Nét Cách Mạng Của Chúa, Gương Thánh Phê Rô Và Mục Tử Của Chúng Ta
Hồng Lĩnh
Nét Cách Mạng Của Thiên Chúa
Chúa Cả Của Vạn Vật
Qùy Gối Rửa Chân Cho Người Dương Thế
Trong bữa ăn tối cuối cùng trước khi chịu tử nạn, Chúa cứu thế đă rửa chân cho các môn đệ (h́nh trên). Thánh Phê-rô đă từ chối không để cho Chúa rửa chân cho Ngài và phản đối: “Thầy mà lại rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu”. Nhưng khi Chúa cứu thế nói lại: “Nếu thầy không rửa chân cho con, con sẽ chẳng được chung phần với Thầy” th́ Thánh Phê Rô lại xin Chúa rửa luôn cả tay lẫn đầu cho Ngài nữa.
Không rơ các vị Thần Học cắt nghiă ra sao h́nh ảnh ấy? Nhưng có lẽ đó là một thông điệp mà Thiên Chúa để lại cho các Mục Tử của Ngài cho tới tận thế: ”Hăy tới với tư cách của một đại tớ”. Cũng giống như thông điệp của Hồng Y Etchegaray để lại cho Tổng Gíao phận Hà Nội: “Cây gậy Mục Tử nầy là của TGM, tôi không mang về lại Vatican”. Và một vài Mục Tử của TGP Hà Nội đă làm ǵ trong thời gian thử thách qua? Đề nét cách mạng của đứng cứu thế sống măi trong ḷng Mục Tử!
Mục Tử Cột Trụ Phê Rô Của Chúa Cứu Thế
Con Người Của Mục Tử Phê Rô
Thánh Tông Đồ Phêrô (theo tiếng Hy Lạp: Πέτρος , Pétros “Đá”, Kephas hoặc thỉnh thoảng là Cephas) là tông đồ trưởng trong số mười hai thánh tông đồ của Chúa Giêsu ngôi hai cứu thế. Ngài được Chúa trao cho quyền cai quản Hội Thánh của Ngài.
Ngài là giám mục của thành La Mă (Rome) và cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo hoàn vũ. Ngài trở thành Giám mục La Mă vào năm 42 và ở ngôi vị ấy trong ṿng 25 năm. Nhưng niên giám Ṭa Thánh Vatican của năm 2003 xác định rằng, thời gian bắt đầu triều đại của Ngài không rơ và kéo dài tới năm 64.
Ngài sinh tại thị trấn nhỏ Bethsaida thuộc miền Galilê, trên bờ biển Tiberia Palestine. Ông đă có một người mẹ vợ chính thức được đề cập đến trong Kinh thánh và được Chúa Giêsu cứu thế chữa lành một cách kỳ diệu.
Theo Clement của Alexandria, Thánh Phêrô cũng đi vào yêu đương và không biết có thề thốt trọn nghiă trăm năm không? Nhưng đă lập gia đ́nh trước khi theo Chúa. Mục Tử Phê Rô có những đứa con. Vợ của Ngài đă chịu đau khổ và chịu tử v́ đạo. Khi thánh Phêrô nh́n thấy vợ của Ngài bị dẫn đi tử h́nh, Ngài nói với vị hôn thê: “Hăy nhớ tới Thiên Chúa”. Theo các sách Phúc âm. Ngài thuộc vào số những người đầu tiên được Chúa Giêsu gọi làm môn đệ
Khi đến vùng kế cận thành Caesarea Philippi (Xê-da-rê Phi-líp-phê), Ngài là người đă tuyên xưng Chúa Giê-su là Con Thiên chúa. Và cũng chính tại đây, Ngài đă được Chúa Giê-su cứu thế đặt làm người đứng đầu tuyên bố tính thiên sai của Đức Kitô và làm nền móng cho Giáo hội. Hỡi những Wielgus Việt Nam các linh mục quốc doanh hăy nghe câu nầy của Chúa:
“C̣n Thầy, Thầy bảo cho con biết: Con là Phê-rô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho con ch́a khóa Nước Trời: dưới đất, con cầm buộc điều ǵ, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất con tháo cởi điều ǵ, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
Thanh Gươm Và Thỏ Đế Của Thánh Phê Rô
Khi Chúa cứu thế bị kẻ dữ bắt, một trong những kẻ theo Ngài vung thanh gươm đeo bên mỉnh và chém đứt tai phải một tên đầy tớ của thượng tế. Phúc âm Gioan cho biết người tuốt gươm là Thánh Phê-rô, c̣n tên đầy tớ bị chém đứt tai tên là Man-Khô. Nhưng Chúa cứu thế đă chữa liền tai cho tên đầy tớ ấy. Đó là thanh gươm của Thánh Phê Rô.
Tuy đă được Chúa tiên báo: “Thầy bảo thật con hay, nội đêm nay, khi gà chưa kịp gáy, th́ con sẽ chối Thầy ba lần”. Thật thế, trong cuộc tử nạn của Chúa Giêsu cứu thế, mặc dù Thánh Phê Rô đă cam kết sẽ sống chết với Chúa cho dù các đồng bạn tháo chạy. Nhưng sau khi Chúa bị bắt, Thánh Phê Rô trở thành Phê Rô thỏ đế hay tảng đá gà ướt và đă chối Chúa ba lần. Nhưng chỉ thỏ đế hay gà ướt một chốc lát ngắn ngủi và chấm dứt sau khi nghe gà gáy chuyển canh.
Nhành Thanh Tuế Tử Đạo Của Thánh Phê Rô
Tháng 8 năm 64, cuộc bách hại của Nero bắt đầu.Theo một truyền tụng, Thánh Phê-rô quyết định đi khỏi Rôma t́m nơi trú ẩn. Nhưng trên con đường Appia, gần cửa Capena, Ngài đă gặp Chúa Giêsu vác thập giá trên vai. Và Thánh Phêrô hỏi:
"Lạy Chúa, Chúa đi đâu?" (Quo vadis, Domino?).
Chúa Giê-su đáp:
"Thầy vào thành Roma để chịu đóng đinh một lần nữa".
Mực Tử Phêrô hiểu ra ẩn ư của Chúa. Ngài trở vào thành La Mă và chịu tử đạo đóng đinh ngược đầu vào thập gía. Sau này, người ta đă xây ngay chỗ Chúa hiện ra với Thánh Phê-rô một thánh đường, mang danh hiệu Domino Quo Vadis. Theo lưu truyền, Thánh Phê-rô bị bắt và bị tống giam. Tại nhà ngục, Ngài đă cảm hóa được hai người lính canh ngục tên là Processus và Martinianus. Cả hai được rửa tội và tử đạo. Cuối cùng v́ không có quốc tịch Rô-ma, Ngài bị kết án tử h́nh trên thập tự. Bị dẫn tới hư trường Caligula trên đồi Vatican, trông thấy thập giá, Phê-rô cảm thấy ḿnh không xứng đáng được chết như thầy ḿnh, đă yêu cầu được đóng đinh ngược đầu.
Sau khi chết, thi hài của ông được chôn táng trong một nghĩa trang gần nơi xử, tức chỗ xây cất đền thánh Phê-rô ngày nay trên đồi Vatican.
Nh́n Lại Tổng Giáo Phận Hà Nội Ngày Nay
Sau những ngày GHCGVN buộc phải theo hành tŕnh của một Giáo hội thầm lặng, nay đến lúc GHCGVN phải tiên phong đứng lên để rao truyền công lư và ḥa b́nh cũng như tư hữu. Chính vi thế, vào cuối năm 2007 và suốt năm 2008, Tổng Gíao Phận Hà Nội đă có một hành tŕnh, dưới một h́nh thức nào đó, tương tự giống con đường của Mục Tử Phê Rô.
Nhưng thay cho thanh gươm bảo vệ Chúa cứu thế và thỏ đế cũng như nhành thanh tuế tử đạo của Thánh Phê Rô, tại Hà Nội, TGM Ngô Quang Kiệt, các Cha Ḍng Chúa Cứu Thế Thái Hà và Giáo Dân đă xô đổ cái bức tường củ kỷ và có thể gây tai nạn cho những kẻ t́m tới ảnh tượng ảnh Mẹ, cùng nhau chịu nhiều nhục nhă do thể chế côn đồ tạo ra và sau đó là cả một rừng Thanh Tuế. Nhưng con đường khổ nạn vẫn c̣n dài và Đồng Chiêm nay là cao điểm và Chúa phải thêm một lần chụi nạn:
"Lạy Chúa, Chúa đi đâu?" (Quo vadis, Domino?).
Có lẽ Chúa Giê-su đă đáp:
"Thầy vào Đồng Chiêm để chịu đóng đinh một lần nữa".
Những Mục Tử VN Sống
Trong Tinh Thần Cách Mạng Của Chúa
Và Gương Thánh Phê Rô
Hiệp Thông Với Đồng Chiêm Của Các Giám Mục
Thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội Và Giám Mục Kontum
Noi gương Chúa Vác Thánh Giá Về La Mă qua trao đổi giữa Thánh Phê Rô và Chùa: “Quo Vadis, Domino?” và gương tử đạo của Thánh Phê Rô, phải ở bên cạnh đàn chiên trong cơn bắt đạo của Néron, các Giám Mục thuột Tổng Giáo phận Hà Nội cũng như Giám Mục Kontum đă nhanh nhẹn chia sẽ đau khổ của Dân chúa Đồng Chiêm.
Đức Tổng Trở Lại Với Những Người Nghèo Khổ
Xứ Mường Trong Đêm Giáng Sinh
Sau khi Nguyễn Tấn Dũng tới La Mă, TKS, Thái Hà, Tam Tóa cũng như Bát Nhă đi vào thảm thương. Rồi vào cuối năm 2009, Triết ṃ qua Lă Lă. Một điềm báo không an lành. Tiếp theo cái màn các phái đoàn Juda tân thời CSVN tới chúc giáng sinh cũng như thông cáo của UBND quận III Sài G̣n áp đặt các Cha Ḍng Chúa Cứu Thế Sài G̣n và đe dọa xử lư Cha Lê Quang Uy, điềm báo một cảnh hăi hung do CSVN gây ra lại càng thối thúc. V́ CSVN sẽ đi vào chiến dịch đàn áp ghê gớm không xa. Có phải đă linh cảm như thế không? Nên ĐT đă chọn con đường hành động và Anh J.B Nguyễn Hữu Vinh loan báo: ”Chúng tôi được theo chân Đức Tổng Giám lên rừng mừng lễ giáng sinh”.
Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt dâng Thánh lễ tại Mường Cắt đêm Noel 2009
Đức TGM Tới Thăm Các Nạn Nhân Đồng Chiêm
Tác gỉa Trần Ngọc Huấn (Vietcatholic) ghi chép: “Chiều ngày 8 tháng 1 năm 2010, Đức Tổng Giám mục Giuse đă đến nơi điều trị để thăm và động viên hai giáo dân bị đánh trọng thương trong vụ việc vừa qua tại giáo xứ Đồng Chiêm. CSVN tiế n đánh vào Núi Thờ trong đêm khuya cũng như tạo hai phục kích, một vụ xung quanh Đồng Chiêm, tại đây con người đă theo ĐT lên rừng xứ Mường vào dịp giáng sinh bị chúng đánh trọng thương, vụ phục kích thứ hai xảy ra ngay tại Hà Nội hầu hăm hại những ngọn đuốc tiên phong.
Hai giáo dân đang được điều trị là bà Đinh Thị Song và bà Bạch Thị Pḥng – cả hai đă bị đánh trọng thương bởi các nhân viên an ninh của thể chế Hà nội trong vụ việc đập phá Thánh Giá tại giáo xứ Đồng Chiêm vào rạng sáng ngày 6 tháng 1 vừa qua. Khi Đức Tổng đến thăm, bà Song vẫn c̣n trong t́nh trạng sức khỏe rất yếu, bà vẫn chưa qua cơn choáng váng v́ bị đánh đập quá dă man. Hiện tại, hai nạn nhân này vẫn chỉ dùng được một chút cháo loăng, riêng bà Song v́ bị đánh quá nặng ở đầu nên vẫn c̣n mê sảng, tâm lư hoảng loạn.
Đức Tổng Giuse đă bày tỏ sự đau ḷng trước sự việc xảy ra, nhất là việc các giáo dân bị các nhân viên an ninh của nhà cầm quyền đánh trọng thương. Ngài ân cần hỏi thăm sức khỏe từng người cũng như những diễn biến điều trị cho họ. Ngài cũng động viên họ cố gắng vượt qua những đau đớn và khốn khó để được thông phần vào chính sự đau khổ của Chúa và trở nên những nhân chứng can trường bảo vệ Đức Tin và Công Lư”.
Đức Tổng Giám mục Giuse thăm viếng và chúc tết các cha đau yếu
Tác gỉa Trần Ngọc Huấn viết tiếp:”Trước thềm năm mới Canh Dần, sáng ngày hôm nay, 9 tháng 2 năm 2010 (tức 26 tháng Chạp – Âm lịch), Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đă đến thăm và chúc tết các cha bị bệnh đang hưu dưỡng trong tổng giáo phận.
Cùng đi với Đức Tổng có cha Thomas Nguyễn Xuân Thủy, tổng quản lư giáo phận, cha Giuse Vũ Quang Học, phó chánh văn pḥng Ṭa Tổng Giám mục và quư Cha. Đức Tổng Giuse đă đến thăm, chúc mừng năm mới và tặng quà tết cho hai cha Phaolô Phạm Thừa Huấn và Gioan Nguyễn Viết Trung. Hai cha sức khỏe đau yếu đă được bề trên chấp thuận cho nghỉ các công việc mục vụ để về an dương tại quê hương. Chuyến viếng thăm này của Đức Tổng đă trở nên sự an ủi và nguồn động viên khích lệ để các cha an tâm dưỡng bệnh và là niềm vui cho gia đ́nh các cha.
Đức Tổng Giuse đă bày tỏ niềm cảm thông chia sẻ với các cha trong lúc đau yếu. Ngài cảm phục sự hy sinh phục vụ quên ḿnh của các cha cho sự phát triển của tổng giáo phận. Giờ đây, trong cảnh đau yếu bệnh tật, không thể trực tiếp làm mục vụ nhưng các cha dùng chính những sự đau yếu và những chứng bệnh ngặt nghèo của ḿnh để trở nên hy lễ đẹp ḷng Chúa và tha thiết cầu nguyện nhiều hơn nữa cho tổng giáo phận.
Cũng nên nhắc lại, ngày 7 tháng 2 vừa qua, đông đảo linh mục và giáo dân trong tổng giáo phận đă quy tụ về Nhà Chung và Nhà thờ Chính Ṭa để cùng nh́n lại một năm đă qua với bao hồng ân Thiên Chúa để tri ân cảm tạ và đề ra những đường hướng cho năm mới. Đó cũng là ngày gia đ́nh giáo phận quy tụ bên nhau để chúc mừng năm mới các vị Bề Trên giáo phận là Đức Tổng Giám mục Giuse, Đức Cha Lôrensô.
Chuyến viếng thăm của Đức Tổng Giuse tới các cha đau yếu hôm nay thể hiện t́nh yêu thương rộng mở và sự quan tâm của ngài tới mọi thành phần dân Chúa trong tổng giáo phận, nhất là các linh mục, không chỉ đối với những ai mạnh khỏe hăng hái trong mục vụ mà cả những vị đang đau yếu”.
Đức Tổng thăm và chúc tết gia đ́nh các ông bà cố.
Cùng tác gỉa: “Chiều ngày mùng 1 Tết Canh Dần, khi mọi người c̣n đang sum họp trong mái ấm gia đ́nh, Đức Tổng Giám mục Giuse đă đến thăm và chúc tết các ông bà cố của các linh mục trong nội thành Hà Nội. Đă thành thông lệ, từ mấy năm nay, vào chiều ngày mùng 1 và sáng mùng 2 Tết, gia đ́nh ông bà cố của các cha được vui mừng chào đón Đức Tổng đến chào thăm và chúc lành nhân dịp đầu năm mới.
Sau những giây phút gặp gỡ, chào thăm thân mật, mọi người trong gia đ́nh cùng hiệp ư với Đức Tổng cầu nguyện cho năm mới b́nh an và đón nhận phép lành.
Những cuộc thăm viếng nay tuy thật ngắn ngủi nhưng có nhiều ư nghĩa, thể hiện t́nh cảm gia đ́nh thiêng liêng tốt đẹp và sự quan tâm của Đức Tổng tới mọi thành phần dân Chúa”.
Giám Mục Bắc Ninh Cosma Hoàng Văn Đạt
Mang Tết Đến Khắp Giáo Xứ Trong Giáo Phận
VietCatholic News (20 Feb 2010 16:30)
Tóm lược lời ghi của Tác gỉa Nguyễn Xuân Trường: ”Tết năm nay tại giáo phận Bắc Ninh thật khác. Trong ba ngày tết, tín hữu không đến chúc tết đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt theo truyển thống, ngược lại, đức cha lại đi khắp giáo phận dâng lễ và chúc tết cho mọi thành phần dân Chúa. Thật là một sự đảo ngược theo cấp bậc tôn ti trật tự, nhưng đó lại chính là nét cách mạng chảy xuôi của t́nh thương mà đứng cứu thế đă bày tỏ qua động tác rửa chân cho các Tông Đồ. Trong ba ngày tết đức cha đă đi dâng lễ và chúc tết từ giáo xứ nhà thờ chính ṭa cho tới các giáo xứ miền núi thuộc giáo hạt Tây Bắc như Vĩnh Yên, Đồng Chương, Yên lăng, Thái Nguyên, Ngọc Lâm, rồi lại đi ngang sang các giáo xứ thuộc vùng đông bắc như Bắc Giang, Thanh Dă, Nguyệt Đức. Chưa hết, những ngày liền trước tết, đức cha đă đi các giáo xứ: Xuân Ḥa, Cẩm Giang, và những ngày sau tết đức cha tiếp tục tới các giáo xứ Bâm, Tân An, Mỹ Lộc, Hữu Bằng.
Khắp các giáo xứ ai cũng trào dâng niềm cảm kích, cảm phục và cảm ơn đức cha. Cộng đoàn dân Chúa nơi đâu cũng hân hoan chào đón vị cha chung kính yêu của giáo phận về ăn tết với ḿnh.
Một Tuyến Ngược Chiều
Đối Với Tuyến Kia Trong GHCGVN
Bất Đồng Hay Chia Rẽ?
Trong các biến cố: Tù đày của linh mục Nguyễn Văn Lư, TKS, Thái Hà, Tam Ṭa, phải được xem là những ánh chớp, qua sự im lặng của HĐGMVN trước các đau khổ của các linh mục bị CSVN đánh đập cũng như Giáo dân bị hành hạ, đă cho tín hiệu báo tin một bất đồng trầm trọng trong hàng ngũ của các Giám Mục Việt Nam đă xảy ra.
Nhưng sự bất đống ấy không lỗ liệu cũng như có tính cách bất chấp công luận quốc nội hay hải ngoại (ngày toàn quốc Ba Lan cầu nguyện cho GHCGVN đang bị bách hại) như trong biến cố Đồng Chiềm và Cồn Dầu vừa xảy ra. Trong hai biến cố ấy, hai vị HY Mẫn và Giám Mục Nhơn, Chủ Tịch HĐGMVN, chiếm thượng đài của GHCGVN, không những tuyệt đối giữ im lặng về hiệp thong phải có theo tinh thần đức tin và bác ái, lại c̣n ra thông cáo hay qua phỏng vấn, trong lúc biểu tượng Thánh Gía tan nát và máu chảy tại Đống Chiêm, với các đề tài: “Lên Tiếng Hay Không Lên Tiếng”, “Đối Thoại Và Hợp Tác”, “Đồng Hành Và Hy Vọng”, “Đừng Làm Phiền Hàng Giáo Phẩm” của Giám mục Đà Nẵng vừa rồi. Những phát biểu ấy là chiến luợc hay chiến thuật và phương pháp áp dụng ra sao? Không thấy ǵ cả! Thật tang thương. Những cụm từ không có khả năng biện minh hay biện hộ trước một hoàn cảnh mà Chúa cũng như Thánh Phê Rô đă có thái độ rơ ràng:
"Lạy Chúa, Chúa đi đâu?" (Quo vadis, Domino?).
Có lẽ Chúa Giê-su đă đáp:
"Thầy vào Đồng Chiêm để chịu đóng đinh một lần nữa".
Chúa không đặt những vấn đề:
“ Lên Tiếng Hay Không Lên Tiếng” , “Đối Thoại Và Hợp Tác”, “Đồng Hành Và Hy Vọng”, “Đừng Làm Phiền Hàng Giáo Phẩm” vơi Néron trong lúc ấy.
Lư Do Nào Đây?
Mỗi hành động luôn đi từ một lư do. Hai tuyến ngược chiếu kia không thể xem là một bất đồng. Trái lại là một chia rẽ. V́ lư do nào đây? Nhưng lư do phải đặt trên một căn bản nào đó.
Xét về gương của Chúa cũng như gương của Thánh Phê Rô vào thời điểm bắt đạo của Neron. Chúa cũng như Thánh Phê Rô đặt nặng vấn đề chia sẽ đau thương và cùng sống với Dân Chúa. Về điểm nầy, hai Ngài ấy làm trái ngược. Hai Ngài bảo đứa nào lo phận nấy.
Xét về lợi hại cho GHCGVN, phương huớng mà các Ngài Nêu ra không thể thực tiển hóa được trước CSVN. Xem gương kư kết đầu hàng của Âu-Châu trước Hitler vào năm 1939 tại Munich. Đầu hàng trong nhục nhă đề tránh chiến tranh. Nhưng rồi vừa có nhục nhă và có chiến tranh. Đới với CSVN, các Ngài sẽ đối thoại ra sao? Hợp tác thế nào? Đồng hành là đi theo hay đi ra sao? Hy vọng trên căn bản nào? Những câu hỏi sẽ không bao giờ có trả lời. V́ các Ngài chỉ chủ trương soi sáng qua thông cáo và phỏng vấn và không có hành động thực tiển trước t́nh thế cũng như im lặng sau đó. Một trực diện và một đối thoại với Dân Chúa, các Ngài chặt hết nhịp cầu hiệp thông. Tất cả đă trờ thành quái gỡ và hoang tưởng với nhịp cầu găy vở giữa các Ngài với các Giàm mục khác đă hiệp thông, với các linh mục bị đánh trọng thương, với Dân Chúa trong đau khổ, trước biểu tượng nhiệm mầu Thánh Giá găy vờ. Sự im lặng của các Giám mục khác không nên hiẻu là các Giám mục ấy không có ư kiến về lư thuyết cũng như hành động của hai Ngài. Nhưng một lư do cần nêu ra: không muốn giặt đồ dơ giữa chợ để CSVN nó cười. Về vấn đề nầy, hai Ngài không những đă giặt đồ dơ giữa chợ mà c̣n chống báng gương của Chúa cũng như của Thánh Phê Rô trong hoàn cảnh Dân Chúa bị bách hại.
Lời Kết
T́nh huống Đồng Chiêm có tính cách khần cấp. Nên một thái độ thẳng thắn cũng như hành động cấp bách cần phải có.
Liên quan tới thái độ, sự chọn lựa giữa áp bức và bị áp bức phải được xem là tự động và tất nhiên căn cứ trên nhân bản và t́nh người.
Về hành động, truớc sự bắt đạo của Neron, Thánh Phê Rô đă hành động ra sao và cuộc đối thoại giữa Chúa và Thánh Phê Rô là tấm gương sang chói. Chúa vác Thánh Gía về La Mă và Thánh Phê Rô về bên cạnh Giáo dân để an ủi và chia sẽ cái chết chung. Nay Đồng Chiêm có đủ các yếu tố không khác cảnh bắt bớ của Neron. Tại sao không theo cách hành động của Thánh Phê Rô và h́nh ảnh Chúa vác Thánh Gía về Là Mă? Tại La Mă, Chúa cũng như Thánh Phê Rô chỉ đặt nặng vấn đề an ủi cũng như chia sẽ và không xem cách hành xử nào khác nữa.
Đă đàng rằng, trước một vấn đề cần phải giải qưyết xong trước đă phần lư thuyết của bài toán. Nếu trên lư thuyết không có đáp số, vấn đề xem như không thể giải quyết được trên phương diện thực hành. Hơn nữa một lư thuyết không thể xây dựng lấy ước mơ làm hy vọng hay lấy uớc mơ làm sự thật. Một hy vọng luôn phải có những điềm báo khả thi. Khi không có căn bản ấy. Hy vọng chỉ là hảo huyền. Giống như hy vọng vào CSVN vậy!
Xét lư thuyết sau đây của hai Ngài HY Mẫn và Giám mục Nhơn đang chiếm kỳ đài HĐGMVN: “Đối Thoại Và Hợp Tác, Đồng Hành Và Hy Vọng”. Neron không đối thoại với Gián dân hồi ấy và nay CSVN nhất quyết không đối thoại với ai cả. Trên phương diện lư thuyết là cà một bế tắc. Nên đó chỉ là lời nói cho qua để che dấu thiếu ư chí hành động và mục tiêu không rơ. Nếu không phải là để che dấu bất hành động. V́ đă bị mua chưộc hay hèn nhát, khác sự can đảm của Thánh Phê Rô đồng cảnh ngộ. Khi một Mục Tử dùng các màn khói sáo ngữ lư thuyết vu vơ để che dấu sự hèn hạ, thời phải nói thẳng với Mục Tử: “Đồ Khốn Nạn!”.
Bí Chú:
Tác gỉa xin có lời vinh danh hai diễn đàn Công Giáo đă đảm nhiệm thông tin và báo động nhanh chóng: nuvuongcongly va Vietcatholic.
Xin cám ơn hai tác gỉa đă cho tin vế các Mục Tử của TGP Hà Nội đă cư xử ra sao với Dân Chúa trong thời gian qua.