Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Nhà tù Trung Quốc kinh hoàng hơn kịch bản phim tập Hongkong

Nhà tù Trung Quốc kinh hoàng hơn kịch bản phim tập Hongkong

  

Tú Anh

 

Tuần báo Le Courrier international đưa độc giả đi một ṿng các nhà giam trên thế giới nhưng đặc biệt là chế độ nhà tù tại xứ của ông Hồ Cẩm Đào. Sự kiện một thanh niên bị đánh chết trong một nhà giam ở Vân Nam và 4 vụ vượt ngục ở Nội Mông gây chấn động. Nam Phương tuần báo đă nhân cơ hội này tường thuật những lời kể của nhiều nhân chứng vè điều kiện giam cầm trong nhà tù Trung Quốc. Một sự kiện hiếm thấy trong làng báo bị kiểm duyệt theo sát.

Theo giáo sư Vương Thuận An, một chuyên gia về luật và tội ác thuộc đại học chính trị, th́ từ khi chính quyền tung ra chiến dịch « đánh mạnh » vào đầu thập niên 1980 th́ các nhà tù trong nước không đủ chổ chứa. Ông xác nhận với Nam Phương tuần báo những bạo lực trong tù mà nhiều nhân chứng đă kể lại. Khả năng và quan niệm quản lư của nhà tù Trung Quốc c̣n rất « ấu trĩ và giới hạn trong việc ngăn chận bạo lực, hành vi thái quá gây chết người ». Đă vậy , nhà tù c̣n dùng tù cũ đánh tù mới để duy tŕ trật tự.

Nam Phương tuần báo ghi lại trường hợp một tù nhân « thuộc loại may mắn » được giam chung với thành phần như cán bộ đảng, hoặc những nhân vật bị tạm giam  để pḥng ngừa nhưng lại có sự hỗ trợ bên ngoài và một vài người nước ngoài. Hai mươi tám người trong một căn pḥng giam nhỏ hẹp , kẻ mạnh được « chổ tốt » kẻ yếu phải nằm gần cầu tiêu. Nhờ có chút vơ thuật pḥng thân , người tù nhân chứng này được để yên trong suốt ba năm giam cầm trong khi những « con gà ướt » bị hành hạ , phải phục vụ tù cũ như đầy tớ. Thường xuyên, có người chết mà không ai biết lư do.

Y sĩ tới phát vitamine B và D  dường như để bù đấp vào t́nh trạng thiếu ăn và suy dinh dưỡng Nhân chứng cho biết là ông c̣n trẻ thế mà chỉ sau sáu tháng tù, tóc đă bạc trắng và suất ba năm bị giam ông không hề nếm được một cọng rau tươi. Tù nhân bị co lập hoàn toàn không biết chuyện ǵ xảy ra bên ngoài , không được tôếp xúc với thân nhân. Luật sư chỉ có quyền thăm thân chủ một hay hai lần mỗi năm.

Một chi tiết mà nhân chứng này không quên kể lại là câu chuyện một tù nhân người Hoa nhưng mang quốc tịch nước ngoài. Bị giam hai năm v́ tội lừa đảo , một tội đáng khinh nhưng anh ta được bạn đồng tù xem là « tù hạng nhất », và ước mơ được như số phận của anh ta. Mỗi tháng anh ta được đại diện ngoại giao lấy máy bay từ Quảng Đông đến Vân Nam, nơi giam giữ để thăm anh. Được hỏi « anh làm ǵ mà được lănh sự đi thăm mỗi tháng như vậy trong khi chúng tôi cả năm được gặp luật sư có một lần ». Người tù quốc tịch nước ngoài này trả lời : chẳng  cầu xin ǵ cả. Bổn phận của đại diện chính phủ nước ngoài, theo truyền thống là phải qua tâm đến số phận con dân họ. Tôi ở tù, ṭa lănh sự sợ tôi bị đ̣n bị đánh.

Nhân chứng Trung Quốc kết luận, nh́n cách cư xử của chính phủ nước ngoài đối với công dân của họ, chúng tôi, người Trung Quốc, không khỏi suy tư và khám phá ra là người ngoại quốc xem trọng  giá trị con người….hơn là chính quyền Trung Quốc của chúng tôi.

Theo các nguồn tin độc lập th́ tại Trang Quốc có từ 1,6 triệu đến 8 triệu tù nhân. Đó là không kể con số tù lao căi, trăi ra ở 900 trại căi tạo. Trong những năm gần đây, c̣n xuất hiện loại « khác sạn bí mật » mà theo Human Rights Wacht, chính quyền dùng để cô lâp những dân oan đi khiếu kiện. Nhân Dân nhật báo bản tiếng Anh chỉ thừa nhận có « 310 trại cải tạo với 400 ngàn đối tượng đang học tập ».

Có lẽ đây là lần đầu tiên báo chí Trung Quốc, ở địa phương đề cập đến thực tế chế độ nhà giam ở nước tự gọi là Cộng Ḥa Nhân Dân. Phim ảnh Trung Quốc cũng tránh né đề tài này. Do vậy, Trường Giang thời báo ở Vũ Hán khi mô tả nhà tù Trung Quốc đă mượn h́nh ảnh trong một cuốn phim tập Hongkong « Hỏa thiêu ngục tối » mà tài tử chính là Châu Nhuận Phát.

Tờ báo này đặt câu hỏi tại sao điện ảnh Trung Quốc không dám khai thác đề tài nhà tù trong khi phim HôngKong, hay gần đây là cuốn phim Ấn Độ « Tỷ phú ổ chuột » được giải Oscar . Người Ấn đâu có lên án cuốn phim nói lên cách tra tấn để lấy lời khai là làm nhục đất nước họ đâu. Hoặc là các mạng internet ở Mỹ phát tán h́nh ảnh tra tấn ở nhà tù Irak Abou Ghraib cũng đâu có bị nhà nước trừng phạt. Tác giả bài báo   lên án « xă hội » Trung Quốc  tiếp tục che dấu sự thật bằng cách ngăn cấm những tác phẩm « trái luồng » từ văn hóa đến ư thức hệ.

Dubai : ṭa lâu đài trên cát

Tuần báo L’Express nhắc nhở độc giả là cuộc khủng hoảng tài chính chưa kết thúc và có thể tái diễn với quy mô lớn trong nay mai.

T́nh trạng gần như phá sản của Dubai thông báo hồi tuần trước đă làm « cỗ xe vương giả » biến trở lại h́nh dạng cũ là « một trái bí rợ » không hơn không kém. Mô h́nh phát triễn theo kiểu điên dại chạy đua đầu cơ địa ốc, xây dựng những công tŕnh tốn kém hoang phí , vay nợ vượt khả năng hoàn trả của các v́ vua tiểu quốc thích khoe khoang để  thu nguồn đôla Mỹ, quyến rũ các nhà tỷ phú Nga , và  đạo binh thợ thuyền Pakistan là căn nguyên nguồn cội đưa đến phá sản, một hậu quả được tiên liệu trước. Thế mà có ai nghe.

Dubai lấp biển thành đảo, xây cao ốc chọc trời gần một cây số , làm sân trược tuyết trong lúc nhiệt độ bân ngoài lên đến 50 độ C.  Ngân hàng nước ngoài thản nhieên cho vay không cần nêu lên một thắc mắc nhỏ nhoi nào. Chỉ riêng ngân  hàng trong Liên Hiệp châu Âu thôi, đă cho Dubai vay đến 93 tỷ đôla.Làm cách nào để cứu Dubai khỏi khánh tận ? Người ta trông cậy vào các vua chúa láng giềng . Anh cả Abou Dhabi đă tḥ tay vào túi. Sau đó đến lượt Ngân hàng trung ương của Tiểu Vương Quốc Ả rạp thống nhất bật đén xanh. Nhưng theo L’Express, trong hậu trường chính trị  người ta không loại trừ kịch bản Anou Dhabi sẽ « bảo hộ » Dubai.

Nhưng t́nh trạng suy sụp của Tiểu vương quốc dầu hỏa này sẽ tạo ra hậu quả dây chuyền tại các nước Tây phương v́ Dubai qua trung gian các công ty đầu tư, có phần hùn trong những tập đoàn thương mại như Barney ở Mỹ,và kỹ nghệ  ở châu Âu như tổng công ty hàng không không gian EADS.

T́nh trạng phá sản của các tiểu quốc vùng Vịnh c̣n có nguy cơ gây ra hệ quả dây chuyền  làm kinh tế thế giới một lần nữa rơi vào vùng rối loạn. Những người lạc quan th́ hy vọng rằng tác hại cơn địa chấn sẽ được giới hạn trong vùng Vịnh. Nhưng sự tuột dốc của Dubai làm sống lại mối lo ngại sâu kín : Nếu như cái gọi là « thế giới thoát ra khỏi khủng hoảng » thật ra chỉ là ảo ảnh sa mạc ? 


<< trở về đầu trang >>
free counters