Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Ngày Quốc Tế Nhân Quyền

Ngày Quốc Tế Nhân Quyền

 

Kim Châm


Mỗi năm đến ngày 10 tháng 12, người dân các xứ văn minh lại nhắc nhau kỷ niệm ngày Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc phê chuẩn bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (TNQTNQ) năm 1948 tại cung điện Chaillot ở Paris, và ngày này hằng năm được gọi là Ngày Nhân Quyền Quốc Tế.

Bản Tuyên ngôn trên là kết tinh của nhiều văn kiện về các quyền con người trước đó tại Anh, Mỹ, Pháp, của phe Đồng Minh trong thế chiến thứ hai, và của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Việc soạn thảo bản tuyên ngôn này chính thức khởi đi sau Thế Chiến thứ hai; sau khi những tội ác đối với nhân loại của Phát Xít Đức được bộc lộ, và cộng đồng thế giới nhận ra rằng hiến chương của Liên Hiệp Quốc (LHQ) vẫn c̣n quá tổng quát, chưa diễn tả hết các quyền đă được đề cập trong đó. Các điểm căn bản trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền luôn nhắc nhở rằng: “được sống với các quyền tự do căn bản là ước mơ đẹp nhất của cả nhân loại.”

Bản Tuyên Ngôn QuốcTế Nhân Quyền gồm 30 điều khoản. Các điều khoản này sau đó được khai triển thêm qua nhiều hiệp ước quốc tế, nhiều cơ chế nhân quyền, cũng như qua luật lệ và hiến chương của nhiều quốc gia. Năm 1966, Đại Hội Đồng LHQ thông qua hai văn bản chi tiết triển khai Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Đó là Quy Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự và Quy Ước Quốc Tế về Quyền Kinh Tế, Xă Hội, Văn Hóa. Đến năm 1976 sau khi đủ túc số các quốc gia thành viên phê chuẩn các quy ước này, th́ Bộ Văn Bản Quốc Tế về Nhân Quyền (International Bill of Human Rights), bao gồm bản TNQTNQ, hai Quy Ước vừa kể và hai phụ bản nữa, trở thành những chuẩn mực của thế giới văn minh, có giá trị như luật quốc tế.

Có thể nói bản TNQTNQ đánh dấu một bước quan trọng trong sự thăng hoa của nhân loại. Khuôn khổ của bài này không tiện ghi lại nguyên văn bản Tuyên Ngôn này, vốn có thể, và phải được dễ dàng t́m đọc tại khắp nơi trên thế giới, nhất là tại các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Tinh thần chung của bản Tuyên Ngôn là nâng cao giá trị của con người trên trái đất này. Nó khẳng định con người có những quyền căn bản, và những quyền đó phải là đương nhiên, chứ không phải do từ một ân huệ của một ai ban phát. Nhân quyền – hay nói cách khác là quyền con người – là chuẩn mực chung của nhân loại, chứ không phải của riêng của bất kỳ dân tộc nào. Đối với các nước có quyền tự do dân chủ cao th́ mặc nhiên nhân quyền được mọi thành phần trong xă hội thừa nhận và tôn trọng, v́ nó xác quyết sự b́nh đẳng chung giữa con người với con người, và thúc đẩy việc con người có thể làm chủ lấy chính ḿnh. Tuy nhiên, ở những nước toàn trị th́ nhân quyền chưa bao giờ được thực hiện đúng với tinh thần mà bản TNQTNQ đă đề ra.

Dựa theo những chuẩn mực từ bản TNQTNQ, thử nh́n lại một số những hành xử và hiện tượng sau: Thái độ gia trưởng của các nhà nước luôn coi dân là con cái, phải đời đời nhớ ơn và tuân phục ḿnh, thái độ coi rẻ người dân, muốn bịt miệng lúc nào th́ bịt, muốn bắt bớ lúc nào th́ bắt, cưỡng bức người khác phải tôn thờ phục vụ ḿnh; trừng phạt người có ư kiến khác ḿnh bằng cách triệt đường sinh sống, làm ăn của họ; tự tạo cho ḿnh đặc quyền để kỳ thị bất công với hạng người khác ḿnh v.v… Những thái độ và hiện tượng trên chỉ có thể được xem là b́nh thường ở những nền văn hóa và xă hội lạc hậu, phong kiến xa xưa. Và khi nhân loại càng văn minh tiến bộ, th́ sự lạc hậu trên sẽ càng trở nên mọi rợ.

Cũng may Việt Nam ta là nước muốn hội nhập vào cộng đồng thế giới để theo kịp văn minh nhân loại, không ngoài lề như Cuba - quốc gia anh em với CHXHCNVN, đă bị tố cáo là nhà nước đă tịch thu và đốt hủy các bản tuyên ngôn QTNQ[1], [2], [3]. Sau khi gia nhập Liên Hiệp Quốc, nhà nước CHXHCNVN đă kư kết vào các Quy Ước Quốc Tế về Nhân Quyền và tuyên hứa tuân thủ những chuẩn mực của văn minh thế giới qua Bộ Văn Bản Quốc Tế về Nhân Quyền. Như thế cũng có nghĩa là bản TNQTNQ là một tài liệu hoàn toàn hợp pháp, theo đúng lề phải, chứ không phải là tài liệu quốc cấm, mà nếu ai lưu trữ hay phổ biến th́ sẽ bị bắt về tội tuyên truyền chống phá chế độ.

V́ thế, nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm nay, để góp phần thúc đẩy cho nước ta mau chóng bắt kịp thế giới văn minh, người Việt ḿnh hăy rủ nhau t́m đọc, phổ biến rộng răi Bộ Văn Bản Quốc Tế về Nhân Quyền.

Chúng ta sẽ cùng nhau học trong đó để thấy rơ hơn và biết cách hành xử các quyền căn bản của ḿnh trong thế giới văn minh, nhất là khi Việt Nam từ vài năm nay là thuyền đang ra biển lớn cùng thế giới, theo như nhà nước tuyên truyền.

Chúng ta nên cùng nhau tổ chức thật nhiều các buổi tọa đàm để hội thảo về các văn bản quốc tế về nhân quyền mà nhà nước đă kư kết.

Chúng ta có thể cứ liên lạc thẳng đến các cơ quan, báo, đài nhà nước để đ̣i họ cung cấp, hướng dẫn, trả lời thắc mắc cho ḿnh về bản TNQTNQ mà không ngại... V́ mới đây, khi nhà nước tuyên truyền khá rầm rộ về việc kư kết các hiệp định cột mốc biên giới với nước Tàu (qua đó ta đă mất khoảng 900 ki-lô-mét vuông đất của cha ông), và coi đây như là một thành quả to lớn, th́ chẳng lẽ nhà nước lại làm khó khi ta hỏi về bản TNQTNQ, và dấu ỉm đi việc nhà nước đă kư kết các văn kiện về nhân quyền nâng cấp cho nước ta theo kịp văn minh thế giới? Chẳng lẽ nước ta lại cũng “đứng bên lề thế giới” như nhà nước Cuba anh em, khi không muốn người dân biết ǵ về bản TNQTNQ? Nếu quả như thế thật th́ nhà nước ḿnh c̣n tệ hơn Cuba v́ đă giả dối hơn, v́ kư kết một đằng mà làm một nẻo?

Ông Elie Wiesel, người đoạt giải Nobel ḥa b́nh năm 1986 đă nói rằng “….. Khi đời sống con người bị đe dọa, phẩm giá con người bị chà đạp, biên giới quốc gia không c̣n quan trọng nữa. Nơi nào con người bị hành hạ v́ lư do tôn giáo, chính trị hay chủng tộc, nơi đó lập tức trở thành trung tâm của tranh đấu. Dù chỉ c̣n một tù nhân lương tâm bị giam giữ, quyền tự do của chính chúng ta cũng bị đe dọa….”

Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, ngày nhắc nhở chúng ta nhớ rằng: muốn xă hội thăng tiến một cách toàn diện và hiệu quả th́ quyền của con người phải được tôn trọng một cách triệt để.

 

Kim Châm
(Việt Nam)


<< trở về đầu trang >>
free counters