Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Hai vụ án và những điểm tương đồng

Nhân vụ án Bà Ba Sương, nhớ lại vụ án 8 giáo dân Thái Hà cách đây đúng tṛn 1 năm (8/12/2008 – 2009)

Hai vụ án và những điểm tương đồng

 

Vụ án bà Ba Sương, Giám đốc Nông trường Sông Hậu, Cần Thơ nóng lên thời gian qua trên báo chí “lề phải” và “lề trái”. Một vụ án được dư luận chú ư bởi vụ án này “Đảng xử án” một cách lộ liễu bằng giấy trắng, mực đen dù chối cũng khó.

Những ngày trước báo lề phải c̣n được phép nói đă làm ầm ĩ cho rằng: Đây là chuyện động trời, chuyện vi phạm pháp luật rơ ràng… và chuyện đó lên đến tận Chủ tịch nước, buộc khi trả lời cử tri ông đă phải cho một liều thuốc “an thần” rằng: yên tâm, pháp luật sẽ làm việc công minh.

Chắc rồi cũng đến lúc nói nhiều quá th́ sẽ được lệnh “im” thôi. Mọi chuyện sẽ rơi vào quên lăng.

Nếu vụ án bà Ba Sương được báo chí lề phải và lề trái cùng “hợp đồng tác chiến” cách mạnh mẽ và hiệu quả, th́ ngược lại vụ án 8 giáo dân nạn nhân Thái Hà đă phản ánh một tư duy hoàn toàn trái ngược của báo chí “lề phải”.

Một vụ án được báo chí “lề phải” t́m mọi cách xuyên tạc và bóp méo, thậm chí không dám thông tin trung thực các chi tiết trong và ngoài phiên ṭa. Nhưng, các phương tiện truyền thông khác đă làm xuất sắc nhiệm vụ của ḿnh, đưa những h́nh ảnh, những bằng chứng, những lập luận theo đúng Hiến pháp và pháp luật để cả thế giới biết rằng: Đó là một phiên ṭa ô nhục, một phiên ṭa “bỏ túi” nhằm trấn áp tinh thần giáo dân mà không đạt được mục đích của nhà cầm quyền.

Diến biến vụ án như sau:

Ngày 15/8/2008, hàng ngàn giáo dân đă đứng cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ sau 50 năm rời xa linh địa Đức Bà trở về vị trí Linh địa. Trước một bức tường gạch đơn cũ được xây dựng trên đất chiếm đoạt không có căn cứ pháp luật của Giáo dân, Giáo xứ Thái Hà. Họ đă mỗi người một tay phá bỏ đoạn tường dài 6 mét mở lối để bà con vào cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ. Khối lương phá dỡ đó đă được các cơ quan nhà nước tính toán cụ thể là chưa đến 3,5 triệu đồng Việt Nam (Khoảng gần 200 đola Mỹ). Một số tiền mà nếu so với những vụ án của cán bộ cộng sản tham nhũng, phá phách, chiếm đoạt hoặc làm thất thoát, th́ chưa thể so là con kiến trên ḿnh con voi.

Và h́nh như chỉ chờ có thế, cả bộ máy công quyền khởi động rầm rộ với mục đích bắt bằng được, bỏ tù bằng được, kết án bằng được các giáo dân đă “ngoan cố” khi đ̣i điều mà chính không thể có là minh bạch và công lư đối với khu đất và tài sản của họ.

Ngày 27/8/2008, Cơ quan Cảnh sát Điều tra-Công an quận Đống Đa đă khởi tố vụ án h́nh sự số 524 với tội đanh “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng”.

Cũn ngay ngày hôm đó, một đội quân rầm rộ sai nha, lính tráng được huy động bắt các nạn nhân như bắt giặc. Người ta có cảm giác rằng, nếu không bắt kịp các nạn nhân này, th́ chắc họ sẽ nổ bom làm tung thành phố. Việc đó như để muốn biểu thị sức mạnh của chuyên chính vô sản với những người cả gan đ̣i tự do, công lư ở Thái Hà.

Nhưng dường như thấy các yếu tố pháp luật tron vụ án này không có cơ sở, trước sự quan tâm đặc biệt của dư luận thế giới. Sau khi làm việc mấy ngày với các giáo dân trên đây, th́ cơ quan công an ra quyết định chỉ khởi tố 3 người tội “hủy họai tài sản công cộng”, 5 người c̣n lại bị khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng”.

Thực ra, bắt các giáo dân tay không th́ quá dễ, nhưng để khép tội cho họ nếu căn cứ vào Luật pháp th́ “hơi bị”… khó. Bởi v́, với số tiền cứ cho là phá hoại đi nữa, th́ chưa đủ 3,5 triệu đồng VN/8 người “phá hoại” là không đủ cơ sở để khởi tố v́ luật pháp quy định rơ ràng: “vật chất bị phá hủy phải từ 500.000 đồng trở lên”. Trong khi đó, tài sản đất đai trên vẫn thuộc chủ sở hữu và sử dụng là Giáo xứ Thái Hà, của giáo dân mà nhà nước chưa có bất cứ một mẩu văn bản nào phù hợp pháp luật để chiếm của họ.

Về tội gây rối trât tự công cộng cũng hoàn toàn không có cơ sở. Bởi nếu vậy th́ phải bắt cả hàng vạn, hàng chục vạn người đă ra đến “Linh địa Đức Bà” mà cầu nguyện ngày đêm. Nhưng, họ chỉ ra đó cầu nguyện ôn ḥa, du dương và nói lên tâm nguyện của ḿnh cách tĩnh lặng.

Ngày 20/10/2008, bản kết luận điều tra số 609/ĐTHS của Cơ quan CSĐT- CAQ Đống Đa cho biết từ ngày 15/10/2008, Cơ quan này đă ra quyết định đ́nh chỉ vụ án h́nh sự đối với tội danh “hủy họai tài sản” và ra quyết định khởi tố bị can 3 giáo dân từ tội “ hủy họai tài sản” sang tội danh “gây rối trật tự công cộng”.

Ngày 24/10/2008, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) quận Đống Đa đă công bố bản cáo trạng và truy tố một số giáo dân Thái Hà ra toà về tội “gây rối trật tự công cộng”. Một cái tội mà người nghe đă thấy buồn cười, thấy vô lư cho 8 nạn nhân trong số hàng chục vạn người đến đó.

Nhiều luật sư, nhiều cây viết đă ngay lập tức bác bỏ bản cáo trạng một cách thẳng thừng, đầy thuyết phục trước những luận cứ của VKSND Đống Đa bằng chính luật pháp Việt Nam.

Nhưng, có lẽ thấy như vậy vẫn chưa đủ, như vậy đâu có được với ư đồ có sẵn nhằm dằn mặt giáo dân, răn đe kẻ khác.

Ngày 28/10/2008 Toà án nhân dân quận Đống Đa đă trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân quận với lư do: Toà xét thấy cơ quan điều tra đă bỏ sót tội và đề nghị truy tố thêm tội “huỷ hoại tài sản”!

Nghe câu chuyện Ṭa án Quận Đống Đa chưa xử đă kết luận “bỏ sót tội phạm” yêu cầu trả hồ sơ, người ta nghĩ đến lời phát biểu của Thành ủy viên Cần Thơ, Phó đoàn ĐBQH Cần Thơ Huỳnh Văn Tiếp: “Bây giờ có vấn đề đặt ra là có khả năng c̣n bỏ sót tội cho chị Ba Sương hay không, tại sao có nhiều tội mà khởi tố có một tội…” trong khi dư luận đang hết sức bất b́nh bởi “đảng” đă xử vụ án này. Ngay lập tức, Bà Ba Sương được khởi tố thêm tội mới là “tham ô tài sản”.

Có như vậy mới thấy sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy cũng như những ư kiến cá nhân những người có chân trong “ủy” có sức mạnh như thế nào với các cơ quan hành pháp Việt Nam.

Bản án của 8 nạn nhân Thái Hà này không biết do “đảng xử” hay ai xử, nhưng có nhiều điều c̣n lộ liễu hơn vụ Ba Sương rất nhiều và là một điển h́nh cho việc “tố tụng theo h́nh thức án bỏ túi và không dựa trên luật pháp”.

Qua quá tŕnh gọi là “điều tra” không đúng tŕnh tự pháp luật, không chứng cứ, không tang vật, họ nhắm mắt dùng ngay một băng ghi h́nh, mà riêng việc sử dụng băng ghi h́nh đó đă là một sự vi phạm pháp luật để kết tội giáo dân.

Vậy rồi một bản cáo trạng cũng được nhào nặn ra với muôn vàn lời lẽ ngây ngô, buồn cười. Nó cũng giống như một bản báo cáo thành tích cuối năm nào đó, hoặc một bản tổng kết t́nh h́nh chống tội phạm được bịa lên hay là một bản tố cáo đanh thép của một học sinh sau khi học tập tinh thần yêu nước của Lê Văn Tám(!).

Với muôn vàn chi tiết chẳng ăn nhập ǵ đến vụ án, trái lại chỉ làm cho những người dân, những người quan tâm đến vụ án thấy được quả là các cơ quan hành pháp VN là những người thích hài hước và thể hiện được tính chất vụ án là ǵ.

Nếu vụ án bà Ba Sương cả trăm người đă xin đi tù thay th́ ở vụ án 8 nạn nhân Thái Hà, cũng có hàng loạt người xin được t́nh nguyện đi tù thay cho họ.

Điều khác biệt giữa hai vụ án, đó là cách làm việc của hệ thống truyền thông và thái độ quan chức. Và dù sao, bà Ba Sương c̣n bị một số quy định luật pháp chế tài để cơ quan công quyền vịn vào kết tội cách “có lư” nào đó. C̣n vụ nạn nhân Thái Hà, th́ hầu như các cơ quan hành pháp đă cố t́nh bịt tai và bịt mắt đi theo hướng đă chỉ để kết tội giáo dân bằng được bất chấp mọi luật pháp quy định ra sao.

Điều khác biệt hơn nữa là khi tôi nh́n thấy vẻ mặt bà Ba Sương rất đau khổ khi bị kết án, c̣n các giáo dân Thái Hà luôn nở nụ cười tươi và diện những bộ trang phục đẹp nhất trong quá tŕnh diễn ra vụ án. Phải chăng đó là cốt lơi khác nhau của vấn đề? Bên bà Ba Sương không biết có bao nhiêu người cùng ra ṭa, c̣n bên 8 nạn nhân Thái Hà là hàng ngàn con người,hàng triệu con tim thao thức dù trước đó đă được báo chí “lề phải” tốn công sức bôi nhọ và thóa mạ, kết tội. Bà Ba Sương được báo chí nhà nước kêu thương, bào chữa vẫn cứ đau khổ, c̣n 8 giáo dân Thái Hà được báo chí kết tội, họ vẫn ngẩng cao đầu.

Phiên ṭa xử 8 giáo dân Thái Hà ngày 8/12/2008 quả là một ngày hội lớn với giáo dân Hà Nội và muôn nơi. Cũng không chỉ là giáo dân, mà cả những người yêu chuộng Sự thật và Công lư. Họ náo nức, kéo đến dự phiên ṭa từ muôn phương, họ đến với các nạn nhân mà có thể họ chưa bao giờ quen biết.

Từng đoàn người với cành Thiên Tuế trên tay, h́nh ảnh Nữ Vương công lư trước ngực đă có một cuộc diễu hành vĩ đại. Lần đầu tiên trong lịch sử đất nước Việt Nam có một cuộc diễu hành hoành tráng và hiên ngang như thế của những nạn nhân, đặc biệt là những người Công giáo. Sự kiện này được các hăng thông tấn toàn cầu hết sức chú ư, các đại sứ, các tổ chức nước ngoài ưu tiên quan tâm đặc biệt.

Diễn biến phiên ṭa “mấy cục gạch” lại là sự hài hước hơn. Ở phiên ṭa đó, thể hiện đầy đủ sự sợ hăi, sự nhát đảm của nhiều cơ quan và cá nhân trước cơn sóng ḷng dân khát khao sự thật công lư. Phiên ṭa công khai được xét xử im ĺm trên tầng 4 ngôi nhà, ai muốn vào th́ có vé hạn chế. Xung quanh khu vực gần như ùn tắc và gián đoạn mọi hoạt động dân sinh, hàng ngàn cảnh sát với phương tiện vũ khí hùng tráng được mang ra thi thố để chiều mang về tốn công vô ích.

Th́ ra, người ta đă lấy nhiều súng đạn và vũ lực, diễu vơ dương oai để cố che giấu đằng sau đó một sự thật về phiên ṭa không có công lư.

Tại phiên ṭa này, Ṭa đă được chính bị cáo chỉ rơ đích danh thủ phạm đă “xúi giục” họ “vi phạm” theo cách gọi của Ṭa khi Ṭa hỏi ”Ai xúi đập tường”? bị cáo Nguyễn Đắc Hùng trả lời rất rơ ràng: “Chúa”. Vậy nhưng Ṭa đă không hỏi đến thủ phạm để kết tội.

Và kết cục phiên ṭa, ai cũng biết là một bản án bất công dù đó là bản án nhẹ nhàng không như mong muốn của người chủ trương răn đe nạt nộ.

Nhưng, phiên ṭa đó đă để lại trong ḷng nhân dân, nhất là giáo dân nhiều điều đáng để nghĩ, đáng để suy: Khi hệ thống luật pháp có thể bị bẻ cong bởi những thế lực siêu luật pháp, th́ đừng ḥng đ̣i lấy Sự thật, Công lư. Đó chỉ là một mơ ước xa vời. Càng đừng hi vọng một Nhà nước pháp quyền.

Lấy ǵ giải thích, an ủi các nạn nhân?

Nghĩ lại, cũng chỉ là chuyện “thường ngày” ở đất nước chúng ta, bao chục năm nay, đă có đâu phải chỉ là vụ án nho nhỏ chưa tử h́nh, chưa đến mức cải tạo giam giữ không cần xét xử. Mà là những vụ án giết người không cần xét xử, giam giữ bất tận đâu cần bản án, là chuyện xưa như trái đất, thường như cơm bữa ở đất nước chúng ta đâu phải chuyện lạ lùng ǵ?

Trong lịch sử hiện đại thời Cộng sản, đất nước ta đă từng có nhiều “phiên ṭa nhân dân” mà một bà bần cố nông váy có hàng trăm mảnh vá, chưa bao giờ có khái niệm về mặt chữ là người quyết định số phận của hàng loạt người khác. Thậm chí có những người được vùi thây nơi đất khách trong một nhà tù nào đó đâu có được hân hạnh ra ṭa.

V́ vậy, những bà Ba Sương, những giáo dân nạn nhân kia, được ra ṭa đă là một bước tiến lớn trong một “Nhà nước pháp quyền xă hội chủ nghĩa”, họ c̣n đ̣i hỏi ǵ hơn?

Hẳn phải dùng cách giải thích đó th́ mới có thể an ủi được những nạn nhân Thái Hà, những bà Ba Sương? Bởi không thể có cách nào khả dĩ có thể giải thích được rằng: Trong một nhà nước được mệnh danh là của dân, do dân v́ dân, trong một nhà nước được coi là “Pháp quyền” lại có thể xảy ra những điều kỳ dị đó.

Người ta coi đó là phiên ṭa ô nhục, là phiên ṭa của sự dữ và bóng tối, là nhiều ngôn từ khác nữa khi người đạo diễn phiên ṭa và xét xử bất chấp luật pháp và lương tâm.

Chỉ tiếc rằng, đất nước chúng ta cũng đă phải bước cùng nhân loại sang Thế kỷ 21 và đă hội nhập với thế giới văn minh. Nếu như có thể quay lại lịch sử vài trăm năm trong chế độ “phong kiến thối nát” nào đó, hoặc các nạn nhân đang sống trong một chế độ phát xít nào đó th́ những nạn nhân kia hẳn sẽ có thể an ḷng với câu giải thích khiên cưỡng nói trên.

Hà Nội, Ngày 8/12/2009. Tṛn một năm phiên ṭa ô nhục ở Thái Hà.

 

· J.B Nguyễn Hữu Vinhl
Nguồn:
http://nuvuongcongly.net/


<< trở về đầu trang >>
free counters