Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Nh́n cây thấy rừng

Nh́n cây thấy rừng

 

Nguyễn  Văn Lục Tạp ghi

Bài viết này riêng tặng các luật sư trẻ như Lê Công Định, Lê Trần Luật

Tôi có hai đứa cháu nội. Chẳng nhiều nhặn ǵ so với người khác. Dầu vậy, chúng là điểm chuẩn (point de repère) cho tôi nh́n và so sánh với thế giới bên ngoài. Từ hồi chúng bắt đầu “cắp sách đi học”, tôi cũng bắt đầu học được nhiều thứ lắm.
Thật ra, tôi xin sửa lại cho đúng kẻo oan cho các cháu. Chúng nó chỉ có  cái “bề ngoài” đi học. Đứa nào cũng đeo lủng lẳng một cái cặp nặng sau lưng, to bằng một phần tư thân h́nh.Thằng nhỏ đi đứng khệnh khạng làm ra quan trọng lắm. Kỳ thực trong đó chỉ có bánh ḿ, trái cây và nước trái cây.
Mang tiếng là nó  đi học mà như thể đi chơi. Đến trường th́ cô giáo phát cho dụng cụ như các loại bút ch́ mầu, tha hồ “vẽ bậy vẽ bạ” cái ǵ nó nghĩ ra được.
Vậy mà chúng “tiến bộ” từng ngày. Cả hai làm bố mẹ chúng ngạc nhiên. Trường học đă làm thay đổi ngay cả  từ cử chỉ chào hỏi, cách đối đáp, biết mừng ngày lễ của mẹ, mừng sinh nhật, v.v... Trường xem ra không dạy ǵ cả mà dạy rất nhiều. Chưa kể chúng nói “sành sơi” đúng giọng tiếng Pháp không giống cái giọng cứng cỏi như ông nội nó. Điều ngạc nhiên là đến trường, chúng phân biệt chữ nào là tiếng Pháp cô giáo nói và chữ nào là tiếng Việt, bố mẹ nó nói. Có lần, tôi lười, uống xong lon bia, tiện tay quẳng cái vỏ lon bia vào thùng rác. Nó thấy được, “bắt quả tang” ông nội làm bậy. Nó nói, ông nội, ra dấu không bằng ḷng rồi nắm tay tôi lôi ra phía thùng rác, bắt lấy lon bia vứt vào một thùng nhựa đề Recyclage (Recycle) gần đó. Xấu hổ quá. Tôi muốn nhờ họa sĩ Ba Bụi giúp vẽ cái cảnh cháu tôi, nó bắt tôi lượm vỏ lon bia để vào thùng Recyclage gửi cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Chẳng bao lâu sau th́  tôi đâm nghi ngờ h́nh như chúng nó biết nhiều thứ lắm. Nhất là cháu gái lớn 6 tuổi. Nó biết cả những vấn đề mà Nguyễn Tấn Dũng cũng “mù” không biết, như vấn đề môi sinh, môi trường. Thật ra chẳng dám so sánh, nhưng cực chẳng đă phải nói thẳng vậy thôi. Nhưng tương lai Việt Nam mà rơi vào tay một người lănh đạo vô học th́ chỉ có chết. Nay ông Thủ tướng lại phát động thành lập những tổng công ty trọng điểm do nhà nước quản lư là thêm một bước lùi nữa. Chẳng bao lâu nữa, những công ty như đóng tầu thủy, Hàng không Việt Nam, dầu hỏa, điện lực, các ngân hàng sẽ là những ổ thụt két, ổ tham nhũng, làm ăn lỗ lă thất thoát vốn nhà nước.
 Đất nước không khá được khi trao vào tay những kẻ cầm quyền  ít học.

Hiện nay, 8 triêu dân Sài G̣n đang sắp sửa đua nhau mua áo tắm và học bơi trên một hồ tắm thiên nhiên trải dài trên khắp các quận huyện. Lănh đạo thành phố Hồ Chí Minh báo động Sài G̣n sẽ bị ngập lụt khi có mưa lớn và khuyên nên chuẩn bị đối phó bằng cách tập bơi để tránh khỏi chết đuối. Có lẽ hơn ba chục năm nay, không có lănh đạo nào tồi tệ, bất nhân, ĺ lợm như nhóm lănh đạo hiện nay từ Trung Ương tới địa phương.
Đất nước có nguy cơ bị kéo sụp đổ.
Tuy con cháu tôi đă có chút hiểu biết về môi sinh, môi trường, nhưng vẫn chưa nói được hai chữ bô xít...
C̣n computer th́ khỏi nói. Chẳng ai dậy nó mà mới tư tuổi  đầu, tự nó vào “gơ loạn lên.”  Xem ra nó nắm được nguyên tắc, những “nguyên lư” của computer mà sau này nó sẽ qua mặt tôi dễ dàng.
Chúng đúng là những đứa trẻ. Chúng có tuổi trẻ của nó.
Có nghĩa là sống hồn nhiên, vô tư. Ai cũng phải nh́n nhận trẻ  con Việt Nam sống ở nước ngoài sướng thật. Chúng là niềm hy vọng trước cả niềm hy vọng.
Nhưng cái vương vấn của tôi là cứ nh́n đến các cháu bên này hay đọc tài liệu phía Việt Nam và Trung Quốc liền nghĩ đến các trẻ bên Việt Nam.
Chúng không được cái cơ may sống như một đứa trẻ hải ngoại và nói một cách nghiệt ngă như nhà văn Lu Xun, nhà văn lớn Trung Hoa của thế kỷ 20, đă dự đoán tương lai những đứa trẻ Trung Hoa rằng: “Trước khi đứa trẻ mở miệng nói, người ta đă cho là nó lầm lỗi rồi.” Điều đó, áp dụng cho cả những đứa trẻ đă trưởng thành như các anh luật sư Luật, Định. Họ đă dùng cả bộ máy công an khổng lồ của nhà nước để trấn áp một thanh niên trẻ tuổi bắt nhận tội trước cả khi ṭa xét xử. Cái nỗi nhục không phải từ phía luật sư Lê Công Định mà từ phía những kẻ man rợ trấn áp anh.
Khi các anh ra ṭa th́  xin các anh nhận thêm một tội này, tội lớn nhất: Đó là tội đă trót sinh ra làm người Việt Nam sống dưới chế độ xă hội chủ nghĩa... Các anh đang sống ở một nơi mà bộ máy quản lư con người (La machine humaine) thuộc loại tàn độc và bạo hành khủng khiếp nhất với hơn 3 triệu cán bộ. Các anh chỉ có thể hiểu được tại sao tôi nói thế, khi các anh đă sống ở các nước thế giới tự do.
Cứ mỗi lần nghĩ  tới cháu tôi hoặc các trẻ em bên này, tôi không thể  không chạnh ḷng, than thở với vợ. Cô ấy gạt  đi và nói, “thây kệ họ, ḿnh ở đây hơn 30 năm rồi, ḿnh làm ǵ được?”
Đúng vậy, nhưng chỉ v́ một lẽ là ḿnh c̣n có một trái tim.
Trẻ em Việt Nam chúng không có cơ may làm người. Ngay dù hiện tại chúng là một đứa trẻ th́ đă gánh trên vai trách nhiệm nặng nề của một tương lai nghiệt ngă sắp tới.
Bỏ ra ngoài lề  những đứa trẻ chẳng may số phận bất hạnh như mồ côi, lạc loài sống chung giữa những đống rác hay mới 5 tuổi đầu mà mẹ đă bắt  đi ăn mày, hoặc 13, 14 tuổi đă bị gả  bán cho ngọai kiều. Những sự bất hạnh ấy giống như những hạt cát trong hằng hà những hạt cát trên băi biển, bị sóng xô đẩy, vùi dập rồi c̣n bị những bước chân con người vô t́nh thản nhiên dẫm lên.
Nhưng ngay cả đa số  những đứa trẻ được ăn học th́ số  phận chúng cũng bị dập vùi đủ thứ bất hạnh. Chúng đang sống ở một nơi mà quyền sống, quyền làm người không có ǵ bảo đảm. 83 triệu người cúi đầu khiếp sợ trước hơn 3 triệu đảng viên. Luật lệ là do họ, bắt bớ tù đầy là do họ. Kết quả đó là một xă hội c̣n ở t́nh trạng thô thiển (simple), khép kín như một trại súc vật hay một thứ trại lính (système encaserné). Ở bên Tầu, một tỉ 300 triệu người cũng cúi đầu khuất phục trước 64 triệu đảng viên đang làm mưa làm gió như vậy.
Ở Việt Nam cũng như bên Tầu, chính trị có mặt khắp nơi. Nó có mặt trên những tấm biểu ngữ người ta đọc được như: Mừng Xuân, mừng Đảng. Tôi đă đọc được những biểu ngữ như thế trên đường phố Sài G̣n và Huế. Tôi buồn cười mà chua chát. Khắp nơi đều có các phường Văn hóa mà vô Văn hóa. Loa phóng thanh c̣n tồn tại khắp nơi, ngay cả thành phố Hà Nội và cộng vào đó hơn 600 tờ báo đủ loại, chưa kể đài phát thanh, vô tuyến truyền h́nh.
Chỉ cần có một biến cố ǵ đó như vụ Thái Hà là  vang vang khắp nơi như bầy chó sủa.
Họ át tiếng người.
Họ như những sợi dây trời. Có những sợi vu oan, sợi dối trá, sợi trói tay người, sợi tra tấn, sợi hù dọa. Chỉ  thiếu sợi t́nh người, sợi chia sẻ.
Họ gần như mỗi ngày đi xa khỏi giống người.
Trong tinh thần đó, hy vọng ǵ có một Thiên An Môn thứ hai xảy ra trên đất nước Tàu, Và dĩ nhiên cả ở trên đất nước Việt Nam nữa.
Một ngày mùa đông trên quảng trường Thiên An Môn. Hôm đó vào một ngày có trời tuyết. Một người cha dắt con đến đó và  đắp một tượng người bằng tuyết cho con chơi. Một người lính đến và dùng chân đạp sập tượng người tuyết và nói rằng: Ở quảng trường này không có chỗ cho người tuyết. Đứa trẻ khóc thút thít.
Người tuyết không có  quyền được có mặt trên quảng trường, trẻ  con cũng vậy và ngay cả một chút mơ mộng của một đứa trẻ cũng không có nốt.
Cứ nh́n cây th́ biết rừng như thế nào. V́ thế  cây không thể nào che dấu được rừng.
Ngay từ tuổi thơ, trẻ em Việt Nam đă bị dập vùi học với thi cử. Chưa kể chẳng may bụng dạ không tốt, muốn đi ị cũng không xong, v́ trường học không có cầu tiêu, hay cầu tiêu quá dơ bẩn. Sao mà khốn khổ thế.
Một nhà báo Pháp, ông Éric Meyer trong cuốn sách nhan đề: Sois riche et tais-toi! Portrait de la Chine d’aujourd’hui. (Cứ làm giàu đi và câm cái miệng của anh lại). Cuốn sách viết về nước Tàu mà giống y hệt Việt Nam. Chỉ cần bỏ chữ Chine và thay vào đó chữ Việt Nam là xong. Ông Meyer lập nghiệp và lấy vợ Tàu, sống ở Bắc Kinh từ năm 1987 đă viết vỏn vẹn như thế này về việc học bên Trung Quốc: “En Chine, les études se conjuguent avec les larmes.”
Ở bên Tàu, việc học đi đôi với nước mắt.
Sao nó giống Việt Nam thế. Cha mẹ cứ ŕnh, hễ đứa trẻ  hở ra một phút nào là bắt đi học thêm. Và  đây là thời khóa biểu của một bé gái con nhà có cuộc sống tương đối khá. 7giờ 30 tới trường. Chiều về, tuần ba buổi tới nhà cô giáo học thêm. Những buổi c̣n lại dành cho một buổi học đàn Piano, một buổi học Anh Văn. Đặc biệt thứ bảy có học thêm hai giờ toán. Chưa kể chiều thứ năm, công tác đoàn đội. Ngày thứ bảy kể từ 11 giờ là vui nhất v́ đến nhà thờ, sau đó sinh hoạt vui chơi như hát hay múa. Chính quyền cũng không phải là không nh́n thấy cái “lợi ích” của sinh hoạt nhà thờ. Họ muốn giao trách nhiệm cho nhà thờ lắm. Nhưng họ c̣n ngại.
Ngay từ lúc 4 tuổi, Zhou Jaying đă được cha mẹ ghi tên học thêm cours nói tiếng Mỹ và một cours đàm thọai tiếng Anh. Cha mẹ em hy vọng sau này có thể gửi con sang học đại học ở Hoa Kỳ. (Trích bài của De Leslie T. Chang trong số National Géographic, tháng 5, 2008) Xin nói thêm về tác giả. Leslie T. Chang đă sống ở bên Tàu 10 năm. Cuốn sách của tác giả có tựa đề thật “bức xúc”: Factory girls.
Theo Nguyễn Đức Tuyên, học thêm không có nghĩa là dốt. V́ thế học thêm là một nhu cầu giả.
Tôi nghĩ việc học thêm này là một nhu cầu xă hội cạnh tranh, nhu cầu kinh tế để sinh tồn, nhu cầu có chỗ  đứng trong xă hội, một truyền thống giáo dục trong các gia đ́nh Á Châu như Đại Hàn, Nhật, Trung Quốc. Nhưng trong việc đi t́m một sự phát triển đổi mới do bản thân các cha mẹ đă trải nghiệm những lo toan sinh tồn trong cái đi t́m (Quête) một đời sống b́nh ổn nhờ vào học vấn. Kinh nghiệm đau xót ấy được chuyển giao, đặt trên vai thế hệ con cháu thêm một tầng áp lực thứ hai nữa tạo thêm một tầng áp lực “quá tải”. V́ thế, việc học thêm trở thành một ám ảnh tương lai tuyệt đối mà bất cứ ai khi nghĩ đến tương lai, đến thành công đều hy sinh tốn kém, thực hiện cho bằng được.
Dĩ nhiên, những bậc cha mẹ đă không có chút hiểu biết ǵ về phương pháp đào tạo và giáo dục cả. Nước Tàu cũng rơi vào căn bệnh y như Việt Nam để rồi những đứa trẻ nào nhẫn nại nhất, chịu khó nhất, tự kỷ (autistes) nhất sẽ có chỗ đứng trong đại học. Nhưng ít ra người Tàu c̣n có 20 thế kỷ ngự trị của Hán tộc làm đuốc soi đường mà dấu vết văn minh c̣n sót lại như những dấu tích và truyền thống không quên. Nó chẳng khác ǵ đế quốc La Mă thời xưa: Hai thế giới, hai siêu cường trong quá khứ lịch sử. Mặc dầu vậy, cả hai nền văn minh ấy đều dựa trên những căn bản dị biệt: Sự thịnh vượng của triều đại Hán tộc là dựa trên những người nông dân tự do, c̣n sự thịnh vượng của La Mă rơ ràng là dựa trên lưng của người nô lệ.
Con cháu họ sau này mải mê việc học có cái truyền thống của họ.
C̣n chúng ta đă phải trả giá một giá quá cao đến cái giới hạn cuối cùng của sức người. Nhất là chúng ta đă hoàn toàn hy sinh tuổI trẻ.
C̣n đâu là cuộc  đời đứa trẻ với tuổi thơ. Đến năm 12 tuổi, gánh nặng tương lai đă đè nặng trên vai bởi v́ những nỗi lo âu của cha mẹ bắt đầu trút xuống trên đôi vai tuổi trẻ. Không học th́ tiêu đời. V́ vậy, theo thống kê của người Trung Quốc 30% trẻ em Trung Quốc bị stress trong đó nhiều em có xu hướng muốn tự tử. Nhiều trẻ đă thất bại trong việc học, Con số lên đến 70%. Thất bại việc học một cách tự động kéo theo đi t́m sex như một chỗ trú ẩn trong ṃ mẫm “tự học” hoặc “tự dẹp” (autorépression), không có sự hướng dẫn của cha mẹ và trường học. Kết quả là 50% các vụ phá thai ở các nhà thương ở Bắc Kinh là những cô gái độc thân và trong đó có 17% là gái vị thành niên.
Ở Việt Nam cũng không khác ǵ, nhiều học sinh chán nản việc học quay ra t́m thú vui nhục dục. Rượu gọi rượu đưa tới những tệ nạn dây chuyền như du đăng, măi dâm, nghiện ngập, bệnh Aids, nạn phá thai và cuối cùng tự tử. (Xin xem thêm bài viết Giáo dục và tuổi trẻ, Diễm Uyên và bài Một cái nh́n về thực trạng giáo dục Việt Nam, Nguyễn Đức Tuyên, tập san Truyền Thông, số 17, mùa thu 2005).
Những con số ấy có thể nào giúp một cái nh́n quy chiếu về  tương lai giáo dục Việt Nam không?
Cho nên, việc học lấy  được chỉ cốt đào tạo những cái đầu cho đầy và để đến cuối năm thi cử, trả  bài. Người ta kiểm tra cái vốn học thay v́ cái tính luận lư, suy luận.
Đó là cái học theo tinh thần: Thầy đọc, tṛ ghi. Nó như mưa th́ từ trên trời rơi xuống. Đă đến lúc cần có mưa rơi ngược. Mưa từ dưới đất lên trời? Để cho mưa làm ướt trời thay v́  ướt đất.
Trường học Việt Nam, một thứ Chinese model cũng như bên Tàu là nơi đến đó để buồn, để chán nản. (L’école chinoise rest un endroit ̣u l’on s’ennuie).
Kết quả chất lượng học tập là học sinh Việt Nam có tỷ lệ  thấp nhất trong vùng. So với Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, chỉ số chất lượng giáo dục Việt Nam đạt 3.79 trên thang điểm 10, áp chót, chỉ hơn Indonesia.
Tôi nói có người làm chứng. Em Nguyễn Phi Thanh, lớp 11 A18 trường Trung Học phổ thông Việt Đức, Hà Nội trong kỳ thi giỏi các lớp không chuyên Hà Nội, ngày 18/03/2005 đă viết trong bài thi như sau:

 

Em nghĩ, đứng trước một tác phẩm văn học, bao giờ cũng có ư kiến trái ngược khen-chê, hay-dở, nhưng dường như học sinh bọn em chỉ có quyền thích, chỉ có quyền khen hay mà không có quyền nói lên chính kiến của ḿnh, và việc phê b́nh văn học h́nh như chỉ là việc của các nhà phê b́nh như Hoài Thanh, Hoài Chân. Nh́n ra, chỉ ra cái hay của một tác phẩm văn học đă khó, nhưng chỉ ra cái hạn chế, thiếu sót của tác phẩm ấy c̣n khó nữa, vậy mà chưa bao giờ bọn em được tỏ rơ chính kiến của ḿnh trong một bài thi, tất cả chỉ v́ áp lực của điểm số.

Phản ứng của em Thanh không thể coi nhẹ. Nó sẽ tiếp nối những tư tưởng đối kháng và tiến bộ của những Lê Trần Luật, Lê Công Định bây giờ.
Ở bên Tàu, các bài học về chính trị dùng cho các trường học từ thập niên 1950 đă được cải sửa vào năm 1998. Người ta đă tạm quên, tạm gác bỏ (en sourdine) môn học đó. Và thay vào đó cho thêm những vấn đề như kinh tế thị trường, thị trường chứng khoán và quản trị xí nghiệp. Tuy nhiên, những điểm “cốt lơi” như quyền và vai tṛ của đảng trong nhà trường cũng như những nhiệm vụ của học sinh đối với nhà nước vẫn giữ nguyên.
Chẳng hạn có những giờ được quy định từ sáng sớm, mất giấc ngủ sáng, học sinh phải đến sân vận động tập thể dục tập thể. Trên tay mỗi học sinh cầm hai lá cờ đỏ, hoặc tấm biểu ngữ rồi múa theo nhịp của vận động viên. Hàng ngàn ngàn học sinh sinh cứ tập đi, tập lại như thế trong cả năm để chờ đến các dịp lễ th́ ra múa như dịp Thế vận Olympic vừa rồi chẳng hạn.
Trông th́ đẹp mắt lắm, nhưng chẳng ai tự hỏi xem cái giá mà tuổi trẻ phải trả là bao nhiêu? Người ta gọi môn thể dục đó là múa Callisthénie. Có thể nó phần nào như lối múa thi sắc đẹp thời cổ Hy Lạp vậy?
Việt Nam không quen múa may th́ may ra có thể miễn trừ được môn học này.
Cái bất ngờ đến sửng sốt là có khóa hội thảo trên toàn nước Tàu vào năm 2000 về sư phạm, người ta mới kịp khám phá ra rằng chương tŕnh giáo dục khoa luân lư học của Tàu đă biến mất.
Nền giáo dục của Tàu không nói tới đạo lư nữa. Và v́ vậy những kẻ yếu đuối, thấp hèn không được pháp luật bảo vệ. Bên Việt Nam th́ vấn đề đă rất rơ ràng: Chỉ học theo gương bác Hồ.
Đă thế việc đầu tư vào giáo dục ở Việt Nam là quá thấp so với các nước khác. Mă Lai đầu tư cho giáo dục 720 đô la đầu người. Thái Lan 350, Trung Quốc 105, và Việt Nam vỏn vẹn 35. Nếu tính trên cả nước, nước Tàu dành 2.66 tỷ cho giáo dục trong khi đó dành đến 45 tỉ đô la cho Quốc Pḥng...
Giữa Mă Lai vă  Việt Nam, tương lai tốt đẹp sẽ dành cho nước nào?
V́ thế, một nhà giáo dục ông Qian Liqun đă cho xuất bản vào tháng tư năm 1999, đại học Shantou, Canton cuốn sách nhan đề: L’enseignement littéraire à l’école intermédiaire, trong đó có ư tưởng chủ đạo là: Không thể có bất cứ cuộc cải cách giáo dục nào nếu không đặt lại vấn đề vai tṛ trung tâm của chủ thuyết Mác Xít trong giáo dục.Từ năm 1942, tư tưởng chủ đạo của Mao Trạch Đông cho rằng mọi thứ nghệ thuật th́ đều phải dựa vào Đảng, phải lấy Đảng làm gốc và Đảng sẽ là cái loa tuyên truyền của ư thức hệ.
Cũng như mọi chế  độ cộng sản, Môn chính trị ở bên Tàu cũng như ở bên Việt Nam. Chủ nghĩa Mác Xít  đă ngênh ngang ùa vào lớp học một cách ép buộc. Cho đến ngày 22/12/2004, các môn Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là phương án cho các kỳ  thi tốt nghiệp của các trường đại học ở Việt Nam. Người đi học vẫn tiếp tục cắm cúi tụng niệm một môn học mà chính thầy không muốn dạy và tṛ không muốn học.
Môn sử học lớp 12 vẫn học về những năm chiến thắng Điện Biên Phủ và những năm chống Mỹ cứu nước. Đó là một thứ sử phi sử v́ nhằm mục đích tuyên truyền thay v́ giúp cho học sinh hiểu lịch sử đất nước ḿnh.
Tôi chỉ không hiểu là về môn địa lư, chính quyền đă làm lễ hỏa thiêu bản đồ cũ Atlas Việt Nam chưa? Và đă xây dựng được một nghĩa trang để chôn bản đồ atlas cũ với tấm bia kỷ niệm với hàng chữ: Nơi đây chôn cất 5 triệu người đă hy sinh để bảo vệ tấm bản “dư đồ” này.
Và kể từ  nay, chúng ta đă vẽ xong tấm bản đồ mới với Trung Quốc về biên giới đất và biên giới biển mà đă không phải tốn kém một giọt máu nào.
Cho nên, đă đến lúc phải coi chủ nghĩa Mác với những lănh tụ  như  Lenin, Trostsky, Sokolnikov, Staline, Zinoviev không c̣n chỗ đứng nữa trong lịch sử. Lịch sử quả  có một hướng đi lên, nhưng không nhất thiết không chỉ đi theo một hướng duy nhất. Không thể măi măi có những con đường một chiều, không có lối quay nh́n trở lại.
Phải hạ ảnh của họ xuống.
Con gấu cách mạng Stalin vào năm 1932, trong kế hoạch ngũ niên đă hứa hẹn như thế này:
– Trước đây, ta không có kỹ nghệ thép (Staline bị ám ánh vào kỹ nghệ thép, luyện kim). Bây giờ chúng ta có rồi.
– Trước đây ta không có kỹ nghệ trắc-tơ. Bây giờ chúng ta có rồi.
– Trước đây, ta không có kỹ nghệ xe hơi . Bây giờ chúng ta có rồi.
– Trước đây chúng ta không có kỹ nghệ cơ khí. Bây giờ chúng ta có rồi.
– Trước đây chúng ta không có kỹ nghệ hóa học. Bây giờ chúng ta có rồi.
Để thực hiện được những điều đó, chúng ta cần ăn đói mặc rách để biến mồ hôi thành nhà máy.
Để thực hiện những điều đó, 30 năm chúng ta không thấy ánh sáng mặt trời, v́ một người đă biến thành “mặt trời của nhân loại.”
Để thực hiện những điều đó, chúng ta cần chịu đựng một bản án khai trừ, lưu đầy, xử tử, ngay cả thủ tiêu để thực hiện được thiên đàng xă hội chủ nghĩa trên đỉnh núi Sinai-Kremlin...
Nhân loại đă phải trải qua những thời của một triều đại tàn  độc phi nhân như Staline, Mao Trạch Đông, Lê Duẩn như một thứ Tần Thủy Hoàng của thời đại bấy giờ.
Xem ra th́ cái mô  h́nh, kiểu mẫu thử nghiệm đầu tiên bao giờ  cũng phải trả một giá quá đắt.

Kết thúc bài này
Đây chỉ là một bài tạp luận trong đó hệ số bản thân người viết là chủ yếu. Giáo dục là tương lai của một dân tộc. Nh́n vào nền giáo dục Việt Nam, tôi không c̣n thấy tương lai cho Việt Nam nữa. Nó đang đi trên đà phá sản với tập đoàn đảng cộng sản cầm quyền.
Ai trong lúc này có  thể thắp lên một ngọn nến hy vọng ngoài giới trẻ? Ngay nước Tàu được coi như tiêu biểu của ngọn đuốc phát triển kinh tế. Đó chỉ là cái bề mặt. Họ đă hy sinh tất cả cho phát triển mà bỏ rơi các vấn đề xă hội. Chỉ nội Bắc Kinh thôi. Có khoảng 250.000 trẻ em bỏ học, đi lang thang đầu đường xó chợ. Theo Daniel Stocecklin, (lấy lại trong Sois riche et tais-toi, Éric Meyer, trang 215) một nhà xă hội học với một luận án tiến sĩ về trẻ em lêu lỏng ở Thượng Hải. Ông cho rằng từ năm 1993 đến 1996, có khoảng 44% trẻ em sinh ra một cách dấu diếm và bất hợp pháp”, v́ không có giấy tờ khai sinh. Và rằng cứ mỗi năm, nước Tàu có thêm 2 triệu trẻ em “sinh lậu” như thế. Và tổng cộng lại có 25% số đó bị chính cha mẹ bỏ rơi v́ không có tiền bạc để nuôi dưỡng. Và theo UNESCO, người ta tính ra có 10 triệu trẻ em đi hoang trong ṿng 20 năm nay.
Không ai có những con số chính thức như thế về t́nh trạng trẻ em Việt Nam. Nhưng một cách dự đoán khiêm tốn, con số trẻ em đi hoang có thể lên tới nửa triệu trẻ em trên toàn quốc.
Đấy là những con số làm đau ḷng nhiều người. Đi bất cứ đâu, đến bất cứ chỗ nào, khách du lịch cũng bị một bầy trẻ em bao quanh làm phiền, quấy nhiễu mà không nhẽ chối từ? Có ai đă gặp những cảnh đó chưa? Nhưng chính quyền hiện này cũng phủi tay.
Và theo phúc tŕnh của Liên Hiệp Quốc vào năm 1987, Việt Nam là một trong 12 nước dốt và lạc hậu nhất thế giới.
Nh́n cây th́ thấy rừng, nh́n trẻ em Việt Nam ngày hôm nay để sẽ  thấy được cái bảng chỉ đường đất nước đi về đâu? Hỏi là đă trả lời.


<< trở về đầu trang >>
 free counters