Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Ngư trường dậy sóng !!!

Ngư trường dậy sóng !!!

Xă luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 77 (15-06-2009)

 

          Kể từ đầu năm nay, đặc biệt từ trung tuần tháng 5-2009, nhiều biến cố dồn dập trên Biển Đông đă gây kinh hoàng cho ngư dân Việt Nam, gây lo ngại cho nhà cầm quyền CSVN và gây phẫn nộ cho tất cả đồng bào Việt Nam từ trong ra tới ngoài nước.

          Mở đầu xem ra là vụ việc ngày 15-01, Bộ Chỉ huy Biên pḥng tỉnh Phú Yên thông báo: một tàu đánh cá của ngư dân địa phương đă bị một tàu lạ đâm ch́m ở vùng biển cách mũi Đại Lănh về phía Đông Nam khỏang 80 hải lư. Toàn bộ chín ngư dân trên tàu bị mất tích. Đến ngày 14-03, một tàu đánh cá ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu bị một tàu lạ khác đâm ch́m. Lúc đó, Văn pḥng Ban pḥng chống lụt băo tỉnh Bạc Liêu xác nhận: tai nạn này đă làm hai thuyền viên tử nạn và hai người khác mất tích. Đầu tháng 5, một tàu ngư dân thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngăi, khi đang vây bắt một đàn cá ở vị trí 109 độ kinh đông và 17 độ vĩ bắc, cách bờ chừng 65 hải lư th́ bất ngờ bị một tàu nước ngoài đến yêu cầu dỡ lưới đi nơi khác, nếu không sẽ gặp rắc rối. Rạng sáng ngày 19-05, một tàu câu mực của ngư dân xă B́nh Chánh, huyện B́nh Sơn, tỉnh Quảng Ngăi, đang khi hành nghề ở 10'54 độ vĩ bắc, 111 độ kinh đông, tức trong khu vực không xa quần đảo Hoàng Sa, th́ đă bị một tàu lạ tông cho chìm, khiến 26 thuyền viên rơi xuống biển nhưng may sau đó đă được tàu bạn cứu thoát. Ngày 22-05, một tàu cá thuộc huyện Đức Phổ, Quảng Ngăi đă bị một tàu nước ngoài tấn công ngay trên ngư trường, lấy đi hơn một nửa số cá vừa đánh bắt được. Đă vậy các thuyền viên trên tàu lạ này trước khi rút lui c̣n dùng lưỡi lê đâm thủng một chiếc thuyền thúng dùng làm xuồng cứu nạn. Rồi vào khoảng 9g sáng ngày 03-06, 9 ngư dân xă Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đang đánh bắt cá trên biển th́ bất ngờ bị hai chiếc tàu lạ tấn công và truy đuổi, công kích bằng đá, chai bia, lọ nước… Bỏ lại lưới, họ chạy thoát thân được hơn 2 hải lư th́ một chiếc đuổi kịp, đâm thẳng vào mạn tàu khiến con tàu bị nghiêng, hư hỏng nặng…

          Đấy là một vài sự kiện may mắn được báo chí trong nước tường thuật. Nếu lùi xa hơn nữa, không ai quên nổi vụ việc chấn động: ngư dân Hậu Lộc, Thanh Hóa, đang khi đánh cá trên biển Việt Nam đă bị Trung Quốc bắn chết 9 người và làm bị thương 8 người ngày 8-1-2005. Rồi báo cáo chính thức của tỉnh Quảng Ngăi cho biết tính từ 2005 đến nay đă có 33 chiếc tàu đánh cá Việt Nam với 373 ngư dân bị Trung Cộng bắt. Những người này bị buộc phải nộp tiền chuộc từ 50 đến 70 ngàn Yuan tức từ 9 đến 11 ngàn đôla mới được thả về. Quảng Ngăi cũng có 9 ngư dân bị tàu Trung cộng bắn chết và bị thương vào năm 2007.

          Người ta nhớ lại rằng ngay từ đầu năm, Trung Quốc đă cử nhiều tàu hải quân cũ đến vùng Biển Đông để “tuần tra”. Cách đây hơn một tháng, họ lại ngang nhiên ra lệnh cấm các bên không được đánh cá trong một giai đoạn do họ áp đặt - từ ngày 16/05 tới ngày 01/08-  tại vùng biển ''kéo dài từ 12 độ vĩ bắc (ngang Cam Ranh, Khánh Ḥa) lên trên 20 độ vĩ bắc, tức từ vùng biển Trường Sa, Hoàng sa của Việt Nam đến đảo Hải Nam của Trung Quốc'', một vùng rộng đến 128.000 km2, nghĩa là toàn thể vịnh Bắc Bộ. Khổ thay, thời gian này là mùa đánh cá của ngư dân Việt. Báo Lao Động số ra ngày thứ ba 02-06-2009 viết: “Tháng 03 đến tháng 07 hằng năm là chính vụ cá của ngư dân. Đây là những tháng ngày trời yên bể lặng nhất trong năm, là thời điểm “ngày làm tháng ăn”, song hiện nay lại tồn tại nghịch lư là hàng trăm tàu cá miền Trung đă phải nằm bờ v́ ngoài khơi đang bị phong toả. Khó khăn của ngư dân vốn đă chồng chất, nay lâm cảnh nằm bờ khiến ngư dân nhiều địa phương đă bán tháo, bán đổ phương tiện làm ăn của ḿnh, hoặc tập trung cào quét đến cạn kiệt nguồn thủy hải sản gần bờ...

          Nhiều doanh nghiệp (DN) miền Trung cho hay, họ đang nh́n về vùng nguyên liệu miền Nam để mong tồn tại. Tuy nhiên, các DN ở đây cũng đang "đói" nguyên liệu chế biến. Điển h́nh như Cty Thuỷ sản Nam Việt (Navico - An Giang), một "đại gia" trong ngành thuỷ sản, nhiều năm liền dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, nhưng hiện 3 nhà máy thuỷ sản được đầu tư công nghệ hiện đại của họ chỉ hoạt động 30%-40% công suất bởi không đủ nguyên liệu. Hoặc ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (vựa thuỷ hải sản lớn nhất Đông Nam bộ), hàng loạt DN lớn như Cty TNHH East Wind Vietnam (huyện Tân Thành, chế biến bột cá), từ đầu năm đến nay, chỉ thu mua được khoảng 1/3 nguyên liệu so với cùng kỳ năm ngoái, nên 3 dây chuyền chế biến có tổng công suất lên 350 tấn/ngày chỉ hoạt động được 20%... Thiếu nguyên liệu lại kèm theo suy thoái kinh tế là nguyên nhân khiến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt chỉ đạt xấp xỉ 30% so với kế hoạch 4 tỷ USD xuất khẩu năm nay.

          Sau khi Trung Quốc tuyên bố lệnh cấm đánh cá, Hà Nội phản ứng liền. Phản ứng ra sao? Thông tấn xă Việt Nam viết ngày 06-06: “Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết: ngày 04-06, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đă giao thiệp với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường, lưu ư việc phía Trung Quốc gần đây thực hiện lệnh cấm đánh cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và tăng cường tàu tuần tra, bắt, phạt tàu cá tại những vùng biển này. Thứ trưởng cho rằng điều đó đă và đang ảnh hưởng đến hoạt động b́nh thường của ngư dân Việt Nam tại ngư trường truyền thống của Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận, không có lợi cho quan hệ hai nước, đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở công việc làm ăn b́nh thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đại sứ Trung Quốc đă hứa sẽ báo cáo về nước đề nghị của phía Việt Nam”. Thế nhưng câu trả lời của Trung Quốc là chỉ hai hôm sau, ngày 6-6, Bắc Kinh loan báo chiếc Ngư Chính 44183, tàu kiểm soát đánh cá lớn nhất của họ và 7 chiếc Ngư Chính khác nhỏ hơn, đến tuần tiễu, thi hành lệnh cấm, kèm theo lời tuyên bố ngang ngược của Tần Cương, phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Trung Cộng: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh căi đối với các đảo ở biển Đông, gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển lân cận. Lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông của Trung Quốc là những biện pháp thông thường để bảo vệ nguồn lợi biển của Trung Quốc trong lănh hải của Trung Quốc”!?!

          Từng dùng “cơ chế Xin-Cho” để thống trị dân Việt, nay đảng CSVN, qua Hồ Xuân Sơn, đă phải cúi đầu lănh quả báo này khi ngửa miệng “van nài” ông anh Tàu cộng sản “cho phép ngư phủ VN ra khơi thả lưới trong hải phận của chúng tôi”. Theo dơi những tin tức từ báo đài nhà nước, người dân Việt không tin vào tai mắt của ḿnh nữa. Đường đường đại diện cho một dân tộc trên 80 triệu dân, với hơn 4.000 năm văn hiến, cái đảng cộng sản độc quyền tự xưng bách chiến bách thắng, đàn áp đồng bào cách thô bạo (mới nhất là vụ bắt giam vô cớ luật sư nhân quyền Lê Công Định) lại chỉ biết dẫn xác đến gặp tên đại diện cho chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh tại Hà Nội để xin bố thí “ân huệ” được đánh cá tại vùng biển của ḿnh. Tủi hổ hơn, tên đại diện chẳng ra ǵ này lại khinh bỉ ném cho một câu nhằm cố t́nh đuổi chủ nhà hèn nhát khiếp nhược. Nếu là một nước có chủ quyền, được thế giới công nhận và hơn nữa c̣n là một thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc như Việt Nam th́ trước chuyện ngang ngược mà bọn bành trướng Bắc Kinh đang gây ra tại biển Đông, lẽ ra bộ Ngoại giao Hà Nội phải triệu tập Tôn Quốc Tường đến để trao công hàm phản đối chứ không phải là “giao thiệp” (tức đến xin gặp). Tại sao VN lại “đề nghị” với TQ mà không phải là “yêu cầu” hay “đ̣i hỏi” theo như thông lệ ngoại giao quốc tế b́nh thường, trong khi chính TQ đang ngang ngược và cố ư xâm phạm chủ quyền đất nước ta? Rồi tại sao lại không lập tức tŕnh vấn đề ra LHQ? Rơ ràng những ǵ CSVN đang làm đă biểu lộ tư thế của một nước nhược tiểu cúi đầu nghe đại cường, đại ca, Đại Hán, đại đồng chí dạy bảo. Những phản ứng phơi bày vị thế yếu hèn ngay từ trong ngôn ngữ lạ tai như trên trước sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc,  chính là thông điệp để những âm mưu xâm lược, bành trướng của Bắc Kinh hăy cứ an nhiên khai triển.

          Đang khi đó, ngoài biển khơi, các ngư dân cho báo chí trong nước biết: “Dường như chúng tôi chỉ thấy tàu lạ của các nước canh chừng. Chẳng may khi xảy ra sự cố ǵ đó, cần tàu cứu hộ của ta giúp, th́ cũng tốn khá nhiều thời gian…. Cũng v́ sự hiện diện quá hiếm hoi của lực lượng tuần tra, bảo vệ của Việt Nam nên đôi khi tàu nước ngoài có những hành động thái quá như sách nhiễu khi kiểm tra, đánh đập ngư dân,... thậm chí c̣n bắt người, thu giữ sản phẩm, phương tiện một cách trái phép.” (theo báo Thanh Niên)

          Quán tính nô lệ Trung Quốc như thế đă bắt đầu từ Hồ Chí Minh, tên đại tội đồ của dân tộc. Chính ông ta từng là kẻ tôn sùng và lụy phục Mao hết dạ: “Ai có thể sai lầm chứ Mao chủ tịch th́ không”. Lụy phục đến độ bê nguyên cả chính sách Cải cách ruộng đất sắt máu và rùng rợn của Trung Quốc về Việt Nam để tàn sát đồng bào ḿnh, tàn phá đạo đức dân tộc ḿnh, thậm chí để cả các “đồng chí cố vấn vĩ đại” giết vị ân nhân của Đảng, bà Cát Hanh Long. Lụy phục đến độ chỉ 10 ngày sau tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, th́ đă vội vàng ra lệnh cho Phạm Văn Đồng kư ngay công hàm bán nước năm 1958, mở đường cho Trung Cộng thôn tính Biển Đông… Đồ đệ và đồng đảng của ông ta cũng thừa kế tinh thần nô lệ vong bản đó (dù có một giai đoạn phản phé để chạy theo Liên Xô). Điển h́nh là hiệp định lănh thổ năm 1999, tiếp đến hiệp định lănh hải năm 2000. Rồi từ năm 2001, lại dấm dúi cùng với Kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc lên kế hoạch xâm chiếm Tây Nguyên qua chiêu bài khai thác bauxite. Dưới sự chỉ đạo từ Bắc Kinh, kế hoạch phản quốc này đang cố gắng đạt được sự đồng thuận của Quốc hội.

          Dân tộc Việt Nam muốn chiến thắng kẻ ngoại thù Đại Hán, trước hết phải giải quyết kẻ nội thù này đă.

          BAN BIÊN TẬP


<< trở về đầu trang >>