Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự Bình Luận

 

Ngày tri ân nhân dân Đức

Ngày tri ân nhân dân Đức

 

Rupert Neudeck

(Bản dịch của các anh trong Hội xây dựng tượng đài)

 

Thuyền nhân Việt Nam Tỵ Nạn tri ân việc cứu vớt và tiếp nhận họ vào nước Đức – Khánh thành Tượng Đài Tỵ Nạn tại hải cảng Landungsbrücken Hamburg

 

Giới truyền thông quá bận rộn với những cuộc bạo động và phá hoại tại khu phố Schanzenviertel ở Hamburg và sau đó là buổi biểu tình của một nhóm người thuộc đảng NPD (Nationaldemokratische Partei Deutschland - Đảng Dân Chủ Quốc Gia Đức tại khu St. Georg gần nhà ga. Nếu biết chờ đợi thì giới truyền thông đã có thêm được một tin vui sốt dẻo: Ngày 12 tháng chín 2009, lúc 13 giờ, người Việt Nam tại Đức đã thể hiện lòng tri ân của họ với nước Đức về việc cứu vớt họ trên biển Đông qua buổi lễ khánh thành một tượng đài. Họ đặc biệt cám ơn nhân dân và chính quyền Đức. Con tàu Cap Anamur đã khởi hành ngày 09.08.1979 từ hải cảng Kobe, Nhật Bản, để bắt đầu chuyến hải hành đầu tiên đi cứu người.

Và bây giờ những người Việt Nam, hiện nay là những công dân Đức mới, là nhóm người ngoại quốc hội nhập tốt nhất, nhân kỷ niệm 30 năm hiện hiện diện, muốn gửi lời tri ân đặc biệt đến nhân dân Đức, những người mà trước đây từ tháng bảy năm 1979 và đã mãi liên tục ủng hộ tài chánh cho các con tàu Nhân Đạo (tính cho tới cuối cùng tổng cộng là 29 triệu Đức Mã).

1.200 người Việt đã có mặt nơi đây trong ánh nắng chan hòa tại nơi mà trước đây con tàu Cap Anamur đã trở lại Hamburg, để khánh thành tượng đài.

Một niềm vui lớn cho người Việt Nam và người Đức là sự có mặt của nhiều chính khách, đã dành riêng hai giờ đồng hồ, tách ra khỏi các cuộc vận động tranh cử, để đi về Hamburg. Ông Bộ Trưởng Nội Vụ Liên Bang, tiến sĩ Wolfgang Schäuble, đã „sẵn lòng“ đến tham dự, như trong thư ông viết cho chúng tôi. Ông chủ tịch đảng SPD (Sozialdemokratische Partei Deutschland - đảng Dân Chủ Xã Hội Đức) cũng đã nhận lời đến Hamburg, rất tự phát và rõ rệt. Sự có mặt của ông Bộ Trưởng Kinh Tế tiểu bang Niedersachsen, tiến sĩ Philipp Roesler, đại diện cho Thống Đốc tiểu bang, đã được chào đón đặc biệt bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt, bởi lẽ những người hiện diện đều biết rằng, ông Roesler 3 tuổi đã được một gia đình người Đức đón từ Việt Nam về làm con nuôi. Ngoài ra còn có sự hiện diện của ông Arnold Vaatz, phó chủ tịch nhóm dân biểu hạ viện liên bang của liên đảng CDU/CSU, ông Barmberger, bộ trưởng tư pháp của tiểu bang Rheinland Pfalz, bà Prof.Dr.Karin von Welck, bộ trưởng văn hóa tiểu bang Hamburg, cũng như ông Freimut Duve, nguyên đặc trách viên cho Tự Do Truyền Thông của OSZE (Organisation für Sicherheit und Zusammenarbeit in Europa).

Bên cạnh những bài nói chuyện ngắn của các chính trị gia Đức là bài nói chuyện của ông Thomas H. Nguyen và của một thanh nữ Việt Nam được xem là cao điểm của buổi lễ.

Buổi lễ lại được tăng phần long trọng qua bài quốc ca Đức do 1.200 người Việt hiện diện đồng ca. Đây là điều mà trong xã hội Đức có lẽ chưa từng xảy ra bao giờ; đó là một khoảnh khắc tuyệt vời, trang trọng và hân hoan.

Nhưng nếu ai nghĩ rằng, khi những công dân Đức mới này muốn nói lên lời tri ân thì họ sẽ được tạo điều kiện dễ dàng, thì kẻ đó chỉ vì chưa biết đầy đủ thông tin.Ba năm trước đây, Phủ thống đốc tiểu bang Hamburg đã cho rằng, dự án đặt một tượng đài của người Việt tỵ nạn tại cảng Hamburg  (Landungsbrücken) là hoàn toàn không đúng chỗ và không thể chấp nhận được. Để trả lời lá thư đầu tiên ngỏ ý về chuyện xây tượng đài này, phủ thống đốc của thành phố tự do và thương mại Hamburg đã viết: Một thể loại tượng đài như thế không được phép dựng ở Landungsbrücken, „bởi lẽ ở đó đã có hai tấm bảng tưỏng niệm, mà trong tương quan của nó đối với người tỵ nạn Do Thái có liên hệ rõ ràng với lịch sử nước Đức, trong đó ghi lại những lỗi lầm của người Đức.“ Nếu bây giờ người ta dựng một tượng đài của thuyền nhân Việt Nam, thì „có thể sẽ bị cảm nhận là tìm cách để tương đối hoá việc săn đuổi người Do Thái và tội ác diệt chủng của người Đức.“  Và vì thế ngày 08 tháng ba 2006, người Việt tỵ nạn đã bị từ chối việc thực hiện tượng đài của họ, sau khi người ta đã cân nhắc kỹ lưỡng.

Thật không dễ dàng để thuyết phục phủ thống đốc tiểu bang Hamburg thay đổi quan điểm quái gở này. Gần như người ta có cảm giác phủ thống đốc muốn nói rằng: Bên cạnh những lỗi lầm và nhục nhã xa xưa ấy, thì những thế hệ người dân Đức nối tiếp sau này không được phép nhớ lại điều gì khác, ngoài một lịch sử tội lỗi của mình. Nhưng phủ thống đốc Hamburg đã quên rằng, đó là thành quả to lớn của người dân Đức, đã không để bị hoang mang nhưng đã tạo cơ hội để có thể cứu người; và chính điều này phải nằm trong những ký ức của lịch sử nước Đức. 

Mãi cho đến kết cuộc vẫn có những cố gắng để tạo ra khó khăn cho những người đứng ra tổ chức buổi lễ này. Tượng đài đã không được phép lớn hơn một phân so với biểu tượng của người Do Thái ghi lại lỗi lẩm của người Đức. Và khi mọi chuyện đã xong thì Đại Sứ Quán của nước Cộng Hoà Nhân Dân Việt Nam lại nhúng tay vào.

Và sau đó người ta yêu cầu sửa đổi một số đoạn trong bản văn được ghi khắc trên tượng đài. Họ muốn xóa bỏ đoạn văn đã được ghi là: "người Việt tỵ nạn vượt biển chỉ vì trốn chạy nạn CỘNG SẢN“, thay vào đó là: "người Việt bỏ nước ra đi...không vì ai cả". Rồi người ta còn yêu cầu trên tượng đài này họ không được viết: „người tỵ nạn“, mà chỉ nên viết  là „con người“.

Đối với dân biểu đảng CDU Arnold Vaatz thì điều này đã là quá đáng. Ông đã viết một lá thư gởi trực tiếp cho thống đốc tiểu bang Hamburg rằng: „Tôi yêu cầu ông hãy rút lại việc kiểm duyệt một cách trơ tráo như thế từ các cơ quan của ông. Theo tôi, đây là một điều không thể chấp nhận được, khi ngay tại Hamburg, một thành phố nổi tiếng trên thế giới về tinh thần yêu mến tự do, bao dung và nhân quyền, lại xuất hiện một bầu khí của sự cúi mình như một con mèo nhỏ trước những học thuyết phản nhân tính, để rồi một nạn nhân không được phép nêu rỏ danh tính của thủ phạm và những tội ác của chúng“.

Đại Sứ Quán Việt Nam tìm đến ông bộ trưởng tiểu bang tiến sĩ Philipp Roesler. Họ cho ông biết rằng, nếu ông không đến tham dự lễ khánh thànhTượng Đài tại Hamburg thì chuyến công du Việt Nam sắp tới của ông sẽ tốt đẹp hơn. Dĩ nhiên ông Philipp Roesler đã không khước từ sự tham dự của ông.

Buổi lễ đã là một bằng chứng sống động về những gì xã hội Đức đã học và thể hiện được trong những thập niên qua. Việc tiếp nhận và sự hội nhập tốt đẹp của người Việt là một bằng chứng đẹp đẽ về một nước Đức hoàn toàn khác và hoàn toàn mới. Nước Đức đã tiếp nhận những con người này đến với mình,và bây giờ những con người đó đã thật sự trở thành những công dân Đức. Việc hát Quốc Ca Đức chính là một biểu hiện đẹp nhất cho sự kiện này.      

 --------------------

 

Ein Tag des Dankes an die deutsche Bevölkerung

Rupert Neudeck

Die Medien waren voll von den Krawallen und Ausschreitungen im Hamburger Schanzenviertel im Anschluss an eine NPD Demonstration im Bahnhofsnahen Viertel St. Georg. Ergänzend hätten dieselben Medien mit einer sensationell guten Nachricht aufwarten können: Die Vietnamesen in Deutschland bedankten sich am 12. September um 13 Uhr mit der Enthüllung eines Gedenksteines für die Rettung aus dem Süd-Chinesischen Meer. Sie bedankten sich ganz ausdrücklich bei der Deutschen Bevölkerung und bei der deutschen Regierung. Die Cap Anamur war am 9. August 1979 aus dem japanischen Hafen Kobe ausgelaufen zu ihren ersten Rettungsfahrten.

Nun wollten die Vietnamesen, die mittlerweile schon als die bestintegrierte ausländische Gruppe deutscher Neubürger gelten, das 30jährige verbinden mit einem ausdrücklichen Dank an die deutsche Bevölkerung, die seinerzeit im Juli 1979 mit einer ersten großen und immer weitergehenden Spenden (insgesamt am Ende 29 Mio DM) das Schiff möglich gemach hatte.

1200 Vietnamesen waren erschienen und bei strahlendem Wetter wurde genau an dem Ort, an dem damals die Cap Anamur zurück in Hamburg anlegen konnte, der Gedenkstein enthüllt.

Zur großen Freude der Vietnamesen und der Deutschen hatten sich mehrere Repräsentanten der Politik aus dem Wahlkampf für zwei Stunden befreit und waren nach Hamburg gekommen. Der Bundesminister Dr. Wolfgang Schäuble war „gerne“ gekommen, wie er uns geschrieben hatte. Ebenso spontan und sofort eindeutig hatte der SPD Vorsitzende Franz Müntefering sich nach Hamburg ausgemacht. Anwesen waren auch der Stellvertretende Ministerpräsident und Wirtschaftsminister der Niedersächsischen Landesregierung, Dr. Philipp Rösler, der mit besonders großem Applaus begrüßt wurde, wissen die Anwesenden ja, dass Roesler als 3 jähriges Kind aus Vietnam von einer deutschen Familie adoptiert wurde. Anwesend der stellvertretende Vorsitzende der CDU/CSU Bundestagsfraktion, Arnold Vaatz, und der Justizminister des Landes Rheinland Pfalz Bamberger, die Senatorin Prof. von Welck, sowie Freimut Duve, ehemals Beauftragter für die Freiheit der Medien der OSZE.

Der Höhepunkt der Veranstaltung waren neben den kurzen Reden der deutschen Politiker die Rede des Vietnamesen Thomas Huu Nguyen und einer jungen Vietnamesin (siehe Link unten).

Alles wurde noch gesteigert durch das Absingen der deutschen Nationalhymne durch die anwesenden 1200 Vietnamesen. Das hat die deutsche Öffentlichkeit wohl noch nicht erlebt, ein so wunderbarer und feierlicher und fröhlicher Moment.

Wer nun aber meinen würde, es würden neuen deutschen Bürgern leicht gemacht, wenn sie sich bei den Deutschen bedanken wollen, der ist nicht gut informiert. Der Hamburger Senat hatte vor drei Jahren den Plan dieses Gedenksteins an den Landungsbrücken für völlig deplaziert und nicht möglich erklärt. Auf den ersten Brief mit der Ankündigung dieser Gedenkdemonstration reagierte der Senat der Freuen und Hansestadt Hamburg mit einem Brief: Es würde nicht angehen, an den Landungsbrücken einen solchen Gedenkstein zu platzieren, „weil es dort schon zwei Gedenktafeln gäbe, die mit ihrem Bezug zu jüdischen Flüchtlingen einen klaren Anknüpfungspunkt zur deutschen Geschichte haben und auch deutsche Schuld reflektieren“. Wenn man jetzt dort die geplante Gedenktafel für die vietnamesischen Bootsflüchtlinge anbringe, „könnte das als Versuch einer Relativierung der Judenverfolgung in Deutschland und des Holocaust empfunden werden.“Deshalb wurde den Vietnamesen am 8. März 2006 gesagt, das Anliegen, diesen Gedenkstein zu setzen, könne man nach eingehender Abwägung nicht unterstützen.

Es war gar nicht so einfach, den Senat von einer so hanebüchenen Idee abzubringen. Es schein fast so, als wolle der Senat sagen: Neben der deutschen Schuld und Schande darf für die künftigen Generationen der Deutschen nichts anderes in Erinnerung bleiben als diese Reflexion deutscher Schuldgeschichte. Dass aber diese große Leistung der deutschen Bevölkerung, sich nicht irritieren zu lassen und die Rettung von Menschenleben zu ermöglichen, gerade neben diese Erinnerung an deutsche Geschichte unweigerlich gehört, hatte der Senat der Freien und Hansestadt Hamburg vergessen.

Es gab bis zum Schluß immer wieder Versuche, den Organisatoren dieser Feier das Leben schwer zu machen. Der Gedenkstein durfte nicht einen Zentimeter größer sein als der Gedenkstein, der an deutsche Schuld erinnert. Als alles schon fertig war, gab es Einreden der Botschaft der Volksrepublik Vietnam.

Daraufhin sollten einige Passagen aus dem Gedenksteintext geändert werden. Die Vietnamesen sollten nicht mehr „vor den KOMMUNISTEN“, sondern einfach nur auf der Flucht vor niemandem gewesen sein. Und man bat sie sogar, sich auf dem Gedenkstein nicht mehr als „Flüchtlinge“, sondern nur noch als „Menschen“ wiederzufinden.

Das wurde dann dem CDU Abgeordneten Arnold Vaatz zu viel Er schrieb dem Ersten Bürgermeister von Hamburg, Ole von Beust: „Ich bitte Sie, diesen dreisten Zensurversuch Ihrer Behörde zurückzunehmen. Ich halte es für unerträglich, wenn in der Stadt Hamburg weltweit bekannt für Freiheitsliebe, Toleranz und Menschenwürde - ein Klima der Katzbuckelei vor menschenverachtenden Ideologien einziehen sollte, in der man Täter und ihre Verbrechen nicht mehr beim Namen nennen darf“.

Die Vietnamesische Botschaft versuchte es noch einmal bei dem Landesminister Dr. Philipp Roesler. Dem wurde bedeutet, dass es besser für eine bevorstehende Reise nach Vietnam wäre, wenn er zu der Enthüllung des Gedenksteins nicht erscheinen würde. Roesler sagte natürlich seine Teilnahme nicht ab.

Die Veranstaltung war ein lebendiger Beweis dafür, was die deutsche Gesellschaft in den vergangenen Jahrzehnten alles gelernt und geleistet hat. Die Aufnahme und die gelungene Integration der Vietnamesen stellt einen schönen Beweis dar für das ganz andere und neue Deutschland. Es hat Menschen bei sich aufgenommen, die jetzt davon sprechen, dass sie auch mit dem Herzen deutsche Bürger geworden sind. Das Absingen der deutschen Nationalhymne war nur der schönste Ausdruck dafür.


<< trở về đầu trang >>
free counters