Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Người Cao nguyên ơi, hăy tự tin!

Người Cao nguyên ơi, hăy tự tin!
 

Trần Thị Hồng Sương
Kính tặng nhà văn Duy Ngọc và nhà văn Tưởng Năng Tiến


Thời Pháp thuộc của VN chính xác là 87 năm (1858-1945), Pháp gọi người Cao nguyên là Degar (Dega theo Anh). Degar chỉ dành riêng chỉ người Thượng Cao nguyên Trung phần Việt Nam, không nơi nào khác để dễ phân biệt. Người Thượng Cao nguyên Trung phần việt Nam có vẻ thích được gọi bằng từ này th́ nên dùng từ này.
Degar cao nguyên có một lịch sử cổ xưa rất thân thiện với Đại Việt. Đó là vùng đất chưa phát triển thành quốc gia, thường bị Chăm Pa và Chân Lạp (Khmer) cướp phá bắt người làm nô lệ. Vùng đất Tây Nguyên sau đó thuộc phạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn và người Cao Nguyên chấp nhận sự bảo hộ này v́ Đại Việt không có chủ trương đánh phá bắt người làm nô lệ mà sống ḥa đồng. Thời nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ đánh Trung Quốc, người dân tộc Cao nguyên gia nhập quân Tây Sơn, đặc biệt với đội tượng binh nổi tiếng. Người Thượng đă hành xử xứng đáng là anh em, người VN cũng cần hiểu điều đó.
Dân số Cao nguyên hiện nay là 5,5 đến 6 người triệu trong đó Degar là một triệu, một nửa theo đạo Tin Lành sống thành khoảng 30 bộ lạc. Degar hiện nay gồm ba nhóm ngôn ngữ: Malayo-Polynesian, Tai, Mon Khmer và 6 sắc dân: Jarai, Rhade, Bahnar, Koho, Mnong, Stieng.
Như vậy cần chú ư Degar không bao gồm người Chăm, người Chăm chủ yếu sống ở miền Trung và vùng Châu Đốc An Giang c̣n Khmer Krom sống tận miền cực Nam Việt Nam đâu có dính dáng ǵ với Degar (người Thượng)? Các bộ tộc Hời là dân tộc thiểu số của xứ Chăm Pa xưa chứ không phải người Chăm. Cho nên v́ sao Fulro chia làm hai v́ Fulro Thượng do Y Bham Enoul lănh đạo chủ trương ôn hoà và chính xác là v́ quyền lợi người Degar. Les Kosem theo Pháp và thân cận Sihanouk, nay thế này mai thế khác, tùy theo quyền lợi của nhóm, lúc theo CSVN thân Nga, khi theo Trung Cộng, thực hiện âm mưu của Pháp chủ trương bạo động vũ trang gây biến loạn cho Việt Nam.

Les Kosem gây bạo loạn ở cao nguyên và ép Y Bham Enoul phải bỏ bản làng về căn cứ bên Campuchia. Khi cả ngàn người Thượng hồi hương cũng không cho Y Bham Enoul về VN. Khi chánh quyền VNCH giải quyết đúng quyền lợi được người Thượng thỏa măn đồng t́nh th́ nhóm Les Kosem lại bắt quản thúc Y Bham Enoul ở Phnom Pênh không cho về Việt Nam. Điều này bộc lộ rơ mưu đồ gây rối cho VNCH chứ không phải là v́ quyền lợi người Thượng Cao nguyên. Trước đây giáo sĩ Thiên Chúa Pháp rao giảng đạo Thiên Chúa một số người Degar theo đạo Thiên Chúa. Sau này người Mỹ thu hút người Cao nguyên vào đạo Tin Lành. Một số người Thượng theo đạo tin lành và theo khuynh hướng Mỹ chống CS nên tách ra gọi là Dega Tin Lành không nhiều ư nghĩa tôn giáo bằng ư nghĩa khuynh hướng chánh trị.
Khmer đỏ không hiểu rơ sự phân ly của người Thượng dưới tác động của nhiều nhóm chánh trị mỗi nhóm có mục tiêu riêng nên cho Fulro không có lập trường chánh trị rơ ràng và sau 1975 th́ giết toàn bộ. Cũng có thể Khmer đỏ không tán thành đường lối thân VNCH của người Thượng, không ưa Hà Nội, cũng không ưa ông Hoàng Sihanouk tranh chấp uy tín cá nhân với Pol Pốt. Chỉ có Les Kosem thoát thân nhưng có thể nhờ được sứ quán Pháp quan tâm riêng, chỉ cứu Les Kosem v́ có lợi cho Pháp. Đó là chỉ dấu minh xác việc quan hệ chặt chẻ thân Pháp của Les Kosem chứ không phải là may mắn. Không ai nói rơ les Kosem may mắn là may mắn cách nào! Ông Ksok Kok từng ở trại Fulro ở Campuchia cho các nhà nghiên cứu về Fulro biết có cố vấn Pháp làm việc sát cạnh Les Kosem và ông không biết tên người này!
Có ba mục đích của ba nhóm trong Fulro đă xé vụn người Cao Nguyên và khiến họ không c̣n được sống yên ổn:
1. Khuynh hướng Cộng sản. CS lập một tổ chức người Thượng trong MTGPMN tranh thủ người Thượng Cao nguyên và được một nhóm Fulro ủng hộ che dấu việc CS đưa xe tăng vào năm 1975 mà không báo tin cho Sàig̣n.
2. Ông Hoàng Sihanouk lập Khmer Krom chống VNCH v́ Khmer đỏ tố cáo VN lấn đất và ông Hoàng Sihanouk không biết bảo vệ quyền lợi đất nước khi Pháp vẻ bản đồ đưa Phú Quốc cho VN trong khi Phú quốc theo đường chim bay gần Campuchia hơn! Hoàng tử Ranarith cũng rất chống VN nhưng lọt vào thời sau VNCH nên không được Hà Nội ủng hộ. Les Kosem là người Khmer gốc Chăm. Thu hút cả người Chăm Pa đă hoà nhập suông sẻ nhiều thế kỷ với người VN.
3. Pháp quấy rối Mỹ để Mỹ bỏ VN th́ Pháp trở lại hay ít nữa là phải tách Cao nguyên cho Pháp thành "Tây nguyên tự trị trong Liên Hiệp Pháp".
Ba cơn băo chánh trị đó xé nát người Cao nguyên Trung phần gây ra các biến loạn.

Khi Mỹ giúp tuyển dụng và đào tạo người Thượng chánh quyền VNCH cũng không phân biệt nổi nhóm người Thượng thật sự và nhóm Les Kosem nên nghi ngờ Mỹ nước đôi chánh trị. Người VN không hiểu th́ người Thượng cũng không hiểu rơ chỉ có cảm giác là đấu đá bất đồng nhau trong nội bộ Fulro. Tuy nhiên bị lời thề khống chế, đă theo Fulro là phải ngậm đầu đạn mà thề, phản bội sẽ bị đồng đảng xử tử cả nhà cho nên số phận Fulro thật đáng giận mà cũng quá đáng thương!
Nếu nh́n về cổ sử sẽ hiểu người Cao nguyên thấu đáo hơn và yêu thương người Thượng hơn, phải giúp người Cao nguyên thoát khỏi các thế lực chính trị không lành mạnh. Cũng phải theo tinh thần dân phương Nam ngày xưa cư xử như trong truyện cổ tích "Thạch Sanh chém Chằn" sống chân thành với người Thượng không gian xảo cướp công người Thượng nhiều đời gắn bó với Cao nguyên và từng cùng Nguyễn Huệ chống ngoại xâm.
Ngày nay người Thượng tham gia chánh quyền, nhiều cơ sở giáo dục trẻ em Thượng đều có trường học, không có ǵ phân biệt song chính cán bộ tham nhũng đă làm cho ai là người VN Kinh Thượng cũng đều bất măn ... thành dân oan v́ bị cướp đất và muốn bỏ đi ...
Người Chăm Pa thông minh học cao, giỏi nghề thêu đan và hoà nhập vào ngựi VN với nhiều tài hoa và tŕnh độ mỹ thuật đáng ngưỡng mộ. Tôi có nhiều bạn người Chăm cùng học Đại học, chỉ dễ biết khi c̣n giử họ người Chăm nhưng nếu lai một đời theo họ cha VN th́ vô phương phân biệt. Một cô bạn khác là giám đốc một cơ sở thêu ở An Giang. Một phụ nữ đơn thân mà có nét thêu tài hoa đến độ không thua ǵ cơ sở thêu của người Việt từng là nghệ nhân thêu của cung đ́nh Huế ngày xưa. Cô bạn tôi là chủ nhân của vài chục công nhân người VN. Người VN miền Nam ngày xưa có được lụa đen nhuộm bằng hạt Mạc Nưa, sản phẩm của Khmer Chăm để may quần là cả một ... niềm ao ước. Sản phẩm này đang được tiếp thị may đồ thời trang ở Châu Âu Châu Mỹ ...
Tôi nhớ ông Ngô đ́nh Diệm thường nói về người Cao nguyên Trung phần Việt Nam là người Thượng thông minh, nếu cung cấp được học vấn sẽ không thua ǵ người VN, không khó để người Thượng xóa bỏ khoảng cách với người Kinh. Khi được nuôi dạy trong môi trường phố thị người Thượng c̣n học được nhiều thứ ngoài nhà trường và mau thay đổi hủ tục v́ vậy học sinh Thượng được học nội trú, cuối tuần mới về bản làng.
Dù cộng đồng người Thượng nghèo, dù không qua trường lớp văn minh, nhưng một cộng đồng luôn có những quy luật sống. Nếu quy luật trái nhân văn sẽ dẫn cộng đồng đó đến sự suy tàn. Nếu quy luật bất thành văn đó giúp bộ tộc, thị tộc tồn tại và phát triễn th́ luôn có nét nhân văn đáng học hỏi và người Thượng cần tự tin hơn. Ngày nay ai tin vào IQ tức chỉ số thông minh đều biết rằng người IQ cao sinh ra đâu đó từ hang cùng ngỏ hẻm đến lâu đài cung điện theo một quy luật chưa ai khám phá th́ phân biệt chủng tộc Kinh Thượng giàu nghèo là tư duy lạc hậu.
Trong kho tàng văn hóa Igbo của người Nigeria Phi Châu (Nigerian Igbo culture) có câu châm ngôn : "Ora na azu nwa" có nghĩa là " Cần cả một cộng đồng /một làng để nuôi dạy một đứa trẻ." ( It takes the community/village to raise a child.) và đây có lẻ là văn hóa chung của Châu Phi chứ không riêng ǵ Nigeria. Điều này cho thấy sức lan tỏa của chân lư .
Ở Lunyoro (Banyoro) có câu châm ngôn 'Omwana takulila nju emoi,' Một đứa trẻ không thể chỉ được nuôi dạy trong một căn nhà duy nhất được 'A child does not grow up only in a single home.'
Ở Kihaya (Bahaya)có câu châm ngôn 'Omwana taba womoi,' : Một đứa trẻ không thuộc về một cha mẹ hay một gia đ́nh đơn lẻ 'A child belongs not to one parent or home.'
Ở Kijita (Wajita) có châm ngôn 'Omwana ni wa bhone,' có nghĩa là bất luận đứa bé có yếu tố sinh học chỉ riêng của một cặp cha mẹ sinh thành nhưng sự trưởng thành luôn tùy thuộc về một cộng đồng rộng lớn: regardless of a child's biological parent(s) its upbringing belongs to the community. Ở Kiswahili có câu cùng một ư như thế: 'Asiyefunzwa na mamae hufunzwa na ulimwengu' Đứa trẻ được cộng đồng nuôi dạy giúp đở và thuộc về cộng đồng đó
Bà Hillary đă dùng nguyên câu châm ngôn này làm tựa đề quyển sách nói về cách bà nuôi dạy con gái Chealsea Clinton và truyền đạt những bài học về sự quan tâm đến ư kiến phản hồi của con cái vốn là những bài học đứa trẻ có thể dạy lại cho người lớn. Đó là những bài học đầu đời từ việc nuôi con để người phụ nữ tài năng này làm chánh trị gia của một quốc gia dân chủ và có thể làm nhà ngoại giao thành công v́ biết thấu hiểu tôn trọng ư kiến kể cả của đứa bé mà đối với nhiều người là gần như nằm trong quyền sở hữu dưới quyền sinh sát của ḿnh. Văn hóa Nigeria cũng gọi đứa trẻ bằng từ "Nwa ora" có nghĩa là đứa trẻ của cộng đồng! . (The Igbo's also name their children "Nwa ora" which means child of the community.)
Cũng giống giống hành tŕnh "Tu thân, tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ"của Châu Á Khổng giáo, xét ra ông cựu Tổng Thống Clinton c̣n có sai lầm khi "bưởi bồng" làm cho gia đ́nh vợ con ḿnh trăi qua sóng gió, bù lại ông có tinh thần nhận lỗi và đặc biệt có mối quan hệ cả với giới chức cao cấp và quần chúng vô cùng dễ mến. C̣n Bà Hillary đang làm nhiệm vụ b́nh thiên hạ, người phụ nữ đức tài trọn vẹn này lại ngưỡng mộ một câu châm ngôn Nigeria th́ Nigeria có thể tự hào nhưng mà mấy người Nigeria và cả Phi Châu biết điều này để thấy vui? Nếu chưa tự hào v́ chỉ mới là một lối sống đúng hơn tốt hơn lối sống "đèn nhà ai nấy sáng " của thế giới văn minh th́ ít nửa cũng tự tin và không nghĩ người da trắng luôn coi rẽ da màu!
Báo chí của nhà nước nào luôn lo tô đậm mâu thuẩn gây ngộ nhận là nước Mỹ giàu có phân biệt chủng tộc v.v... sẽ không thấy nguyên nhân c̣n có yếu tố phấn đấu bản thân. Ba ông Obama từng nói là: "Ở Hawaii chính người da trắng bị thổ dân Hawaii phân biệt đối xử!" Ông Obama viết cả quyển sách về cha ḿnh mà không học rành câu này, lại để xảy ra rắc rối phải làm một tiệc uống bia ... ḥa giải.
Người Cao nguyên và Khmer nào biết được khi tôi tần ngần suy nghĩ buồn cho dân VN khi thấy dân Campuchia không "chôm chỉa" như người VN"? Ai biết tôi cảm kích ra sao khi người Thượng nói giản dị b́nh thản không phải để kèo nài thêm tiền: "Hơ, nhiều người muốn mua, nó nói trả tiền nhiều cho, không bán đâu!"
Sau này trong cuộc sống gặp cảnh lừa đảo, thấy cảnh gia đ́nh tranh chấp gia tài chém giết nhau, tôi nghĩ đó chính là phản tác dụng của trí thông minh và tiến bộ kinh tế!
Sao không biết đến các chuyện thế này để vui và tự tin chứ?
Tiếp theo bài viết "Cao nguyên Trung phần, con người và số phận" th́ qua chứng liệu lịch sử việc tàn sát thổ dân Úc hay cả chánh sách Mỹ với người Phi Châu nô lệ da màu có thể sao sánh với chấn động 7-8 độ Richter gây nhiều thảm họa c̣n hành tŕnh ḥa nhập Kinh Thượng Việt Nam chỉ là va vấp rung động 1, 2 độ Richter không đáng thành chuyện để ... âu sầu! Tôi chỉ chứng kiến người VN là các đại biểu người Kinh Thượng ghẹo nhau chơi cho vui chứ không ác ư. Một lần xem ảnh có người bỗng nói sao chỉ chụp h́nh mấy ông nam người Hmong không vậy? Các đại biểu Thượng ân cần giải thích đâu là người Dao, người Tày, người Thái trắng, Thái đen... Ông kia nhất định nói tất cả đàn ông trong ảnh là người Hmông và nói: Hmong là "Hở mông" các ông này mặc khố hở mông là người HMông chứ ǵ nữa? Hai ông phạt nhau ly cà phê Cao nguyên cười khà khà chứ có ǵ giận nhau đâu! Bọn phụ nữ chúng tôi kéo nhau đi làm chứng trận phạt giảng hoà cũng uống ké được ly cà phê Cao nguyên!
Tây đô hộ gần 100 năm và nội chiến trên 30 năm khiến mọi mặt phát triễn đều chậm lại, ngành khoa học xă hội VN chỉ mới lần ṃ t́m hiểu về cỗ sử và nhân chủng học. Nhiều người Kinh c̣n chưa biết Mán Mường là ai ? Trong miền Nam Mán Mường đều không c̣n v́ đă ḥa nhập vào ḍng người VN khẩn hoang. Triều đ́nh miền Bắc từng đánh giá đất mới miền Nam là vùng đất lưu dân mắc tội phản trắc với triều đ́nh hay trốn sâu lậu thuế. Nhưng người miền Nam như tôi chẳng chút mặc cảm mà tự hào hỏi lại : Chế độ vua quan phong kiến bất công áp chế có ǵ để tâm phục và trung thành? Vào luồn ra cúi công hầu mà chi ? "Làm cho người khác bớt lạc hậu khó hơn, chậm hơn là làm cho ḿnh bản lănh để nh́n kẻ khinh mạn là kẻ ngốc hàng ... "dưới cơ"!
Gần đây nhất, tháng 7. 2009 mới xem xét về nhân chủng học và tách ra nhóm người dân tộc Pako với dân số 18.000 người ở A Lưới mà trước đây vẫn tưởng là người dân tộc Tà Ôi hay Vân Kiều v́ nh́n bên ngoài chỉ khác chút ít người Pako ăn mặc giống người Môn-Khmer. Nhưng chính người Pako th́ nói khác nhau rất nhiều nhất là truyền thuyết giống ṇi về Totem tức vật tổ thiêng liêng của nhóm dân tộc Pa Kô. Người Pa Kô cũng xem con voi là thứ quư giá nhất để thể hiện sự giàu sang, trong khi người Tà Ôi xem những hạt mă năo mới là của cải đáng tự hào. Về ḍng họ, nếu người Pa Kô phần đông lấy họ ḿnh là Tâng Koal (con chó) th́ người Tà Ôi lại là Akê, Pê Kê (con chim).
Theo các nhà nhân chủng học Mán Mường chính là người Việt cỗ. Chế độ Quan Lang phong kiến Đại Việt xưa dành đặc quyền cho vài ḍng họ: Đinh, Quách, Bạch, Hoàng, Hà, Cẩm, Lê, Phạm ... và hiện là các Họ của người Mường vậy nên họ chính là người Việt cỗ. Chính xác phải gọi người Mường là người Việt miền núi!
Mán gốc thành thị có khi là truyền nhân của quan lại. Khi vua khác lên th́ nguy cơ bị truy sát không c̣n, người Mán lại hay về xuôi ra phố thị là chốn quê xưa cho nên nhà thơ Tú Xương mới gặp Mán ra vào Thành phố trong ngày Tết Việt Nam.
Tú Xương sinh ( 1870- 1907) Tỉnh Nam Định đă viết:


Khăn là bác nọ to tày rế;
Váy lĩnh cô kia quét sạch hè.
Công đức tu hành, sư có lọng;
Xu hào rủng rỉnh, Mán ngồi xe.
Chẳng phong lưu, cũng ba ngày Tết
Kiết cú như ta cũng rượu chè.


Câu "Xu hào rủng rỉnh Mán ngồi xe!" và các câu khác trong bối cảnh của bài viết chẳng qua là lối ăn mặc đẹp chưng diện và xài sang trong ba ngày Tết! Người dân tộc khác không bao giờ ra thành phố và cũng không đi sắm Tết Việt Nam.
Tú Xương cũng viết câu này:


Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:

Sinh năm đẻ bảy được vuông tṛn.

Phố phường chật hẹp, người đông đúc

Bồng bế nhau lên nó ở non.


Chứng tỏ thời Tây không ít người Việt thích lên rừng... làm Mán v́ dễ kiếm sống hơn. Thời Tú Xương là thời Pháp khai thác đồn điền cao nguyên, người lên rừng ở và khai thác gỗ rất giàu. Làm đồn điền chẳng cần học hành, xa cách thế giới văn minh, ăn ở đạm bạc như Mán, nhưng lảnh lương Tây cấp cai th́ cũng coi là giàu đi dạo phố bằng xe "Xu hào rùng rỉnh Mán ngồi xe !" Thời thực dân Pháp có tâm lư chống Pháp như Tú Xương c̣n ghét những người ham tiền làm cho Tây nên mắng là thích có tiền dù phải lên rừng.

Thời Trịnh Nguyễn phân tranh và mở mang bờ cơi về phía Nam người Mán đă về xuôi khai khẩn ḥa nhập lại thành người Việt nên không c̣n nơi nào là nơi tập trung cư trú riêng của người Mán chỉ c̣n nhóm người Mường ở miền Bắc.
Sau 1975 người miền Nam khi bị gom đi học tập than rằng: "Thằng khôn ngồi học, thằng ngu dạy đời!" khi nghe Mán Cộng Sản dạy triết lư Mac Lê lạc hậu, sai bét! Không phải khinh khi mà là chán ghét sự "đít lộn lên đầu!"
Chúng ta ai cũng biết khi Pháp thành lập nhiều đồn điền ở các thuộc địa rất cần nhân công nhưng người việt Nam cứ bám ruộng đồng sống lẩn khuất sau lũy tre làng không chịu đi làm công nhân đồn điền, càng không chịu ra nước ngoài. V́ vậy mà năm 1945 lúc trong Nam dư lúa đến độ dùng lúa chạy máy đèn sản xuất điện th́ Pháp không tích cực cứu trợ v́ muốn nông dân miền Bắc do nạn đói sẽ rời bỏ ruộng đồng khiến có nạn đói Ất Dậu 1945 chết hai triệu người một cách vô cùng dă man nhẫn tâm!
Với Vua Quan Tú Xương mới nặng lời hơn với Mán:


Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,

Sao được cho ra... cái giống người.


Chắc chắn phải nặng hơn câu "Mán ngồi xe" rồi! Tú Xương chê luôn mấy bà đầm, ông cử:
"Trên ghế bà Đầm ngoi đít Vịt ! Dưới sân ông Cử ngỏng đầu Rồng!"
Nếu nói về người dân tộc nào mà ngoáy mông kiểu "ngoi đít Vịt" th́ chắc là bị phê phán "phân biệt "khinh khi nhau. "Đít vịt" của bà đầm, đối với "đầu Rồng" của ông cử nhân trí thức Việt Nam là lối đối cay độc tận cùng của chử nghĩa!
Trong văn học Việt Nam nổi tiếng nhất là truyện Kiều có nói đến Từ Hải. Dù Truyện Kiều có gốc Trung Quốc nhưng đă được cải biên mang đậm tính Việt Nam. Các trung thần triều đ́nh củ thành "loạn thần" triều đ́nh mới, hùng cứ một phương giống như Từ Hải . Các vua quan triều đ́nh mới luôn phải nghĩ cách chiêu dụ các tướng tài mới có việc Hồ Tôn Hiến mua chuộc Thúy Kiều gạt Từ Hải:


Triều đ́nh riêng một góc trời,
Gồm hai văn vơ rạch đôi sơn hà.
Sao bằng riêng một biên thùy,
Sức này đă dễ làm ǵ được nhau?
Chọc trời khuấy nước mặc dầu,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?
Đóng quân làm chước chiêu an,
Ngọc vàng gấm vóc sai quan thuyết hàng.
Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành!
Bó thân về với triều đ́nh,
Hàng thần lơ láo phận ḿnh ra đâu!


Ngược ḍng cỗ sử thời nhà Lư tại vùng thượng du Bắc Việt nhiều nhóm thị tộc Mán Mường và thiểu số khác chiếm cứ và sinh sống trên những vùng miền có tính yết hầu chiến lược. Triều Lư không chiêu dụ bằng vàng bạc mà có chính sách chiêu dụ và tạo thêm vây cánh, thắt chặt t́nh thân thiện với các thị tộc này bằng cách đem gả các công chúa cho các thủ lănh châu mục. Vào Năm 1029 vua Lư thái Tông gả công chúa B́nh Dương cho châu mục Lạng Châu (Lạng Sơn) là Thân thiên Thái, 1036 Vua Lư Thái Tông lại gả công chúa Kim Thành cho châu mục Phong Châu (Phú Thọ, Sơn Tây) là Lê tông Thuận và gả công chúa Trường Ninh cho châu mục Thượng Oai là Hà thiện Lăm. Năm 1082, Lư Nhân Tông gả công chúa Khâm Thánh cho Châu mục Vị Long (Tuyên Quang) là Hà Di Khánh, năm 1127 gả công chúa Diên B́nh cho thủ lănh phủ Phú Lương (Thái Nguyên) là Dương Tự Minh, vào năm 1144 chính Dương Tự Minh lại cưới thêm một công chúa Thiều Dung. Như vậy trong suốt triều đại nhà Lư đă có sáu công chúa được gă về cho các châu mục . Các Châu mục này có Họ Thân, Hà, Dương, Lê những họ của người Mường, Mán tức người Việt Nam. Họ v́ lư do ǵ đó sống tách biệt trên rừng, hùng cứ một phương và nhiều khả năng quân sự triều đ́nh phải lo chiêu dụ. Châu mục theo định nghĩa là trưởng một huyện miền núi (chef de district des régions montagneuses) Là nhóm người VN rơi vào hoàn cảnh như Từ Hải hùng cứ một góc trời bất tuân mệnh triều đ́nh nên xa cách văn minh và thành tụt hậu. Vậy hai câu ca dao: Tiếc thay cây quế giữa rừng Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo ... có thể khẳng định là để nói về các cuộc hôn nhân không tương xứng của các Công Chúa nhà Lư với Châu mục Mán Mường tức các nhóm thị tộc người VN sống cô lập trên núi cao rừng sâu và vài bộ tộc mạnh khác là Tày, Nùng... Các cuộc hôn nhân không tương xứng của hai người Kinh dân dă với nhau th́ được ví von: Tiếc con gái khôn lấy thằng chồng dại, Như bông hoa lài, cặm băi cứt trâu. Công chúa Huyền Trân lấy vua Chăm Pa, dù ǵ cũng là một trong các hoàng hậu Chăm Pa chắc thân phận phải cao hơn các công chúa khác lấy các Châu mục Mán Mường chứ ! Người VN cũng chưa từng có cách gọi Vua Chăm Pa là "thằng Mán thằng Mường " thứ nhất v́ Chăm Pa không phải là dân tộc Mán Mường sao lại gán ép cho hai câu ca dao này nói về cuộc hôn nhân của Công Chúa Huyền Trân? Người không rành cổ sử cũng lẫn lộn hiện tại và quá khứ, hiện nay Chăm Pa và Campuchia yếu hơn Việt Nam nhưng Khmer Angkor và Chăm Pa từng mạnh và giàu hơn Đại Việt phải nể mặt chứ! Đại Việt luôn bị Tàu đô hộ và cướp phá phải lo chống đở có muốn cũng không thể nghĩ đến việc bỏ pḥng thủ mạn Bắc gây sự với phương nam . Những chuỗi đền tháp Chăm Pa xưa với các tượng nữ thần bằng vàng ṛng bị Khmer Angkor khi đô hộ Chăm Pa cướp hết! C̣n theo thư tịch cỗ trong quyển sách của Châu đạt Quan ghi lại th́ đền đài Angkor từng được dát vàng và làm cho Thái Lan (quân Xiêm) và Myanmar động ḷng tham đánh cướp của Khmer Angkor khiến phải bỏ thủ đô này chạy về Phnôm Pênh ngày nay ! Đến thăm đền Angkor của Khmer Angkor th́ quả là vô cùng lớn lao đến ngạc nhiên phải tự hỏi sao sức người thuở xa xưa có thể làm được tuyệt tác như có bàn tay thần thánh vậy? Có thời gian Chăm Pa đánh thắng và đô hộ Khmer Angkor sau đó th́ có thời gian Khmer Angkor đô hộ Chăm Pa. Thứ hai khi sáp nhập vào Việt Nam chỉ có nhóm các dân tộc thiểu số của nước Chăm Pa xưa (không phải người Chăm Pa) mới là người Thượng Cao nguyên trung phần Việt Nam. Theo tài liệu của Champaka một trong tục lệ của người Chăm là không đi khỏi "biên giới thần quyền" nơi có anh linh tổ tiên nên sống chen chút nhau rất ít di cư đi sinh sống nơi khác. Người Chăm và người Khmer sống chung lộn với người Việt vẫn được gọi là người Chăm người Miên sau này đổi là người Campuchia không ai gọi là người Chăm người Khmer là Mán cả. Chính v́ người Cao nguyên hiền lành chân chất nhưng ít bản lĩnh để hiểu thâm ư người khác mà dễ bị lợi dụng. Tây và Cộng Sản luôn bày ra những chuyện tranh dành thế lực chánh trị gây biến loạn khuấy động cuộc sống an lành của người Cao nguyên trung phần.
Khái niệm về người Mán Mường ngày xưa đậm nét hơn ngày nay nhiều nên Tú Xương mới có bài thơ có nói về Mán. Mán bây giờ chỉ là kư ức mờ nhạt và là một tỉnh từ đồng nghĩa với người VN nhà quê. Khi gặp bộ đội miền Bắc mới thấy lại h́nh ảnh Mán Việt xa xưa!
Riêng việc đón Công Chúa Huyền Trân trở về nước Việt dù Việt Nam có giải thích ra sao, viện dẫn lư do ǵ th́ chỉ là khỏa lấp do khó thể nói thật ra chuyện vua VN lo sợ . Sự thật vẫn là cuộc hôn nhân có yếu tố chánh trị luôn kèm theo nguy cơ. Khi vua Chế Mân chết, không ǵ bảo đảm là được yên thân nếu nhóm chánh trị không thân Đại Việt hay từng chống lại việc cắt đất làm hồi môn, nay nắm quyền lực. Rơ ràng bây giờ c̣n có nhiều người không thân thiện đặt nghi vấn Công Chúa Ngọc Hân có trách nhiệm ǵ với cái chết của Chế Mân không? Cho dù sau đó không có xung đột th́ phải công nhận điều nguy hiểm của các cuộc hôn nhân chánh trị.
Bằng chứng là tài liệu Chăm Pa viết rằng công Chúa Ngọc Khoa không chịu lên dàn hỏa, và có âm mưu làm t́nh báo đánh Chăm Pa, bị triều đ́nh Chăm Pa hành h́nh vùi đầu xuống bùn đến chết hay là chỉ tạc tượng vùi đầu xuống bùn để nhục mạ sau khi chết b́nh thường th́ cần có thời gian t́m tư liệu chứng thực và khẳng định thêm. Sử sách Việt chỉ nói tượng Công Chúa Ngọc Khoa "bị bỏ lăn lóc" có lẻ là v́ chưa biết cách bày tỏ sự tức giận của người Chăm Pa.
Trong lịch sử việt Nam về Công Chúa Ngọc Khoa chưa chép rơ ràng v́ sao sách sử Chiêm Thành có ư trách cứ, nếu không muốn nói là phẫn nộ, cho rằng Công chúa Ngọc Khoa đă làm cho vua Po Romê mê muội và khiến cho nước Chiêm sụp đổ do vua Po Romê nghe lời công chúa chặt bỏ cây "kraik", biểu tượng thiêng liêng của vương quốc Chiêm Thành. Nhưng theo cỗ sử Chăm Pa chỉ nói là cây bỗng hết thiêng ! Sách Nguyễn Phúc tộc thế phả, do chính Hội Đồng Nguyễn Phúc tộc viết lại, đă chép rằng: "... Năm tân mùi 1631 công nương Ngọc Khoa được đức Hy Tông Săi Vương gả cho vua Chiêm Thành là Pôrômê.
Góp nhặt các mảnh vỡ lịch sử có tài liệu viết: Chúa Nguyễn giao hảo với Chân Lạp qua đám cưới công chúa Ngọc Vạn (1620), chúa Săi hai lần giúp Chey Chetta II đẩy lui Xiêm xâm lược. Vua Po Rome của Chiêm Thành xin cưới công nương Ngọc Khoa ( khoăng năm 1631). Ngọc Khoa ở đất Chăm Pa được 20 năm đă giúp cho t́nh thân hữu hai nước. Nhưng năm 1651 xẩy ra một cuộc nội loạn chia phe phái giết hại lẫn nhau, vua và hoàng hậu đều bị sát hại. Hiền Vương phải đưa quân vào cứu, dẹp tan loạn rồi đặt người Việt giữ đất trị an. Từ đó Chiêm Thành sát nhập vào lănh thổ Việt thành những tỉnh Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên, Khánh Ḥa, Ninh Thuận, B́nh Thuận, Phan Rang, Phan Thiết." Đây là lư do người Chăm Pa nghi Công chúa Ngọc Khoa thực hiện có ư đồ xâm chiếm của Chúa Nguyễn chứ không phải chỉ v́ mối giao hảo tốt đẹp của hai nước.
Người Chăm Pa dùng sử liệu khác hơn cho là vua Po Rome chết, hoàng hậu thứ nhất người truyền ngôi vua cho Po Rome nhưng không lên dản hỏa cùng vua nên không được thờ chung bà Hoàng thứ hai lên dàn thiêu cùng vua nên được thờ cúng. Công chúa Ngọc Khoa c̣n bị bạc đăi hơn do việc Chăm Pa sáp nhập vào Đại Việt. Như vậy có thể là Hoàng hậu thứ hai bị loạn thần Chăm Pa giết chứ không phải là cùng lên giàn hỏa với vua ? Một âm mưu thôn tính thật ra có cần cần chờ đến 20 năm sau không và v́ sao không mang công chúa Ngọc Khoa về nước để phải hứng chịu nhiều oan trái?
Nếu sử liệu Việt là sự thật th́ người Chăm Pa nên giải oan cho công chúa Ngọc Khoa.
Về ngôn ngữ, ngôn ngữ vô tri bị h́nh ảnh gợi cảm xúc về ngôn ngữ đó làm cho dễ ghét hay dễ thương như từ "Mọi" hay từ "Mẹ". Từ Mẹ đáng yêu bao nhiêu th́ từ Mọi dù không khác từ Thượng nhưng v́ h́nh ảnh kèm theo, thái độ kèm theo một thời bị dèm pha làm cho người ta ghét. Thôi th́ nên tránh đi, gọi tên khác như Degar v́ ông bà dạy:


Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa ḷng nhau!


Có người được cha mẹ đăt tên lớn lên không thích th́ luật pháp cũng c̣n cho đổi tên đổi họ. Có thể lấy biệt danh hay nickname như thời đại @ vô h́nh vô dạng. VN cũng có quy định sự tránh gọi tên vua chúa, người lớn tuổi là c̣n v́ phải tôn kính các bậc trưởng thượng nửa.
Ngày xưa Vua Tự Đức có tên Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, thời đó tất cả bài viết của sĩ từ không được gọi màu Hồng phải đổi là Hường Nhậm đổi thanh Nhiệm như Ngô thời Nhậm đổi lại là Ngô thời Nhiệm nếu không là "phạm húy". Phạm húy là phạm trường quy và ... chắc chắn rớt! Ca dao cũng đổi thành:


Trồng Hường bẻ lá che Hường,

Nắng che mưa đậy, cho Hường trổ bông!
Qua thời Tự Đức nay gọi lại là ... Hoa Hồng!


Trong bài "Mọi" Ông Duy Ngọc viết: "Hằng ngày lên mạng, ra đường vẫn nghe người ta chửi nhau mọi này mọi nọ!" Ông ghét cay ghét đắng câu ca dao được cho là ám chỉ việc Công Chúa Huyền Trân lấy chồng là vua xứ Chăm Pa.
Có lẽ miền Bắc thống kê không c̣n Mán mà chỉ c̣n có dân tộc Mường và không biết Mường cũng là người gốc Việt, sợ dụng chạm, nên câu ca dao một thời được một tác giả lúng túng đổi lại là:
Tiếc thay cây Quế giữa rừng, Để cho thằng Mán nó trèo nó leo.
Nhà văn Tưởng Năng Tiến bị ảnh hưởng bài viết "Mọi" của Duy Ngọc nên càng buồn. Tôi cũng biết về Cao nguyên Trung phần nên viết bài này mong Tưởng Năng Tiến không c̣n buồn.
Một blogger đương đại nói về hiện tượng Maybach 62, tức lối ăn xài sang cho Mỹ giàu phải nể mặt! Mỹ chắc biết là bọn con "quan tham" nên không nể chỉ khinh, nhưng Việt Kiều nể thật, than rằng CSVN bây giờ giàu "dễ sợ", du học sinh mà mua nhà cầm gần một triệu đô la trả cái một (pay off) hỏng có nợ hai ba chục năm như dân vượt biên ! Maybach 62 trị giá 1 triệu USD dành riêng cho những người giàu nhất thế giới như vua dầu hỏa, vua Thép đă được nhập cảng vào Việt Nam c̣n nghèo khó...Blogger bèn vịnh hiện tượng Maybach 62 và con cháu của các đại tư bản đất Việt "du học" mà chỉ làm một việc là đốt tiền, "xài sang cho Mỹ sợ"! Việt Kiều mà nhằm nḥ ǵ! Nên có bài thơ nhại theo thơ Tú Xương như sau.


Cậu ấm cô chiêu tư bản đỏ
Cùng phường một lũ "Mán ngồi xe"
[*]

Vung tiền mua chút hư danh hăo
Khỏa lấp căn cơ vốn thấp tè!
(tác giả có nickname là Cựu sinh viên)

[*] Thực ra th́ tiền bối Tú Xương dùng những chữ này với ư hơi khác!


Năm mới
Khéo bảo nhau rằng mới với me
Bảo ai rằng cũ, chẳng ai nghe
Khăn là bác nọ to tày rế
Váy lĩnh cô kia quét sạch hè
Công đức tu hành sư cũng lọng
Xu hào rủng rỉnh, Mán ngồi xe
Chẳng phong lưu cũng ba ngày tết
Kiết cú như ta cũng rượu chè!
                                        Tú Xương


Duy Ngọc ghét v́ một loại heo chưa có tên trên Cao Nguyên được gọi là "heo Mọi" hay ăn ở dơ dáy hay làm ǵ kỳ cục bị mắng nhiếc là ... làm "như mọi" vậy ! Thật ra Mọi bây giờ chỉ là hoài niệm trong cỗ sử chính thức không ai nói đến, nhưng Duy Ngọc ghét từ Mọi, tên Heo Mọi và Tưởng năng Tiến tủi phận muốn khóc khi đọc thơ Tú Xương:
Xu hào rủng rỉnh Mán ngồi xe.
th́ nên có ư kiến với giới văn chương thi phú coi từ "mọi" như "chưởi thề bậy bạ" không cho xuất hiện trên văn đàn! Trung Quốc cũng gọi VN xưa là xứ "Man di mọi rợ" Hay có khi ta nên bản lĩnh hơn coi đó không là ḷng khinh thị mà chỉ là di sản của cách hiểu qua một "phù phép tuyên truyền" gây mất đoàn kết để xui người Thượng giận ghét VN theo Fulro của Pháp và CS, như vậy sẽ nhẹ ḷng hơn không ? Trong khi làm bộ v́ quyền lợi người cao nguyên th́ Pháp đành đoạn bỏ miền Bắc chết đói hai triệu người, để sau này dễ mộ phu VN đi làm đồn điền các nước! Đáng ghét vô cùng tận!
Không mấy ai thấy h́nh ảnh các bé con 3,4 tuổi người Thượng, dễ thương ra sao, cứ nhơn nhơn trần truồng chạy lon ton trong trời lạnh Cao nguyên thấy phục như một "superman" con. Trẻ em Thượng màu da sạm nắng vẻ mạnh mẻ chắc nịch chứ không èo uột như trẻ con người Kinh nắng không ưa, mưa không chịu, ghét gió, kỵ mù sương, chút chút là sổ mủi cảm lạnh. Người Thượng có ư thức rèn con cái từ thuở mới sinh ra cần phải mạnh mẻ ra sao, để tồn tại giửa rừng thiêng nước độc.
Heo Mọi nhỏ con lanh lẹ chạy nhảy lung tung như chó con nên thân thon gọn chắc nịch đẹp hơn so với heo thường bụng mở ́ ạch thấy mà mệt dùm!
Khi ở Bà Rá tôi cũng nuôi vài con Heo Mọi để làm bạn và rất cưng! Heo Mọi là ǵ biết không các bạn? Đó là giống heo thật dễ thương, thân thiện đi đâu cũng chạy theo, ngồi coi báo th́ nhảy lên ghế nằm cạnh bên, nhỏ con kiểu như giống chó Bắc kinh (Pekingese) nổi tiếng hay giống chó nhỏ mắt lồi Chi HuaHua Mexico!
Sau 1975 tôi cũng nuôi một con heo Mọi thay v́ nuôi chó. Tôi không thích chó v́ dị ứng mùi lông và cả việc chó hay sủa khách làm khách giật ḿnh. Lúc ở Bà Rá đi chợ Phước B́nh thấy ai thui heo Mọi đem bán ăn thịt th́ tôi mới ... muốn khóc! Tôi vẫn gọi là Heo Mọi (v́ tên nó là vậy) nhưng với tất cả t́nh yêu và kỷ niệm ngọt ngào với con vật dễ làm bạn này ! Và nếu có tên ǵ đẹp khác hơn th́ càng tṛn trịa tốt cho mọi bề!
Các nhà khoa học cần lo đặt tên chứ để dân gian tự đặt tên th́ có khi có mặt tiêu cực của nó ! Sao không giúp người Thượng nuôi và xuất khẩu chim sáo chim két biết nói và heo Mọi lấy tên là heo B́nh Phước, heo B́nh Long, heo Đồng Xoài ǵ đó ... Người Mỹ ai cũng cần có một sinh vật bầu bạn sao ta không phát triễn xuất khẩu con heo nhỏ xíu dễ cưng này giúp cho kinh tế người Cao nguyên chứ! Chim Sáo nói khá giỏi ở Mỹ giá 600USD/con. Việt Kiều về VN, dấu hải quan Mỹ, chích thuốc mê cho chim Sáo ngủ ngất ngây, bỏ vào túi quần, chui vào toilet cho uống nước và mang sang Mỹ bán! Nhiêu khê vậy đó. Mỹ mà phát hiện nó phạt chết luôn!
Giống chó quư tộc Bắc Kinh cho là có thể xua tà ma nên từng ở bên cạnh Hoàng hậu Mary của Scotland, Hoàng hậu Marie Antoinette của Pháp, và Từ Hy Thái hậu cuối cùng của Trung Quốc. Heo Mọi cũng đă là thú vật cưng ở Mỹ mà gốc Cao nguyên Trung phần đấy!
Chuyện mà tôi đang lo là bé gái Cao nguyên miền Bắc bị bắt cóc v́ Trung Quốc dân số lệch thiếu trẻ gái. Nhiều nhà nông thôn Trung Quốc mua bé gái nhỏ năm bảy tuổi người Thượng nghèo, nuôi lớn vừa giúp việc cơm nước trong nhà và cho con trai cưới làm vợ khi lớn lên! Ông Duy Ngọc và Tưởng Năng Tiến hăy làm ǵ đó đi, giúp Cao Nguyên làm giàu và thúc đẩy có chánh sách bảo vệ an toàn cho bé gái Cao nguyên nha!

Trần Thị Hồng Sương


<< trở về đầu trang >>
free counters