Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Người Phất Cờ Và Kẻ Soi Đường Trong Cuộc Cách Mạng Dân Tộc

NGƯỜI PHẤT CỜ VÀ KẺ SOI ĐƯỜNG TRONG CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC


Sơn Tùng
 

Hiện trạng và những diễn biến đang xảy ra tại Việt Nam hiện nay cho thấy một cuộc cách mạng là không tránh khỏi.
Cuộc cách mạng ấy, cũng như bao nhiêu cuộc cách mạng đă xảy ra trong lịch sử loài người, đă do chính kẻ cầm quyền gieo mầm tạo mống và tự đào huyệt chôn chính ḿnh.
Đảng Cộng Sản VN đă thành h́nh và lên nắm quyền dưới ngọn cờ giành độc lập và cách mạng vô sản lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng. Lá cờ ấy có lúc đă được lắm người tưởng như là biểu tượng của chính nghĩa, của chân lư. Nó đă thu hút được nhiều người dân Việt Nam yêu nước đang khát khao thoát khỏi ách ngoại thuộc cùng với phong trào cách mạng xă hội chủ nghĩa đang trên chiều hướng đi lên trên thế giới với những mộng mơ về một thiên đường vô sản trong đó không c̣n cảnh “người bóc lột người” như một bầy lang sói cấu xé lẫn nhau để giành sự sống.
Nhưng sau non một thế kỷ thí nghiệm với những con chuột người mà hơn một trăm triệu đă mất mạng, chủ nghĩa cộng sản đă sụp đổ tại chính quê hương tạo sinh ra nó. Từ khi khối cộng sản Đông Âu và Liên bang Sô-viết tan ră vào cuối thập niên 1980, đầu 1990, ba nước cộng sản c̣n lại ở Á Châu và một ở vùng Vịnh Ca-ri-bê Mỹ Châu đă trở thành những đứa con mất cha, phải tự t́m đường mưu sinh để tồn tại.
Cộng sản VN sau hào quang chớp nhóa ngắn ngủi với “đại thắng mùa xuân” năm 1975 đă ngơ ngác đứng trước bờ vực thẳm vào giữa thập niên 1980 để rồi phải bỏ quyết tâm “tiến mau tiến mạnh lên chủ nghĩa xă hội” để quay trở lại làm ăn theo lối tư bản, lấy tiền của tư bản để tự cứu nguy theo đường lối được gọi là “đổi mới” với một nền “kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa”.
Mặc dù đă vứt bỏ căn cước Mác-Lênin, Đảng CSVN vẫn nhân danh “cách mạng” để tiếp tục nắm độc quyền cai trị bằng công cụ đẫm máu của cộng sản dựa trên lừa dối và bạo lực. Cuộc lột xác mà không thay hồn ấy đă tạo ra một guồng máy cai trị cực kỳ thối rữa, cực kỳ man rợ, cực kỳ phản động.
Thật vậy, bản chất phản động của chế độ độc tài đảng trị hiện nay tại Việt Nam đang ngày càng hiện rơ trong một thế giới mà ư thức tự do dân chủ đang nở hoa ở mọi nơi. Phong trào đứng lên đ̣i dân chủ tự do tại Việt Nam đang ngày một lớn dần dù bị đàn áp thô bạo đă báo trước số phận của chế độ phản động.
Nắm trong tay tất cả mọi quyền lực – hành pháp, lập pháp, tư pháp, truyền thông, nhà tù – đảng CSVN đang đi dần đến chỗ tự hủy diệt.
Phong trào dân chủ từ bước đầu rời rạc, ôn ḥa, cục bộ, đang được mở rộng dần và mục tiêu cũng dần dần được xác định. Khởi đi từ những đ̣i hỏi tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, dân oan đ̣i đất, dân đen chống tham nhũng... cuộc vận động đang hướng về một mục tiêu rơ rệt: một cuộc cách mạng dân tộc.
Xă hội Việt Nam ngày nay không phải là một cơ thể b́nh thường nhưng đang đau yếu chỉ v́ thiếu vài chất sinh tố mà nếu được bồi dưỡng sẽ lành mạnh trở lại. Nó là một cơ thể đang mắc một cơn “bệnh quỷ” mà chỉ có một liều thuốc cực mạnh mới có thể hồi sinh.
Qua những bài học được trả bằng nước mắt và máu, không mấy ai nghĩ rằng đảng CSVN sẽ tự uống liều thuốc ấy để thay hồn đổi xác, từ bỏ độc quyền độc lợi, trả những ǵ đă bị tước đoạt – tài sản vật chất và tài sản tinh thần - cho người dân Việt Nam, trả lại đất nước Việt Nam cho công dân Việt Nam để mọi người có thể góp phần đưa đất nước Việt Nam tới chỗ phú cường, dân chủ, góp mặt b́nh đẳng trong cộng đồng thế giới văn minh.
Lịch sử cũng chứng minh rằng không có đảng cộng sản nào khi nắm quyền lại biết tự hóa thân để mang bộ mặt nhân bản trong một xă hội tự do, đúng như xác quyết của Nhà văn Nga Solzhenitsyn: “Chủ nghĩa cộng sản không thể nào cải thiện, chỉ có chết” (communism can not improve – only die).
Trước chính sách phản động điên rồ của đảng CSVN - chỉ biết đàn áp, đàn áp, và đàn áp - một cuộc cách mạng chắc chắn phải bùng lên.
Nhưng, cuộc cách mạng ấy sẽ được phát động từ đâu, và ai là người phất cờ, ai là kẻ soi đường?
Trong bất cứ xă hội nào, dù đen tối và bế tắc đến đâu, cách mạng sẽ không bùng nổ nếu không có người phất cờ khởi nghĩa và không có kẻ soi đường dẫn lối.
Tuyệt đại đa số dân chúng bao giờ cũng đều thụ động, dù khổ đau và ư thức được một cách mơ hồ căn nguyên của khổ đau đang gánh chịu. Họ chỉ biết rên siết, than văn. Một số đông khác th́ an phận, hay may mắn thuộc thành phần được ưu đăi, lại thường làm ngơ, vô cảm trước sự khổ đau của đồng chủng và nhắm mắt trước hoàn cảnh đen tối của đất nước, dù cũng nhận thức được khá rơ thực trạng xă hội v́ có tŕnh độ hiểu biết cao hơn.
C̣n lại chỉ là một số ít người có thể đóng vai tṛ tạo ra biến cố thường được gọi là tầng lớp “trí thức” trong xă hội, được hiểu là những người có bằng cấp cao, có địa vị lớn được quần chúng trọng vọng. Nhưng, thực ra trong giới này, những người trí thức chính danh không có bao nhiêu. Phần c̣n lại chỉ là những khoa bảng, có bằng cấp dùng để tạo một đời sống dễ chịu hơn đồng chủng. Họ có kiến thức về một ngành chuyên môn, hay có sự hiểu biết về một số vấn đề trong xă hội, nhưng không có sự minh triết, không có tâm và không có trí của một người trí thức.
Trong mọi xă hội, những người trí thức chính danh là thành phần ưu tú, là những kẻ soi đường mở lối đưa xă hội lên con đường tiến hóa. Xă hội không thể tiến hóa nếu chỉ có khoa bảng mà không có trí thức.
Xă hội Việt Nam chậm tiến và đắm ch́m trong điêu linh mấy thế kỷ nay cũng v́ thiếu trí thức chính danh. Chỉ có hủ nho và những khoa bảng “tây học” bái thờ vật chất được khoác áo văn minh, thiếu cả tâm lẫn trí nhưng lại thừa ḷng tự kiêu tự măn. Việt Nam trở thành băi chứa của nhiều món khuyết sản từ đông sang tây mà hiện tại là tai ương Mác-Lênin, món sản phẩm gớm ghiếc và kinh tởm của phương tây được đem vào Việt Nam bởi những kẻ mù ḷa mang danh cách mạng với sự tiếp tay của những khoa bảng có bằng cấp cao, nhưng không có tâm, không có trí, và không có cả dũng. Họ cúi đầu a ṭng trong một tội ác lớn nhất lịch sử Việt Nam kéo dài hơn nửa thế kỷ nay.
Mấy năm gần đây có những dấu hiệu cho thấy bóng dáng của những trí thức chính danh trong cuộc đứng dậy của dân tộc Việt Nam. Tuy chỉ mới lác đác, nhưng bóng dáng họ đă vươn lên cao lớn giữa tám mươi triệu người cúi đầu trước bạo lực. Những trí thức chính danh đă ngước cao đầu để dơng dạc lên tiếng tạo thành những âm thanh vang động của tâm, trí, và dũng, khơi động một ao tù của câm nín và bạc nhược. Họ là những người phất cờ kêu gọi quần chúng đứng dậy.
Đă có những người đứng dậy, và đang cùng nhau lên đường, càng ngày càng có thêm nhiều người nhập cuộc. Nhưng, họ sẽ cùng nhau đi trên con đường nào và về hướng nào?
Tạo được một cuộc cách mạng là điều không dễ. Đưa cuộc cách mạng đến thành công càng khó hơn mà nắm chính quyền chỉ là thành công bước đầu. Thành tựu cuối cùng, đưa xă hội vào con đường tiến hóa (evolution) mới chính là mục tiêu thực sự của cách mạng (revolution) .
Đây là một đề tài cần phải được đào sâu và khai rộng trước một cuộc cách mạng.
Biết bao cuộc cách mạng thành công bước đầu nhưng rồi sau đó đă đưa đến thảm họa, gây ra những tàn phá khủng khiếp cho xă hội và cho con người, về vật chất cũng như về tinh thần. Trong số này có cuộc cách mạng do chủ nghĩa cộng sản gây ra.
Trở lại với đất nước Việt Nam. Cuộc cách mạng trước mắt tất yếu sẽ phải xảy ra, nhưng dân tộc Việt Nam sẽ đi theo con đường nào và sẽ dẫn tới đâu?
Trong cuộc chiến đấu chống cộng sản 1955-1975, người Việt Quốc Gia đă thiếu một ư thức hệ, dù đă có những cố gắng tạo ra một học thuyết để làm ngọn đuốc soi đường nhưng thuyết Nhân vị thời Đệ Nhất Cộng Ḥa đă không đủ chiều dày và chiều cao để làm đồn lũy tinh thần ngăn chận làn sóng đỏ. Đến thời Đệ Nhị Cộng Ḥa th́ chỉ c̣n chống cộng bằng súng đạn.
Ngày nay, đây là lúc dân tộc Việt Nam phải t́m ra con đường để tiến hóa khi một cuộc cách mạng bùng nổ và chế độ cộng sản không c̣n.
Hai mươi ba trong hai mươi bảy chế độ cộng sản trên thế giới đă sụp đổ và mỗi nước đă đi theo một con đường khác nhau, và tất nhiên đă tạo ra những xă hội khác nhau. Kinh nghiệm của các nước ấy là những bài học quư báu cho Việt Nam và chúng ta sẽ phải t́m lấy một con đường riêng. Con đường ấy phải phù hợp với văn hóa và tâm thức người Việt để xây dựng một xă hội dân chủ trong đó Nhân quyền và Công lư là hai bệ đỡ căn bản.
Trí thức chính danh ở trong nước, với cuộc sống bị cướp đoạt và khổ đau từng ngày từng giờ, và với tâm với trí, sẽ t́m ra con đường tự cứu và cứu dân tộc ra khỏi tai ương hiện tại. Nhưng v́ không có tự do, những hiểu biết của họ về thế giới bên ngoài không tránh khỏi thiếu sót. Đó là điều mà trí thức người Việt hải ngoại có thể đóng góp vào cuộc cách mạng dân tộc ở trong nước.

Nhưng, trí thức hải ngoại đang ở đâu và đang làm ǵ?
Phải thẳng thắn mà nói, khoa bảng rất nhiều nhưng trí thức th́ không có bao nhiêu. Họ đang âm thầm dốc hết tâm trí làm việc ngày đêm để mong góp phần đưa đất nước Việt Nam ra khỏi đêm đen, trong lúc những người khác lo làm lại cuộc đời và hội nhập tiến thân trên quê hương mới, an cư lạc nghiệp, có tài sản, có danh vọng, và có một số quay đầu quy thuận tội ác trên đất nước mà chính họ trước đây đă rời bỏ.
Trong bài “Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay”, việc đ̣i đất thuộc quyền sở hữu của giáo hội Thiên Chúa Giáo đă được nâng lên thành vấn đề của cả xă hội Việt Nam hiện nay - như quyền tư hữu không được tôn trọng, tham nhũng thối nát, sự gian dối trong nhiều lănh vực kể cả truyền thông và học đường, khuynh hướng sử dụng bạo lực, bạo hành, và cái ác lan tràn trong đời sống xă hội. Trong phần quan điểm, Hội Đồng Giám Mục VN đă nói đến “nhân quyền”, đến “toàn cầu hóa”, đến “xây dựng một xă hội công bằng, dân chủ và văn minh”, đến “chấm dứt mọi h́nh thức bạo lực”, “xây dựng đất nước trên nền tảng công bằng, sự thật và t́nh yêu”. Hội Đồng Giám Mục cũng kêu gọi xây dựng đạo đức và lương tâm cho con người, vai tṛ chính yếu của mọi tôn giáo.
Vấn đề đă ra khỏi phạm vi tôn giáo và được nói lên như một thách thức cường quyền. Hội Đồng Giám Mục VN không chỉ đ̣i quyền lợi của giáo hội mà c̣n đ̣i quyền lợi cho cả dân tộc.
Hội Đồng Giám Mục VN đă đi một bước tới phía trước với hàng triệu giáo dân ở phía sau. Có lẽ các tôn giáo khác và những thành phần đối kháng cũng đang sẵn sàng nhập cuộc.

Nếu CSVN sử dụng bạo lực sẽ không tránh khỏi đổ máu. Máu của những người tử đạo một lần nữa sẽ đổ ra trên đất Việt Nam, nhưng khác với những người tử đạo vào đầu Thế kỷ 19, ngày nay giáo dân không chỉ hy sinh thân ḿnh v́ đạo mà c̣n v́ đời. Không chỉ chấp nhận cái chết v́ tôn giáo mà c̣n v́ dân tộc. Và những cái chết anh hùng cao quư ấy sẽ làm bùng nổ một cuộc cách mạng.
Những ngày tháng sắp tới không chỉ vô cùng quan trọng cho Thiên Chúa giáo tại Việt Nam mà c̣n cho tương lai đất nước Việt Nam.
Đây là thời điểm mà những ai thiết tha với tiền đồ đất nước, nhận thức được mức độ trầm trọng của tai ương hiện tại, hăy cùng đứng lên đ̣i lại quyền làm người, đ̣i lại đất nước đang bị một nhóm người cướp đoạt, nhân danh một chủ nghĩa điên rồ đă gây ra nhiều tội ác nhất trong lịch sử loài người..
Chủ nghĩa ấy đă xuất phát từ Âu Châu và đă bị khai tử tại Âu Châu gần 20 năm trước. Tại Việt Nam, chủ nghĩa ấy vẫn c̣n được một nhóm người phản động dùng để đày đọa hơn 80 triệu dân v́ họ c̣n có thể làm cho dân sợ hăi. Một khi người dân không c̣n sợ hăi, bạo quyền sẽ sụp đổ như một thân cây đă mục rễ.
Ngày nay, tà quyền tại VN đang run sợ trước phong trào đ̣i dân chủ nhân quyền ngày một lớn rộng, bất chấp đe dọa, khủng bố, tù tội. Sự sợ hăi đă chuyển từ người bị trị sang kẻ thống trị. Dân chúng không c̣n sợ hăi một khi thấy giới trí thức đă dấn thân cứu nước cứu dân.
Tà quyền chỉ có thể dùng bạo lực để đàn áp khi thấy giáo dân bị bỏ rơi và sợ hăi. Bạo lực sẽ tan ră nhanh chóng trước sức mạnh của quần chúng tay không nhưng ư chí không bị lay chuyển trước vũ khí, như đă được lịch sử chứng minh với hai mươi ba chế độ cộng sản theo nhau sụp đổ trong vài tháng tại Âu Châu gần 20 năm trước.
Nay không c̣n là lúc đắn đo, vị kỷ, cầu an. Các tôn giáo, các tổ chức đấu tranh, các thành phần khác nhau trong xă hội, nên nắm lấy thời cơ, sát cánh với giáo dân Thái Hà để tạo sức mạnh dân tộc. Bạo lực nào cũng sẽ phải lùi bước.
Trái lại, nếu bạo quyền đàn áp được giáo dân Thái Hà th́ sẽ lần lượt đến các tôn giáo khác và các tổ chức nhân quyền, các nhóm dân chủ, công nhân, nông dân, sinh viên... bị tà quyền coi là kẻ thù nguy hiểm.
Hải ngoại đang yểm trợ tinh thần mạnh mẽ giáo dân Thái Hà và Hội Đồng Giám Mục VN trong cuộc tranh đấu cho Công Lư và Nhân Quyền của người dân Việt Nam, nhưng vận mạng Việt Nam và tương lai của các thế hệ mai sau đang nằm trong tay đồng bào trong nước, mà dẫn đầu là trí thức và các nhà lănh đạo các tôn giáo, những người biết rơ hơn ai hết: “Tự do không bao giờ là tặng phẩm của một chế độ độc tài.”

Sơn Tùng


<< trở về đầu trang >>
 free counters