Người Trung Quốc làm việc lậu ở Việt Nam, lỗi từ đâu?
Vấn nạn người nước ngoài lao
động “chui” nơi nào cũng có.
Điều nghịch lư là chuyện này xảy
ra ở Việt Nam, một xứ nghèo, thu
nhập tính theo đầu người nằm vào
các quốc gia ở cuối bảng của thế
giới. Hơn nữa, bản thân người
Việt cũng đang khốn khổ v́ thiếu
việc làm. Theo Vietnamnet ngày
5/06/2009, chỉ trong quư I, đội
quân thất nghiệp đă kết nạp thêm
khoảng 64 ngàn người và cả năm
nay sẽ có thêm tới ba trăm ngàn.
Đây mới chỉ là con số chính thức.
Song song, hàng trăm ngàn người
Việt phải bỏ ra số tiền từ năm,
bảy đến cả chục ngàn đôla cho
môi giới chỉ để kiếm được một
công việc phổ thông, cực nhọc ở
nước ngoài. Họ bị lừa gạt, bị
bóc lột và vô số trường hợp phải
bỏ của chạy lấy người, chấp nhận
tha phương cầu thực với một
tương lai vô định.
Đúng ra, phải dân từ các quốc
gia nghèo t́m cách qua những nơi
giàu có hơn để kiếm tiền. Ai đời,
nước chảy ngược! Những người
nước ngoài lao động ở Việt Nam
đông nhất lại là dân Đại Hán,
tiềm lực kinh tế hàng đầu thế
giới, chỉ ho một phát là đàn em
Ba Đ́nh run rẩy chân tay.
Báo chí trong nước cho hay, theo
kết quả rà soát từ tháng 5 đến
tháng 6, chưa có con số đầy đủ,
nhưng Sở công an thành phố Hồ
Chí Minh ước tính có khoảng 5
vạn, trong đó có 10.480 người
được cấp thẻ tạm trú. Ngoài ra,
ở Hà Nội có 15.537 người và hàng
chục ngàn khác tại Quảng Ninh,
Hải Pḥng, Quảng Nam, Lâm Đồng,
Cà Mau…
Đây là một con số khủng khiếp
cho bất cứ nước nào, đừng nói
tới Việt Nam, thậm chí đối với
cả những nước thuộc Liên hiệp
châu Âu (EU) mở cửa thị trường
lao động tự do cho các nước
thành viên khác.
Ở các nước, đơn vị kinh doanh
nếu có tuyển lậu người nước
ngoài thường chỉ với số lượng ít,
kín đáo, nhằm tránh con mắt xoi
mói, kiểm tra. C̣n ở Việt Nam
hiện tại, mọi thứ đều khơi khơi,
công nhân Trung Quốc làm việc,
sinh hoạt tập thể ngay trước mũi
chính quyền. Có nơi như tỉnh
Quảng Nam, nguyên cả làng công
nhân Trung Quốc tồn tại từ mấy
năm nay.
Càng nghĩ càng thấy xứ Việt hôm
nay toàn chuyện kỳ lạ, quái đản.
Ông Phan Quốc Thái ở Cục quản lư
Xuất nhập cảnh Bộ công an mà c̣n
tự nhận rằng, việc quản lư
“không giống ai”.
Buồn cười hơn nữa, vấn đề này
được đưa ra bàn ở kỳ họp quốc
hội vừa rồi, khi bị chất vấn, bà
Bộ trưởng Lao động Nguyễn Thị
Kim Ngân đùn đẩy trách nhiệm rất
ranh ma. Trong khi các ông nghị
gật và phóng viên báo chí cũng
mù tịt nên không vạch ra được
cái ranh ma ấy. Bà ta ranh ma
hay cũng dốt nát luôn th́ tôi
không rơ lắm.
Ở bất cứ quốc gia nào, Bộ trưởng
lao động cũng là người chịu
trách nhiệm trước chính phủ về
chính sách lao động. Tôi không
nghĩ rằng, bà Ngân hàng ngày vào
cơ quan chỉ ngồi tỉa lông mày,
đánh phấn, tô môi. Nhưng nghe bà
ta van xin quốc hội sớm ban hành
luật lao động thấy mà ngán ngẩm.
Nếu đúng với nghĩa một quốc hội
b́nh thường th́ bất kỳ dân biểu
nào cũng có quyền đưa ra sáng
kiến, dự thảo một bộ luật tŕnh
cho quốc hội. Ở các nước dân chủ,
nhiều bộ luật thông qua được
mang tên dân biểu đó luôn. Là bộ
trưởng, dưới trướng có hằng hà
đa số tiến sĩ, giáo sư, bà Ngân
không làm chuyện đó th́ ai, sao
lại đ̣i quốc hội. Nếu vậy th́
cái gọi quốc hội này không b́nh
thường, không được tự phép ra
luật. Bà Ngân nói vậy có nghĩa
là phải chắp tay xin mấy ông ở
Bộ chính trị Đảng phê duyệt
trước.
Các dân biểu kêu trời về nguồn
cấp visa cho người Trung Quốc
quá dễ dăi nên không quản lư
được số lượng vào. Đại đa số vào
Việt Nam bằng visa du lịch rồi ở
lại làm việc luôn. Thế là Bộ lao
động có cớ đổ lỗi cho Bộ Nội vụ,
Bộ Nội vụ đẩy qua Bộ Ngoại giao,
y chang con nít.
Thông thường mỗi quốc gia có
chính sách riêng, nhưng quy
tŕnh thủ tục về việc cho phép
người nước ngoài làm việc na ná
như nhau.
Công ty tuyển dụng (bất luận
dạng nào, nội địa, liên doanh
hay 100% vốn nước ngoài) muốn
tuyển người nước ngoài qua làm
việc th́ trước hết phải ưu tiên
cho người bản xứ. Công ty đó
phải đăng tải trên báo tại địa
phương nơi có ư định cho người
nước ngoài làm việc, nói rơ lư
do, yêu cầu về số lượng, nghề
nghiệp, công việc, thời gian,
lương bổng, v.v… Một số nước bắt
buộc phải đưa lên mạng t́m việc
làm và niêm yết tại Sở lao động.
Sau thời gian quy định, nếu ở
địa phương đó không có ai quan
tâm, đơn vị tuyển dụng mới nộp
hồ sơ lên cơ quan quản lư lao
động xin giấy phép. Cấp nào cấp
giấy phép th́ tuỳ theo quy định
của từng nước, nhưng trên cơ sở
một chính sách thống nhất toàn
quốc. Có giấy phép, đương sự sẽ
đến đại diện ngoại giao tại nước
ḿnh cư ngụ để xin visa lao
động.
Trong các loại visa, xin visa
lao động là khó nhất, được cấp
có thời hạn, ít khi quá một năm,
gia hạn cũng không kém phần phức
tạp. Vào bằng visa du lịch mà
được chuyển sang visa lao động
là chuyện rất hi hữu. Khi cấp
visa du lịch hoặc business rất
nhiều quốc gia ghi rơ luôn trên
visa “No work” hay “Employment
prohibited” (không được lao
động).
Dù có giấy phép, cơ quan ngoại
giao vẫn có thể từ chối cấp visa
lao động nếu như phát hiện đương
sự có vấn đề không minh bạch.
Cửa kiểm soát thứ hai là biên
pḥng. Nơi đây, sĩ quan cửa khẩu
có quyền chất vấn và quyết định
cuối cùng, có đồng ư cho đương
sự nhập cảnh hay không. Với
những tŕnh tự đă nêu và số
liệu được đưa vào máy vi tính
lưu trữ, không có khó khăn ǵ
khi muốn thống kê số người nước
ngoài vào lao động bao nhiêu, ở
đâu, v.v… Cái vụ này thiết nghĩ
nhà cầm quyền Hà Nội rất giỏi v́
đă có kinh nghiệm cập nhật tên
tuổi những phần tử thù địch với
chế độ, khó ai thoát khỏi con
mắt của an ninh cửa khẩu.
Nghe ông Phạm Quốc Thái than mới
thấy “ở nước ta th́ ngược lại”.
Người nước ngoài (tất nhiên trừ
các phần tử non grata bị ghi sổ
đen) bằng các loại visa khác
nhau nhập cảnh vào rồi mới đi
tŕnh báo, đăng kư, xin giấy
phép. Ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh
Thanh tra Bộ lao động nói rằng,
“thông thường họ làm việc được
ba tháng mới xin giấy phép. Có
những lao động gần kết thúc hợp
đồng mới xin phép”. Thảo nào,
loạn là phải!
Thế ở các nước khác người ta làm
ǵ với những người lao động bất
hợp pháp?
Nói chung, nước nào cũng hạn chế
tối đa tuyển dụng người nước
ngoài làm việc để bảo vệ thị
trường nội địa. Một số nước chỉ
giới hạn trong những ngành kỹ
thuật, công nghệ cao. Ngay như
Pháp, Đức cũng c̣n chưa mở thị
trường lao động cho công dân một
số thành viên khối cựu cộng sản,
mặc dù các nước này đă gia nhập
EU và đi lại tự do trong 27 nước
thuộc không gian Schengen.
Ở các nước, thanh tra lao động
địa phương và của Bộ lao động
thực hiện kiểm tra tính hợp pháp
của người lao động. Người nước
ngoài làm việc không có giấy
phép là phạm pháp, bị phạt tiền,
tạm giữ, đưa ra toà. Khi toà án
có phán quyết trục xuất, thủ tục
tiếp theo thuộc về Bộ nội vụ.
Thế nhưng, biện pháp trừng phạt
cá nhân chưa đủ răn đe. Trong
nhiều trường hợp không dễ dàng
trục xuất v́ không xác minh được
căn cước của đương sự. Để khắc
phục yếu tố này, các nước đánh
mạnh vào các đơn vị tuyển dụng,
bằng cách phạt tiền rất nặng,
chịu hết nổi luôn và nếu sự vi
phạm ở mức độ lớn, nghiêm trọng
có thể bị thu hồi giấy phép kinh
doanh. Cho nên, các công ty đàng
hoàng, có danh tiếng rất sợ
tuyển dụng lậu người nước ngoài.
Trong khi đó, ở Việt Nam, cũng
theo ông Chánh Thanh tra Nguyễn
Văn Tiến, khi phát hiện có lao
động làm việc không giấy phép,
“chỉ phạt hành chính và kiến
nghị chủ sử dụng xin phép cho
người lao động”. Đúng là không
có một chút kỷ cương phép nước
nào.
Tôi không phải là người nghiên
cứu về luật lao động, nhưng đă
đi nhiều nước và từng va chạm
với vấn đề này. Từ kinh nghiệm
bản thân, tôi chỉ có thể phác
hoạ những nét cơ bản với mục
đích cho mọi người thấy rằng,
nếu muốn làm đến nơi đến chốn,
hoạch định một chính sách lao
động xuyên suốt, t́m đối sách
chẳng có ǵ quá khó khăn. Khó
chăng là có muốn làm hay không
thôi.
Như đă nói, Việt Nam “không
giống ai”. Ăn th́ thích nhiều,
nhưng làm lại lười biếng v́ sợ
trách nhiệm, căn bệnh thâm căn
cố đế của quan chức Việt Nam
thời cộng sản. Càng để nhập
nhằng bao nhiêu, càng dễ đùn đẩy
trách nhiệm cho nhau. Ngoài ra,
càng có nhiều khe hở, khó kiểm
soát, th́ cơ hội tham nhũng, tư
túi càng nhiều, Bộ Lao động,
Ngoại giao hay Nội vụ, ai cũng
có phần cả.
V́ thế mới có chuyện bàn tùm lum
ở quốc hội, nhưng rồi đâu lại
vào đấy. Bao nhiêu vụ chất vấn,
biểu diễn cho bà con xem xong đă
tan thành mây khói. Nếu ai chóng
quên, tôi xin nhắc lại kỳ họp
trước. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân bị
chất vấn lên bờ xuống ruộng về
số tiền chính phủ trợ cấp cho
người nghèo trong dịp Tết bị ăn
chặn. Cứ tưởng phen này có những
con chuột tham nhũng bị lôi ra
xử. Thế mà, cho đến nay chẳng
c̣n ai nói tới, kể cả báo chí.
Tất cả im như thóc!
Về người Trung Quốc lao động bất
hợp pháp, tôi mới chỉ nói qua
vấn đề thủ tục để thấy nguyên do
nằm ở đâu và những tác hại với
thị trường lao động Việt Nam,
ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống
người nghèo. Tôi chưa đề cập đến
an ninh xă hội. Chỉ cần vào
trang Vienamnet, cơ quan truyền
thông chính thống của CHXHCN
Việt Nam ở chuyên mục Xă hội
thôi, chúng đă thấy bao điều
nhiễu nhương, đảo lộn cả cuộc
sống, văn hoá của làng thôn
người Việt ở những nơi có nhiều
công nhân Trung Quốc.
C̣n về an ninh quốc pḥng. Chúng
ta đă biết rất nhiều nhận định
qua vụ bauxite, tôi không cần
phải nói thêm.
Ông Lê Thanh Phong, phó bí thư
tỉnh uỷ Lâm Đồng, một đệ tử của
ông Thủ tướng Ba Dũng, kết thúc
bài viết giúp tôi bằng câu nói
vừa bạc nhược vừa ngu xuẩn của
ông ta:
“Do quan hệ quốc tế của hai bên,
không phải muốn làm ǵ cũng
được”.
Lê Diễn Đức