng tượng được rằng chánh sách «
perestrọka» của Mikhail Gorbatchev
đang và sẽ thay đổi toàn bộ, bộ mặt
thế giới.
Rạng ngày 27 tháng 6 năm 1989, Bộ
Chánh trị Đức hoang mang và sửng sốt
khi được biết được nhà cầm quyền
Hungary đang tháo gở toàn bộ hệ
thống báo động điện tử, và phá bỏ hệ
thống hàng rào đôi bằng giây kẻm gai
(của Bức Màn sắt) đă rào kín và chia
cách biên giới Hungary với nước Áo.
Erich Honecker lật đật phái ngay anh
Ngoại Trưởng ḿnh đi Moskva cầu viện
Liên Sô. Và được Liên Sô trả lời đấy
là một vấn đề nội bộ của Hungary.
Như vậy có nghĩa là từ nay, Liên Sô
sẽ có thể chấp nhận những cuộc phá
vỡ như vậy của Bức màn sắt?
Vài hôm sau, trong một cuộc họp toàn
bộ các lănh tụ hàng đầu của tất cả
các Đảng Cộng sản Đông Âu tại
Bucarest, Romania, trong một bầu
không khí không thân mật, và nghi kỵ
lẫn nhau, trong thời gian giải lao,
Honecker xin gặp riêng Gorbatchev và
yêu cầu Gorbatchev đặc phái một nhơn
viên Liên Sô sang Đông Bá linh, để
giúp Đông Đức giữ vững chế độ.
Gorbatchev thẳng thừng từ chối, và
nói không cần thiết. Nhưng Honecker
hiểu lầm và nghĩ rằng khi Gorbatchev
nói không cần thiết, nghĩa là t́nh
h́nh không đến nỗi căn thẳng lắm. Và
Honecker vẫn giữ ảo tưởng như thế !
Trong đêm ấy Honecker bị bịnh nặng,
và phải được chở gấp về Đông Bá Linh
để giải phẩu v́ viêm bọc mật ở gan,
nhưng v́ một trục trặc kỹ thuật, nên
cuộc giải phẩu được đ́nh chỉ lại.
Honecker bèn đi Drewitz, vùng
Mecklembourg, nghỉ dưởng sức chờ
chửa bịnh cùng gia đ́nh.
Trong khi ấy, t́nh h́nh bổng nóng
hơn. Những đ̣i hỏi đi lại, di
chuyển, càng ngày càng đông, từng
đoàn người biểu t́nh ở rất nhiều
thành phố đ̣i mở Bức Màn sắt để đi
qua lại với Tây Đức. Stasi, cơ quan
Công An bối rối và ngạc nhiên trước
sự không phản ứng của Bộ Chánh Trị.
V́ ban lănh đạo Công sản Đức tiếp
tục thái độ che mắt, che tai, che
miệng, đội mũ ni.
Sau khi được giải phẩu xong,
Honecker, tự ban cho ḿnh một thời
gian một tháng để dưởng bịnh, xa
lánh Bá linh và công việc. Trong lúc
ấy, t́nh h́nh nước Đông Đức xấu hơn.
Công nhơn bắt đầu băi việc, con số
sản xuất càng ngày càng tệ hơn. Đầu
tháng chín, Bộ Chánh trị Đảng Cộng
sản Đức không thể tiếp tục làm ngơ
măi được nữa, tại nhiều thành phố đă
bắt đầu có những cuộc nỗi loạn. Tay
« Tổng Bí Thơ » nầy đang hoàn toàn
bất lực, có cần phải thay thế ông
nầy không ? Vài nhơn vật trong Bộ
Chánh Trị bắt đầu có ư nghĩ nầy, và
một nhóm «tạo phản» được thành h́nh.
Honecker, giữa hai cuộc đi săn, (mùa
Hè ấy Honecker đoạt kỷ lục bắn hạ
được con nai to nhứt của đời săn nai
của ông), công phu viết bài diễn văn
cho Ngày Sanh Nhật thứ 40 của Đông
Đức.
Buổi lễ được diễn ra trong một bầu
không khí rất lạ lùng. Thiên hạ cổ
vơ Gorbatchev, nhơn vật cải tổ và đả
đảo Honecker, tay thủ cựu. Trong Hội
Trường Cộng Ḥa, thiên hạ hát vang
bài « Quốc tế ca », nhưng lời ca đă
được sửa lại. Gorbatchev được bảo vệ
đưa đi vào những nẻo đường kín đáo
khác nhau để trành những cuộc xô xát
đang xăy ra giữa các nhóm biểu t́nh
và các lực lượng công an đặc biệt.
Đối với các lănh đạo Bộ Chánh trị,
từ nay là một cuộc đấu tranh tuyệt
vọng để giữ quyền lực hay ít ra
không bị cơn băo cách mạng thổi lốc
đi. Phải hạ bệ Honecker, đó là một
tiên quyết ; trừ phi có Kremlin bảo
trợ. Nhưng Kremlin lại ô kê. Thế là
phải sửa soạn hạ bệ Honecker.
Anh Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng phải
lănh trách nhiệm ấy. Vào buổi họp
ngày 17 tháng 10, Willy Stoh, tục
danh là tên Phổ Đỏ (the Red
Prussian), v́ hắn ta là một tay cứng
rắn, khó lay chuyển, nên lănh trách
nhiệm khó khăn ấy. Thoạt đầu tiên,
anh xin thêm một mục riêng ở chương
t́nh nghị sự. Mục riêng ấy là vấn đề
bất tín nhiệm Honecker và thay thế
bởi tay số 2 là Egon Krenz. Sau một
khoảng im lặng nặng nề, v́ tay Chủ
tịch Nhà nước Đức vẫn không hiểu,
Stoph phải nhắc lại. Lần nầy, « Tổng
Bí Thơ » hiểu và chấp nhận. Mọi
người dơ tay biểu quyết, Honecker,
đàng hoàng trịnh trọng dơ tay biểu
quyết truất phế ḿnh. « Các anh
không giải quyết vấn đế, hôm nay là
tôi, mai kia là đến phiên các anh »
Honecker phán câu nói ấy khi bắt tay
mừng Egon Krenz, và rời pḥng họp,
chứng tỏ ông đă bắt đầu thấy vấn đề.
Egon Krenz, trong 49 ngày cầm quyền,
cố gắng bắt chước một cách vụng về,
chánh sách cởi mở của Gorbatchev,
cho đế lúc toàn bộ Chánh trị phải
đồng loạt từ chức.
Và Bức Tường Bá linh sụp đổ.
C̣n Việt Nam. Bộ Chánh Trị Đảng Cộng
sản vẫn c̣n lănh đạo đất nước Việt
Nam đấy. Cơn băo bất măn đang thổi
trên toàn cỏi đất Việt Nam. Ở ngoài,
Tàu đang ăn hiếp trên Biển Đông, ở
trong nước không một ngày nào không
có một người dân chủ, chống đối mà
không bị bắt. Biểu t́nh chống Tàu
đang xâm phạm chủ quyền Việt Nam
đang bùng nổ. Nhơn dân Việt Nam ngày
nay, đă xa lánh Ban Lănh Đạo Đảng
Cộng sản Việt Nam đang cầm
quyền.Nhơn dân đă mất ḷng tin tưởng
chế độ. Đừng bắt chước Ban Lănh Đạo
Đông Đức ngày nào vẫn bịt tai, bịt
mắt, bịt miệng. Phải mở to mắt ra để
nh́n rơ Tàu đang xâm phạm lănh thổ
Việt Nam, đang phá hoại nền kinh tế
Việt Nam, Phải mở to tai ra để nghe
tiếng nói của Nhơn dân đang đau xót
về sự mất chủ quyền của Việt Nam,
đang than khóc v́ đảo đất chúng ta
đang bị xâm chiếm. Phải há to miệng
ra để nói tiếng nói tự do, yêu dân,
yêu nước, chỉ trích sửa sai các sai
trái của những nhà quản lư không làm
tṛn nhiệm vu. Chưa bao giờ trong
hai mưoi năm nay, các nhà lănh đạo
có một điều kiện bộc lộ được t́nh
yêu nước như vậy: Chống ngoại xâm,
chống Tàu.
Rất mong Ban lănh đạo Việt Nam sáng
suốt làm ngay một cuộc Cách mạng:
giao quyền lại cho Nhơn dân Việt Nam
để dân Việt Nam làm chủ vận mạng của
đất nước ḿnh. Đừng để muộn.
Mong lắm !
15/9/2009
Kỷ Niệm 20 năm Bức tường Bá linh sụp
đổ.
Phan Văn Song