Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Người lớn" ơi - xin đừng dối trá về "sự trung thực

"Người lớn" ơi - xin đừng dối trá về "sự trung thực"

 

 

Thích Nhân Tâm

 

Năm nay đề thi môn văn kỳ thi đại học – một kỳ thi mang tính quốc gia – được đông đảo dư luận xă hội quan tâm v́ có một câu hỏi về sự trung thực. Tôi không biết có bao nhiêu thí sinh đă làm tốt câu hỏi này, và ước mong một ngày nào đó tôi được tận mắt đọc một bài làm tốt của thí sinh nào đó về vấn đề này (nếu bài thi đại học không được xếp vào danh mục “tài liệu mật quốc gia” !!!???)

Tuy nhiên, tôi tự hỏi rằng, liệu đây có phải là một câu hỏi quá khó với thí sinh trong t́nh h́nh xă hội hiện tại không ? và liệu rằng bài làm đạt điểm tốt của thí sinh có “thật sự thực” đúng như tinh thần về sự trung thực mà em đó đang viết hay không ? hay chỉ là một bài viết mang tính hô khẩu hiệu về sự trung thực kiểu như những cuộc thi về “học tập tấm gương đạo đức” đang diễn ra trong thế giới “người lớn”?!

V́ sao tôi lại đặt ra câu hỏi này ? đơn giản, v́ thực sự thí sinh biết t́m đâu “sự trung thực” trong xă hội Việt Nam hiện nay để minh họa cho bài viết của ḿnh? có thể nói, sự trung thực trong xă hội hiện nay quá quư hiếm, hiếm như nước trên sao hỏa vậy!!! Xin hỏi rằng có vị lănh đạo hiện tại nào trong bộ máy công quyền của Việt Nam dám nói rằng “tôi là người trung thực”, từ những “thủ lĩnh thanh niên (già)” của các đoàn thể gọi là của thanh niên ? có trung thực không khi đi thi cao học mà sử dụng tài liệu ? có trung thực không khi sử dụng bằng tốt nghiệp không có hồ sơ gốc ? Có trung thực không khi Mỹ đánh Irak th́ kêu gọi thanh niên biểu t́nh chống Mỹ gây chiến tranh, nhưng tới ngày 17/02 hàng năm lại không hề có một lời nào nhắc đến sự hy sinh của hàng ngàn thanh niên đă ngă xuống để bảo vệ mảnh đất biên cương phía bắc, của hàng chục thanh niên đă chấp nhận lấy thân ḿnh che cho ḥn đảo nhỏ trên biển Đông trước làn đạn đại liên của những người được gọi là “láng giềng 4 tốt”, sự trung thực của các vị ở chỗ nào thưa các “Ngài thủ lính thanh niên”? Các ngài có thực sự trung thực không khi có những người đă từng khoác áo TNXP nay trở thành lănh đạo của một thành phố năng động nhất đất nước lại đi chia chác những khoản tiền có được trên sự tước đoạt những mảnh đất sống của người nghèo ở quận 9, ở Thủ thiêm v.v…tôi chạnh nghĩ rằng phải chăng, ḷng trung thực chỉ dành cho người nghèo, c̣n các ngài không cần đến sự trung thực ?

Sự trung thực tôi biết t́m ở đâu khi trong “sự kiện nhà thờ Tam Ṭa Quảng B́nh” người ta khoác cho lực lượng chống bạo động của chính quyền cái áo “quần chúng tự phát” để đánh đập tàn nhẫn những người dân Công giáo khốn khổ, một chiêu thức đă được áp dụng thành công trong việc đàn áp những người dân tộc thiểu số trên tây nguyên năm 2001, 2004 khi những DQTV, CSCĐ được mặc áo công nhân của một doanh nghiệp nổi tiếng ở Gialai để đánh đập không thương tiếc những người dân tộc nghèo khổ chỉ v́ họ đ̣i quyền được sống !!! phải chăng luật pháp xă hội Việt Nam cho phép “quần chúng tự phát” được phép tự do đánh đập người khác mà không hề bị xử lư theo luật h́nh sự (bằng chứng cụ thể nhất là tại Tam Ṭa không hề có 1 quần chúng tự phát nào trong số hàng trăn quần chúng tự phát bị bắt cả). Những người dân ở miền tây lên khiếu kiện ở TPHCM cũng là “quần chúng tự phát” cả, sao họ không được đối xử tôn trọng như “quần chúng tự phát” ở tam ṭa, ở Thái Hà , ở Hà Nội… hay “quần chúng tự phát” cũng chia loại 1, loại 2 ?...

Sự trung thực tôi biết hỏi ở đâu khi nh́n vào các “quan phụ mẫu” đứng trên diễn đàn nói rất hay về “học tập theo tấm gương đạo đức” chói lóa, nhưng đằng sau sự cao đạo rao giảng đó là những phi vụ buôn gỗ, buôn đất, thậm chí cả buôn người với những khoản “lại quả” hàng trăm ngàn đô la, những người miệng tuyên bố “tôi yêu sự trung thực, tôi ghét sự giải dối” nhưng ngay sau đó sẵn sàng đổi trắng thay đen một lời hứa trước một vị đại công thần khai quốc để làm cho được một dự án có thể gây ra vô số những hiểm họa môi trường, sinh thái, quốc pḥng v.v… cho sự tồn vong của cả một dân tộc.

Sự trung thực ở đâu, khi Bộ trưởng một bộ có trách nhiệm trong việc đào tạo con người, lại hoàn toàn vô cảm trước số phận của bao nhiêu học sinh sinh viên không thể theo học trong môi trường “giáo dục XHCN ưu việt” v́ không có tiền đóng học phí nếu đề án tăng học phí được thực hiện, ngụy biện với phát biểu “phải chấp nhận sự phân luồng trong đào tạo?”, phải chăng sự phân luồng đó chính là sự phân biệt giàu nghèo đến khắc nghiệt trong môi trường giáo dục ? rồi chuẩn “học sinh 5 – 6 tuổi phải có được cảm xúc trước nhạc cổ điển”, một cái chuẩn không hiểu để làm ǵ hay rồi buộc các giáo viên tập cho các cháu phải giả bộ gật gù, hưng phấn khi được nghe nhạc cổ điển trước các cặp mặt soi mói của các quan thanh tra …

“Người lớn ơi” – xin thể hiện sự trung thực một cách đơn giản, dễ hiểu trong những việc nhỏ của cuộc sống, cho chúng tôi được học những bài học sơ đẳng nhất như : xin đừng ăn chặn tiền cứu trợ của người nghèo, xin đừng nói rằng xă hội chúng ta đang sống là xă hội tốt đẹp mà nhân dân các nước khác có mơ cũng không có (xin hăy nói thực rằng “họ không dám mơ” th́ đúng hơn), xin hăy trung thực trong những việc rất đổi đơn giản như công khai tiền đền bù dự án, tiền thuế của dân sử dụng ra sao, giá xăng dầu được định đoạt như thế nào , giáo dân Tam Ṭa bị “ai” đánh đập đến đổ máu, trong các sân Golf có bao nhiêu “người lớn” có thẻ hội viên miễn phí dạng VIP v.v…

“Sự trung thực” quả thật rất cần cho “thảo dân” chúng tôi, đặc biệt sự trung thực đến từ những “người lớn” có quyền sinh sát trong xă hội này.

Xin đừng bắt thế hệ trẻ của chúng tôi phải DỐI TRÁ khi viết về SỰ TRUNG THỰC.

 

Thích Nhân Tâm


<< trở về đầu trang >>
 free counters