Nguyễn Văn Vĩnh - Người bị đảng bần cùng hóa
Trần Khải Thanh Thủy
9 giờ sáng, tôi nghe điện thoại, nhấc máy lên là giọng một người đàn ông trầm ấm, phát âm rơ nét tiếng miền Nam... Bản thân ông cũng tự giới thiệu ông gốc người Long An, lập nghiệp sinh sống ở Tây Ninh (nhà 848, ấp Trường Huệ, xă Trường tây, huyện Hoà Thành), v́ thế biết về vụ án Phan văn Sào (người đă đứng ra đấu tranh với chính quyền địa phương lấy lại mảnh đất 1.800 m2 để xây dựng trường mẫu giáo cho các cháu ở xă Long Thành Bắc, huyện B́nh Hoà, tỉnh Tây Ninh và bị cộng sản ghép tội "nhục mạ và vu không lănh đạo", xử hai năm tù giam (luật sư Lê Trần Luật bào chữa) nhờ địa chỉ chị Nguyễn thị Tâm - vợ Sào cho, mà ông biết gia đ́nh tôi để từ Tây Ninh bay ra Hà Nội, gặp mẹ đẻ và em trai tôi, trong lúc tôi vắng nhà.
Khác với mọi dân oan khác, ông không có vẻ so súi, túng kiết, hoặc những nét nhàu nhĩ trên gương mặt do sự thiếu thốn, khổ ải, hằn dấu tích trên mặt, trên người. Trái lại, ông cao khoảng 1,m8, đứng gần ngang khung cửa nhà tôi. Mặt vuông vức, hai vai bằng phẳng, đôi mắt và cặp mày cùng cái miệng là những đường kẻ ngang cân bằng. Đặc biệt là sống mũi trường và thẳng, hai cánh mũi to, rộng. Xét về mặt tướng học, ông không đẹp nhưng thuộc diện hào hoa, phong lưu, rộng răi, chính nhân quân tử... Không hiểu biến cố nào trong cuộc đời đă xô ông đến cửa nhà tôi, chỉ bằng một ḍng địa chỉ như vậy?
Rút ra tập văn bản hồ sơ, ông lập cập nói:
Cô à, đến 15-9 này họ ủi nhà tôi rồi. Tôi biết lấy chỗ chi để tá túc đây, đă 3 năm nay tôi sống bằng ḷng từ thiện của anh em trong hội Cao Đài rồi.
Th́ ra ông là người theo đạo.
Liếc qua hồ sơ của ông, tôi đề nghị:
Bác cứ kể vắn tắt đi, tại sao họ lấy nhà của bác, bác đă từng này tuổi rồi, con cái đâu, sao lại để bác trong cảnh bần cùng hoá như vậy?
Ông ngồi lặng đi rồi ông kể:
Tôi sinh năm 1941 cô à. Như mọi thanh niên Miền Nam khác, năm 1967, vừa sang tuổi 17, tôi tự nguyện tham gia quân đội, dù chẳng ai bắt buộc tôi cả. Hồi đó tôi là cảnh sát của quân đội Việt Nam cộng hoà. Trong một lần trực đêm ở Đà Lạt, buồn t́nh, nhớ nhà, tôi uống rượu say la đà rồi vừa gác, vừa ca vọng cổ, một lát sau th́ ngủ gật, đầu gục xuống vai, súng trượt khỏi người văng trên nền gạch, chân đạp phải báng súng, bất ngờ một viên đạn vụt ra, sượt qua mang tai, đốt cháy một mảng tóc và cắt đứt một đốt ngón tay tôi.
Trở dạy, tôi thấy ḿnh được anh em đưa đi viện, khi trở về phải nhận án kỷ luật giam giữ 15 ngày. May không mất mạng, nhưng hội đồng giám định y khoa kết luận tôi không đủ sức khoẻ để tiếp tục phục vụ quân đội. Khi đó là năm 1974, tôi giữ chức vụ trung sĩ, trung đội trưởng, trung đội cảnh sát dă chiến quận Hoóc Môn, tỉnh Gia Định. Đang theo học tại trung tâm huấn luyện ở Đà Lạt để nâng cao tŕnh độ cho các cấp chỉ huy. Tháng 4 năm 1975, tôi bị gọi đi học tập cải tạo v́ tội "cầm súng theo địch bắn vào đồng bào". Ra trại, tôi đăng kư tị nạn theo diện HR nhưng thời gian cải taọ qúa ngắn nên không được chính phủ Mỹ xét duyệt, đành phải ở lại. Trong suốt khoảng thời gian 15 năm đầu sau khi miền Nam bị cưỡng chiếm, tôi c̣n trụ được v́ gia đ́nh nội ngoại vốn là đại địa chủ, đất đai bạt ngàn nên có của ăn, của để, tôi lại có nghề xây dựng, chuyên đấu thầu các công tŕnh thuỷ lợi, cầu đường, nên nhanh chóng trở thành đại gia trong vùng.
Có tiền, theo thói quen của ông bà truyền lại, tôi làm từ thiện...Tôi nhớ hồi đó bao cấp nghèo lắm, anh em phóng viên báo Tây Ninh c̣n phải đạp xe đến tận nhà tôi, hễ có địa chỉ nào khó khăn cần giúp là tôi đánh xe con chở anh đó đến liền để làm từ thiện, từ chăn màn, đồ dùng áo quần đến gạo muối, củi đuốc v.v
Năm 1990 tôi bắt đầu bước vào con đường mạt vận, phá sản v́ hầu hết các công tŕnh xây dựng mà tôi đấu thầu của huyện Hiệp Hoà đều mắc nợ tôi, chỉ riêng con đường nhựa từ chợ Long Hoa đi Văn Tân, gíap quốc lộ 22B, đă là 43 triệu 902 ngh́n đồng, không kể các xă như Trà Vong, Mỏ Công, Tân Hưng... thuộc huyện Tân Biên, mỗi xă cả chục triệu luôn.
Một phép tính vụt qua óc, tôi kêu lên:
Trời đất -Vào thời điểm năm 1989, 44 triệu to lắm, nếu tính cả lăi lẫn gốc trong suốt 20 năm trời qua th́ bằng cả 5, 7 tỷ bây giờ.
Đúng thế, ông âm thầm xác nhận, cặp mắt e dè buồn như bóng tối. Để chứng minh cho lời nói của ḿnh tôi đưa ra con số xác thực nhất:
Năm ấy cháu đang gơ đầu trẻ, mức lương 290 đồng, một chỉ vàng sau khi đổi tiền năm 1985 là 15 ngh́n. Năm 1989, khoảng 20 ngh́n, bằng 1/100 bây giờ. V́ vậy tính theo giá vàng là tṛm trèm 4 tỷ, không kể tiền lăi... c̣n tính theo giá nhà chỉ 5 ngh́n đồng là mua được một căn nhà tử tế.
Chính v́ thế mà tôi phá sản đó cô, giọng ông run run, mắt tối sầm như soi tỏ vào nội tâm.
Sao bác không kiện ?
Trời- ông kêu lên, giọng như cao thêm một cung bậc mới - Kiện riết, kiện hoài mà họ không trả cô ạ. Đấy là những nơi có bút tích đàng hoàng đấy, c̣n những chỗ 5,7 trăm ngàn hoặc vài triệu, ghi nhận bằng miệng th́ tôi đâu có nhớ mà nhắc.
Không thể thế được, luật pháp sinh ra để làm ǵ, tôi cố kiết bảo vệ ư ḿnh theo hướng sách vở mà không hề nghĩ rằng thương trường là chiến trường, người ta sẵn sàng dẫm đạp, bắn giết nhau v́ tiền... Một người có cánh mũi rộng đến mức "con trâu đi lọt" như ông th́ quả là "bán giời không văn tự"
Nhưng ai là người phải chịu trách nhiệm trả 44 triệu này? Tôi gặng.
Ông Dương Hồng Thắng, trưởng pḥng giao thông vận tải huyện Hoà Thành, người kư văn bản quyết toán ngày 16-5-1990 đó cô. Trong văn bản, ông ta cam kết 15 ngày sau sẽ giả toàn bộ số tiền cho chủ công tŕnh là tôi, vậy mà bây giờ bao nhiêu lần 15 ngày qua rồi, hắn đâu có trả.
Bác kiện một lần không được th́ phải kiện lần hai, kiện trong nước không được th́ kiện ra quốc tế, kiện vung giời lên chứ, máu chảy ruột mềm, của đau con xót, một đống tiền chứ ít đâu? Quá xót xa cho bước đường hoạn nạn của ông trong ngôi nhà xă hội chủ nghĩa, tôi gắt.
Ông cười ủ ê, cay đắng:
Luật của nước ḿnh, tôi đâu có rành, cứ nghĩ ḿnh làm phải th́ phải được bảo vệ, tôn trọng chớ, ai dè... đi lại, kiện tụng riết không được, tôi bỏ cuộc, lúc ấy toà án huyện lại gọi tôi ra yêu cầu tôi phải nộp án phí 2.2000.000 (hai triệu hai trăm ngh́n đồng) để giải quyết. Khi ấy tôi khánh kiệt rồi, một đồng xu cắc bạc cũng không có, đào đâu ra 2 triệu 2 để nộp án phí mà rồi có thắng kiện không, hay họ ăn giơ với nhau rồi án phí lại thành ngu phí?
Th́ ra tử lộ của ông bắt đầu từ đây, từ thói lừa đảo ăn bẩn của lănh đạo ngành giao thông, kể từ cấp trưởng pḥng trở lên cũng như lănh đạo các xă mà ông vừa nhắc. Tất cả chỉ là phường ăn hại, đái nát, với thương nhân th́ ăn cướp, với dân đen th́ bố thí, cố t́nh dồn ông vào bước đường cùng, như đă từng dồn nhân dân vào cái máng lợn khổng lồ. Trong khi bọn chúng th́ mâm cao cỗ đầy, mâm vàng chén ngọc, nói dối như cuội, lưà đảo thành thần, thăng quan trên những nỗi đau ngút trời.
Lặng đi một chút, bàn tay có một ngón cụt đặt ngâp ngừng trên tập hồ sơ, ông nói tiếp.
Bẵng đi 5,7 năm trời không đ̣i được nợ, mất hết vốn làm ăn, trong khi thói quen tâm lư không thể từ bỏ. Năm 1996, tôi bất chấp lời khuyên can của cả nhà, thế chấp giấy tờ sổ đỏ quyền sử dụng 7700 m2 đất cho ngân hàng đầu tư phát triển Tây Ninh để vay 100 triệu, dự định đầu tư vào một số hạng mục công tŕnh rồi sau một năm có tiền trả ngân hàng cả gốc lẫn laĩ sẽ rút đất ra, ai dè...
Đang ngồi nghe ông tâm sự, bất thần tôi kêu lên:
Sao bác dại thế, tấc đất tấc vàng, chỉ vay 100 triệu mà thể chấp cả 7000 m2 đất.
Giọng ông buồn như trấu cắn, nghe như một lời than:
Th́ ḿnh vẫn tin vào chính sách của đảng và nhà nước mà cô, hơn nữa đất ấy chỉ có một sổ đỏ, làm sao thế chấp một nửa hay 1/3 như cô nói được? Ai ngờ... nợ đọng lớn hơn lăi xuất, tôi không c̣n cách nào đành phải để ngân hàng phát măi mảnh đất của ḿnh, với yêu cầu bán đấu giá theo giá hiện hành. Sau khi trừ cả gốc lẫn lăi rồi th́ phải trả lại phần tiền thừa cho tôi. Không ngờ cả tôi và vợ con không hề có quyền lợi hợp pháp trong đó, kể cả có mặt, kư tên, chứng kiến, dù mảnh đất đứng tên tôi và gia đ́nh từ đầu năm 1995.
Lần đầu tiên phát giá 305 triệu, người mua, khi biết tôi gặp cảnh sa cơ lỡ bước liền bỏ đi, với lư do: "Em mà mua th́ anh khổ, em không muốn dồn anh vào bước đường cùng"
Người thứ hai cũng vậy, dù giá đất lúc này đă nhích lên 350 triệu, nhưng so với giá thị trường vẫn chỉ bằng một nửa. Cùng là đồng sự, biết rơ hoàn cảnh , địa vị của tôi trước đó, nên cũng lặng lẽ bỏ lại cả tiền đặt cọc (trị giá 5% số đất) hy vọng tôi sớm đ̣i được nợ cũ của pḥng giao thông vận tải huyện để trả ngân hàng, rút sổ đỏ về giữ đất. Ai ngờ tên Dương Hồng Thắng mặt nạc, đóm dày, mo nang trôi sấp, nên sau 51 tháng, món nợ cũ không đ̣i được c̣n phát sinh thêm bao khoản tiền khác. Đất bị mất trắng vào tay bà Ngô Thị Vân- giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Long Vân - nhà cung cấp nhiên liệu khu vực phía Nam khi ấy- với giá bèo bọt 385 triệu
Chỉ vào bài viết của tác giả Hồng Lam in ở báo Tây Ninh: "7 năm tranh chấp tài sản đấu giá", ông bảo;
Điều đau xót là sau 4 năm 3 tháng, giá đất đă lên gấp 4,5 lần, nghĩa là hơn 1 tỷ, song do bà Vân "đi đêm" với ngân hàng, với đội thi hành án mà mua chưa đầy 50.000 đồng 1 m2 đất, quy thành gạo được 7,8 kư, c̣n quy ra thịt được từ 1 kư 2, tới kư rưỡi
Con tài sản hoa màu trên mặt đất th́ sao hả bác? Tôi băn khoăn trước nỗi đau có thực của ông- đau không phải v́ cái giá qúa bèo như báo Tây Ninh phản ánh, mà đau v́ đây là bước thảm bại trong cuộc đời làm doanh nghiệp của ông. Từ một đại gia, giữa một vùng đất nghèo khó do được đảng "giải phóng" khỏi kiếp sống đàng hoàng, nhung lụa của chế độ Mỹ Nguỵ, vi la của ông xây hết 970 bao xi măng, 12 tấn thép. Trong nhà, ngoài ô tô con để ông đi giao dịch đấu thấu, làm từ thiện c̣n một xe tải chuyên sử dụng vào việc xây dựng nhà cửa, cầu cống, đường trạm v.v vậy mà... chỉ v́ ḷng tốt mà đẩy ông đến bước này ư?
Không để tôi phải ṭ ṃ lâu, ông nói tiếp:
Mất trắng, cả nhà cửa, cây cối, hàng rào, nhà tắm xây trên đất đó cô ạ!
Hơn nữa, ông ngập ngừng bày tỏ: - Cho dù phải bán với cái giá bằng 1/3 giá thị trường như thế th́ trừ 100 triệu tiền gốc, hơn 100 triệu tiền lăi, ngân hàng phải trả lại cho tôi 145 triệu... Vậy mà gần chục năm rồi mất tiêu.
Nh́n lom lom vào tấm ảnh ông chụp với người chị già và ngôi nhà tường gạch, lợp tranh tre, phủ nilon, lở loét , tôi băn khoăn:
Sau khi đất bị bán rồi th́ gia đ́nh bác ở đâu?
Tôi c̣n một miếng đất 1067 m2 nằm ngoài diện tích đó, nhưng khi kinh tế sa sút, t́nh cảm vợ chồng cũng sa sút theo. Vợ tôi kéo sắp nhỏ bỏ đi luôn, tôi ở lại trông nom bà chị ruột, mắc bệnh tâm thần từ nhỏ, không chồng con... Đến năm 2003, khi ra toà ly dị, tôi nhường lại cho bà xă 943 m2, chỉ giữ lại cho ḿnh khoảng 100 m2, nơi có căn nhà tạm cho hai chị em tôi ở.. Bà xă cũng nhượng lại cho công ty Đức Thành lấy 320 triệu nuôi con, thấm thoát đă được mười năm rồi.
Tội nghiệp- tôi thở dài cay đắng, v́ kịp nhận ra một điều oan uổng, cũng là cái trớ trêu của cuộc đời này... Một người đàn ông hoàn hảo như ông- chắc chắn là thương vợ, quư con hết ḷng, chỉ v́ không biết bảo vệ túi tiền cũng là cái tâm, cái tài, cái đức của ḿnh, để cả hệ thống quan chức lănh đạo tỉnh từ ngành giao thông vận tải đến hệ thống ngân hàng huyện lừa đảo, dồn ép vào bước đường cùng mà bỗng chốc thành tay trắng. Mất cả vốn lẫn lăi, cả ch́ lẫn chài cả vợ lẫn con. Chỉ c̣n bà chị ruột không nơi nương tựa, ngớ ngẩn tâm thần là của ông thôi. Ngay cả một chút hạnh phúc lứa đôi trong cuộc đời ô trọc, khốn khổ này ông cũng không vớt vát được cho ḿnh ư? Mà nào ông có phải loại người tạp nhạp như đám chúng sinh nhan nhản, vật vờ, vô ảnh, vô h́nh, không bản sắc, diện mạo, cá thể, cùng ch́m nghỉm vào bối cảnh cơi đời nhợt nhạt, tù mù này? Hàng chục công tŕnh xây dựng của ông trên mảnh đất Hoà Thành, hàng chục đoạn đường bằng tiền của, mồ hôi, công sức, tâm huyết ông bỏ ra cho dân đi, dân ở trong suốt bao nhiêu năm trời. Hàng trăm triệu đồng từ thiện của ông rót vào từng gia đ́nh người dân trên rải đất Tây Ninh- khiến tên tuổi ông một thời vang bóng... vẫn c̣n kia, sao để ông phải chấp nhận số phận tủi buồn này? Đă không vợ không con, không tiền nong, sinh kế, c̣n cái nhà nhỏ để hai chị em lấy chỗ chui ra chui vào, ngày 15 tây này cũng sẽ bị san ủi v́ bị coi là đất nằm trong quy hoạch trục đường 22 B. Trớ trêu thay, phần tiền đền bù nhà chỉ vẻn vẹn 21 triệu. C̣n tiền đền bù 100,2 m2 đất này lại được trả cho bà Ngô thị Vân, một người đàn bà giàu nứt đố, đổ vách, đă ăn không, ăn hỏng của ông 7700 m2 đất với cái giá rẻ mạt, lại c̣n không chịu nhả số tiền đền bù đất của ông nữa. Không hiểu sau hai ngày nữa (15-9-2009) Ông và bà chị già cả, gần đất, xa trời của ông sẽ đi về đâu?
Nhận ra sự cảm thương sâu sắc trên nét mặt tôi, ông bần thần kể:
- Nhiều người biết rơ cảnh sống của hai chị em tôi, khuyên tôi đưa bà chị tôi vào chùa, c̣n tôi th́ thuê chỗ khác ở, chính quyền xă sẽ chịu tiền nhà 6 tháng nhưng tôi không chịu cô à. Chị tôi già rồi, có được minh mẫn như người ta đâu mà bảo vào giúp việc trong chùa để hưởng lộc rơi lộc văi của các tín chủ mười Phương? Làm vậy phải tội chết, gia đ́nh tôi ba đời làm từ thiện, lẽ nào với máu mủ của ḿnh mà ḿnh lại coi như giọt máu thừa? Hạt cơm rơi...Tiếng thế nhưng chị tôi t́nh cảm lắm đó, tôi chỉ ra đây có mấy ngày, phải nhờ người chăm sóc mà chị tôi cứ mếu máo nhắc suốt, người trông nhà giùm, liên tục gọi điện thoại ra nhắc tôi về.
Nh́n ông, tôi trầm ngâm hỏi:
Thế con cái bác như thế nào? Có thành đạt, phương trưởng không? Như chạm phải nỗi đau, ông đáp một cách khó khăn, giọng nghẹn ứ:
Tôi ngă ngựa sớm, t́nh cảm vợ chồng sớm nhạt phai khi các cháu c̣n bé qúa. Từ năm 1990 mà cô, nên cả 6 cháu, bốn trai, hai gái đều thất học cô ạ!
Cũng v́ mâu thuẫn trong việc bán đất đấu giá không được giải toả mà từ năm 2003 đến nay ông đă viết 1200 lá đơn gửi các cấp từ chính quyền xă, tỉnh, huyện đến trung ương để đ̣i hỏi quyền lợi. Trả lại ông 7128 m2 trong số 7700 m2 đất đă thế chấp, v́ thực tế số đất mà ông cần để vay 100 triệu chỉ tương đương với 502 m2 đất thôi. V́ vậy riêng với việc khiếu kiện lên giám đốc thẩm đă là 400 lá, 400 lần...
Có thể coi ông như người kiện chuyên nghiệp, bởi công việc của ông hàng ngày ngoài việc chăm sóc bà chị ruột, lo việc sinh hoạt, ăn uống cho hai chị em, cứu chữa người bệnh bằng thuốc nam (không lấy tiền) là ông lăn ra viết đơn, rồi lại đi tới đi lui để gửi, bận bịu đến nỗi - nhiều hôm 1 giờ đêm, hai chị em ông mới được ăn cơm chiều.
Chứng kiến cảnh sống của ông - nghèo kiết xác, trong nhà không có bóng dáng ti vi, tủ lạnh, đài đóm, phải sống bằng ḷng từ thiện của hội Cao Đài mà vẫn cưu mang những người cùng khổ bằng cách đi vay thuốc để cứu người, nhiều người ái ngại, cho rằng viên đạn bắn sượt mang tai, làm cháy cả một mảng đầu ông năm nào đă phát huy tác dụng, khiến ông bị "chập mạch, man mát"...Nhưng không, ông mắc bệnh từ thiện từ ḍng họ 3 đời, từ ông nội, bố đẻ, nên ông bảo: "Việc kiện của tôi, nếu lấy lại số tiền chênh lệnh của việc bán đấu giá, tôi sẽ lo trả nợ, giữ lại cho ḿnh chút đỉnh, rồi lại làm từ thiện"...Đời ông 68 tuổi, sống qua hai chế độ, ngọt, bùi, cay đắng nếm trải đủ rồi, không ước vọng ǵ cho riêng ḿnh cả.
Nhắc đến số nợ, tôi đắn đo hỏi:
Hiện giờ bác nợ nhiều không?
Ông bảo, giọng nặng như đeo đá
Khoảng 300 triệu cô à
Khiếp, sao nhiều thế? Tôi ngac nhiên- nếu không thắng kiện, bác lấy ǵ mà trả?
Nỗi đau giằng xé gương mặt ông thành hai nửa, nửa buồn ràu, nửa suy tư, ông bảo:
Tôi c̣n mảnh đất khoảng 3 mẫu (hơn 3000 m2) do ông nội để lại ở xă Mỹ Quư tây, huyện Đức Huệ tỉnh Long An. Năm 2002, tôi đă thế chấp để vay 50 triệu, phải đều đặn trả lăi từ năm 2002 đến nay, với mức giá 1,75% ...Đă hơn một năm nay không trả lăi rồi , tôi đang lo sợ tháng 9 này, ngân hàng lại đến thu nốt
Trời đất, tôi không tin vào tai ḿnh, tôi hực lên: - Vấp ngă dập mặt phải nhận ra ḿnh, sao bác vay 50 triệu mà lại đem cả 3000 mét đất ra thế chấp, chưa sợ à?
Th́ vay để trả mà cô, đâu có phải cậy có đất mà vay tràn cung mây, vay tương đương với gía trị của mảnh đất
Ngoài trời mưa lâm thâm ṛng ră, cơn mưa không có khoá, nhưng biết giữ chân khách, tôi tranh thủ hỏi ông vài điều liên quan tới cuộc sống:
Chính quyền đối xử với bác ra sao?
À, ông trầm tĩnh: - Trái ngược lắm, người tốt, kẻ xấu, nhưng số kẻ xấu vẫn lớn hơn... Ví như hai ông Ba Hát, Hai trại, đều là bí thư của ấp hai khoá đối xử với tôi rất tốt, thường xuyên cấp gạo cho bà chị tôi đấy. Riêng trưởng công an của ấp tên là ôn thanh Đạm th́ nghiệt súc lắm, cả chục năm trời hắn không bao giờ chịu kư bất cứ một loại giấy tờ nào cho tôi, c̣n theo dơi, bám sát tôi từng bước, hễ ai đến gặp tôi c̣n bị kích động, nói xấu, để chia rẽ, vô hiệu hoá việc làm của tôi.
Ngoài tên Ôn Thanh Đạm ra, c̣n ǵ liên quan nữa không?
Ôi, ông chồm người lên như điện giật: - Cô cứ nh́n cái nhà của tôi th́ biết, họ làm đủ mọi cách để cô lập tôi. Nào ném đất đá vào nhà, nào tông xe vào tường làm vỡ cả tường, rồi găy trụ điện, nào phá ống nước... cốt để tôi chán ngán mà phải bỏ đi, không kiện tụng ǵ. Nếu 15-9 này họ ủi nhà lấy đất của bác, sẽ phải đền bù bao nhiêu?
Lấy không thôi cô à, v́ ngay từ khi có quyết định thu hồi lần 1, họ đă trả tiền nhà là 21 triệu rồi c̣n 26 triệu tiền đền bù đất th́ trả cho bà Vân đó. trên thực tế, đất mặt tiền lộ giới phải được hơn 2 triệu một mét.
Trời đất, chuyện của ông - một cuộc đời trôi nổi thăng trầm, một người đàn ông trong sự hoàn hảo của đàn ông - cứ đưa tôi đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, quên cả thời gian đang trôi và mưa rơi tí tách bên ngoài, ng̣i bút tôi viết không kịp theo mạch chuyện buồn bă của ông.
Chia tay ông rồi, tôi tự hỏi: Từ một người thành đạt, dám bỏ cả số tiền lăi 27 triệu của một công tŕnh để làm từ thiện cho chính quyền địa phương và muôn dân bá tánh... Người có địa vị cao sang" vợ đẹp, con ngoan, nhà cao, cửa rộng, xe đưa xe đón, giờ ngồi bệt xuống đất rồi ông phải đổ lỗi cho ai đây? Cho số phận hẩm hiu, cho cuộc đời khốn nạn hay cho chính bản thân ông?
Người phương Tây nói: "Nếu ta gặp nhiều bất hạnh, người có lỗi là ta. "Cái lỗi duy nhất của ông là đă không biết chọn thời thế, chế độ, lịch sử mà ra đời... Giữa xă hội chủ nghĩa, sự lừa lọc dối trá là bản chất, người đan lồng th́ ít, kẻ sập bẫy th́ nhiều mà ông lại đề cao nhân tính, mầm thiện, coi thật thà là phương châm sống, coi trung thực là động lực phát triển của xă hội nên đă bị cả một bè lũ lănh đạo đểu cáng hèn nhát, tham lam, hút máu, từ chủ tịch huyện Nguyễn văn Lỹ đến trưởng công an ấp Ôn Thanh Đạm và người đàn bà bằng tuổi con lớn của ông chèn ép, hút máu.
Xin gửi bài viết này như một thông điệp khẩn đến bà con, cô bác, người Việt trong và ngoài nước, đặc biệt là những người anh em một thời đồng ngũ của ông trong ngôi nhà Việt Nam Cộng Hoà. Hăy ch́a bàn tay nhân ái đón ông trong t́nh thương mến, xẻ chia, bởi ở mảnh đất độc tài này, người thật thà như ông không c̣n đất sống.
Khâm Thiên- Đêm 13-9-2009
Trần Khải Thanh Thủy