Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Nguyễn Mạnh Tường và Lê Trần Luật

Nguyễn Mạnh Tường và Lê Trần Luật

 

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường sinh hồi đầu thế kỷ XX. Luật sư Lê Trần Luật chào đời vào cuối thế kỷ này. Giữa hai ông, xem ra, có một khoảng cách (khá) xa về tuổi tác và hoàn cảnh sống.
Tôi ra đời sau Nguyễn Mạnh Tường và trước Lê Trần Luật khá lâu. Nói một cách (hơi) cải lương và kiểu cọ, tôi là người thuộc thế hệ bắc cầu. Bữa nay, đang lúc hưởn, tôi xin được làm gạch nối cho câu chuyện (thời sự) có liên quan đến hai ông.
 Bài diễn văn “Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất – Xây dựng quan điểm lănh đạo” của Nguyễn Mạnh Tường, hiện đang được lưu trữ ở tủ sách talawas, có đôi lời giới thiệu (ngắn ngủi) về diễn giả:
 “Năm 23 tuổi Nguyễn Mạnh Tường đậu hai bằng Tiến sĩ Văn khoa và Luật khoa ở Đại học Montpellier, Pháp. Sau khi về nước, ông dạy học tại trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat). Bất măn v́ chính sách kỳ thị của Pháp, ông bỏ nghề dạy ra mở văn pḥng luật sư.
 Năm 1946, ông tham dự Hội nghị Việt-Pháp tại Đà Lạt nhưng không được cử đi dự Hội nghị Fontainebleau. Ông theo chính phủ Hồ Chí Minh kháng chiến chống Pháp tới ngày kư Hiệp định Genève 1954 th́ trở về Hà Nội dạy học ở trường Đại học Văn khoa.
 Với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, L.S. Nguyễn Mạnh Tường đọc bài diễn văn này trong một phiên họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, ngày 30 tháng Mười, 1956. Cũng nên nhắc lại rằng bài diễn văn này được đọc sau khi Trung ương Đảng hạ lệnh chấm dứt chiến dịch Cải cách Ruộng đất ngày 20.7.1956 và sau đó ban hành các biện pháp sửa sai. V́ bài diễn văn này, ông Tường bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp và phải sống một cuộc đời vô cùng thiếu thốn.”
 Nói như thế (“phải sống một cuộc đời vô cùng thiếu thốn”) e có vẻ kiệm lời, và sợ rằng cũng có phần hơi hời hợt, về cuộc sống khốn quẫn của Nguyễn Mạnh Tuờng - sau khi “bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp.” Trong cuốn Un Excommunié: Hanoi 1954-1991: Proces d’un intellectuel (Quê Mẹ, Paris, 1977) ông cho độc giả biết tỉ mỉ hơn, về cảnh đời của một kẻ bị dồn đến bước đường cùng:
 - “Nhà tôi ước mơ bán thuốc lá lẻ trên vỉa hè, nhưng không làm sao kiếm nổi vốn liếng và tiền đấm mơm cho công an và cán bộ thu thuế để bọn họ cho chúng tôi được yên thân.”

 - “Tôi phải làm ǵ bây giờ? Tôi không thể đạp xích lô như vài đồng nghiệp trẻ, không phải v́ sợ những lời thị phi, nhưng chỉ v́ tôi đă già rồi.”
 “Bạn bè cho gia đ́nh tôi một con chó rất khôn. Chó có tuổi, chúng tôi chẳng c̣n ǵ cho con vật đáng thương ăn cả. Con chó kiệt sức rơi nước mắt, buồn bă vĩnh biệt chủ.”
 - “Trong chế độ này đói kém là chuyện thường. Nước da nhà tôi và con gái tôi xanh mét, tấm thân gày g̣. Nhưng cả hai cắn răng chịu đựng, họ sợ làm tôi buồn nên chỉ khóc thầm trong đêm khuya. Tôi biết lắm nhưng giả vờ không biết. Tôi cũng không ngăn được giọt lệ sót sa khi thấy vợ con cắn răng chịu đựng bao nỗi cực khổ, không có hạt cơm lót bụng.” (tr. 253-257 bản dịch trích từ Lê Đ́nh Thông, “Thế hệ vong thân, thế kỷ u sầu.” Tạp chí Thế Kỷ 21 Jan. 2000).
 - “Nhưng điều đau đớn nhất đối với tôi là nh́n thấy những bạn thể thao cũ của tôi tránh né trốn chạy tôi! Những sự trốn chạy đó là những nhát dao găm đâm vào tim tôi, và tôi không thể nào đóng vai tên cùng khổ, hay cùi hủi. Tôi hiểu thái độ của những người bạn quần vợt của tôi. Họ đều là những công chức cao cấp, dĩ nhiên cũng là đảng viên nữa, và trước tiên họ phải lo đến tương lai hành chánh và chính trị của họ, và v́ vậy họ sẽ lấy làm kinh sợ phải bắt tay một tên mắc dịch để chơi một ván với nó! Họ là những con người, những người nghèo tội nghiệp, tôi không thể nào trông đợi là họ có thể ít hèn nhát, ít bất xứng và ít sa đọa hơn. (tr. 325 – 327 bản dịch trích từ Phản tỉnh phản kháng thực hay hư, Minh Vơ, nxb Thông Vũ: California, 1999):
 Minh Vơ gọi Nguyễn Mạnh Tường là “Kẻ bị vạ tuyệt thông.” Lư do, theo lời Hoàng Văn Chí:
 “Bài diễn văn của ông Tường đă làm rung động thế giới v́ lần đầu tiên có một  nhà luật học đứng trên lập trường pháp lư của các nước văn minh lên án chính sách của ông Mao Trạch Đông về chương tŕnh Cải cách Ruộng đất đề ra từ 1926 và áp dụng lần đầu tiên ở Hồ Nam. Ngày nay, vừa đúng 30 năm về sau, và dựa trên kinh nghiệm đau xót của Bắc Việt, ông Tường lớn tiếng tuyên bố rằng chính sách đó quá ư dă man, không có mảy may nhân đạo và hoàn toàn trái với các nguyên tắc căn bản của pháp lư mà nhân loại công nhận hàng mấy ngàn năm nay” (1).
Nói nào ngay, dù không có bài diễn văn (thượng dẫn) Đảng và Nhà nước chắc cũng khó quên những “yêu cầu” của Nguyễn Mạnh Tường - qua một cuộc phỏng vấn, dành cho báo Nhân Văn, số ra mắt - vào ngày 20 tháng 9 năm 1956:
 “Đảng viên Lao động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ. Do đó xa ĺa quần chúng, và tạo ra t́nh trạng đối lập quần chúng với ḿnh. Để sửa đổi, cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viên và cán bộ, và yêu cầu Trung ương Đảng và Chính phủ đảm bảo sự thi hành triệt để các tự do dân chủ.”
 Vụ án Nhân văn – Giai phẩm (2) được những cơ quan truyền thông nhà nước đồng loạt quảng bá, cùng với những lời kết án vừa đanh thép vừa hàm hồ (không lâu) sau đó “chỉ là phần nổi của một tảng băng sơn.” Phần ch́m của nó “là cả một nền văn học, nghệ thuật giáo dục, đạo đức của miền Bắc bị lụn bại, méo mó, què quặt và hầu như cả một thế hệ trí thức, văn nghệ sĩ miền Bắc bị đánh gục, bị d́m trong nỗi sợ triền miên.” (Trần Minh, “Nhân văn – Giai phẩm, một tư trào, một vụ án, một tội ác, ”Thế giới Ngày nay, Nov. & Dec. 1994).
 “Nó c̣n liên quan đến cả chục ngàn ‘Nhân văn xóm’, ‘Nhân văn huyện’, ‘Nhân văn tỉnh’, những người bị bắt, bị giam, bị xét hỏi, bị ghi vào sổ đen… do đă tàng trữ, truyền tay, tán thành ủng hộ các tác phẩm Nhân văn - Giai phẩm.” (Thành Tín, Mặt thật, Garden Grove, CA: Turpin Press, 1993,161)
 Phải đến nửa thế kỷ sau sự sợ hăi và khiếp đảm mới mờ phai, dân khí, dân chí mới dần hồi phục, và công luận mới bắt đầu được nghe lại những tiếng nói (dơng dạc) của giới luật sư Việt Nam – sau một thế hệ vắng bóng – qua nhưng tên tuổi mới: Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Lê Quốc Quân, Lê Trần Luật …
 Ba trong năm nhân vật có tên vừa kể đă bị tước quyền hành nghề, và đang bị giam cầm v́ những tội danh rất mơ hồ (nếu chưa muốn nói là hoàn toàn bịa đặt) bởi nhà đương cuộc Hà Nội. Những ḍng chữ tiếp theo của bài viết ngắn ngủi này, như đă thưa, xin được đề cập đến một trong hai vị luật c̣n lại: Lê Trần Luật.
Trước tiên, hăy điểm qua vài mẩu tin có liên quan đến nhân vật này – trong thời gian gần đây – qua báo chí quốc doanh:
 - Ngày 26 tháng 3 năm 2009, báo Công An Nhân Dân loan tin: “tước giấy phép hoạt động của văn pḥng luật sư Lê Trần Luật.”
 - Ngày 27 tháng 3 năm 2009, báo Công An Nhân Dân loan tin tiếp: “Lê Trần Luật c̣n vi phạm các điều cấm quy định trong Luật Luật sư: hành vi sách nhiễu, lừa dối khách hàng; lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xă hội, xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
 - Cùng ngày báo Nhân Dân cũng (không quên) bổ sung thêm: “Không cần phải nói ǵ thêm, kiểu hành nghề sai pháp luật, vô đạo đức của Lê Trần Luật bị cơ quan quản lư Nhà nước xử lư, tước quyền sử dụng không thời hạn giấy đăng kư hoạt động của VPLSPQ là hoàn toàn đích đáng. Với những hành vi sai pháp luật và vi phạm đạo đức nghề nghiệp như trên, rơ ràng ông Lê Trần Luật không đủ tư cách để bảo vệ lẽ phải và công lư. Hơn thế nữa, dư luận đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc làm rơ và xử lư nghiêm những hành vi sai phạm của VPLSPQ.”
 Có lẽ đợi (hơi) lâu vẫn chưa thấy “dư luận đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc” nên vào ngày 23 tháng 6 năm 2009 – theo tường thuật của Thiện Giao, phóng viên RFA – “Công an yêu cầu luật sư Lê Trần Luật thừa nhận đă ‘lợi dụng phiên ṭa tuyên truyền chống Nhà Nước Việt Nam.’  Ông Luật từ chối yêu cầu này, và bị đe dọa sẽ bị bắt và khởi tố.”
 Đây không phải là lần đầu tiên và (e) chưa phải là lần cuối Lê Trần Luật bị bôi bẩn, sách nhiễu, và đe doạ. Thay v́ tiếp tục phổ biến những bài báo vu vạ bẩn thỉu, và cưỡng bức đương sự lên đồn công an làm việc hàng ngày, để đỡ hao tốn công qũi, tôi xin tha thiết - và khẩn thiết - đề nghị các đồng chí lănh đạo cứ mang nhân vật này đi khám nghiệm y khoa (ngay) xem sao đă.
 Lê Trần Luật, không chừng, bị điếc. Rơ ràng, thằng chả không sợ súng mà. C̣n những lời vu vạ và đe dọa mà cơ quan truyền thông, cũng như công an (của ta) kiên tŕ và liên tục nhắc đi nhắc lại trong thời gian qua (sao) cứ y như… nước đổ lá môn vậy, Trời!
 Mới tức th́ đây, vào ngày 28 tháng 6 - trên Thông Tấn Xă Công giáo Việt Nam - Lê Trần Luật vẫn cứ lớn tiếng kêu gọi
“Mọi người hăy sám hối.” Lư do (theo nguyên văn lời y) v́: “C̣n biết bao nhiêu oan trái trên đất nước này mà chúng ta đă thờ ơ im lặng.”
Thiệt là… hết thuốc!
 Nửa thế kỷ trước, bên trong bức màn sắt, với tất cả sức mạnh của chuyên chính vô sản (cùng với mọi phương pháp cách tác nghiệp tinh vi nhất) nhà nước (ta) đă không đánh gục được Nguyễn Mạnh Tường. Sau vài thập niên te tua và bầm dập, đến cuối đời đương sự vẫn cương quyết nhắn nhủ: “(Chúng ta) nhất định ngăn chặn không cho những thảm họa tương tự tái diễn trong tương lai.” (sách đd, tr. 153, bản dịch trích từ Tạp chí Thế Kỷ 21, số đd, tr. 58).
 Nay: bức màn sắt đă hỏng, chế độ hộ khẩu tem phiếu cũng hỏng luôn, chính sách độc quyền thông tin cũng vậy, chuyện cô lập nạn nhân bằng cách đe doạ thân nhân bạn bè không c̣n dùng được nữa, và mọi thủ đoạn ti tiện (nhất) cũng đều đă sử dụng hết rồi! Tất cả những cố gắng khuất phục Lê Trần Luật – xem ra – đều vô vọng.
 Chuyện này càng kéo dài lâu th́ càng khó coi, cũng như khó nói, trước công luận – trong cũng như ngoài nước. Nói thiệt: càng nghĩ, tôi càng thấy ái ngại. Tất nhiên, không phải là ái ngại cho Lê Trần Luật !


Tưởng Năng Tiến

 (1) Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc. Mặt trận Bảo vệ Tự do Văn hoá xuất bản, Sài G̣n 1959. 318 trang. Nguyệt san Ngày về tái bản, Hướng Việt phát hành. In tại nhà in Lion Press, 3018 Akron Ct, Denver Co. 80231. Bản điện tử do talawas thực hiện).
 (2) Tất cả các bản tin về phiên toà xử Nhân văn - Giai phẩm, do Lại Nguyên Ân sưu tầm, đều có thể đọc được ở talawas.


<< trở về đầu trang >>
 free counters