Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Nhân vụ Tam Ṭa

 

Ḍng Chúa Cứu Thế với Tam Toà

Đọc các tài liệu liên quan đến Tam Toà, ta biết rằng trước kia Tam Toà thuộc giáo phận Huế. Thế nhưng suốt nhiều thập niên, Đức Tổng giám mục Huế không sao bổ nhiệm linh mục cho Tam Toà được. Rồi từ năm 2006 Tam Toà thuộc giáo phận Vinh, do đức cha Phao-lô Ma-ri-a Cao Đ́nh Thuyên lănh đạo. Và đức cha Thuyên được công luận chú ư từ vụ Thái Hà. Ngay sau khi xảy ra vụ Thái Hà, ngài đă cùng với một phái đoàn linh mục Vinh đến Thái Hà hành hương, và nhân dịp đó đă khảng khái tuyên bố: Chuyện của Thái Hà cũng là chuyện của Vinh. Lời tuyên bố đó cho ta hiểu tại sao ngay sau khi nổ ra vụ Tam Toà th́ linh mục và giáo dân xứ Thái Hà do DCCT đảm nhiệm đă có mặt. Và chính các linh mục và tu sĩ DCCT là những người thường xuyên cung cấp thông tin, cũng như tổ chức khắp các nơi có nhà ḍng các buổi cầu nguyện cho Tàm Toà, ví dụ như tại chính nhà thờ này ngày thứ Hai 27-7 vừa qua.

 

Nội dung buổi cầu nguyện hôm nay

Những thông tin liên quan đến Tam Toà th́ tôi hy vọng anh chị em đă biết ít nhiều rồi, dĩ nhiên không phải qua báo đài của Nhà Nước v́ toàn là những chuyện ngược với sự thật. Nhất là những anh chị em đă có dịp tham dự thánh lễ tại nhà thờ Kỳ Đồng này chiều tối 27-7 vừa qua th́ đă thấy được ít nhiều h́nh ảnh. C̣n những ai có phương tiện đọc các trang mạng Vietcatholic hay Ḍng Chúa Cứu Thế và nhiều trang mạng khác th́ biết các thông tin rất đầy đủ. T́nh cảnh thảm thương của những anh chị em sống tại một miền quê nghèo vào bậc nhất Việt Nam, với thời tiết khắc nghiệt, lại c̣n bị thiên tai đe doạ quanh năm, t́nh cảnh của những người tín hữu không có một nơi thờ phượng, của một số anh chị em tín hữu và linh mục bị đánh đập tàn nhẫn, người găy tay, người găy răng, người sém ḷi con mắt, v.v… lại c̣n bị truyền thông Nhà Nước bóp méo sự thật, kết đủ mọi thứ tội. Trong thánh lễ tối nay, chúng ta cùng nhau hướng về Tam Toà, cùng hiệp thông, cùng chia sẻ, cùng dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện tha thiết nhất của chúng ta.

 

Từ Thái Hà nh́n ra xa

Tuy nhiên tối hôm nay tôi không muốn dừng lại nơi những cộng đoàn địa phương như Tam Toà hay Thái Hà, nhưng muốn mời anh chị em đưa mắt nh́n xa hơn, rộng hơn, để có thể bao quát cả cộng đoàn Hội Thanh trên đất nước chúng ta.

Du khách đến Việt Nam lác mắt trước những nhà thờ đồ sộ nguy nga, những toà giám mục, những chủng viện hoành tráng, những cơ sở vật chất không đầy đủ tiện nghi th́ cũng khang trang rộng răi. Bước vào nhà thờ ngày Chúa nhật th́ lúc nào cũng đông người nếu không phải là đầy ắp, các nghi lễ phụng vụ diễn ra trang nghiêm sốt sắng. Số chủng sinh, tu sĩ, linh mục không ngừng gia tăng. Giám mục, linh mục, tu sĩ đi nước ngoài như đi chợ. Đây là những chuyện chúng ta không thề phủ nhận.

 

Cái giá phải trả

Vấn đề là ở chỗ để có được những thứ đó, chúng ta đă chấp nhận trả giá. Từ những vụ dân oan khiếu kiện xảy ra trên khắp nước, đến các vụ bắt bớ các nhà đấu tranh cho tự do dân chủ, các nhà trí thức đặc biệt là các luật sư và nhà báo, các lănh đạo tôn giáo kể cả Công Giáo, đến chuyện nhường đất nhường biển, gần nhất là vụ bauxite Tây Nguyên, Giáo Hội Công Giáo chúng ta đă ngậm miệng làm thinh, tự tách ḿnh ra khỏi cộng đồng Dân Tộc

Ngoài ra, đáng lẽ chúng ta phải có quyền và bổn phận đóng góp vào việc xây dựng con người và xă hội trong mọi lănh vực giáo dục, y tế, xă hội, chính trị, nhưng các thứ quyền đó cũng như những quyền cơ bản nhất của con người đă bị tước đoạt, chỉ c̣n lại “quyền được rên”. Hậu quả là Giáo Hội bị giam lỏng trong nhà thờ: nh́n từ bên ngoài, đạo chỉ c̣n là một mớ nghi thức.

 

H́nh ảnh biến dạng

Trong khi với những nhà thờ lộng lẫy, những cơ sở hoành tráng, những cuộc lễ linh đ́nh, Giáo Hội thành một món đồ trang trí cho chế độ, một minh chứng hùng hồn để chế độ dựa vào đó mà khẳng định “có tự do tôn giáo”, th́ cùng lúc Giáo Hội tuy là một tổ chức chặt chẽ nhưng xa lạ với người nghèo, lạnh lùng với các tôn giáo khác, thờ ơ với vận mạng dân tộc. Nói khác đi, h́nh ảnh của Giáo Hội Công Giáo, của chính Chúa Ki-tô có nguy cơ bị biến dạng. Nếu khuôn mặt bầm dập của anh chị em đồng đạo của chúng ta khiến chúng ta nao ḷng, th́ khuôn mặt của đạo Công Giáo, của Giáo Hội Công Giáo, của chính Chúa Ki-tô bị biến dạng như tôi vừa nói, phải làm chúng ta lo lắng sợ hăi biết chừng nào. Chính v́ vậy mà tối hôm nay chúng ta không chỉ cầu nguyện cho cộng đoàn tín hữu Tam Toà, nhưng chúng ta cầu nguyện cho cộng đoàn Hội Thánh Việt Nam ở mọi miền đất nước.

 

Từ mảnh đất đến con người

Tam Toà cũng như Thái Hà là những địa điểm có vấn đề đất đai của Giáo Hội Công Giáo bị tước đoạt cách bất công. Qua các buổi cầu nguyện, chúng ta dâng lên Thiên Chúa nguyện vọng tha thiết của chúng ta, để chúng ta có được không gian cần thiết cho sinh hoạt tôn giáo. Nhưng qua các buổi cầu nguyện đó, chúng ta c̣n muốn nói lên với nhà cầm quyền, với công luận, rằng chúng ta không chấp nhận măi măi bị đối xử bất công.

Và đến đây th́ mục tiêu của chúng ta không dừng lại nơi vài ba thửa đất, nhưng hướng đến con người, đến hết mọi người đang sống trên dải đất Việt Nam đặc biệt là những người nghèo. Là v́ chúng ta không sống trên cung trăng, không làm việc tông đồ trên sao hoả, nhưng chúng ta sống và hoạt động trên quê hương đất nước Việt Nam, giữa đồng bào Việt Nam. Là tín hữu Chúa Ki-tô, chúng ta muốn sống Tin Mừng, muốn chia sẻ Tin Mừng với những anh chị em máu đỏ da vàng như chúng ta. Và do đó, khát vọng của mỗi người Việt Nam, khát vọng độc lập, khát vọng tự do, khát vọng dân chủ, khát vọng công lư, những khát vọng chính đáng đó của Dân tộc cũng phải là của cộng đồng tín hữu chúng ta. Những khát vọng chính đáng và mạnh mẽ đó, chúng ta cùng nhau dâng lên Thiên Chúa là Đấng làm Chủ lịch sử, là Đấng chúng ta yêu mến tôn thờ.

 

Một ước nguyện

Để khát vọng của chúng ta được mọi người chia sẻ, để tiếng nói của chúng ta có khả năng vang vọng ra xa, cần thiết phải có sự đồng tâm nhất trí ngay trong chính nội bộ của chúng ta. Cứ xem những ǵ mới diễn ra tại 178 nhà thờ của giáo phận Vinh ngày Chúa nhật vừa qua chúng ta cũng thấy được sức mạnh của ḷng tin. Nếu không phải chỉ có giáo phận Vinh, nhưng tất cả các giáo phận cùng có chung một ước nguyện, một ư chí, một nỗ lực xây dựng công lư và hoà b́nh, th́ đóng góp của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cho quê hương, cho dân tộc sẽ to lớn biết chừng nào. Và để đạt mục tiêu đó trong thánh lễ này, chúng ta đặc biệt cầu nguyện cho các vị lănh đạo tinh thần, cho các vị mục tử thân yêu của chúng ta.

 

Cầu cho các vị lănh đạo trong Hội Thánh Việt Nam

Như bất cứ ai trong chúng ta, các ngài cũng là những con người mỏng gịn yếu đuối, nên cần có ơn Chúa phù trợ. V́ vậy, chúng ta tha thiết cầu xin Chúa cho Giáo Hội Việt Nam không phải trải qua kinh nghiệm đau thương của Giáo Hội Ba Lan, nơi mà một vị giám mục, đức cha Stanislaw Wielgus, chỉ một khoảnh khắc trước khi cử hành lễ nhậm chức Tổng Giám mục Vácsava, đă bị đức giáo hoàng Bê-nê-đi-tô XVI yêu cầu từ chức, v́ trước đó đức cha Wielgus đă bị phát hiện làm điểm chỉ viên cho mật vụ thời cộng sản. Điều chúng ta phải cầu xin Chúa là cho các giám mục của chúng ta đích thực là những mục tử, noi gương vị Mục Tử nhân lành, dám hy sinh mạng sống v́ đoàn chiên. Đến đây tôi liên tưởng đến lời thánh Âu-tinh: khi nói đến linh mục, ngài đă than phiền rằng: “Linh mục th́ nhiều, mục tử chẳng có bao nhiêu.” Nếu điều này cũng đúng cho giám mục, th́ bất hạnh cho Dân Chúa biết chừng nào.

Chúng ta cũng phải cầu xin cho tinh thần của Công Đồng Va-ti-ca-nô II đi vào trong cơ cấu, đi vào trong đời sống của Hội Thánh Việt Nam. Chẳng hạn chúng ta có Uỷ Ban Truyền Thông Xă Hội, nhưng khi xảy ra các sự kiện như Thái Hà hay Tam Toà, xem ra Uỷ Ban đó chỉ là một cỗ máy trùm mền mà thôi. C̣n một Uỷ Ban lẽ ra phải có mà đến giờ này chưa có, đó là Uỷ Ban Công Lư Hoà B́nh. Có được Uỷ Ban đó, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sẽ có điều kiện góp phần chống tham nhũng, giảm thiểu các vụ án oan sai, trợ giúp người dân oan mỏi ṃn đi t́m công lư.

Cuối cùng chúng ta phải cầu xin cho các giám mục chúng ta luôn đồng tâm nhất trí khi làm chuyện phải làm. Chúng ta đă được nghe đức cha Cao Đ́nh Thuyên nói: “Việc của Thái Hà cũng là việc của Vinh.” Giá mà chúng ta được nghe “Việc của Thái Hà cũng là việc của Bùi Chu, của Huế, của Xuân Lộc, của Sài G̣n, v.v… th́ Giáo Hội Công Giáo sẽ có một tiếng nói mạnh mẽ biết chừng nào, khi đó chúng ta sẽ có những đóng góp vô cùng to lớn. Không phải chỉ để lấy lại dăm ba khu đất, nhưng góp phần tái lập công lư và kiến tạo hoà b́nh trên đất nước chúng ta, cho Dân Tộc Việt Nam thân yêu của chúng ta. C̣n nếu đồng tâm nhất trí để khỏi làm những chuyện đáng lẽ ra phải làm, th́ không nên đồng tâm nhất trí, không được đồng tâm nhất trí. Trong một vụ dầu sôi lửa bỏng như vụ Tam Toà, ta đă thấy biết bao nhiêu tín hữu xa gần đều lên tiếng hiệp thông, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, vậy mà ở trong nước trong số hơn 30 vị giám mục, không có bất cứ một vị nào lên tiếng, th́ đây quả là chuyện không b́nh thường. Trong trường hợp này điều chúng ta phải cầu xin Chúa là cho các giám mục của chúng ta chấp nhận nguyên tắc khác biệt trong đa dạng.

 

Kết luận

Chẳng biết tôi đang chia sẻ với anh chị em hay là tôi đang mơ. Nhưng tôi nghĩ trong tư cách người tín hữu, đứng trước mặt Chúa mà mơ, đứng giữa cộng đoàn mà mơ, th́ giấc mơ của tôi đă là một lời cầu nguyện rồi. Vậy th́ xin được cùng với anh chị em dâng lên Thiên Chúa những ước mơ tha thiết của tôi như một lời cầu nguyện.

 

Nhà thờ DCCT 38 Kỳ Đồng, ngày 09.08.2009,
Pascal NGUYỄN NGỌC TỈNH, OFM


<< trở về đầu trang >>
free counters