Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Như Có Pác Hùa Trong Ngày Vui Đại Thắng.

Như Có Pác Hùa Trong Ngày Vui Đại Thắng.

 

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

 

Tuần trước người viết đă giới thiệu đến bạn đọc cô Nguyễn Trang Nhung, một thiếu nữ Hà Nội 27 tuổi, đă vượt “bức tường lửa” ngăn cách tự do với ước mong: “sẽ tháo gỡ được hoàn toàn (hoặc phần lớn) băn khoăn của không ít người về mối liên hệ giữa Dân chủ và Dân trí.

Trong khi bạn trẻ Nguyễn Trang Nhung đang tích cực vận động cho tự do và dân chủ tại quê nhà, th́ từ Hoa Kỳ luật sư Nguyễn Hữu Liêm đă bay về Hà Nội để tham dự cái gọi là “Đại Hội Việt Kiều”. Từ Hà Nội ông Liêm đă viết và phổ biến một bài tường thuật cảm tưởng trên các trang điện tử hải ngoại Talawas, Đàn Chim Việt, X-café ,… gây nhiều phẩn nộ trên các diễn đàn này.

Ông Liêm tự giới thiệu là dân di tản và đă nhiều lần về Việt Nam . Lần này ông chính thức được mời “với tư cách là chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt – Mỹ”. Ông cho biết ngay tại phi trường Nội Bài “Một sĩ quan cấp tá đón tiếp tôi thân mật, vui vẻ. Viên sĩ quan đóng dấu ngay lập tức vào tờ khai nhập cảnh và chào tôi nghiêm chỉnh với nụ cười.” Ông cũng cho biết “Sáng sớm ngày hôm sau, thứ Bảy, 21 tháng 11, phái đoàn chúng tôi lên xe buưt – có xe cảnh sát hú c̣i mở đường – đi về Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đ́nh.” Trong đại hội th́ “Những anh công an chính trị cũng luôn nở nụ cười, bắt tay.” Và ông đă về Hoa Kỳ ngay sau khi đại hội bế mạc.

Ông cho biết “Ngày thứ ba của Đại hội, ở cuối phần bế mạc, tôi cùng đứng dậy chào cờ. Bài “Tiến quân ca” được vang cao trong cả hội trường… khi vừa hết bài Quốc ca, mấy chục cô và bà đại biểu từ Pháp đang chạy ùa lên sân khấu, vỗ tay đồng ca bài “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng. Tôi nh́n qua các thân hữu Việt kiều từ Mỹ, và ngạc nhiên khi thấy hầu hết – kể cả những người mà tôi không ngờ – đang vỗ tay hào hứng la to, Việt Nam ! Hồ Chí Minh!...” Xem ra ông Liêm đang tố cáo những “đại biểu” tham dự khác là tay chân công sản hay là Việt cộng nằm vùng để các đồng hương hải ngoại liệu chừng cảnh giác “ngày vui đại thắng” của chúng.

C̣n ông chỉ tham dự đại hội v́ công ăn việc làm. Ông nhận ra công an cộng sản bám sát ông từ lúc bước chân về Hà Nội. Các lần về Việt Nam khi trước ông rất sợ công an. Nhưng lần này công an cộng sản vui cười niềm nở v́ ông là “khách” mời quan trọng.

Thực ra bài tường thuật của ông Liêm không phải chỉ gồm vài trích đoạn nêu trên, v́ thế mới gây nên những phẩn nộ trên các diễn đàn hải ngoại. Trước khi quư vị đọc toàn bài cuả ông Liêm để hiểu rơ hơn về “đại biểu Việt Kiều” tiêu biểu Nguyễn Hữu Liêm, để h́nh dung thêm “nhân” cách của các “đại biểu” khác đang đâu đó tại địa phương ḿnh đang sống, người viết xin giới thiệu đến bạn đọc một số ư kiến trên các diễn đàn hải ngoại.

Trên talawas, QuangSan một người cùng quê với ông Liêm đă viết “…tui cũng là Triệu Phong Quảng Trị miềng đây: khôn chộ th́ thôi, chộ mà ốt dột. Cứ về Triệu Phong mà coi “Như có Pác Hùa trong ngày vui đại thắng” của NHL, sau 34 năm đại thắng cơm không đủ ăn, áo vá chằm trăm mảnh, người nào lành lặn là do Đôla Mỹ, Pháp, Úc… chi viện. Ôi! Ông NHL ơi, sao ông không viết về cái nghèo khổ tả tơi trên quê Quảng Trị của ông? Ông được tiếp đón, ăn ở khách sạn hạng sang, đi ô tô có công an hú c̣i và cái ông không tiện nói ra là cái phong b́: thủ tục. Tất cả đó là tiền từ giọt mồ hôi nước mắt dân Quảng Trị tui, ăn chưa no mà c̣n nai lưng đóng thuế, để nhà nước CS mua chuộc ông đó NHL ơi! Có học răng lại chịu đi bằng “troốt cúi”, răng mà khôn biết “trẽn’ với đ̣i ư! Từ tra tới trẻ người ta cười lên côi “trọ”.

Trên talawas, Hoà Nguyễn viết : “…v́ được “free food” trong vài ngày mà ông Liêm thấy ḿnh được cho hưởng đủ thứ tự do trước kia không hề có. Ông Liêm thử nh́n lại xem những nguyên cớ trước đây đă làm ông phải sợ hăi, tức sợ cộng sản, hay sợ tổ quốc khi ông đồng nhất tổ quốc với cộng sản, kể từ ngày ông đi khỏi nước cho tới ngày về dự đại hội VK, nay đă thực sự thay đổi hay biến mất chưa. Ông hăy nh́n vào trường hợp những người làm cùng nghề với ông, như các luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Lê Trần Luật, họ có vui mừng, hạnh phúc như ông v́ được hưởng nhiều thứ tự do như ông không. Sự khác biệt giữa ông Liêm và những luật sư đó phải nhận do ông Liêm là Việt kiều c̣n họ là người Việt trong nước, chứ không phải v́ cộng sản hay công an ở VN bây giờ hết đáng sợ...

Cũng trên diễn đàn talawas, Hoàng Ngọc-Tuấn viết: “Tôi đến sở thú xem người ta dạy thú. Tôi thấy những con thú nghe lời răm rắp. Người ta dạy bằng cách nhét vào mồm chúng những viên thức ăn. Bây giờ tôi mới hiểu rằng để dạy một hạng người nào đó th́ cũng tương đương như vậy. Cứ thảy cho vài viên ngọt ngọt, th́ hạng người nào đó cũng nói bô bô theo lời chủ, chẳng khác ǵ những con vẹt đói khát và ngu xuẩn. Tất nhiên so với loài vẹt th́ hạng người đó có phần hơn, v́ c̣n biết chêm triết lư vặt vào cho sang trọng nữa!”

Trên Vietland, Thu Hiền (Hà Nội) cho phổ biến ngay bài “Nguyễn Hữu Liêm, Một Con Chó Liếm Máu đồng loại Không Đắng Miệng. Thu Hiền giới thiệu “Tôi đọc xong bài "Nơi giữa Đại hội Việt kiều: Một nỗi b́nh an" của Nguyễn Hữu Liêm mà phải nôn mửa nhiều lần . Tôi đọc lịch sử nói về thời Tây có những tên Việt gian núp bóng Tây để làm hại đồng bào ḿnh, tôi không mường tượng được trong ḷng một tên Việt gian họ ra sao khi làm những chuyện trái với lương tâm là làm hại đồng bào ḿnh để sống thoải mái.” Thu Hiền kết luận bài viết : “Thực sự hắn đă trở về với bầy chó sói mà hắn đă xa cách. Đúng là châu về hiệp phố. Xin chúc mừng cho hắn đă t́m được đồng loại.

Trên diễn đàn Đàn Chim Việt,

 ( Author/Admin) Hoang Huu viết :”Cái tư cách của NHL hết sức rẻ mạt, vay mượn các câu chữ nghe có vẻ cao sang trừu tượng từ triết học không che đậy được sự rẻ rúng đó. Cái lá cờ máu của cộng sản đă giết chết hàng triệu người Việt th́ NHL "sướng rân người" khi nghe "cờ in máu chiến thắng mang hồn nước" hát vang lên...“

Cũng trên Đàn Chim Việt,

 ( Author/Admin) Hồng Lĩnh viết :”Nguyễn Hữu Liêm tự phong tước là một trí thức : " Có làm như vậy mới xứng đáng với vai tṛ trí thức của ḿnh". Nhưng Mao Chủ Tịch có bảo: " Trí thức không bằng cục phân" và cục phân đă về Hà Nội để lên đồng và lên bóng với: "Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước". Rồi ông cảm nhận được một gịng điện chạy từ đáy lưng theo xương sống lên trên cổ trên đầu. Gịng điện của cờ in máu. Chổ nào với bọn nầy chỉ có máu me thôi. Nhưng ông là chủ tịch của hội doanh nhân cơ mà. Trí thức doanh nhân. Trí thức đi buôn và hôm nay về Hà Nội cũng là đi buôn phải không, NHL? Một bọn con buôn bán cả linh hồn cho cờ in MÁU vào hồn nước.”

Trên là vài góp ư của bạn đọc gần xa trên mạng. Nếu bạn đọc Việt Luận muốn hiểu hơn về các “Việt kiều đại biểu” đang muốn mang cờ máu mừng “ngày vui đại thắng” trên đất khách quê người hay quê hương thứ hai của chúng ta th́ xin qúy vị b́nh tĩnh đọc nguyên bài dưới đây:

Nguyễn Hữu Liêm – Nơi giữa Đại hội Việt kiều: Một nỗi b́nh an

Hà Nội - Như rứa mà đă qua ba mươi lăm năm, ngày tôi rời Việt Nam . Trưa ngày 30 tháng 4, 1975, đeo đu đưa trên chân đáp của chiếc trực thăng cuối cùng rời phi trường Cần Thơ, trên vai vẫn đeo súng, và vai kia mang túi xách, tôi đă thoát đi trong tiếng la hét hoảng sợ và cuồng nộ, bắn giết của đoàn quân đang tan vỡ. Trong hai mươi năm qua, tôi đă bao nhiêu lần về lại Việt Nam . Lần nào bước vào phi trường Tân Sơn Nhất, tôi cũng vẫn luôn mang một nỗi sợ hăi thầm kín. Không biết là lần này ḿnh có bị trục xuất hay không? Những ngày c̣n ở trong nước th́ vẫn nghĩ đến chuyện công an “mời lên làm việc”. Tôi đă như là một đứa con ghẻ trên chính quê hương ḿnh. Nhưng lần này, tôi về lại quê nhà với một tâm trạng khác. Tôi được chính thức mời trở lại Việt Nam .

Tôi vẫn phân vân suốt cả tháng trời là có nên đi dự “Đại hội người Việt ở nước ngoài” hay “Đại hội Việt kiều” (Đại hội). Với tư cách là chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt – Mỹ, tôi có nhiều lư do để tham dự.  Cùng về với tôi trên các đường bay khác là một phái đoàn gồm những thương gia và chuyên gia. Trên chuyến tàu từ San Francisco về đến phi trường Nội Bài ngày thứ Sáu 20 tháng 11, tôi chỉ đi một ḿnh.  Tôi để ư đến các cô tiếp viên Việt Nam cố gắng cười trên môi trong nỗi bực ḿnh thể hiện qua lông mày v́ những yêu cầu của khách hàng đi từ Đài Loan.

Vừa bước tới quầy thủ tục nhập cảnh ở Nội Bài, tôi đă được hướng dẫn vào lối đi dành cho đại biểu kiều bào về tham dự Đại hội. Một sĩ quan cấp tá đón tiếp tôi thân mật, vui vẻ. Viên sĩ quan đóng dấu ngay lập tức vào tờ khai nhập cảnh và chào tôi nghiêm chỉnh với nụ cười. Tôi được hướng dẫn bới hai nhân viên khác đến một quầy tiếp đón. Xong rồi tôi ra xe đang chờ về khách sạn cùng với một số đại biểu từ châu Âu. Đến khách sạn chúng tôi cũng được chào đón thân mật. Ở đâu, ở trên khuôn mặt nào, tôi cũng chỉ thấy những nụ cười, những lời chào hỏi trân trọng. Pḥng trọ của tôi ở khách sạn Thắng Lợi, xây dựng bởi kỹ sư Cuba , nằm ngay trên mặt nước Hồ Tây. Tôi bước ra ban công, nh́n ra xa bên kia bờ là đường Thanh Niên và phố Thuỵ Khuê. Tôi chợt nhận ra một Hà Nội mà chưa bao giờ ḿnh biết đến – dù rằng tôi đă đến xứ Thăng Long này biết bao lần.

Sau khi tắm rửa, thay quần áo, tôi đi xuống pḥng ăn. Được gặp nhiều anh chị em, có người tôi từng quen biết, có người không. Những khuôn mặt tươi vui, bắt tay nhau, như cùng hát vang bài của chàng Sơn thuở nọ, “Mặt đất bao la, anh em ta về, gặp nhau, mừng như băo táp quay cuồng. Trời rộng. Bàn tay ta nắm nối liền một ṿng Việt Nam .” Ở trong khung cảnh này, tôi đọc được những tâm trạng không cô đơn của những con người nặng ḷng với đất nước.

Tôi cảm ra rằng ḿnh vui lên như đứa trẻ thơ – dù rằng trong ư thức tôi muốn chăm nh́n chính ḿnh và các đại biểu Việt kiều từ một góc độ khác. Tôi muốn bắt chước Edmund Husserl đi soi t́m một tinh hoa, về cái thực chất của t́nh yêu nước, trên cơ sở của hiện tượng học, một thể dạng t́nh cảm quê hương thuần chất trong con người Việt Nam – cái dân tộc tính đặc thù, sau khi đă loại trừ đi những yếu tố kinh nghiệm cá nhân và lịch sử. Ở trong và kinh qua tất cả những vọng động từ sử tính, trong khổ đau, qua thể chế, với đầy cực đoan và ngu muội, th́ cái thực chất tinh thần yêu nước của con người Việt Nam, như là một thực tại thuần trừu tượng của khái niệm, qua biện chứng cuộc đời, có được nâng cao lên tới một thời quán tiến hóa mới? Hay là những người “phía tả” như chúng tôi vẫn là những đứa con trẻ đang lớn lên của thời tiền cách mạng khao khát một nguyên cớ lịch sử để hy sinh chính ḿnh nhằm t́m ra chính ḿnh?

Chuyến đi Đại hội này – tôi an ủi và tự đánh lừa chính ḿnh – như là một dự án về biện chứng sử tính trong hiện tượng luận của Husserl. Triết học ở đây như là một chiếc áo c̣n quá rộng cho một chàng quê vừa lên tỉnh, hăm hở lư thuyết như con trâu đói ngấu nghiến nhai đám cỏ vàng úa giữa đồng hoang.

Tôi t́m đến Hussserl trong đoạn văn này. “Cuộc đời của con người, trên cơ bản tinh hoa phổ quát của nhân loại và văn hóa bản địa, nhất thiết phải mang yếu tính lịch sử. Nhưng đối với một con người khoa học, cuộc đời như là cuộc sống của khoa học, trên chân trời của cộng đồng những khoa học gia, th́ nó đă đánh dấu một sử tính mới. Nó đ̣i hỏi một cuộc cách mạng cơ bản về ư thức sử tính. Đó là cuộc cách mạng về trái tim lịch sử trong ư thức sử tính của con người.”

Husserl, theo ngôn ngữ phiên giải của Derrida, viết tiếp, “Thứ nhất, đó là một sử tính tổng quan trong sinh mệnh con người khi nhân loại hiện thân và sống trong bối cảnh tinh thần và văn hóa của truyền thống. Cái tiếp theo và cao hơn là sự thức dậy từ tính kích động của văn hóa châu Âu, để t́m đến một dự án lư thuyết và triết học. Cuối cùng là sự chuyển hóa từ triết học đến hiện tượng học. Từ đó, mỗi chặng đường chuyển hóa, được đánh dấu bởi một cuộc cách mạng nhằm phá bỏ dự án cũ, thực ra chỉ là một tổng dự án, qua khả thể vô hạn hóa sử kiện, sử dụng giác quan để điều tra đến tận cùng cái chủ ư ẩn dấu của tập thể dưới tất cả những chuyển động lịch sử.” À ha!

Đây chính đă là dự án của Lư Đông A cho con người Việt Nam . Tôi xin mượn Đại hội Việt kiều, qua tinh thần Lư Đông A và phương pháp luận của Husserl, để suy t́m cho chính tôi, một nhận thức mới về “trái tim sử tính” của dân tộc Việt từ một trăm năm nay – từ khi truyền thống sử tính dân tộc Việt Nam bị kích động thức dậy bởi văn minh lư thuyết Tây Âu. Cái tôi muốn bước tới là cái mà Trần Đức Thảo, từ năm 1955, khi tôi vừa mới ra đời, đă về từ Paris đến Hà Nội cố gắng khơi mào một cách tế nhị và gián tiếp: Một cuộc chuyển hóa về sử tính từ ư thức ôm chặt bởi văn hóa truyền thống và bản địa hạn hẹp sang đến cơi sống thuần tinh hoa lư thuyết và triết học phổ quan.  Ảo tưởng trí thức – dĩ nhiên. Nhưng đây là niềm vui tự tách rời của tôi. Nhưng tôi phải tự hỏi như Lư Đông A đă từng hỏi cả gần thế kỷ trước: Tất cả những khổ đau – và nỗi nực cười bi đát –  mà cả dân tộc Việt Nam kinh qua đă phải cho một mục đích – tức là chủ ư tinh thần và tinh hoa cho sử tính Việt. Nó là ǵ?

Nó có phải là tinh thần dân tộc độc lập – một tinh thần tự do tập thể cổ điển – đang được chuyển hóa sang ư thức tự do – một tinh thần giải phóng cá nhân? Hay rằng: Nó vẫn chỉ là một tinh thần thuần phản ứng, trên cơ sở dân tộc chủ nghĩa, được vẽ vời thêm bằng giáo điều vọng tưởng, cộng thêm một vơng lưới vướng mắc từ quyền lực và quyền lợi, mà Đảng Cộng sản là hiện thân, đối với tính hiện đại từ Tây Âu đem đến?

Tôi muốn dựa vào phép biện chứng quốc thể (state), tức là các h́nh thái tổ chức, mà Đại hội Việt kiều này là một, và chính tôi, cùng các đại biểu Việt kiều, những người mang tinh thần dân tộc trong lưu vong, tương tác – như là một tiến tŕnh đối ứng và thông hiểu, để chuyển hóa lẫn nhau – từ các nội dung đầy kịch tính chính trị đến những nỗi hồn nhiên mang nặng tính bi hài trong những con người đại biểu như chúng tôi. Tôi biết rằng không một ai đă bước vào lịch sử mà không làm một thánh tử đạo sẽ là – và khi chết không phải làm một tên hài kịch đă là.

Sáng sớm ngày hôm sau, thứ Bảy, 21 tháng 11, phái đoàn chúng tôi lên xe buưt – có xe cảnh sát hú c̣i mở đường – đi về Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đ́nh. Hà Nội, khi đi ra khỏi khu Ba Đ́nh, là cả một công trường xây dựng. Các cao ốc thi nhau vươn lên. Có một cái ǵ đó mang ít nhiều tính bất cập, bất tương xứng giữa những con người và chế độ chính trị, và cả con người tôi thấy trên đường phố, đối với các cao ốc hiện đại đang được dựng cao. Tôi h́nh dung ra một tập thể nông dân thích ngắm tập tranh vẽ mây nước của Tàu đang tham dự một cuộc triển lăm hội họa đương đại. Ngôn ngữ khẩu hiệu cũng nhẹ nhàng đi. “Người Việt ở nước ngoài” thay cho “Việt kiều”. Chữ “Đảng” cũng thấy và được nghe rất ít.  Những anh công an chính trị cũng luôn nở nụ cười, bắt tay. Cái biện chứng tương tác của ư chí thể thức đang lôi kéo các tâm hồn thượng cổ, làng mạc ra với không gian mới của thời đại – như các cô chiêu đăi viên hàng không Việt Nam vẫn cố cười dù rất là không muốn.

Hay quá! Chủ nghĩa “chủ quan duy ư chí” của một đế chế chính trị khắt khe và nhiều sai lầm – như là ư chí lịch sử Việt Nam – đang đ̣i hỏi các con người mang sử tính liên hệ phải thay đổi. Hôm nay, cái bụng dạ thuần phản ứng phải uốn nắn theo thể thái ngôn ngữ và khuôn mặt chính ḿnh theo “kinh tế thị trường”. Cái đang là của thực tế cuộc đời đang uốn nắn bởi cái phải là của thời thế. Tôi nh́n rơ được một dạng thức tương tác giữa ư chí và ư thức đầy mâu thuẫn này vốn đang đưa con người Việt Nam đi đúng đường, đúng hướng.

Qua đến ngày thứ hai của Đại hội. Trong các khóa hội thảo chuyên ngành, tôi tham dự phiên “Trí thức và chuyên gia”. Có một giáo sư kiến trúc, về từ Pháp, tôi chỉ nhớ tên là Trường, khoảng 65 – 70 tuổi, đă tâm sự chuyện về Việt Nam giảng dạy suốt nhiều năm qua. Không lương bổng, và không được trả bất cứ chi phí nào, giáo sư Trường đă kèm dạy nhiều lớp sinh viên trong ngành xây dựng và kiến trúc, cũng như khiêm tốn làm việc với các ban ngành của chính phủ về các vấn đề xây dựng và quy hoạch thành phố.  Tôi tự hỏi ḿnh có làm được như thế không? Có làm như vậy mới xứng đáng với vai tṛ trí thức của ḿnh. Tôi thầm vui mừng – và hănh diện – v́ trong hàng lớp nhà giáo gốc Việt ở hải ngoại đang có nhiều anh chị em về Việt Nam âm thầm làm việc, đóng góp như vậy. Không có chức năng lịch sử nào trọng yếu và tích cực hơn là vai tṛ khai sáng và chuyển giao ư thức. Dĩ nhiên, ư thức – mà tất cả chỉ là ư thức tự do – phải nằm trên cơ sở khoa học thực nghiệm, như Trần Đức Thảo đă dầy công phân tích.

Ngày thứ ba của Đại hội, ở cuối phần bế mạc, tôi cùng đứng dậy chào cờ. Bài “Tiến quân ca” được vang cao trong cả hội trường. Lạ thật. Tôi chưa hề từng nghe Quốc ca Việt Nam (này) trong khung cảnh thể thức như thế. Từ ấu thơ đến bây giờ, tôi từng hát Quốc ca của miền Nam, trước năm 1963 th́ cùng với bài hát buồn cười Suy tôn Ngô Tổng thống.” Ba mươi bốn năm qua là Quốc ca Hoa Kỳ xa lạ, Star Spangled Banner. Nay th́ tôi lại nghe và chào Quốc ca Việt Nam và lá cờ đỏ sao vàng. Con người là con vật của biểu tượng. Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước. Tôi cảm nhận được một ḍng điện chạy từ đáy lưng theo xương sống lên trên cổ trên đầu như là khoảnh khắc thức dậy và chuyển ḿnh của năng lực Kundalini. Tôi nh́n lên phía trước, khi vừa hết bài Quốc ca, mấy chục cô và bà đại biểu từ Pháp đang chạy ùa lên sân khấu, vỗ tay đồng ca bài “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Tôi nh́n qua các thân hữu Việt kiều từ Mỹ, và ngạc nhiên khi thấy hầu hết – kể cả những người mà tôi không ngờ – đang vỗ tay hào hứng la to, Việt Nam ! Hồ Chí Minh! Cả hội trường, và tôi, cùng hân hoan trong tất cả (vẫn là) cái hồn nhiên mà dân tộc ta đă bước vào từ hồi thế kỷ trước.

Trong không khí vang ầm của lời ca, tôi lại lắng nghe từ Paul Ricoeur, “Đây là ư chí hồn nhiên thứ hai, khi con người đă bước ra khỏi hồn nhiên thứ nhất, trở về lại để t́m ra nó như là một niềm hạnh phúc nguyên sơ.” Tôi thầm cảm thấy ḿnh thật sự b́nh an khi đất nước này đă mở rộng ṿng tay đón tôi trở về – dù tôi đă ư thức rơ ràng về sự khác biệt nhiều tương phản giữa quê hương và thể chế chính trị. Tôi biết và cảm thông được nỗi buồn vô hạn của những người trí thức đă từng bị trục xuất khỏi quê nhà khi về đến sân bay. Ôi tổ quốc ơi! Sao mà ngươi khó khăn và khắc nghiệt thế? Cho dù tôi có cố gắng khách quan hóa ư thức đầy sử tính của ḿnh, cái tinh chất thuần ư thức mà hiện tượng luận muốn đi t́m vẫn chỉ c̣n là một ẩn số lớn.

Ngày hôm sau, thứ Ba, 24 tháng 11, trên suốt chuyến bay để “đi” California – không phải là “về” như bao lần – tôi thấy chính ḿnh đang mang tiếp được một nỗi b́nh an ngày hôm trước. Quê nhà đă đón mừng và nhận lại ḿnh. Tôi không c̣n sợ tổ quốc, sợ chế độ, sợ công an, sợ cộng sản. Bạn thấy không? Con người tôi vẫn là của thời quán thứ nhất – một anh nông dân trong làng chưa bước qua được giai thoại của một thứ dân tộc chủ nghĩa thô sơ và đầy uẩn khúc. Tôi chưa phải là con người tự do.

Xin chân thành cảm ơn tất cả. Ôi hỡi quê hương Việt Nam . Lần này, tôi đă thực sự trở về!


<< trở về đầu trang >>
free counters