Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Nguyễn Tấn Dũng không chỉ dối trá mà c̣n độc tài

Nguyễn Tấn Dũng không chỉ dối trá mà c̣n độc tài

 

Âu Dương Thệ
 

JPEG - 88.5 kb

Chỉ ít ngày sau Hội nghị Trung ương (HNTU) 10 kết thúc (đầu tháng 7), Nguyễn Tấn Dũng đă được lệnh kí Quyết định số 97 ngày 24.7 "Về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ". (nguyên văn Quyết định này xem phần sau). Nếu chỉ đọc qua người ta cứ tưởng đây chỉ là một quyết định hành chánh thông thường liên quan tới việc tổ chức và điều hành các hoạt động khoa học mà thôi. Nhưng khi phân tích kĩ th́ sẽ thấy Quyết định 97 của Nguyễn Tấn Dũng chứa đựng rất rơ ràng những chủ trương độc tài và các biện pháp đàn áp các quyền tự do căn bản của các người làm khoa học ở trong nước. Dụng tâm của Quyết định này là t́m cách ngăn chặn những tiếng nói chân thành nhưng rất thắng thắn về những vấn đề vô cùng bức xúc của đất nước trước Đại hội (ĐH) 11 sắp tới.
Thật vậy, Điều 2, Khoản 2 của Quyết định này đă vạch rơ chủ trương của chế độ toàn trị muốn khóa miệng, bịt mắt và che tai các chuyên viên và dư luận trong các hoạt động chuyên môn, đặc biệt trong những ư kiến đóng góp về các vấn đề đang nổi cộm hoặc đang là vấn nạn cho đất nước:
"Nếu có ư kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ư kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ.“
Từ phản biện hàm chứa nội dung là nhận xét và đánh giá về một đề án, một công tŕnh hay một chính sách của một cá nhân, đoàn thể hay của một chính phủ đă, đang hoặc sẽ được thi hành. Nhưng muốn công việc phản biện có hiệu quả th́ nó phải mang tính công khai, minh bạch, độc lập và tự do.  Thí dụ, nếu những nhận xét và đánh giá của một chuyên viên hay một tổ chức khoa học về một biện pháp hay chính sách nào đó của đảng cầm quyền và chính phủ của đảng này mà chỉ được phép gởi cho cơ quan liên hệ của đảng hay chính phủ này, như Quyết định trên của ông Dũng, th́ người ta có thể biết trước là nó sẽ bị rơi vào sọt rác.
Các chế độ dân chủ đa nguyên không làm như vậy. Đảng cầm quyền để cho các công dân, trong đó có các nhà khoa học, các tổ chức được quyền công khai tŕnh bày cái ư kiến phản biện về những biện pháp hay chính sách của chính phủ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy họ cũng không thích những ư kiến đối nghịch; nhưng họ phải tôn trọng v́ các qui định của hiến pháp và sự hiện hữu của các tổ chức độc lập. Một chân lí được nh́n nhận và vinh danh trong các xă hội dân chủ đa nguyên là, mỗi vấn đề có thể nh́n đa diện dưới các góc cạnh khác nhau. Chỉ những cuộc tranh luận, thảo luận công khai và dân chủ th́ những khúc mắc, vấn nạn hoặc nguy hiểm của vấn đề mới được nh́n thấy rơ ràng hơn và chính nhờ thế có thể tránh được các thiệt hại vật chất và sinh mạng cho nhân dân và đất nước. V́ tôn trọng các nguyên tắc sinh hoạt dân chủ đa nguyên này nên nhiều xă hội dân chủ đa nguyên đă có ổn định chính trị lâu dài và đạt được những phát triển chắc chắn và thường xuyên trong kinh tế, giáo dục, xă hội… Chính v́ thế nhân dân các nước này đang được hưởng phồn vinh cao về vật chất và nhân phẩm cùng các quyền tự do căn bản được tôn trọng.
Ngược lại, trong một thể chế độc tài đảng trị theo chế độ toàn trị XHCN, như của ĐCSVN hiện nay, th́ những người có quyền lực nhất vẫn tự cho ḿnh cái quyền giương oai diễn vơ như chỗ không người. Họ coi các quyết định của ḿnh là sáng suốt và bắt mọi người phải thi hành. Họ chỉ muốn có những người tuân lệnh, vâng dạ và ca tụng. Tuy nhiên, t́nh h́nh trong nước  và quốc tế trong thời đại phải hội nhập vào toàn cầu hóa không cho phép họ làm một cách sống sượng và trắng trợn như trước nữa, thành thử họ bày ra tṛ „phản biện“ để tỏ rằng ta cũng chủ trương dân chủ đấy! Nhưng đây chỉ là dân chủ h́nh thức, dân chủ giả vờ, dân chủ bánh vẽ mà thôi.
Cụ thể như trong các năm qua họ để cho Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) được đóng vai tṛ làm „phản biện“. Họ để cho MT này tổ chức hết cuộc hội thảo này tới hội nghị kia và đưa ra nhiều nghị quyết, kiến nghị gởi lên các cấp có thẩm quyền của Đảng và Chính phủ. Nhưng cuối cùng các ư kiến phản biện của MTTQ đă bị những người có quyền lực trong Bộ chính trị (BCT) vất vào sọt rác. Ngay cả báo chí trong nước cũng nhạo báng: Cho chuột kiểm tra mèo! Chính Nguyễn Hữu Thọ, nguyên Chủ tịch MT này, vào những năm cuối đời đă phải than rằng, ông ta đă bị ăn bánh vẽ dân chủ chứ chưa bao giờ được thực hiện dân chủ thực sự! Ngày 14.8 trong cuộc họp của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ để chuẩn bị cho ĐH VII cua MT này sẽ diễn ra trong năm nay, GS Phan Đ́nh Diệu đă nói thẳng về việc ĐCS chỉ muốn MTTQ làm cây kiểng mà thôi. Ông cho biết, từ ban lănh đạo tới các Ủy ban của MTTQ đă nhiều lần làm việc công phu trong công tác phản biện, kể cả đưa ra các giải pháp, „nhưng không được người có trách nhiệm lắng nghe.“ Nghĩa là những người có quyền lực trong Đảng chẳng tiếp thu và cũng chẳng thèm phản hồi. Ông Diệu kết luận:
"Phản biện xă hội chỉ phát huy tác dụng khi nó được lắng nghe, tranh luận, tiếp thu và phản hồi bởi những người có trách nhiệm"
C̣n Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, từng là nạn nhân của chính sách gọi là „dân chủ XHCN“, cũng đă có nhận định rất chính xác về cái gọi là „phản biện“ của nhóm cầm đầu chế độ hiện nay, khi ông nêu thái độ trí trá và vô trách nhiệm của những người này trong vụ bauxite:
"Những ai theo rơi diễn biến về vụ Bauxite từ khi có trang Web bauxitevietnam hẳn không khỏi ngạc nhiên, v́ sao những tiếng nói phản biện của phía nhân dân, mà đại diện là giới trí thức tiên tiến của dân, những người có thông tin, có tâm và có tầm, đă lên tiếng đầy đủ đến thế, có lí có t́nh thuyết phục đến thế, mà đến nay vẫn như nước đổ lá khoai, mà giới có quyền vẫn ăn nói và xử sự như không hề có làn sóng phản biện?“
Đối với MTTQ mà họ c̣n cư xử tàn tệ như thế th́ đối với nhân dân, đảng viên, kể cả các Lăo thành Cách mạng, những người có quyền lực hiện nay cũng không coi ai ra ǵ cả! Điển h́nh là vài tháng trước ĐH 10 (4.2006) nhóm cầm đầu đă hô hào mở ra phong trao xin ư kiến của nhân dân, các nhân sĩ, các nhà khoa học…“nói thẳng, nói thật“ về các chủ trương, đường lối phát triển đất nước. Khi ấy Tướng Vơ Nguyên Giáp, một công thần cuối cùng của chế độ c̣n sống, và nhiều Cách mạng lăo thành (CMLT) đă viết thư kiến nghị tố cáo vụ „tham nhũng cực ḱ nghiêm trọng PMU 18“ và yêu cầu phải đưa ra thảo luận công khai trước ĐH 10, đ̣i có biện pháp nghiêm túc với những ai dính líu hoặc bao che, bất cứ người đó ở cương vị nào. Nhưng các phản biện thẳng thắn này đă bị Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng gạt sang một bên và họ vẫn giữ được ghế hoặc c̣n nhẩy cao hơn! Khi đó cố TT Vơ Văn Kiệt cũng đưa nhiều kiến nghị gởi cho BCT yêu cầu phải dân chủ hóa nội bộ đảng, bằng cách tổ chức các đại hội địa phương và trung ương theo cách dân chủ, cụ thể như để cho các đảng viên quyền ứng cử, đề cử và bầu cử các chức vụ quan trọng trong Đảng và Nhà nước, chấm dứt các lối bầu cử độc diễn do trên ra lệnh! Nhưng mọi người đều thấy, những phản biện của Vơ Văn Kiệt và nhiều CMLT cũng bị rơi vào sọt rác của những người có quyền lực!
Ngồi ở trong BCT từ nhiều năm nên Nguyễn Tấn Dũng phải biết rất rơ tất cả những sự việc này và các tính toán cùng âm mưu của một số người có quyền lực nhất trong BCT. Thế nhưng tại sao nay ông Dũng lại đặt bút kí Quyết định 97 để làm ǵ, phục vụ ai?


Bịt miệng các nhà khoa học và nhân dân để chia phần, giữ ghế trong ĐH 11
Nguy hại nữa là Điều 4 của Quyết định 97 c̣n ghi rơ cả các biện pháp độc đoán mà các cơ quan Nhà nước sẽ thi hành từ 15.9 sắp tới:
1. Rà soát các tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân đă thành lập để hướng dẫn đăng kư lại hoạt động khoa học và công nghệ theo Danh mục các lĩnh vực quy định tại Điều 1 và thủ tục quy định tại Điều 3 Quyết định này.
2. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng kư hoạt động khoa học và công nghệ và hướng dẫn đăng kư lại hoạt động khoa học và công nghệ đối với trường hợp Giấy chứng nhận đăng kư hoạt động khoa học và công nghệ đă cấp không đúng chức năng và thẩm quyền.
3. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng kư hoạt động khoa học và công nghệ và tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật đối với tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập có vi phạm trong hoạt động.“
Như vậy là, để dẹp sang một bên các tảng đá chắn đường cho các tham quan về dự ĐH 11 giữ ghế chia phần, thời gian sắp tới vài người có quyền lực nhất sẽ nhân danh Quyết định 97 ra lệnh cho các cơ quan cấp dưới kiểm tra lại toàn bộ các hoạt động của cá nhân hay tổ chức của những nhà khoa học. Nhiều tổ chức khoa học độc lập sẽ bị rút giấy phép hoạt động, bị cưỡng bức phải giải tán. Nhiều chuyên viên, tổ chức khoa học sẽ bị răn đe, mua chuộc để không c̣n dám viết và phổ biến những bài nhận định và đánh giá các biện pháp và chính sách của ĐCS nữa. Những cá nhân hay tổ chức khoa học nào cứng đầu có thể bị cấm hành nghề, mất chỗ làm và thậm chí c̣n có thể bị theo dơi và giam giữ. Cụ thể như việc mới đây bắt giam và cấm hành nghề đối với LS Lê Công Định và bắt giam Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung và nhiều người dân chủ khác….
Tại sao  nhóm cầm đầu bảo thủ, độc tài và thần phục Bắc kinh (BK) lại phải ra tay vào lúc này? Để chuẩn bị chia phần, giữ ghế trong ĐH 11 sắp tới vào đầu năm 2011, nên trong HNTU 10 vào đầu tháng 7 họ đă đưa ra ba vấn đề lớn gọi là „thảo luận“: Cương lĩnh 1991 (mở đầu cho việc thần phục Bắc kinh); Dự thảo báo cáo chính trị về các việc đă thực hiện trong 5 năm qua và các chủ trương, chính sách thời gian tới; công tác nhân sự ở các cấp cao nhất trong Đảng, Nhà nước và Quốc hội (QH) (chia ghế, giữ phần).
Những người cầm đầu trong đảng biết rằng, tệ trạng tham nhũng, t́nh h́nh kinh tế, lao động, tôn giáo, ngoại giao  và quốc pḥng là những vấn đề nổi cộm, căng thẳng đang gây bất b́nh và thất vọng lớn trong nhiều tầng lớp nhân dân và đảng viên, đặc biệt trong các giới chuyên viên, nhân sĩ, CMLT và cả nhiều sĩ quan trong quân đội và công an.
Nhóm cầm đầu cũng biết là, thái độ cúi đầu một cách ươn hèn của họ đối với Bắc kinh trước thái độ hống hách và những yêu sách rất ngang ngược của Bắc kinh về đất đai, biển đảo, tài nguyên của VN và sinh mạng của ngư dân đang bị đại đa số nhân dân phản đối. Nhiều quyền lợi đất nước đă bị hi sinh hoặc đang bị BK đe dọa, khiến cho chủ quyền và danh dự của dân tộc đang bị thách thức rất gay gắt. Những việc này đă khiến cho nhiều giới đă công khai phản đối và kết án trong thời gian gần đây, đặc biệt là các nhà khoa học, nhân sĩ, CMLT và nhiều tướng lănh cũng như sĩ quan. Rơ ràng nhất là Tướng Giáp đă chỉ nội trong 5 tháng đầu năm 2009 viết ít nhất ba thư trực tiếp cho những nhân vật cao nhất của chế độ yêu cầu phải ngưng việc để cho BK khai thác bauxit ở Tây nguyên, v́ nó gây nguy hại tới mội trường, kinh tế, lao động và đặc biệt về an ninh quốc pḥng của VN. Gần đây nhiều CMLT cũng gởi thư cho BCT ủng hộ quan điểm của Tướng Giáp. Từ giữa tháng 4 một số nhà khoa học thuộc nhiều lănh vực khác nhau cũng đă ra „Kiến nghị“ yêu cầu đ́nh chỉ công tŕnh khai thác bauxit ở Tây nguyên. Chỉ trong một thời gian ngắn mấy ngàn chuyên viên VN ở trong và ngoài nước đă kí tên công khai ủng hộ bản Kiến nghị này, trong đó có nhiều người c̣n đang tại chức. Blog điện tử BauxiteVietnam.info của những người dám khởi xướng cuộc vận động này mới chỉ xuất hiện vài tháng nhưng đă được gần 5 triệu lượt người vào tham khảo. Nó vượt qua cả những tờ báo điện tử Cộng sản, Chính phủ, Quân đội và Công an.
Những người có quyền lực trong BCT cảm thấy rơ ràng đây là những cái gai, những thách đố, những cách làm giảm uy tín của họ. V́ thế họ phải t́m mọi cách dẹp càng sớm càng tốt, nếu không th́ có nguy cơ từ một cuộc vận động của những người làm khoa học chống việc để Bắc kinh khai thác bauxit ở Tây nguyên, có thể mau chóng lan rộng thành một phong trào quần chúng rộng lớn chống lại những sự bất lực, ươn hèn và đầu hàng của nhóm cầm đầu chế độ trước chính sách bành trướng lănh thổ, hải đảo và bóc lột tài nguyên của bá quyền Bắc kinh. Nếu không ra tay ngăn chặn sớm th́ họ lo sợ  có thể mất quyền kiểm soát. Họ rút kinh nghiệm về cuộc chống đối trước ĐH 10. Khi ấy mới chỉ có một số nhân vật CMLT và một phần báo chí đồng loạt tố cáo những dính líu của Nông Đức Mạnh và vây cánh trong vụ tham nhũng PMU 18 cũng đă làm điên đảo và khiến phải bỏ một phần những dự tính nhân sự của họ ở cấp cao nhất.
Họ đang rơi vào tâm trạng hoang mang và rất lo lắng. V́ thế, trong thời gian gần đây nhóm cầm đầu bảo thủ, độc tài và thần phục BK đang âm mưu thực hiện một chính sách bao gồm các mặt chính đốn nội bộ đảng và chính quyền,  đồng thời ra lệnh cho bộ máy công an mật vụ thẳng tay đàn áp những ai dám công khai phê  b́nh những chính sách sai lầm của nhóm cầm quyền.
Mới đây người đứng đầu lănh vực công tác tư tưởng của chế độ, Ủy viên BCT kiêm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Tô Huy Rứa đă công khai cảnh cáo khuynh hướng „tự diễn biến“ ,tự chuyển hóa“ ngày càng phổ biến trong hàng ngũ đảng viên, tức là ngày càng nhiều đảng viên không c̣n tin vào chủ nghĩa Marx-Lenin,  nghi ngờ năng lực và tư cách của nhóm cầm đầu, đặc biệt rất thất vọng về sự hèn yếu, bạc nhược của một số người có quyền lực đă cúi đầu trước Bắc kinh!
Trong tháng 6 vừa qua họ đă cho Quân ủy Trung ương tổ chức “Hội nghị quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2009.” với mục đích chấn an sự hoang mang và thất vọng của bộ đội và sĩ quan trước sự bạc nhược của nhóm cầm đầu. Trước đó họ đă cho bộ Công an tổ chức hội nghị “tổng kết công tác Công an về pḥng chống phá rối an ninh - trật tự, bạo loạn và khủng bố“. Chỉ nội vài ngày sau th́ họ cho bắt giam LS Lê Công Định và một số người trẻ khác và gần đây bắt giam Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung và hàng chục người dân chủ khác.
Kết thúc ḱ họp Quốc hội QH vào giữa tháng 6, Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên BCT, Chủ tịch QH, được coi là một trong những nhân vật chính cho đường lối bảo thủ, độc tài và thần phục BK, đă chụp mũ và xuyên tạc trắng trợn những đề nghị của Tướng Giáp, các chuyên viên và nhân sĩ về việc không nên để BK khai thác bauxite ở Tây nguyên là „những âm mưu của một số thế lực xấu ở bên ngoài“ để tạo t́nh trạng xấu "đến quan hệ quốc tế của chúng ta“. Tức ám chỉ BK. Từ đó ông Trọng đă kết án các hoạt động của những người này là „kích động chia rẽ đoàn kết dân tộc, chia rẽ đoàn kết nội bộ“. Như vậy người có quyền lực rất mạnh trong BCT đă nói không úp mở là, họ sẽ ra tay trừng trị những ai dám có tiếng nói phản kháng trong vụ này:
"Chúng ta không thể mơ hồ mất cảnh giác trước những âm mưu của một số thế lực xấu ở bên ngoài nhân dịp này, lợi dụng công việc này kích động chia rẽ đoàn kết dân tộc, chia rẽ đoàn kết nội bộ, thậm chí ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế của chúng ta. Chúng ta không cường điệu nhưng cũng không nên mơ hồ, chủ quan mất cảnh giác"
Cũng theo hướng này, ngày 12.8 tại lễ kỉ niệm 64  năm thành lập lực lượng công an, Nguyễn Tấn Dũng đă  ra lệnh cho bộ máy ḱm kẹp và đàn áp phải „tập trung lực lượng đập tan âm mưu diễn biến hoà b́nh của các thế lực thù địch, âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, không để các thế lực thù địch sử dụng những luận điệu sai trái, xuyên tạc đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

 

****
Sau hơn ba năm làm thủ tướng, dư luận rộng răi thấy rằng, Nguyễn Tân Dũng là người rất thích nổ, cái ǵ cũng nhất cả. Chẳng thế ông đă từng tuyên bố không biết ngượng trên đài BBC là “Luật báo chí của VN là luật báo chí rất cởi mở. Nhiều nhà lănh đạo của các nước gặp tôi cũng đều nói với tôi là VN có luật báo chí rất thông thoáng mà ngay nước họ cũng không có!”  Trong cuộc nói chuyện trực tuyến đầu tiên với tư cách TT, Nguyễn Tấn Dũng lại đă tự khen: "Tôi yêu nhất, quư nhất là sự trung thực và tôi cũng ghét nhất, giận nhất là sự giả dối.”
Ông Dũng c̣n là người ba phải, trong vụ để BK khai thác bauxit ở Tây nguyên, mới ngày trước khi gặp riêng Tướng Giáp th́ Nguyễn Tấn Dũng hồ hởi tuyên bố  „Chính phủ xin tiếp thu ư kiến của Đại tướng", nhưng ngày sau lại nói, chính phủ tiếp tục tiến hành dự án bauxit Tây nguyên.  Trong vụ tranh chấp đất đai của Ṭa Khâm sứ ông Dũng cũng có thái độ bất nhất như thế. Thái độ và lập trường thay đổi như chong chóng theo chiều gió! Đấy là chưa kể, trong thời gian làm TT, Nguyễn Tấn Dũng đă t́m cách thu vén riêng cho ḿnh và gia đ́nh trong nhiều vụ việc mà dư luận đều đă biết.
Nguyễn Tấn Dũng cũng c̣n chứng tỏ có một năng lực rất thấp trong việc giải quyết các tệ trạng xă hội và vấn nạn đất nước. Từ ba năm qua kiêm cả chức Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương pḥng và chống tham nhũng, nhưng ông Dũng hoàn toàn bất lực. Rơ rệt nhất là đă để cho Nông Đức Mạnh ngang nhiên xóa trắng vụ tham nhũng cực ḱ nghiêm trọng PMU18; không những thế, trong vụ này c̣n không dám bênh vực các nhà báo đă từng tin vào ḿnh, để cho họ bị tù hoặc mất chức! Trong việc giải quyết nạn lạm phát phi mă hai năm trước Nguyễn Tấn Dũng đă rất lúng  túng và thiếu khả năng, khiến BCT đă phải khiển trách và giảm bớt quyền hạn.  
Thành tích nổi bật nhất của Nguyễn Tấn Dũng trong hơn ba năm làm TT là đàn áp và giam giữ những người dân chủ hoạt động phi bạo lực, trong đó có rất nhiều trí thức trẻ tuổi như các LS Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung. Số người dân chủ bị giam giữ trong thời gian ông Dũng làm TT đă lên tới con số kỉ lục 40-50 người, nhất là trong các tuần lễ gần đây!
Tài không nhiều, đức không cao, nhưng lại muốn bám cái ghế TT. V́ không có uy tín đối với nhân dân cho nên Nguyễn Tấn Dũng phải chạy theo những phần tử đang có quyền lực thực sự trong BCT. Quyết định 97 của ông Dũng nằm đúng trong phương kế "nhịn hơi, nín thở“ và  "làm theo“ trước ngưỡng cửa của ĐH 11 để hi vọng bám được cái ghế TT một thời gian  nữa!
V́ thế, dư luận đang chế diễu Nguyễn Tấn Dũng là, ông ta chỉ yêu nhất, quí nhất cái ghế TT thôi! Nhưng cái ghế này đang bị lung lay, cho nên con người đầu cơ quyền lực chỉ c̣n biết "làm theo“! Ở đây không phải là "làm theo“ Bác, mà là làm theo những người đang ra chỉ thị cho ông Dũng!


<< trở về đầu trang >>
free counters